Giáo án luật so sánh - Bài 4 potx

12 1.1K 17
Giáo án luật so sánh - Bài 4 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu hỏi Khuynh hướng hiện đại là kết hợp ưu điểm của cả án lệ và thành văn Tại sao có sự phân chia luật công luật tư Pháp điển hóa ( tiêu chí phụ ) trình độ cao hay thấp, cách hiểu khái niệm 6 tiêu chí phân loại thì tiêu chí nào quan trọng nhất Hệ thống pháp luật XHCN khác với hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa ở 3 điểm Chòu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghóa Mác Lênin Không có sự phân chia luật công và tư do quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể tách rời, chỉ phân công phân nhiệm Không công nhận tư hữu nên hoạt động thương mại không phát triển ( làm cho luật tư không phát triển ) châu Âu lục đòa phân đònh luật tư để nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động thương mại. Trong khi đó nhà nước XHCN thống nhất quản lý toàn bộ các hoạt động Thẩm phán châu Âu lục đòa hạn chế lập pháp. Nhưng XHCN không chấp nhận án lệ nên thẩm pháp không có khả năng lập pháp. Hiện nay, các cựu quốc gia XHCN phát triển theo hướng nào ? Điều kiện nào để xếp loại vào hệ thống pháp luật Hồi giáo Các đặc trưng : nguồn luật, vai trò của nhà nước ( chỉ để thi hành kinh Coran của thánh Ala, vai trò làm luật rất hạn chế ); hà khắc, bất bình đẳng cho phụ nữ ( nhiều vợ, ngoại tình ) BÀI 4 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP I Lòch sử hình thành pháp luật nước Pháp Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cách mạng triệt để, xóa bỏ hoàn toàn sự thống trò của giai cấp phong kiến ( khác với cách mạng tư sản Anh không triệt để ) 1 Giai đoạn trước 1789 1.1 Tình hình pháp luật Sau 475 đế chế La mã bò tan rã với sự xâm lược của những người German từ miền Bắc, lãnh thổ bò phân hóa thành nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên lúc này đã có sự chuyển tiếp từ việc áp dụng luật của cá nhân sang luật của vùng. Ghi chú Luật cá nhân căn cứ trên sự áp dụng của luật La mã. Người của bộ tộc thò tộc nào thì luật của bộ tộc thò tộc đó sẽ được áp dụng với cá nhân đó. Ví dụ công dân La mã sẽ chòu sự điều chỉnh của luật La mã. Trong khi đó, luật của vùng sẽ được áp dụng cho người sinh sống hay thực hiện hành vi pháp lý trên vùng lãnh thổ đó Toàn bộ nước Pháp được chia làm 60 vùng pháp luật khác nhau. Tuy nhiên khi căn cứ trên ranh giới của sông Loire, thì về cơ bản pháp luật nước Pháp sẽ được phân chia ra 2 vùng : miền Nam là vùng pháp luật thành văn, miền Bắc là vùng pháp luật tập quán • Đối với miền Nam, Luật La mã là nguồn luật được ưu tiên áp dụng vì nền kinh tế thương mại rất phát triển. Luật La mã với bản chất chính xác, đầy đủ, phạm vi điều chỉnh rộng, đặc biệt trong lónh vực luật dân sự cho nên rất được thường xuyên áp dụng tại vùng này. Ngoài ra những vấn đề không được điều chỉnh bởi luật La mã, thì sẽ được giải quyết bằng cách áp dụng tập quán. Luật La mã được áp dụng ở miền Nam là những bản chép tay tóm tắt luật La mã từ năm 526. Sau đó vào thế kỷ 12, cùng với việc tìm lại được bộ luật Justinian I, thì bộ luật này được áp dụng thay thế cho bản chép tay trước đó. Ngoài ra tập quán cũng không được ưa chuộng để áp dụng vì tính chất rất hạn chế trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đồng thời nền kinh tế của miền Nam nước Pháp cũng rất phát triển cho nên rất thích hợp để áp dụng luật La mã. Bên cạnh đó xét về đòa lý, miền Nam nước Pháp là vùng gắn