1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tăng trưởng KT và xoá đói giảm nghèo

40 790 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 175 KB

Nội dung

Tăng trưởng KT và xoá đói giảm nghèo

Trang 1

Lời Mở Đầu

Thực hiện công cuộc đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong cảicách và phát triển kinh tế xã hội, như bình quân thu nhập đầu người tăng lên,

cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại hóa, xây dựng nền văn hóa đậm đà bảnsắc dân tộc… Việc chuyển hướng từ nền kinh tế theo cơ chế quan niêu baocấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước tạo

ra những bước phát triển, những cơ hội mới để Việt Nam nhanh chóng hộinhập khu vực và thế giới, trở thành một nước công nghiệp phát triển

Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng còn có cácmặt hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội không đồng đều tớicác vùng, các nhóm dân cư Vì vậy một bộ phận dân cư do các nguyên nhânkhác nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sốngsản xuất và trở thành người nghèo Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắnliền với tiến bộ xã hội và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cựu đến ổnđịnh chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường, Đảng và nhà nước ta coi xóa đóigiảm nghèo là một chủ chương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về xóa đóigiảm nghèo thường nhấn mạnh về một hay một số khía cạnh nào đó, như sựcần thiết, cơ sở lý luận, các thành tựu, giải pháp….Trong đề án môn học củamình, em xin được đề cập đến khía cạnh mối quan hệ của tăng trưởng kinh tếđến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Trang 2

Chương I

Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

I- Tăng trưởng và phát triển kinh tế

1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển

1.1 Tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia

tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định Đó làkết quả của tất cả các hoạt động sản xuất dịch vụ của nền kinh tế tạo ra Dovậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta sử dụng mức tăng thêm củatổng sản lượng của nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người)của thời kì sau so với thời kì trước Như vậy tăng trưởng kinh tế được xem xéttrên hai mặt biểu hiện: đó là tăng tuyệt đối hay mức tăng phần trăm(%) hàngnăm, hoặc bình quân trong một giai đoạn

Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giaiđoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng Đó là sự tăng thêmsản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc

sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng

Trang 3

trong phát triển kinh tế không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch, mà lá việcxóa bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ trung bình…

2 Sự lựa chọn con đường phát triển của Việt Nam

Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Đảng và chính phủ Việt Nam đã thểhiện sự lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện Đi đổi với mục tiêu tăngtrưởng nhanh, chúng ta đã đưa ra mục tiêu giải quyết vấn đề công bằng xã hội

và bảo vệ môi trường ngay từ đầu và trong toàn bộ tiến trình phát triển

Tất cả đều nhằm mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém pháttriển, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho nhân dân Từng bướcxây dựng đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, trên conđường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

II Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo

1 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế

Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cụcThống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảosát mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998).Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thựcphẩm Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung(bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầuhết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quankhác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, làchuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày Những người có mức chi tiêu dướimức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực,thực phẩm

Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng philương thực, thực phẩm Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lươngthực, thực phẩm ta có đường đói nghèo chung

Trang 4

Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệuđồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%);năm 1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thựcthực phẩm là 39%) Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chungnăm 1993 là 58% và 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tươngứng là 25% và 15%

2 Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo

Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống

đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại BăngCốc, Thái Lan tháng 9/1993: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư khôngđược hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhucầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội

và phong tục tập quán của địa phương

3 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia

Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính2001-2005 và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách

hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên đểhưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóađói giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác

Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăngtrưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đã công bố mức chuẩn nghèo mới

để áp dụng cho thời kỳ 2001-2005, theo đó chuẩn nghèo của Chương trìnhxóa đói giảm nghèo quốc gia mới được xác định ở mức độ khác nhau tuỳ theotừng vùng, cụ thể bình quân thu nhập là: 80 nghìn đồng/người/tháng ở cácvùng hải đảo và vùng núi nông thôn;100 nghìn đồng/người/tháng ở các vùngđồng bằng nông thôn; 150 nghìn đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị

Trang 5

Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn thống nhất để đánh giá tỷ

lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí Quốc tế để so sánh

III - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

1 Các phương thức phân phối

Tăng trưởng tạo ra của cải vật chất cho xã hội Và thông qua các phươngthức phân phối, kết quả của sự tăng trưởng sẽ đến được với người dân

1.1 Phân phối thu nhập theo chức năng

Phân phối thu nhập theo chức năng có liên quan đến sự phân chia thunhập theo các yếu tố sản xuất khác nhau như lao động (theo trình độ), đất đai(tài sản), máy móc thiết bị (vốn)…

