Án lệ của tòa cấp cao high of court có giá trị ràng buộc đối với tất cả các tòa cấp dưới Theo chiều ngang : là việc tòa án bị ràng buộc bởi chính các án lệ do mình đã tạo ra hiện nay
Trang 1Bản án phải được công bố
3.4 Phương thức vận hành của án lệ
Án lệ có 2 phương thức vận hành : theo chiều ngang và theo chiều dọc
Theo chiều dọc : án lệ của tòa án cấp trên sẽ có giá trị ràng buộc đối với các tòa cấp dưới Án lệ của viện nguyên lão có giá trị với tất cả các tòa Án lệ của tòa phúc thẩm có giá trị với tất cả các tòa cấp dưới thuộc quyền phúc thẩm của tòa này, trừ tòa hình sự Án lệ của tòa cấp cao ( high of court ) có giá trị ràng buộc đối với tất cả các tòa cấp dưới
Theo chiều ngang : là việc tòa án bị ràng buộc bởi chính các án lệ do mình đã tạo ra ( hiện nay chỉ tòa phúc thẩm Anh vận hành theo chiều ngang )
Ghi chú : Mỹ chỉ có thể vận hành theo chiều dọc
III Nghề luật tại Anh
Gíao trình đại học luật Hà nội
Thẩm phán
Luật sư Ỉ quan trọng do tất cả đều xuất phát từ luật sư
Phân loại : Trước 1990, bao gồm luật sư bào chữa và luật sư tư vấn Ỉ tạo sự chuyên môn hóa cao nhưng quá trình tố tụng phức tạp, chi phí cao
Qúa trình đào tạo của 2 loại luật sư này cũng khác nhau, chú trọng đến kỹ năng hành nghề Đào tạo dạng nghề kèm nghề
Ghi chú Mỹ không phân loại luật sư
Thẩm phán Mỹ có thể được bổ nhiệm từ các đối tượng khác : giáo sư, học giả …
Ghi chú
Common law có thể được hiểu theo 5 nghĩa
“Luật chung” được áp dụng trên toàn nước Anh, để phân biệt với các tập quán mang tính địa phương ( 1066 – 1485 )
“Luật” bao gồm common law dùng để phân biệt với equity law
“Án lệ” bao gồm cả common law và equity law, để phân biệt với luật thành văn
“Toàn bộ hệ thống pháp luật Anh”, bao gồm của common law, equity law, luật thành văn, tập quán … để phân biệt với các hệ thống pháp luật quốc gia khác trên thế giới
“Hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thông luật Anh” để phân biệt với hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
Câu hỏi
So sánh cơ chế bảo hiến của Pháp và Mỹ
Cơ quan phụ trách Văn bản qui định Pháp HP 1958 Thời điểm, hậu quả, thời hạn, ưu nhược điểm, thành phần -
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ
Trang 2I Lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật Mỹ
1 Lịch sử hình thành nhà nước Mỹ
1.1 Qúa trình di dân từ châu Âu sang châu Mỹ Giai đoạn trước khi giành độc lập
( cuộc đại di dân thứ nhất của châu Âu : lúc La mã sụp đổ )
Qúa trình di dân từ châu Âu sang châu Mỹ bắt đầu từ khi Bồ đào nha tìm ra châu Mỹ, điển hình là Bồ đào nha, Tây ban nha, Thụy điển, Hà lan nhưng chủ yếu cho mục đích khai thác tài nguyên như vàng bạc Anh là nước di cư muộn hơn, đến đầu 17 mới hình thành khu di
dân đầu tiên ( do vị trí địa lý cách biệt ) nhưng chính cuộc di dân của Anh mới đóng vai trò
quyết định cho việc ra đời của nhà nước và pháp luật Mỹ
Thành phần di dân ồ ạt của Anh rất đa dạng, không chỉ người thích phiêu lưu và thợ thuyền như các quốc gia khác Nguyên nhân là