liền với đế chế La mã trước đây • Đối với miền Bắc nước Pháp Tập quán được xem là nguồn luật chủ yếu vì nền kinh tế ở đây mang tính chất thủ công, tự cung tự cấp nên tập quán là nguồn luật rất thích hợp để áp dụng. Những vấn đề luật tập quán không điều chỉnh thì luật La mã sẽ áp dụng như là nguồn luật bổ sung. Lý do luật La mã không được áp dụng ở đây vì : Nền kinh tế kém phát triển, Nằm rất xa nằm ngoài tầm ảnh hưởng của luật La mã, Trình độ dân trí ở mức thấp Ỉ trước thế kỷ 11 ở vùng này chưa có chữ viết cho nên rất khó áp dụng luật La mã vốn là luật hành văn. Luật tập quán áp dụng ở vùng này là bộ luật Xa lích của người German hình thành ở thế kỷ 5 -6. Do chưa có chữ viết các tập quán chỉ tồn tại dưiới hình thức nói. Để xác đònh có hay không tồn tại 1 tập quán thì cần phải thành lập 1 hội đồng gồm 10 người trở lên ( đây là những người có uy tín, có thâm niên trong vùng tập quán đó ) và cả 10 người này cùng xác nhận rằng có tồn tại tập quán đó thì tập quán đó mới được xem là có tồn tại ở vùng đó Đến thế kỷ 13, ở miền Bắc nước Pháp diễn ra quá trình biên soạn các bộ tập quán do các cá nhân tự thực hiện mà không phải do nhà nước ban hành và những tập quán này được biên soạn 1 cách ngẫu nhiên không tuân theo 1 tiêu chí nhất đònh nào cho nên rất khó để áp dụng, rất khó để xác đònh 1 tập quán phù hợp trong 1 trường hợp cụ thể. Đến thế kỷ 16 việc biên soạn các tập quán được thực hiện 1 cách khoa học căn cứ trên vùng áp dụng của tập quán và mối quan hệ mà tập quán đó điều chỉnh. Lúc này ở nước Pháp có 30 vùng tập quán lớn và tập quán quan trọng nhất là tập quán Paris được biên soạn năm 1510 dưới ảnh hưởng của tòa án Paris là tòa án của thủ đô nước Pháp Pháp luật nước Pháp nhìn chung dù có sự khác biệt, tuy nhiên xuyên suốt từ trong quá khứ đã phản ánh 1 thực trạng rằng pháp luật nước Pháp là pháp luật thành văn với việc áp dụng luật La mã ở miền Nam và quá trình biên soạn tập quán ở miền Bắc nước Pháp Bên cạnh luật La mã và tập quán pháp thì còn có những hình thức pháp luật khác được áp dụng trên toàn nước Pháp. Đó là Luật của nhà vua Ỉ Đối với luật của nhà vua, chủ yếu điều chỉnh trong lónh vực hình sự và dân sự liên quan đến các vấn đề về thừa kế Luật của giáo hội Ỉ Đối với luật của giáo hội chủ yếu điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc đăng ký kết hôn, khai sinh khai tử vv Các học thuyết pháp lý 1.2 Đặc điểm • Chưa có 1 hệ thống pháp luật thống nhất, pháp luật còn mang tính chất vùng miền cùng với nhiều loại hình pháp luật khác nhau. Vì thế trong giai đoạn này các tòa án đã hình thành các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật để có thể giải quyết các tranh chấp Ví dụ Luật giáo hội được áp dụng cho vấn đề kết hôn ly hôn, luật tập quán của nơi có tòa án đang phân xử sẽ được áp dụng cho các tranh chấp tài sản • Pháp luật mang tính không bình đẳng và chia làm 3 hạng người : tăng lữ, q tộc và đẳng cấp thứ 3 ( để bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trò ). Pháp luật sẽ được áp dụng khác nhau đối với những hạng người khác nhau. Ví dụ đối với vấn đề phân chia di sản thừa kế thì đối với đẳng cấp q tộc tài sản sẽ chỉ được chia cho người con trai trưởng, đối với các hạng người còn lại tài sản sẽ được chia đồng đều cho tất cả những người con trai • Pháp luật mang tính chất gia trưởng, người chồng có vai trò quyết đònh đối với tất cả những vấn đề quan trọng trong gia đình và người vợ khi về nhà chồng phải có 1 khối lượng