Những khoản thu nhập từ các yếu tố sản xuất được hình thành từ kết quảcủa hoạt động kinh tế Yếu tố tác động đến các khoản thu nhập theo chứcnăng là giá các yếu tố sản xuất ( tiền lương, địa tô, lãi xuất ) Nhưng trongthực tế giá của các yếu tố sản xuất có thể cao hơn (thấp hơn) do cung, cầuquyết định, chính điều đó đã làm thu nhập rơi vào tay những người sở hữunhiều các yếu tố sản xuất tạo ra khoảng cách giữa những người có ít và cónhiều

Như vậy phấn phối theo chức năng được xác định chủ yếu dựa vàoquyền sở hữu các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong sản xuất.Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mức độ phúc lợi (thu nhập) khác nhaugiữa các nhóm dân cư

1.2 Phân phối lại thu nhập

Nếu như tăng trưởng kinh tế nhằm mục tiêu không ngừng cải thiện đờisống nhân dân thì đòi hỏi phải có tác động nhằm giảm bớt khoảng cách thunhập giữa các nhóm dân cư do phân phối theo chức năng tạo ra Phân phối lạithu nhập chính là hình thức để khắc phục

Trang 6

Phương thức phân phối lại thu nhập thường được thực hiện qua đánhthuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu công của Chính phủ nhằmgiảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu nhập của ngườinghèo Nhưng đây không phải hình thức cơ bản nâng cao thu nhập của đai bộphận dân cư

2.Giới thiệu đường Lorenz và hệ số Gini

Đường Lozen cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phầntrăm của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận đượctrong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn là một năm

Khoảng cách giữa đường chéo và đường Lozen là một dấu hiệu cho biếtmức độ bất bình đẳng Đường Lozen càng xa đường chéo thì mức độ bất bình

Trang 7

đẳng càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập của người nghèonhận được giảm đi.

2.2 Hệ số GINI

Đường Lozen sử dụng mức độ đo lường mức độ bình đằng được biểu thịbằng hình vẽ Hạn chế của đường Lozen là không lượng hóa được mức độ bấtbình đẳng và trong trường hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đườngLozen tương ứng với 2 phân phối đo cắt nhau thì không thể xếp hạng sự bấtbình đẳng được Vì vậy phải biểu thị thước đo bằng con số

Hệ số GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứuthực nghiệm Dựa vào đường Lozen có thể tính toán hệ số GINI Hệ số GINIchính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường cong Lozen và đườngchéo 450 với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 450

Hệ số GINI(G) = Diện tích (A)/ Diện tích (A+B)

Về lý thuyết hệ số GINI có thể nhận được giá trị từ 0 đến 1 Song thựctế: 0<G<1 Theo Ngân hàng thế giới thì giá trị thực tế cho thấy G trongkhoảng 0.2 đến 0.6 Với các nước có thu nhập thấp, hệ số GINI biến động từ0.3 đến 0.5 còn các nước co thu nhập cao từ 0.2 đến 0.4 Tuy hệ số GINI đãlượng hóa được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhưng các nhàkinh tế nhận thấy rằng hệ số GINI cũng chỉ mới phản ánh được mặt tổng quátnhất của sự phân phối, trong một số trường hợp chưa đánh giá được nhữngvấn đề cụ thể

3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập

3.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững sẽ dẫn đến giảmnghèo Trên thực tế, chiều tác động của của tăng trưởng kinh tế lên giảmnghèo khá khác nhau: một số nước như Ấn Độ (Những năm 1970), Philippin(những năm 1980 và 1990) đã giảm được nghèo một cách đáng kể mặc dù chỉ

Trang 8

đạt mức độ tăng trưởng khiêm tốn hoặc thậm chí còn có giảm sút trong thunhập bình quân đầu người Ngược lại một số nước như Thái Lan (những năm1980) Malaixia (những năm 1990) và Sri Lanka (những năm 1990) đã thấtbạu trong giảm nghèo mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá cao trong thunhập bình quân đầu người Kinh nghiệm của Việt Nam cũng cho thấy suốtthập kỷ 90 của thế kỷ XX và đầu những năm 2000 Tăng trưởng kinh tế cao điđôi với giảm nghèo nhanh chóng Tuy nhiên, tác đọng giảm nghèo của tăngtrưởng kinh tế đã suy giảm trong những năm gần đây: 1% tăng trưởng GDPđưa đến giảm 0.77% số người nghèo trong những năm 1993- 1998 nhưng chỉcòn 0.66% giai đọan 1998-2002 Điều này cho thấy tác động rất khác nhaucủa những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng giai đoạn.Nghèo đói có thể ngăn cản tăng trưởng kinh tế vì người nghèo có năngsuất lao động thấp do sức khỏe kém và kỹ năng lao động bất cập sẽ làm sóimòn năng lực sản xuất của nền kinh tế Nghèo đói cũng làm suy giảm nănglực tiết kiệm và đầu tư, làm cho tăng trưởng kinh tế bị triệt tiêu dần.Thêm vào

