I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG CHÂM KHÁNG CHIẾN “TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN”: Hoàn cảnh lịch sử: Tháng 11 – 1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả Thành phố Hải Phòng và Thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Các cuộc đàm phán đều thất bại trước dã tâm của Thực dân Pháp. Ngày 19 – 12 – 1946 , Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội để cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô. Ngay sau đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại Làng Vạn Phúc(Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định đường lối đối phó. Hội nghị nhận định rằng hành động của Pháp chứng tỏ chúng muốn cướp nước ta một lần nữa. “Không sớm thì muộn Pháp cũng sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp” Lúc 20 giờ ngày 19 – 12 – 1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20 – 12 – 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ
NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bài tiểu luận:
Phân tích phương châm kháng chiến
“toàn dân, toàn diện” của Đảng trong đường lối kháng chiến chống Pháp
trong giai đoạn 1946 – 1950
GVHD: Trần Khánh Dư
SVTH: Nhóm 3B
1 Nguyễn Thu Hiền – 564123
2 Nguyễn Xuân Hiển – 564124
3 Ngô Thị Hiền – 560288
4 Ngô Sĩ Hiên – 554585
5 Lê Thị Hằng - 551306
Trang 2NỘI DUNG TRÌNH
BÀY
kháng chiến “toàn dân,
toàn diện”
nhân thắng lợi
Trang 3NGÔI NHÀ TẠI LÀNG VẠN PHÚC (HÀ ĐÔNG) NƠI HỒ CHỦ TỊCH VIẾT LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
I KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG CHÂM KHÁNG
CHIẾN “TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN”:
1 Hoàn cảnh lịch sử:
• Tháng 11 – 1946, quân Pháp mở cuộc tấn
công chiếm đóng cả Thành phố Hải
Phòng và Thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà
Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn
sát đồng bào ta ở Hà Nội Các cuộc đàm
phán đều thất bại trước dã tâm của Thực
dân Pháp.
• Ngày 19 – 12 – 1946 , Pháp gửi tối hậu
thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội để
cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ
đô.
• Ngay sau đó, Ban thường vụ Trung ương
Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại Làng
Vạn Phúc(Hà Đông) dưới sự chủ trì của
Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định
đường lối đối phó.
Trang 4• Hội nghị nhận định rằng hành động của Pháp
chứng tỏ chúng muốn
cướp nước ta một lần nữa
“Không sớm thì muộn
Pháp cũng sẽ đánh mình
và mình nhất định phải
đánh Pháp”
• Lúc 20 giờ ngày 19 – 12 – 1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng
• Rạng sáng ngày 20 – 12 – 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh
được phát đi trên Đài
Tiếng nói Việt Nam.
Trang 5LOA PHÁT THANH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DCCH KÊU GỌI NHÂN DÂN THỦ ĐÔ BÌNH TĨNH TRƯỚC
NHỮNG KHIÊU KHÍCH CỦA QUÂN GIẶC TRƯỚC THỜI ĐIỂM HỒ CHỦ TỊCH RA LỜI KÊU GỌI
TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Trang 6BẢN KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA HỒ CHỦ TỊCH NAY ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG
LỊCH SỬ
2 Quá trình hình thành và nội dung phương
châm:
2.1 Quá trình hình thành:
• Đường lối kháng chiến của Đảng được hình
thành từng bước qua thực tiễn đối phó với
âm mưu, thủ đoạn xâm lược của Pháp.
• Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám
thành công, Đảng đã nhận định kẻ thù
chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là
thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung
mũi nhọn vào chúng.
• 19.10.1946: Thường vụ Trung ương Đảng
mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ
nhất, đề ra những chủ trương, biện pháp cụ
thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân
cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến mới.
• 5.11.1946: Hồ Chí Minh đã nêu lên những
việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước
vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng
tin vào thắng lợi cuối cùng.
Trang 72.2 Nội dung phương châm “toàn dân, toàn diện”:
• Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà
không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì
người già, người trẻ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”, thực hiện mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài
• Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt:
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
Trong đó:
• + Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân, đoàn kết với Miên, Lào và các dân tốc ưa chuộng tự do hòa bình
• + Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch
giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện chiến
tranh du kích tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, triệt để dùng du kích, kháng chiến lâu dài, Vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đào tạo thêm cán bộ
Trang 8 + Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh
tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
+ Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân, phong
kiến, xây dựng nền văn hóa đân chủ mới theo 3 nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù,
biểu dương thực lực Nhân dân ta liên hiệp với
dân tộc Pháp,chống phản động Pháp, sẵn sàng
đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
Trang 93 Kết quả của việc thực hiện phương châm:
tăng cường sự lãnh đạo đổi với cuộc kháng
chiến Bộ máy chính quyền năm cấp được củng
cố Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới Chính sách ruộng đất được
triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu
người cày có ruộng
lực đã có sáu đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công binh, pháo binh Nhiều chiến dịch thắng lợi, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải
phóng được nhiều vùng đất đai và dân cư…
Đặc biệt, chiến thắng Điện Biên Phủ ngày
7.5.1954 đi vào lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu
sự thắng lợi của nhân dân dân tộc bị áp bức,
sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân
Trang 10Về ngoại giao:
8.5.1954: Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc ở Giơnevơ (Thụy Sỹ)
20.7.1954: các văn bản của Hiệp nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh Lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi
Trang 11II PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THẮNG
LỢI:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là kết
quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là:
1 Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối
kháng chiến đúng đắn đã huy động sức
mạnh toàn dân đánh giặc Có sự đoàn kết
chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc
2 Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí
là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên
chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của
địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc
Trang 123 Có chính quyền dân chủ nhân
dân, của dân, do dân và vì dân
được giữ vững, củng cố và lớn
mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
4 Có sự liên minh chiến đấu keo
sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô, các
nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
Trang 13III Ý NGHĨA LỊCH SỬ:
Với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng ngày càng to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ
vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch
sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"
Trang 14IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trải qua quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta đã tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo cách mạng và
chiến tranh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc:
1 Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
2 Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, trong đó chủ yếu là nhiệm
vụ chống đế quốc.
3 Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
4 Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo.
5 Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
Trang 15XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN
TÂM THEO DÕI.
RẤT MONG SỰ GÓP Ý VÀ GIÚP ĐỠ CỦA THẤY VÀ CÁC BẠN!