lớn của cải hồi môn • Pháp luật chỉ bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp phong kiến 1.3 Thành tựu • Có sự kế thừa của luật La mã, làm nền tảng để xây dựng pháp luật trong giai đoạn sau • Đã hình thành nên các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật đồng thời cũng hình thành nên tư duy pháp điển hóa, thống nhất hóa pháp luật cho toàn bộ nước Pháp Tồn tại nhiều rào cản cho sự phát triển của chủ nghóa tư bản 2 Pháp luật nước Pháp trong giai đoạn chuyển tiếp 1789 – 1799 2.1 Thực trạng pháp luật Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng triệt để lật đổ hoàn toàn sự thống trò của giai cấp phong kiến. Các nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng là những người được đào tạo rất bài bản về pháp luật tuy nhiên họ vẫn chưa thể xây dựng 1 hệ thống pháp luật thống nhất và toàn diện vì các tranh chấp liên quan đến yếu tố chính trò. Sản phẩm tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản 1789 là tuyên ngôn dân quyền nhân quyền ngày 10/8/1789 ghi nhận những giá trò rất tích cực và nhận thức các vấn đề rất mới về nhân quyền dân quyền. • Nhân quyền bao gồm những quyền tự nhiên của con người : quyền được đối xử bình đẳng, quyền được sống, bầu cử ứng cử vv. • Dân quyền bao gồm những quyền dân sự của công dân trong 1 phạm vi lãnh thổ quốc gia Trong tuyên ngôn đã ghi nhận những giá trò cơ bản như sau : • Các quyền tự nhiên của con người • Các quyền trong lónh vực dân sự : được tự do sở hữu, tự do ngôn luận, tự do lập hội vv • Trong lónh vực thương mại đưa ra chủ trương tự do hóa thương mại, bắt buộc các bên thực hiện các cam kết trong hợp đồng • Trong lónh vực hình sự, đưa ra nguyên tắc suy đoán vô tội và các biện pháp chế tài phải tương thích với hành vi phạm tội. • Ngoài ra sự tự do và bình đẳng là những yếu tố không thể thiếu trong 1 xã hội dân sự và đồng thời pháp luật chỉ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành Bên cạnh đó còn có sự ra đời của các bản hiến pháp lần lượt vào các năm 1791, 1793, 1795 2.2 Đặc trưng cơ bản của pháp luật • Đề cao các quyền về bình đẳng và tự do, dân chủ của công dân như trong điều 1 của tuyên ngôn “ con người được sinh ra và duy trì sự tự do về bình đẳng và quyền “ • Đưa ra nền tảng về 1 nhà nước pháp quyền dân chủ đầu tiên ở châu Âu 2.3 Thành tựu • Cách mạng tư sản Pháp có vò trí ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quốc gia châu Âu khác về việc xây dựng 1 nhà nước của giai cấp tư sản. Những giá trò của bản tuyên ngôn dân quyền nhân quyền vẫn được xem là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống pháp luật nước Pháp trong quá khứ lẫn hiện tại và được xem là phần mở đầu của tất cả các bản hiến pháp của nước Pháp về sau • Năm 1799 diễn ra quá trình thống nhất pháp luật nước Pháp 3 Pháp luật nước Pháp sau 1799 3.1 Tình hình pháp luật Đã diễn ra sự không tuân thủ của những giá trò trong tuyên ngôn nhân quyền dân quyền. Ví dụ trong hiến pháp 1791 đưa rakhái niệm “ công dân tích cực” theo đó chỉ những người giàu có và đóng thuế cao cho nhà nước thì mới có quyền bầu cử ứng cử. Vấn đề này dẫn đến kết quả là đã diễn ra rất nhiều biến động đối với nền chính trò của nước Pháp. Năm 1799, Napoleon lên nắm chính quyền và có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hình thành và thống nhất của pháp luật nước Pháp. Năm 1799 Napoleon cho thành lập hội đồng nhà nước ( là cơ quan vừa có tư pháp vừa có chức năng hành pháp : là cơ quan tư vấn rất quan trọng ) Bên cạnh đó trong giai đoạn này Napoleon đã cho biên soạn hàng loạt các bộ luật quan trọng. Ví dụ năm 1804 cho ban hành bộ luật dân sự và tiếp theo là năm 1806 luật tố tụng dân sự, năm 1807 luật thương mại, năm 1808 luật tố tụng hình sự, năm 1810 bộ luật hình sự ( trước đó chỉ là tập quán ). 