đó, những đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp cũng ngăn cản người nghèotiếp cận với các khoản vay trên thị trường tín dụng Hệ quả tất yếu: ngườinghèo ít có khả năng khai thác những cơ hội tích lũy vốn vật chất và vốn conngười Điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng của thu nhập, và hệ quả có thể

là nghèo đói gia tăng Ngược lại việc giảm nghèo rất có lợi cho tăng trưởngkinh tế: Khi mức nghèo tuyệt đối giảm đáng kể thì song song đó, chúng tathường chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế cao, bởi vì phần lớn những chínhsách tăng thu nhập của người nghèo một cách hiệu quả như đầu tư vào giáodục tiểu học hạ tầng nông thôn, chăm sóc sức khỏe và nâng coa dinh dưỡngcũng là các chính sách gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế Có thể kếtlụân rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho giảm nghèo, chứ chưa làđiều kiện đủ

Theo UNDP định nghĩa tăng trưởng có lợi cho người nghèo là tăngtrưởng kinh tế đưa đến phân phối lại thu nhập có lợi cho người nghèo Còn

Trang 9

theo ADB cho rằng tăng trưởng kinh tế có lợi cho người nghèo khi đó là dạngtăng trưởng tận dụng lao động và kèm theo bằng những chính sách và chươngtrình giảm thiểu những bất bình đẳng, thúc đẩy tạo việc làm và tăng thu nhậpcho người nghèo, đặc biệt là cho phụ nữ và các nhóm xã hội bị cô lập.

Nói cách khác Tăng trưởng kinh tế có lợi cho người nghèo là tăngtrưởng tối đa hóa tác động tích cực của tăng trưởng trong việc giảm nghèo.Một chiến lược tăng trưởng có lợi cho người nghèo không chỉ tập trung vàotăng trưởng kinh tế mà còn tác động đến mô hình phân phối thu nhập để từ đóngười nghèo hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế theo một tỷ lệ lớn hơn ngườigiàu thu hẹp lại khoảng cách giàu nghèo và cuối cùng là xóa nghèo

3.2 Bất bình đẳng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế

Việc giảm nghèo tuyệt đối về cở chế do 2 bộ phận cấu thành: do tăngtrưởng thu nhập trung bình (trong điều kiện phân phối thu nhập không đổi) và

do sự giảm sút bất bình đẳng ( trong điều kiện thu nhập chung không đổi).Các nhà kinh tế phân tách hai tác động kể trên thành tác động do tăng trưởng

và tác động do phân phối lại Bên cạnh đó, ngay cả khi bất bình đẳng khôngtăng nhưng mức độ bất bình đẳng ban đầu cao cũng hạn chế khả năng tăngtrưởng kinh tế giảm nghèo.Thêm nữa, bất bình đẳng thấp còn có tác dụngthúc đẩy gia tăng tỷ lệ giảm nghèo trong tương lai vì hệ số co dãn của tỷ lệnghèo đối với thu nhập bình quân tỷ lệ nghịch với bất bình đẳng Như vậy cóthể thấy song song mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, giảmnghèo cần được xem xét trong mối quan hệ giữa nghèo và bất bình đẳng trongquá trình tăng tưởng

Trang 10

Chương II

Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế và xóa đói giảm nghèo

I- Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

1 Đầu vào của tăng trưởng

Tăng trưởng GDP do ba yếu tố đóng góp là vốn, lao động và năng suấtcác nhân tố tổng hợp (TFP) Theo Tổng cục Thống kê, trong mấy năm gầnđây, tăng trưởng GDP của nước ta do đóng góp của yếu tố vốn chiếm 52,7%,lao động chiếm 19,1% và năng suất các nhân tố tổng hợp chiếm 28,2% Điềuđáng lưu ý là đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp tỏ ra vừa thấp hơnnhững năm 1992-1994, vừa thấp hơn tỷ lệ đó của các nước trong khu vực(thường trên dưới 40%) Các chỉ số này phản ánh xu hướng phát triển của nềnkinh tế nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu Ngay trong xuhướng phát triển theo chiều rộng, thực tế lại cũng nghiêng về yếu tố vốn đầu

tư, là yếu tố mà nước ta còn thiếu, phải đi vay, vừa phải hoàn vốn, vừa phảitrả lãi Nhưng lượng vốn đầu tư lại đang quyết định tốc độ tăng trưởng tới hơnmột nửa Trong khi đó yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiệnđang có nhiều lợi thế so sánh, như giá rẻ, dồi dào thì lại chỉ đóng vai trò rấtnhỏ trong tăng trưởng Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm để tận dụng lợithế so sánh động trong phát triển kinh tế và chủ động hội nhập