• Về kinh tế : cuộc cách mạng công nghiệp Anh diễn ra dẫn đến việc thiếu nguyên liệu cho ngành dệt may ( bông, lông cừu ) cũng như thị trường tiêu thụ cho các hàng hóa
sản xuất Do vậy chính phủ Anh tổ chức các đoàn di dân sang châu Mỹ ( tránh hiện tượng “ cừu ăn thịt người “ tạo nên sự chống đối )
• Về chính trị : nhà nước Anh là nhà nước phong kiến chuyên chế tập quyền cao độ trong bối cảnh phong trào Phục hưng phát triển, kết quả cách mạng tư sản Anh bị phe bảo hoàng giành lại nên các luật sư Anh phải di dân sang Mỹ
• Về tôn giáo : lợi dụng tôn giáo ( Thanh giáo ) như 1 công cụ để cai trị nhân dân Ỉ tâm lý phản đối, di dân sang Mỹ để mở trường học truyền giáo
• Về pháp luật : Thông luật Anh gặp khủng hoảng nghiêm trọng, hà khắc hơn bao giờ hết Về dân sự, án lệ không điều chỉnh được các mối quan hệ mới của nền sản xuất tư bản do chỉ có hình thức chế tài bồi thường Về hình sự, nhà nước Anh đưa tù nhân sang Mỹ để đi đày
Với những nguyên nhân trên thì người Anh di dân quan châu Mỹ với số lượng lớn thành phần da dạnng, nhưng đều có điểm chung là bất mãn với hòang gia Anh, muốn thoát ly khỏi sự thống trị của thông luật Anh Ỉ Di dân Anh dần dần hay đổi tính cách, trở nên thực dụng, luôn luôn thỏa thuận
Kết quả của quá trình di dân : đầu thế kỷ 18 đã hình thành 13 khu thuộc địa đều đặt dưiới sự cai trị của hoàng gia Anh
Đặc điểm của các khu dân cư :
Đều đặt dưới dự bảo hộ của hoàng gia Anh về chính trị pháp luật, kinh tế Tuy nhiên sự cai trị này chỉ mang tính gián tiếp do vị trí địa lý xa xôi, hoàng gia Anh phải đối phó vớicác cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước và phải lo mở rộng các cuộc xâm lược thuộc địa nên đã xao nhãng trong việc cai trị châu Mỹ Lợi dụng sự lỏng lẻo, người Mỹ có điều kiện chuyển tải những tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ vào pháp luật dẫn đến sự tiếp thu có chọn lọc thông luật Anh
Mối quan hệ giữa các khu dân cư
Các khu dân cư tồn tại như những quốc gia độc lập, hầu như không có mối liên hệ chặt chẽ nào
Trang 3• Về kinh tế : do điều kiện tự nhiên khác nhau nên đặc thù về kinh tế khác nhau, mỗi khu có thế mạnh riêng, chỉ dựa vào quan hệ mua bán với hoàng gia Anh chứ không có trao đổi hàng hóa giữa các khu
• Về chính trị : mỗi khu dân cư đều thành lập cho mình 1 cơ quan quản lý riêng dựa vào việc bầu cử Tuy nhiên về chính trị, mỗi khu sẽ có 1 viên thống sứ do hoàng gia Anh cử đến Thực tế thì cơ quan quản lý các khu đều tìm mọi cách làm suy giảm quyền lực của viên thống sứ và tăng cường quyền lực củ amình
• Về pháp luật : các khu đều có hiến pháp thành văn, trong đó ghi nhận các quyền tự
do bình đẳng cuả nhân dân, chống lại sự lạm dụng quyền lực của chính quyền Mặc dù quan hệ với hoàng gia Anh lỏng lẻo nhưng Mỹ vẫn chưa thể đấu tranh tách ra khỏi Anh do còn phải đối mặt với các thế lực khác như các đế quốc khác ( Pháp ), các thổ dân da đỏ Họ phải đợi đến khi nền kinh tế phát triển đủ mạnh
Cuộc đấu tranh giành độc lập 1773 - 1783