3.2 Đặc điểm của pháp luật • Diễn ra quá trình pháp điển hóa rất mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả • Pháp luật mang tính kế thừa nhưng có sự gián đoạn, sự gián đoạn thể hiện ở việc thay đổi về bản chất của xã hội từ chỗ nằm trong tay của giai cấp phong kiến chuyển sang giai cấp tư sản với mục đích xây dựng nhà nước pháp quyền và 1 xã hội dân sự phát triển • Pháp luật mang tính bình đẳng và dân chủ. Sự bình đẳng và dân chủ là những nguyên tắc hiến đònh và cũng mang tính tự do trong những khuôn khổ và giới hạn do pháp luật cho phép • Hình thành nên sự thống nhất cho việc xây dựng 1 hệ thống pháp luật chung. • Ngoài ra pháp luật nước Pháp còn mang tính chất kế thừa từ những thành tựu của pháp luật trong giai đoạn trước. Ví dụ bộ luật dân sự Napoleon trong các vấn đề qui đònh về hợp đồng, về thương mại về hình thức cấu trúc và ngôn ngữ chòu ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ luật La mã. Trong khi đó, các vấn đề liên quan đến luật hình sự, hôn nhân gia đình chòu ảnh hưởng rất lớn từ luật tập quán của miền Bắc nước Pháp và luật giáo hội 3.3 Thành tựu • Đặt ra việc hoàn thiện và xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn quốc đồng thời tác động mạnh mẽ đến trào lưu pháp điển hóa tại các quốc gia châu Âu khác và góp phần vào việc hình thành nên hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa II Bộ luật dân sự Napoleon 1 Hình thức, ngôn ngữ, cấu trúc, kỹ thuật lập pháp của bộ luật Về cấu trúc, bộ luật được chia thành quyển - thiên - chương - mục – điều, bao gồm 3 quyển với 2,283 điều luật trong 36 thiên trong đó quyển 1 qui đònh các vấn đề về thể nhân, quyển 2 qui đònh các vấn đề về vật quyển 3 qui đònh các phương thức để có được vật. Bộ luật được qui đònh từ những vấn đề chung đến các vấn đề cụ thể, thể hiện tính logic và hợp lý đồng thời dễ dàng tiếp cận và lựa chọn các qui phạm phù hợp Ngôn ngữ của bộ luật trong sáng dễ hiểu, đầy đủ và chuẩn xác về các chế đònh của luật dân sự. Đó là do bộ luật xuất phát từ luật La mã, là hình thức pháp luật thành văn, được ban hành bởi cơ quan lập pháp. Tòa án khi xét xử sẽ căn cứ vào những qui đònh trong bộ luật 1 cách dễ dàng do bộ luật sử dụng ngôn ngữ đời thường. Đồng thời qua đó, bộ luật cũng đạt được mục đích mong muốn áp dụng 1 cách nhanh chóng và thống nhất trên cả nước Kỹ thuật lập pháp : thành phần soạn thảo bộ luật bao gồm các thẩm phán của tòa phá án, các học giả về luật, và các chuyên gia ngôn ngữ. Điều này giúp cho bộ luật dân sự có được ngôn ngữ pháp luật chuẩn xác rõ ràng đồng thời cũng dễ hiểu dễ áp dụng trên cơ sở phương pháp pháp điển hóa của luật La mã Ghi chú Bộ luật dân sự Pháp không cần phải hướng dẫn mà vẫn có thể áp dụng chính xác, dễ dàng Ỉ khác với luật dân sự Việt nam 2 Nội dung của bộ luật • Quyển 1 qui đònh các vấn đề về thể nhân, bao gồm 12 thiên qui đònh các vấn đề về công dân, quốc tòch và hôn nhân gia đình. Đồng thời trong bộ luật đưa ra nguyên tắc xác nhận quốc tòch theo huyết thống. Đối với vấn đề cho và nhận con nuôi, qui đònh cụ thể về độ tuổi của người con nuôi và cha mẹ nuôi cũng như khoảng cách chênh lệch về độ tuổi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Ngoài ra còn có thủ tục xin con nuôi rút gọn : đó là việc không qui đònh khoảng cách chênh lệch về độ tuổi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Đối với vấn đề hôn nhân gia đình, qui đònh độ tuổi kết hôn đối với nữ là 15 tuổi, đối với nam là 18 tuổi, theo sự cho phép của cha mẹ và công dân chỉ có quyền tự đònh đoạt việc kết hôn của mình khi từ 25 tuổi trở lên. Ngoài ra trong quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha và con còn tồn tại rất nhiều bất bình đẳng và khuyết điểm. • Quyển 2 qui đònh các vấn đề về vật. Các qui đònh đối với tài sản, bộ luật dân sự Napoleon trong quyển 2 này bao gồm 4 thiên, qui đònh đối với các vấn đề về tài sản, sở hữu và hoa lợi. Lần đầu tiên bộ luật đưa ra khái niệm phân biệt giữa động sản và bất động sản căn cứ trên tính chất vật lý của chúng là khả năng di dời đối với các tài sản đó ( Hoa kỳ phân biệt dựa trên giá trò của tài sản phải trên 500 USD ) Ngoài ra bộ luật còn đưa ra khái niệm đòa dòch hay dòch quyền ( khác với khái niệm dòch quyền của Việt nam : chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản ) : đối với các chủ của bất động sản liền kề mà không có đường giao thông hay bất lợi về điều kiện tự nhiên thì những chủ sở hữu bất động sản liền kề phải tạo điều kiện cho họ sử dụng quyền đối với tài sản của mình. Ví dụ : điều 637 của bộ luật dân sự Pháp • Quyển 3 qui đònh các phương thức để có được vật, các phương pháp xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, được qui đònh trong 20 thiên. Trong đó nhấn mạnh đến các vấn đề về điều kiện hợp đồng và quyền sở hữu chung về tài sản của vợ chồng. Đối với hợp đồng, cách mạng tư sản Pháp là thành quả của giai cấp tư sản. Vì thế khi lên nắm chính quyền, giai cấp tư sản đã có những qui đònh thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho chủ nghóa tư bản phát triển. Đối với quyền sở hữu chung về tài sản của vợ chồng, bộ luật không có những qui đònh để điều chỉnh những mối quan hệ này. Tuy nhiên thừa nhận sự thỏa thuận của các bên trước khi tiến hành đăng ký kết hôn bằng cách qui đònh cụ thể trong hôn ước dưới sự chứng kiến của công chứng viên. 3 Sự phát triển và vò trí của bộ luật dân sự ở nước Pháp hiện nay Đối với bộ luật dân sự, các qui phạm pháp luật qui đònh nhằm hướng đến 1 xã hội dân sự phát triển bằng cách qui đònh các vấn đề mà pháp luật không cấm chứ không phải là những vấn đề mà pháp luật cho phép như trước đó. Bên cạnh đó, bộ luật dân sự còn có những giá trò tuyệt đối như sau : • Thừa nhận quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật như qui đònh tại điều 8 và đồng thời sự tự do phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. • Trong bộ luật thừa nhận những qui đònh về tôn trọng 1 cách tuyệt đối các giao kết trong hợp đồng • Đối với vấn đề liên quan sở hữu tư nhân, điều 544 qui đònh quyền hưởng dụng và sử dụng đối với tài sản là tuyệt đối mà không có bất kỳ 1 sự vi phạm nào kể cả đối với cơ quan nhà nước Vào năm 1904, tại hội nghò tổng kết áp dụng 100 năm bộ luật dân sự Napoleon, các chuyên gia đưa ra nhận đònh là bộ luật không có kẽ hở về tính logic cũng như kết cấu của bộ luật, đặc biệt trong lónh vực luật tư thì hầu như không có bất kỳ 1 sự thay đổi nào ( do có đến 102 phiên phản biện cho bộ luật dân sự 1804 ). Ví dụ tại điều 4 bộ luật cấm các thẩm phán từ chối xét xử vì bộ luật thiếu những qui phạm phù hợp, những qui phạm không rõ ràng hay mập mờ, tại