2 Quá trình tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ tăng trưởng củagiá trị sản xuất do tốc độ tăng chi phí trung gian cao, làm tỷ lệ của chi phítrung gian tăng lên Điều này diễn ra trong một thời gian khá dài ở cả ba khuvực Tính chung trong thời kỳ 1991 - 2003, tăng trưởng giá trị sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp là 6,2%/năm, nhưng tăng trưởng giá trị tăng thêm chỉ đạt

Trang 11

4,1% , chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất Chi phí trung giancủa khu vực này tăng cao do nhiều nguyên nhân; trong đó, có nguyên nhânkhách quan như chi phí do phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai tăng(có năm thiệt hại lên đến gần 10 nghìn tỷ đồng); do giá cả thế giới thấp và sụtgiảm liên tục Ngoài ra, còn có nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu những ngành

có tỷ lệ chi phí trung gian cao hơn lại tăng nhanh hơn, nên đã làm cho tỷ lệchi phí trung gian chung của toàn khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng lên.Quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa tốt, đầu tư theo phong trào hoặc tựphát, tình trạng "trồng rồi lại chặt" khi vòng đời kinh tế chưa kết thúc, chưathu hồi được vốn do không có thị trường tiêu thụ Chi phí đầu vào của hầuhết các khâu từ làm đất, thủy lợi, giống, bảo vệ thực vật, đều còn ở mức cao

3 Đầu ra của tăng trưởng

Trong cơ chế thị trường, đầu ra - tiêu thụ sản phẩm, mới có ý nghĩaquyết định quá trình tái sản xuất xã hội Trong các kênh tiêu thụ, xuất khẩu làmột kênh có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta: năm 2003chiếm trên 50% GDP (cao thứ 6 trong khu vực, thứ 9 ở châu Á và thứ 17 trênthế giới) Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch xuất khẩu tỷ trọng hàng nguyênliệu, hàng thô, hàng sơ chế hoặc hàng gia công còn chiếm tỷ trọng khá cao, do

đó khả năng thu ngoại tệ chưa khai thác hết Trong tổng số 19,1 tỷ USD hàngxuất khẩu trong chín tháng đầu năm 2004, kim ngạch của những mặt hàngnày chiếm 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu

Trong khi đó, nhập siêu vài năm gần đây lại gia tăng cả về giá trị kimngạch nhập khẩu, cả về tỷ lệ nhập siêu: năm 1999 có 200,7 triệu USD (chiếm1,7% xuất khẩu), năm 2001 là 1.189 triệu USD (chiếm 7,9%), năm 2002 là3.039 triệu (chiếm 18,2%), năm 2003 lên 5.050 triệu USD (chiếm 25%), chíntháng đầu năm 2004 là 3.389 triệu USD (chiếm 17,8%) Điều đáng lưu ý lànhập siêu tập trung vào khu vực kinh tế trong nước, chứng tỏ chúng ta chưatận dụng được thời cơ, chậm khắc phục thách thức do cắt giảm thuế suất thuếnhập khẩu theo những cam kết và lịch trình hội nhập

Trang 12

Thêm vào đó, bên cạnh một số mặt hàng hiện đứng thứ nhất, thứ nhì thếgiới hoặc khu vực, thì vẫn còn nhiều mặt hàng chưa có thương hiệu riênghoặc phải đứng dưới thương hiệu của nước khác, nên chẳng những khôngquyết định được mức giá cả, mà còn không bán được với giá cả cùng loại nhưcác nước khác.