Năm 1774 đại hội châu lục lần 1 diễn ra, nhằm cầu hòa với hoàng gia Anh nhưng bị khước từ Năm 1775 đại hội châu lục lần 2 được triệu tập, các đại biểu nhất trí đứng lên tham chiến với hoàng gia Anh Các khu dân cư đã tổ chức quân sự chống lại Anh Năm 1776 Mỹ đơn phương ra tuyên bố độc lập, thoát ly hoàn toàn khỏi Anh, đánh dấu sự ly khai về kinh tế, chính trị và cả pháp luật
Năm 1777 bản điều lệ liên bang được soạn thảo để tạo cơ sở pháp lý cho chính phủ ra đời từ đại hội châu lục lần 2 tồn tại Tuy vậy bản điều lệ này còn rất hạn chế làm cho chính phủ hoạt động không hiệu quả Sau khi đấu tranh thành công, những nhược điểm này mới bộc lộ ra rõ nét, làm phát sinh nhu cầu ra đời hiến pháp
Năm 1787, hiến pháp Mỹ ra đời thay thế cho bản điều lệ liên bang xác định nhà nước Mỹ là nhà nước liên bang trong đó chính quyền liên bang có 1 số quyền hạn chế nhưng đủ mạnh để điều tiết mối quan hệ giữa các bang và quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về các bang
Kết luận
Người Mỹ có nguồn gốc chủ yếu từ người Anh Các khu dân cư trên Bắc Mỹ là thuộc địa của Anh Pháp luật Mỹ có nguồn gốc từ thông luật Anh, nhưng là sự tiếp thu có chọn lọc
Yếu tố liên bang và yếu tố thông luật khiến cho pháp luật Mỹ khác biệt với hầu hết các nền pháp luật khác trên thế giới
2 Lịch sử hình thành pháp luật Mỹ
Trước 1776, pháp luật Mỹ tiếp thu có chọn lọc thông luật Anh
Pháp luật Mỹ bắt nguồn từ thông luật Anh, do người Mỹ có nguồn gốc chủ yếu từ người Anh + do 13 khu dân cư đều là thuộc địa Anh và hoàng gia Anh tuyên bố là thông luật Anh phải được áp dụng trên những thuộc địa này
Tuy vậy trong thời gian đầu, thông luật Anh chưa có ảnh hưởng nhiều do không có đủ các điều kiện cho sự phát triển của thông luật ( hệ thống tòa án tập trung + đội ngũ luật sư + các sưu tập án lệ ) và Mỹ không thích áp dụng pháp luật Anh
Sau này khi kinh tế phát triển, thì cái nhìn của Mỹ đối với thông luật Anh dần dần thay đổi và bắt đầu tiếp thu thông luật Anh nhưng có chọn lọc Nguyên nhân là :
Trang 4hoàng gia Anh cho phép chỉ áp dụng những qui phạm phù hợp với điều kiện của thuộc địa + kinh tế Mỹ đang phát triển lên nền sản xuất tư bản, không phù hợp với thông luật Anh thời phong kiến + tư tưởng người dân Mỹ khi đã chứng kiến những hạn chế của thông luật Anh
Sau 1776, pháp luật Mỹ không còn tiếp thu chọn lọc nữa mà chuyển sang tự phát triển hoàn toàn độc lập hệ thống pháp luật của mình dựa trên nền tảng các pháp luật đã tiếp thu trước
1776 :
toàn bộ 13 khu dân cư tuyên bố từ chối áp dụng thông luật Anh từ 1776 ( không sử dụng viện cơ mật Anh để xét xử nữa + công tác pháp điển hóa phát triển, ra đời hàng loạt đạo luật thành văn ) Đã xuất hiện quan điểm cho rằng Mỹ sẽ áp dụng luật thành văn của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
Nhưng cuối cùng, pháp luật Mỹ phải “ở lại “ với án lệ : tất cả các bang, trừ bang Lousiana, đều tuyên bố duy trì thông luật Anh đã tiếp thu được trước 1776 Nguyên nhân : tiếng Anh và nguồn gốc Anh đã khiến cho Mỹ ở lại với thông luật Anh ( thể hiện tính đoàn kết của người Anh ) + tất cả các thẩm phán và luật sư Mỹ đều được
đào tạo từ nền thông luật ( khó thay đổi thói quen làm việc với án lệ )
3 Những đặc trưng cơ bản của hệ thống pháp luật Mỹ ( so sánh với Anh )
Các nguồn của pháp luật :
án lệ có vị trí quan trọng nhất so với các loại nguồn luật khác như pháp luật thành văn, tập quán, học thuyết pháp lý
Đặc trưng cấu trúc pháp luật
Nói đến hệ thống pháp luật Mỹ là nói đến 51 hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống
pháp luật liên bang + hệ thống pháp luật của 50 bang ( trong khi đó, Anh chỉ có 1 hệ thống pháp luật ) Nguyên nhân : do chính thể nhà nước liên bang của Mỹ được xác
lập trên hiến pháp 1787 và bản hiến pháp này đã trao cho nhà nước liên bang 1 số
thẩm quyền hạn chế ( không được giải thích rộng ) nhưng đủ mạnh để có thể điều
chỉnh được mối quan hệ giữa các bang và quan hệ giữa Mỹ với nước ngoài Quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về các bang, trong đó có thẩm quyền ban hành pháp luật trong những lĩnh vực mà hiến pháp chưa qui định
Tuy vậy các hệ thống pháp luật vẫn có “mẫu số chung” tạo ra sự thống nhất của hệ thống pháp luật Mỹ Nguyên nhân :
• Do pháp luật các bang đều bắt nguồn từ thông luật Anh
• Do chính sự định khung của pháp luật liên bang đối với pháp luật của các bang : pháp luật của các bang phải tuân theo hiến pháp và pháp luật liên bang Những lĩnh vực mà hiến pháp không trao thẩm quyền lập pháp cho liên bang thì nhà nước liên bang vẫn có thể dùng chính sách để định hướng các bang ban hành qui định pháp luật phù hợp
với ý muốn của liên bang ( Ví dụ : liên bang viện trợ tài chính cho bang để khuyến khích việc áp dụng đạo luật mới )
• Do chính cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp của bang Về phía cơ quan lập pháp của bang thường cố gắng ban hành pháp luật của mình không quá khác biệt với 49 bang còn lại trừ trường hợp không thể làm khác được nhằm tạo điều kiện cho côgn dân giữa các bang thuận tiện làm việc, qua lại, sinh sống và buôn bán
Trang 5• Các thẩm phán thường học hỏi phán quyết của các bang khác để được lòng dân mong được bầu lại cho nhiệm kỳ mới
• Nhà nước liên bang ban hành các bộ luật mẫu ( không có giá trị như các bộ luật thành văn của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa ) chỉ để giúp các bang tham khảo áp
dụng Ví dụ : bộ luật hình sự ( chỉ được 25 bang thông qua do mang yếu tố pháp luật công, thể hiện chủ quyền của nhà nước ), bộ luật thương mại thống nhất ( được 49 bang thông qua, trừ Lousiana chỉ thông qua 1 phần )
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị không giống nhau nên không có hệ thống pháp luật bang nào hoàn toàn giống hệt pháp luật của nhau Ỉ Chính vì sự khác nhau của hệ thống pháp luật các bang nên đã dẫn đến xung đột pháp luật trong nội tại của Mỹ
Khi có xung đột pháp luật giữa liên bang và các bang, sẽ áp dụng pháp luật bang khi vụ việc chỉ liên quan đến bang, sẽ áp dụng pháp luật liên bang khi vụ việc có các yếu tố liên quan đến liên bang
Khi có xung đột pháp luật giữa các bang,
Pháp luật các bang toàn quyền qui định luật bang sẽ áp dụng tuy vậy pháp luật các bang qui định rất khác nhau và các qui định về xung đột pháp luật thường được qui định trong án lệ ,
Hiến pháp Mỹ qui định các bang phải tuân thủ bản án quyết định bang khác, nhưng pháp luật liên bang sẽ qui định điều kiện để bản án quyết định của bang này được công nhận và cho thi hành ở bang khác
Cấu trúc nguồn luật
Án lệ
Về tỷ trọng của án lệ so với pháp luật thành văn thì Mỹ thấp hơn Anh
Án lệ của Mỹ chỉ vận hành theo chiều dọc ( cho hệ thống pháp luật liên bang )
Nguyên tắc stare decisis của Mỹ thì mềm dẻo và linh hoạt hơn của Anh : các thẩm phán có quan điểm cho rằng kết quả phán quyết sẽ phụ thuộc vào chính sách chung của nhà nước, vào quan điểm cá nhân của thẩm phán xét xử
Án lệ có vai trò rất quan trọng trong vai trò giải thích hiến pháp Mỹ ( Hiến pháp Mỹ chỉ có 7 điều và 27 tu chính án )
Án lệ có 2 loại
Án lệ liên bang : tạo ra bởi tòa án liên bang khi xét xử những vụ việc thuộc thẩm quyền của nhà nước liên bang
Án lệ các bang do tòa án liên bang tạo ra ( khi áp dụng pháp luật của bang )
do tòa án bang tạo ra cho vụ việc liên quan đế thẩm quyền lập pháp của bang và không có yếu tố đa chủng
Pháp luật thành văn
Số lượng các văn bản pháp luật thành văn của Mỹ đồ sộ hơn Anh ( do có đến 50 nhà nước )
Hiến pháp thành văn là đạo luật tối cao của Mỹ mà pháp luật tất cả các bang phải
tuân thủ ( trong khi đó hiến pháp Anh là hiến pháp bất thành văn, nằm rải rác ở nhiều văn bản, không có giá trị pháp luật cao nhất )
Phạm vi pháp điển hóa của Mỹ rộng rãi hơn Anh : mỗi bang đều có vài bộ luật thành văn
Trang 6II Hiến pháp Mỹ
Nguyên nhân soạn thảo ( hoàn cảnh ra đời )
1783 Mỹ giành được độc lập từ Anh, nhưng lâm vào khủng hoảng trầm trọng và đối diện với nguy cơ bị tan rã do
• Về kinh tế : bị tổn thất nặng nề về kinh tế ( giao thương buôn bán với nước ngoài bị cắt đứt ), tình trạng lạm phát nặng nề xảy ra ( mỗi bang có đồng tiền riêng, hệ thống đo lường riêng ) buôn bán giữa các bang trì trệ ( hạ tầng giao thông kém, chủ trương hạn chế buôn bán giữa các bang , các bang không tuân theo các chính sách của nhà nước liên bang nhằm khôi phục kinh tế )
• Về chính trị : người dân mất lòng tin vào nhà nước các bang và liên bang ( nhà nước liên bang muốn ưu đãi thương bệnh binh nhưng các bang không tuân theo ) Ở
các bang xuất hiện xu hướng giải tán nhà nước liên bang, 1 số bang tự tuyển mộ quân đội, tự tiến hành ký kết với nước ngoài
• Về pháp luật : điều lệ liên bang hiện hành làm cho nhà nước liên bang “què quặt”
( không có quyền thu thuế hay quyền xét xử, quốc hội chỉ họp 1 lần 1 năm ) Ỉ phát
sinh nhu cầu phải sửa đổi điều lệ liên bang Bảng điều lệ l liên bang không tạo ra
cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước liên bang ra đời từ đại hội châu lục lần 2, do vậy phải sửa đổi điều lệ tăng cường quyền lực cho nhà nước liên bang nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lực của các bang
Yêu cầu bức thiết này của tình hình đã làm trọng tâm của hiến pháp Mỹ khác hẳn với các hiến pháp khác trên thế giới, chỉ tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước và phân chia quyền lực