II Thực trạng đói nghèo của Việt Nam trong thời gian qua

1 Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn nông thôn

Năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta là 8.3% tương đương với khoảng1.45 triệu hộ ( năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17.4% với khoảng 2.8 triệu hộ) Điềunày cho thấy thực trạng nghèo đói đã được cải thiện nhanh Xu hướng nàyđược phản ánh cụ thể dưới đây:

Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua

Đơn vị: %

Tỷ lệ hộ nghèo( theo chuẩn chung)

Thành thị Nông thôn

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn lương thực

Thành thị Nông thôn Khoảng cach nghèo

Thành thị Nông thôn

58.1 25.1 66.4 24.9 7.9 29.1 18.5 6.4 21.5

37.4 9.2 45.5 15 2.5 18.6 9.5 1.7 11.8

28.9 6.6 35.6 10.9 1.9 13.6 6.9 1.3 8.7

Nguồn: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc(2003), báo cáo phát triển con người 2002

Trang 13

Nếu như năm 1993 có 58.1% hộ nghèo, thì năm 1998 có 37.4% hộ vàđến năm 2002 tỷ lệ này là 28.9%(khoảng 4.73 triệu hộ nghèo) nghĩa là sau 10năm hơn một nửa số hộ nghèo đã được thoát nghèo Tuy nhiên tốc đọ giảmnghèo ở nông thôn và thành thị không giống nhau Trong đó thành thị giảm đitới 4 lần từ 25.1% năm 1993 xuống còn 6.6% năm 2002, trong khi đó nôngthôn chỉ giảm được 1/2 số hộ nghèo, từ 66.4% xuống còn 35.6% Nếu tínhtheo chuẩn lương thực thực phẩm thì số hộ nghèo ở thành thị còn giảm nhanhhơn, từ 7.9% xuống còn 1.9% nghĩa là giảm đi 4 lần trong khi đó ở nông thônchỉ giảm đi hơn 2 lần từ 29.1% xuống còn 13.6%.

2 Số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn ở vùng nông thôn, số

hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông

Theo các nhà hoạch định chính sách nếu nâng chuẩn nghèo lên 180.000VND-200.000 VND/người /tháng đối với vùng nông thôn và 250.000 VND-260.000 VND/người/ tháng đối với thành thị, thì Việt Nam sẽ có 4.6 triệu hộnghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc Trong đó hộ nghèo nông thôn miềnnúi 45.9%, ở vùng nông thôn đồng bằng sẽ là 23.2% và ở khu vực thành thị là12.2% Khi đó tỷ lệ nghèo ở các vùng kinh tế sẽ có chênh lệch đáng kể: TâyBắc là 72.3%; Đông Bắc là 36.1%; Đồng bằng Sông Hồng 19.8%; Bắc Trung

Bộ 39.7%; Duyên Hải miền Trung 23.3%; Tây Nguyên 52.2%; Đông Nam Bộ10.2% và Đồng Bằng Sông Cửu Long20.8%

Có thể thấy rõ hơn qua chỉ tiêu phản ánh cuộc sống hàng ngày Theo sốliệu điều tra về mức sống dân cư Việt Nam, chia dân cư ra thành 5 nhóm thunhập (đường Lozen) thì nhóm I - nhóm nghèo nhất có thu nhập trung bìnhnăm 1998 là 62.916 VND/người/tháng (755.000 VND/năm) và năm 2002 là107.670 VND/người/tháng Trên 62.71 thu nhập của hộ nghèo là từ hoạt độngnông lâm nghiệp và thủy sản, 8% từ hoạt động phi nông nghiệp, 19.24% từtiền công, tiền lương và 10.05% là từ nguồn thu khác Điều này phản ánhrằng các hộ nghèo sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và ở nông thôn Cơ cấu

Trang 14

chi tiêu cho các nhóm nghèo tập trung cho các nhu cầu thiết yếu, như 70%cho nhu cầu ăn, uống hút và chưa đến 30% cho các nhu cầu khác như mặc, y

tế, giao thôn, giáo dục văn hóa thể thao Một trong những nhu cầu cơ bản củacon người là nơi ở Năm 2002 có 39.93% người nghèo sống trong các ngôinhà tạm bợ, không bảo đảm an toàn Các đồ dùng lâu bền phục vụ sinh hoạthàng ngày vẫn còn rất thiếu cho các nhu cầu hiện đại

3 Sự phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực, giữ các vùng kinh

22.438.468.043.925.25110.623.4

Nguồn: Tổng cục thống kê (2004)

Các số liệu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo ở cùng Tây Bắc nhiều gấp 7 lầnvùng Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ là 4lần… Cùng với xu hướng giảm hộ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng

có xu hướng giảm, trong đó Đông Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long có mứcgiảm nhanh nhất Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tậptrung ở miền núi phía Bắc là Lai Châu (35.68%), Bắc Kạn (30.74%), Lào Cai

Trang 15

(29.56%), Cao Bằng (27.01%) ở Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai( 18.18%), ở BắcTrung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22.55%).

Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là thành phố HồChí Minh (1.26%), Bình Dương (1.68%), Đà Nẵng (1.83%), Hà Nội (2.25%).Nếu so sánh chỉ tiêu này chúng ta thấy sự chệnh lệch này rất lớn, thí dụ tỷ lệnghèo của Lai Châu lớn gấp hơn 28.3 lần so với Thành Phố Hồ Chí Minh vàgấp 15.86 lần so với Hà Nội

1.4 Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư

Sự phân hóa giàu nghèo thể hiện rõ khi điều tra dựa trên 5 nhóm thunhập (đường Lozen) Năm 2002 nhóm giàu nhất có thu nhập 873.000VND/người/tháng gấp 8.1 lần nhóm nghèo nhất (108.000VND) Sự bất bìnhđẳng đó thể hiện qua:

Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhất năm 2002

nghèo nhất

Nhóm giàu nhất 1.Tỷ lệ biết chữ (%)

2.Chỉ tiêu cho giáo dục bình quân năm (1.000VND)

3.Tỷ lệ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế (%)

4.Chi tiêu cho y tế bình quân năm (1.000VND)

5.Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ)

6.Thu nhập bình quân đầu người tháng (1.000VND)

7.Chi tiêu cho đời sống bình quân người/tháng

(1.000VND)

8.Diện tích ở bình quân nhân khẩu (m 2 )

9.Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%)

83.9 236 16.5 395.03 25 108 123.3 9.5 1.28

97 1418 22 1181.43 42.4 873 547.53 17.5 34.93

Nguồn: Tổng cục thống kê (2004)

Kết quả cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa hai nhóm dân cư giàu nhất

và nghèo nhất Nhóm dân cư giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ,

kể cả việc làm Bởi vì số giờ làm việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơnnhóm nghèo đến 1.7 lần, không phải những người nghèo làm ít giờ và không

Trang 16

muốn làm việc, mà do tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là thời gian nhàn rỗi

ở khu vực nông thôn

Sự phân hóa giàu nghèo còn được thể hiện qua hệ số GINI Hệ số GINI

ở Việt Nam: năm 1994 là 0.35, năm 1999 là 0.39 năm 2002 là 0.42 Chỉ tiêunày có khác biệt nhưng không nhiều giữa các khu vực và các vùng Điều đấycho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng đang có xu hướnggia tăng

1.5 Tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 20%

Sau 7 năm thực hiện, chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặcbiệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (còn gọi là chương trình 135) đãgóp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở những vùng này từ 60% năm 1998 xuốngcòn 20% hiện nay

Chương trình 135 được thực hiện ở 2410 xã của 52 tỉnh Những kết quảđạt được của Chương trình này đã tạo nên sự thay đổi về vật chất, tinh thầntrong đời sống mỗi gia đình, mỗi thôn bản và cả bộ mặt nông thôn miền núi,

rõ nét nhất là trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu gồm điện, đường, trườnghọc và trạm xá

Đến nay, đã có 97% số xã đặc biệt khó khăn có đường ôtô đến trung tâm

xã, tạo nên sự giao lưu kinh tế, hàng hóa thuận lợi hơn Khoảng 64% số hộvùng sâu, vùng xa có điện sử dụng, nhờ đó năng suất lao động được tăng lên

và nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở miền núi phát triển Trên 5000trường học đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, thu hút 90% con em ngườidân tộc vùng sâu, vùng xa trong độ tuổi đến lớp Hiện có 96% số dân trongvùng được chăm sóc sức khỏe tại gần 390 công trình y tế Đa số thôn bản đều

có y tế cộng đồng, cơ bản trong vùng đã kiểm soát được dịch bệnh hiểmnghèo

Gần 300 công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong việc quyhoạch và bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết và ở các vùng biên giới.Khoảng 70% hộ dân đã được sử dụng nước sạch Hàng trăm công trình chợ đã

Trang 17

trở thành trung tâm giao lưu hàng hóa nông -lâm thổ sản và là nơi giao lưuvăn hóa của mỗi vùng Trạm bưu điện văn hóa xã xây dựng ở nhiều nơi đãgiúp người dân giao lưu, mở rộng thông tin với cả nước

Nhờ khai hoang đất canh tác, gần 32 nghìn hộ dân đã có thêm đất sảnxuất và có nơi ở mới Lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 280kg năm

1998 lên 320kg năm 2004, cá biệt có xã đạt 500kg Khoảng cách đói nghèogiữa các vùng, các dân tộc đang dần được thu hẹp