Diễn biến của quá trình soạn thảo
Là quá trình thỏa hiệp về chính trị
Nội dung của hiến pháp
Tổ chức bộ máy nhà nước
Tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập và kiềm chế đối trọng : quyền lực nhà nước được phân chia ra 3 nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp và phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau để tránh hiện tượng lạm quyền
Lập pháp :
hiến pháp trao cho nhánh lập pháp thẩm quyền ban hành mọi đạo luật cần thiết để thực hiện những quyền mà hiến pháp trao cho nhà nước liên bang Nghị sỹ
do nhân dân bổ nhiệm qua bầu cử, chỉ bị bãi nhiệm bởi 2/3 số nghị sỹ của viện mình bỏ phiếu, không phải báo cáo cho tổng thống )
Tổng thống có quyền phủ quyết dự thảo luật và trả lại cho các viện Nhưng nếu 2/3 tổng số nghị sỹ đồng thuận biểu quyết thông qua thì phủ quyết của tổng thống sẽ không có giá trị
Tòa án tối cao Mỹ có thể tuyên bố 1 đạo luật đã ban hành là vi hiến, nhưng phải có giải thích chi tiết
Hành pháp :
Trang 7Mỹ theo chế độ cộng hòa tổng thống với tổng thống có thực quyền nhất trên thế giới Hiến pháp trao cho tổng thống và nội các quyền để điều hành đất nước : tổng thống Mỹ do đại cử tri bầu ra, được toàn quyền xây dựng nội các của mình Nội các chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống mà thôi
Quốc hội có quyền luận tội tổng thống trong trường hợp phản quốc hay những tội hiến pháp qui định
Tòa án tối cao có thẩm quyền tuyên bố 1 hành vi nào đó của tổng thống hay nội các là vi hiến
Tư pháp :
Hiến pháp lập ra tòa án tối cao với thẩm quyền xét xử cao nhất Thẩm phán có quyền xét xử độc lập, nhiệm kỳ suốt đời, lương chỉ tăng
Tổng thống Mỹ bổ nhiệm thẩm phán tòa án tối cao Quốc hội đặt ra qui chế làm việc của tòa án
Ỵ Mỹ tiếp thu thuyết tam quyền phân lập của Pháp nhưng đã sáng tạo nâng cao lên một tầm cấp mới với nguyên tắc kiềm chế đối trọng
Phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang và các bang
Quyền lực của nhà nước liên bang là quyền lực hạn chế và không được giải thích rộng, quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về các bang
Trong lĩnh vực lập pháp,
nhà nước liên bang được hiến pháp trao cho thẩm quyền sau : Quyền thu thuế, quyền điều tiết thương mại liên bang, điều tiết quan hệ với nước ngoài và thổ dân da đỏ Thẩm quyền nhà nước liên bang được qui định tại mục 8 của hiến pháp Khi đó vẫn chưa định ra ranh giới rõ ràng để phân định quyền lực nhưng tu chính án 10 đã xác định ranh giới này như sau: Những quyền mà hiến pháp không trao cho nhà nước liên bang thì thuộc về các bang và nhân dân Nhưng thực tế thì nhà nước liên bang vẫn có thẩm quyền lập pháp trong các lĩnh vực mà hiến pháp không trao cho liên bang Ngược lại nhà nước các bang vẫn có thẩm quyền lập pháp trong các lĩnh vực mà hiến pháp đã trao cho nhà nước liên bang
• Nhà nước liên bang có thẩm quyền lập pháp trong các lĩnh vực đáng lẽ thuộc về các bang bằng cách lợi dụng điều khoản thương mại trong điều 1 để mở rộng thẩm quyền nhà nước liên bang Khái niệm thương mại liên bang ngày càng mở rộng không ngừng, không chỉ bao gồm việc vận chuyển hàng hóa mà bao gồm luôn các hành vi có thể ảnh hưởng đến thương mại liên bang Ví dụ : qui định giờ giấc làm việc không thỏa đáng, internet, môi trường …
• Nhà nước bang có thẩm quyền lập pháp trong các lĩnh vực đáng lẽ thuộc về liên bang trong trường hợp bang sử dụng thẩm quyền còn lại Ví dụ : liên bang chỉ qui định chung, khung còn bang sẽ qui định cụ thể; khi liên bang sử dụng không hết thẩm quyền hiến pháp trao cho Ỉ nhưng pháp luật bang sẽ không được trái pháp luật liên bang và hiến pháp
Khi có sự xung đột về hiệu lực pháp lý thì pháp luật liên bang luôn luôn chiếm
ưu thế ( điều 6 của hiến pháp ) Trong lĩnh vực tư pháp,
Trang 8Thẩm quyền xét xử chủ yếu vẫn thuộc về tòa án bang
Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả tòa án bang và tòa án liên bang, bao gồm
Vụ việc liên quan đến diễn giải hiến pháp và các đạo luật của liên bang Tòa án tối cao của liên bang được quyền xem xét lại tất cả các vụ việc liên quan đến việc diễn giải pháp luật của liên bang
Vụ việc dân sự liên quan đến yếu tố đa chủng : 1 bên trong quan hệ là người nước ngoài hay liên quan đến công dân của ít nhất 2 bang khác nhau Nhưng vụ việc tranh chấp có giá trị trên USD75,000 mới được đưa lên tòa liên bang trừ các việc liên quan bầu cử, nhập tịch, trừng cầu dân ý
Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả tòa án bang và tòa án liên bang bao gồm các vụ án mà cả cơ quan nhà nước cấp liên bang và cấp bang đều có quyền khởi tố
Các vụ việc thuộc độc quyền xét xử của 1 tòa án
Tòa án của bang được độc quyền xét xử đối với vụ việc liên quan đến pháp luật của bang và thỏa mãn thêm điều kiện là tất cả các bên đều phải là công dân của bang
Tòa án của liên bang có thẩm quyên chuyên biệt liên quan đến sở hữu công nghiệp, thủ tục phá sản, tranh chấp hàng hải, khiếu kiện chống lại các cơ quan hành chính liên bang
Luật áp dụng tại các tòa án
Luật tố tụng thì không phụ thuộc vào việc tòa án thụ lý vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của cấp nào Luật tố tụng được áp dụng trong mọi trường hợp là luật tố tụng của chính tòa án xét xử
Luật nội dung : về nguyên tắc vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của cấp nào thì tòa án phải áp dụng luật nội dung cuả cấp đó
Nếu vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang thì tòa án phải áp dụng pháp luật của bang nếu vấn đề liên quan đến bang và phải áp dụng pháp luật của liên bang khi vụ tranh chấp mang tính chất xuyên bang
III Hệ thống tòa án Mỹ
Hệ thống tòa án Mỹ bao gồm hệ thống tòa án bang và hệ thống tòa án liên bang Các bang được toàn quyền xây dựng hệ thống tòa án của bang mình ( ¾ các bang tương tự liên bang ) Bao gồm 3 cấp :
Sơ thẩm : tòa án liên bang thiết lập theo nguyên tắc khu vực ( phụ thuộc vào diện tích, dân số, vụ việc ) có thẩm quyền với hầu hết vụ việc thuộc thẩm quyền tòa liên bang, ngoại trừ vụ việc liên quan đến đại sứ nước ngoài thì sẽ do chính tòa án tối cao sơ thẩm