Mặc dù đạt được kết quả như vậy, nhưng thực tế các xã đặc biệt khókhăn vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức do trình độ dân trí của người dântrong vùng vẫn còn thấp, cuộc sống vẫn bị chi phối của nền kinh tế tự cấp, tựtúc; cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển do phần lớncông trình được xây dựng quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ và thiếu yếu tố đảm bảobền vững Gần 90 xã vẫn chưa có đường ôtô đến trung tâm, 550 xã chưa cóđiện lưới quốc gia và 290 xã chưa có trạm xá

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nếu tính theotiêu chí nghèo mới được Việt Nam công bố tháng 7/2005, tỷ lệ hộ nghèo ởvùng Tây Bắc lên tới trên 60%, Tây Nguyên 50%

III - Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

1 Phân phối thu nhập thời gian qua ở Việt Nam

Nhờ có chính sách phân phối lại qua hệ thống thuế, Nhà nước có thể huyđộng được một nguồn lực quan trọng để phân phối lại cho đầu tư và đảm bảochi thường xuyên Đặc biệt trong thời gian gần đây Nhà nước đang đẩy mạnhviệc thu thuế thu nhập cá nhân, điều này sẽ giúp tăng thu ngân sách, phânphối lại thu nhập giảm khoảng cách giàu nghèo

Kết quả giai đoạn 1991-2000 kinh tế tăng trưởng đạt 7.56%, tỷ lệ huyđộng từ GDP giảm từ 25% xuống 20% nên thu nhập của người dân tăng lênnhanh theo đà tăng trưởng kinh tế, 1991-1995 tăng trưởng bình quân năm

Trang 18

8.2% thì thu nhập bình quân là 168.000VND/năm, 1996-2000 tăng trưởng6.9% thu nhập bình quân là 226.700VND Do kinh tế ở đô thị phát triểnnhanh hơn nông thôn lên thu nhập ở thành thị chênh lệch với nông thôn giaiđoạn 1990-1995 là 2.55 lần, giai đoạn 1996-2000 gấp 2.1 lần.

Phân phối lần đầu qua hệ thống tiền công, tiền lương có điều chínhchính sách nên đời sống công nhân viên chức được cải thiện, tuy rằng khoảngcách giàu nghèo giữa các nghành nghề, khu vực có xu hướng gia tăng Mặcdầu sự bình đẳng trên các vùng có cải thiện nhưng do trình độ phát triển cóchênh lệch giữa các vùng nên độ phân hóa trong cả nước vẫn doãng ra.Nhưng đối với nông thôn, khoảng cách giàu nghèo có giảm do kết quả chínhsách bỏ thuế sát sinh, miễn giảm thuế nông nghiệp, trợ giá, hỗ trợ nông dân,thực hiện xóa đói giảm nghèo

Thu nhập ở nông thôn 1993-1994 bình quân nhóm nghèo nhất là63.000VND, nhóm giàu nhất là 409.000VND (chênh lệch 6.5 lần) giai đoạn2001-2002 nhóm nghèo nhất là 100.000VND nhóm giàu nhất là 599.000VND(chênh lệch 6 lần,giảm 0.5)

2 Những thành tựu đã đạt được của sự kết giữa tăng trưởng và xoa đói giảm nghèo

Từ quan điểm cơ bản: "tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển", thể hiệntính ưu việt của chế độ xã hội ở Việt Nam, gần 20 năm qua, Đảng và Nhànước ta đã vạch ra hàng loạt các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm giảiquyết những vấn đề xã hội bức xúc (dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu laođộng, xóa mù, phổ cập tiểu học, xóa đói giảm nghèo (Chương trình 133), hỗtrợ các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), chính sách đối xử với người

có công, v.v ) Hàng loạt văn bản luật và dưới luật được thể chế hóa để giảiquyết các vấn đề xã hội: xây dựng Luật Lao động, Luật Giáo dục, Pháp lệnhNghĩa vụ công ích, Luật Phòng chống ma túy, Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh

Trang 19

Thư viện, Pháp lệnh về các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao, Nghị định về đưalao động đi làm việc ở nước ngoài, cải tiến tiền lương, thực hiện bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, v.v Nhờ vậy nước ta đã đạt được những thành tựu quantrọng trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Trước hết là đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: thu nhập bình quânđầu người nước ta từ 220USD/người/năm trong đầu những năm 90 của thế kỷ

XX đã tăng lên 400USD/người/năm (2000), tăng 1,8 lần, 483USD/người/năm(2003) và 580 USD/người/năm (2004) Theo đánh giá của WB thì tỷ lệ nghèođói của Việt Nam giữa những năm 80 là 51% giảm xuống 37% cuối nhữngnăm 90 của thế kỷ XX, được xếp vào nước có tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh.Còn theo chuẩn của Việt Nam thì tỷ lệ hộ nghèo đói ở nước ta từ 30,1% năm