Phúc thẩm : bao gồm 13 tòa, mỗi tòa phụ trách 1 số bang, có thẩm quyền xét xử các vụ việc chuyển lên từ sơ thẩm và phúc thẩm các quyết định của cơ quan hành chính liên bang Ỉ nhằm kiểm tra việc giải thích hiến pháp và pháp luật liên bang của các tòa sơ thẩm và các cơ quan hành chính Phân loại vụ việc để giải tải công việc cho tòa án tối cao Ỉ có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra án lệ và việc lập ra chính sách
Trang 91 Tòa án tối cao Mỹ :
Là tòa án thực quyền mạnh nhất trên thế giới, có thẩm quyền
Xét xử sơ thẩm lẫn phúc thẩm,
Giải thích hiến pháp, pháp luật liên bnag
Tuyên bố đạo luật nào đó là vi hiến
Chức năng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
• Sơ thẩm : có thẩm quyền đối với các vụ việc do đại sứ nước ngoài khởi kiện, vụ án liên quan tranh chấp giữa các bang về lãnh thổ Vì đây là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án nên bản án sơ thẩm của tòa này có giá trị chung thẩm, không thể kháng cáo kháng nghị tại bất kỳ tòa nào khác
• Phúc thẩm : Tuy nhiên tòa tối cao thường xét xử phúc thẩm với tư cách là cấp phúc thẩm cuối cùng trong hệ thống tư pháp Mỹ Bao gồm các kháng cáo kháng nghị chuyển lên từ phúc thẩm liên bang, các phán quyết chung thẩm của tòa án bang trái với hiến pháp hay pháp luật liên bang
Chức năng giải thích hiến pháp :
Tối cao pháp viện là cơ quan có tiếng nói cuối cùng trong việc giải thích hiến pháp, các đạo luật liên bang của cơ quan lập pháp và các điều ước quốc tế Chính thẩm quyền này đã tạo nên danh tiếng và uy tiùn của tối cao pháp viện Chính nhờ chức năng này mà những tư tưởng cơ bản của hiến pháp đã được cụ thể hóa vào nhiều lĩnh vục, nhất làø bảo vệ quyền công dân, quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền lực của nhà nước và góp phần mở rộng thẩm quyền của nhà nước liên bang Mỹ
Chức năng bảo hiến :
việc tuyên bố đạo luật nào đó của quốc hội hay hành vi nào đó của chính phủ là vi hiến Việc tuyên bố đạo luật vi hiến là do chánh án John Massan sáng tạo ra, dựa vào thẩm quyền giải thích hiến pháp
IV Nghề luật và đào tạo luật
Gíao trình đại học luật Hà nội
Luật sư Mỹ : không phân chia thành luật sư tư vấn và luật sư bào chữa do Mỹ nhận thấy yếu điểm phức tạp, tốn kém của việc phân chia này + Ban đầu chỉ có 27 luật sư
di cư sang Mỹ, hành nghề cả tư vấn và bào chữa nên họ phải kiêm cả 2 chức năng này Đào tạo nghề luật của Mỹ giống Anh, nhằm mục đích đào tạo kỹ năng nghề Những sinh viên luật phải có ít nhất 1 bằng cao đẳng hay đại học Việc đào tạo luật là ở cấp bang nhưng Mỹ có tổ chức kỳ thi tư pháp chung hàng năm ở cấp liên bang
Mỗi bang có hệ thống pháp luật khác nhau, được đào tạo khác nhau nên luật sư học ở bang nào thì chỉ hành nghề ở bang đó
Sau này các bang thỏa thuận là luật sư đã trải qua một thời gian hành nghề luật sư ở bang cũ + vượt qua kỳ thi kiểm tra ở bang mới thì sẽ được hành nghề ở bang mới
Thẩm phán có thể được bổ nhiệm từ chính trị gia, giáo sư luật
Mỹ tiên tiến nhất trên thế giới trong đào tạo luật do áp dụng phương pháp Socrate : phân tích dựa trên bản án kết hợp với đối thoại