1992 xuống 11% năm 2000 và theo chuẩn mới thì năm 2002 còn 17,2%, đếnnăm 2004 giảm xuống còn 8,3% Chỉ riêng ngân sách nhà nước chi cho cácchương trình quốc gia liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã chiếmtrên 21 tỉ đồng Nguồn quỹ tín dụng giúp hộ nghèo vay vốn lãi suất thấp được

mở rộng Ngân hàng phục vụ người nghèo đến cuối năm 1999 đã huy độngđược 4.078 tỉ đồng Tổng dư nợ đạt 3.503 tỉ đồng, đã cho 2.170.000 hộ vay,bình quân mỗi hộ vay 1,56 triệu đồng Có hàng trăm chương trình, dự án vớihơn 40 tỉ đồng giúp hộ nghèo, huyện nghèo, xã nghèo Theo đánh giá củaLiên hợp quốc thì Việt Nam đã giảm được 1/2 tỷ lệ đói nghèo trong thập niênvừa qua Nước ta đã xây dựng được quỹ trợ cấp thường xuyên và trợ cấp độtxuất Hàng năm, có từ 1 triệu đến 1,5 triệu người (gồm người già neo đơn, trẻ

mồ côi, người tàn tật, trẻ lang thang hoặc các gia đình bị thiên tai) được cứu

tế Riêng năm 1999 và 2000 nhờ quỹ trợ cấp đột xuất, hàng triệu hộ được cứutrợ do bị lũ lụt ở miền Trung và Nam Bộ

Mức tiêu dùng bình quân tăng từ 2,6 triệu đồng/người/năm (1995) lên4,3 triệu đồng/người/năm (2001) Việt Nam được công nhận là nước đạtchuẩn xóa mù chữ, phổ cập tiểu học Đầu tư cho giáo dục trong tổng đầu tưngân sách năm 2000 là 15% và năm 2003 là trên 16% Tính đến hết năm

2003, có tới 19 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở Về y

Trang 20

tế, có 97,5% số xã có trạm y tế, trên 40% cơ sở y tế xã có bác sỹ, có 80% sốthôn, bản có nhân viên y tế cộng đồng, 95% trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng

mở rộng Giảm nhanh tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (đến nay còn 34%).Năm 1996, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi ngang với Thái Lan lànước có GDP cao hơn nước ta nhiều lần Tuổi thọ trung bình tăng từ 66 tuổi(1989) lên 68 tuổi (1999) và 69 tuổi (2003) Tỷ lệ sinh giảm 0,8% (kế hoạch

đề ra là 0,6%) Tỷ lệ tăng dân số từ 2% đầu thập niên 90 của thế kỷ trướcgiảm xuống 1,32% năm 2002

Từ năm 1996 đến nay, có hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước và nhân dântham gia nhằm giải quyết việc làm Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9% - 10%(1990) xuống 6,5% (2000) Trong 3 năm 2001 - 2003, đã giải quyết việc làmcho 4,3 triệu người, trong đó, nông nghiệp 2,6 triệu, công nghiệp 90 vạn vàdịch vụ khoảng 76 vạn Năm 2004, đã tạo việc làm mới cho hơn 1,5 triệu laođộng, đạt 103% kế hoạch đề ra, riêng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giảiquyết cho 35 vạn lao động Chỉ số phát triển người (HDI) của Việt Nam tăngkhá so với các nước nghèo và đang phát triển Theo báo cáo về phát triểnngười của Liên hợp quốc: năm 1997, HDI của Việt Nam là 0,557 xếp thứ121/174 nước, năm 1999 là 0,662 xếp thứ 110, năm 2000 xếp thứ 108/174 vànăm 2001 xếp thứ 109/175 nước, năm 2003 xếp thứ 101/174 nước

Với mức tăng trưởng kinh tế của năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng7,04% và năm 2003 tăng 7,24%, năm 2004 tăng 7,6% và hầu hết chỉ tiêu pháttriển xã hội đều đạt hoặc vượt kế hoạch thì càng thấy rằng Việt Nam luônluôn kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội từng bướcxóa bỏ đói nghèo trên con đường phát triển của mình

3 Những thách thức cần phải giải quyết

Một là nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thờigian qua, song chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năngkhai thác hết tiềm năng kinh tế của đất nước

Hai là, việc làm thất nghiệp, chất lượng lao động luôn là vấn đề nan giảicủa quốc gia, nhất là đối với các nước có xuất phát điểm thấp như nước ta

Ngày đăng: 10/09/2012, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w