điều 5 nghiêm cấm các thẩm phán trong quá trình giải quyết các tranh chấp đưa ra những nguyên tắc pháp lý mới Ngoài ra cấu trúc của bộ luật được qui đònh từ phần chung đến phần riêng, tạo nhiều cơ hội cho các thẩm phán khi xét xử có thể lựa chọn những qui phạm pháp luật phù hợp. Hiện tại trong hệ thống pháp luật nước Pháp, án lệ có thể được chấp nhận là 1 nguồn luật bổ sung trong những trường hợp đặc biệt để lấp chỗ trống, khiếm khuyết của bộ luật dân sự Sau 200 năm, bộ luật dân sự có những thay đổi như sau : Về đònh lượng, khoản 1 phần 2 các điều luật vẫn được giữ nguyên so với ban đầu. Khoảng 1/3 số điều luật bò bãi bỏ và số điều luật còn lại thì được tách ra vào trong những bộ luật chuyên ngành. Hiện tại bộ luật dân sự có hiệu lực pháp lý ngang bằng với các bộ luật khác tuy nhiên nếu có sự mâu thuẫn giữa bộ luật dân sự và các bộ luật khác thì luật ban hành sau sẽ có giá trò áp dụng (? ) III Hệ thống tòa án 3.1 Đặc điểm của hệ thống tòa án Hệ thống tòa án nước Pháp được tổ chức theo nguyên tắc nhò nguyên, tức là có sự phân đònh 1 cách độc lập giữa 2 nhánh tòa • Nhánh tòa thẩm quyền chung ( nhánh tòa tư pháp ) chuyên giải quyết các vụ việc dân sự và hình sự. • Nhánh tòa thứ 2 là nhánh tòa hành chính chuyên giải quyết các tranh chấp trong lónh vực hành chính Nguyên nhân dẫn đến cấu trúc nhò nguyên của hệ thống tòa án Pháp : • Thứ nhất, trước cách mạng tư sản, các tòa tư pháp trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong lónh vực hành chính đã làm ảnh hưởng và cản trở đến các hoạt động của các cơ quan hành chính. Điều này được khắc phục sau cách mạng tư sản bằng cách cơ quan nhà nước là nghò viện Pháp đã ban hành bộ luật 16-24 tháng 8/1790 và 1 đạo luật nữa vào tháng 8/1795 nghiêm cấm việc thẩm phán khi xét xử làm trở ngại đến các hoạt động của cơ quan hành chính và hiện tại đạo luật này vẫn còn hiệu lực. Nếu vi phạm các thẩm phán sẽ bò truy cứu trách nhiệm hình sự • Thứ hai xuất phát từ nguyên tắc tam quyền phân lập : nhằm bảo vệ tính độc lập của các cơ quan hành pháp thì các tòa án tư pháp không được làm trở ngại đến các hoạt động của cơ quan hành pháp • Thứ ba, những tòa án có thẩm quyền chung vì không còn chức năng xét xử các tranh chấp hành chính thì cần có 1 hệ thống tòa án hành chính độc lập với nhánh tòa tư pháp giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng cách giao cho hội đồng nhà nước xét xử các tranh chấp đó. Về sau, nó cũng hình thành nên các tòa sơ thẩm và phúc thẩm hành chính trực thuộc hội đồng nhà nước Có tồn tại hội đồng hiến pháp là cơ quan bảo vệ hiến pháp của nước Pháp, độc lập so với hệ thống tư pháp ( khác biệt với Mỹ là trách nhiệm của tòa án tối cao, khác với Việt nam là quốc hội ) Hệ thống tòa án được phân thành 3 cấp tòa : sơ thẩm, phúc thẩm, phá án. Và có 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên đối với nhánh tòa hành chính, nguyên tắc này không được tuân thủ tuyệt đối. Trong 1 số trường hợp đặc biệt hội đồng nhà nước còn có chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa phá án không có chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa án tối cao trong 1 số trường hợp có thể tạo ra án lệ Không có sự phân đònh giữa tòa dân sự và tòa hình sự 1 cách độc lập như ở Anh mà trong 1 tòa sẽ có các tiểu tòa là tiểu tòa dân sự và tiểu tòa hình sự Chế đònh bồi thẩm đoàn được áp dụng duy nhất chỉ ở tòa án hình sự đặc biệt 3.2 Nhánh tòa thẩm quyền chung 3.2.1 Các tòa sơ thẩm Tòa dân sự thẩm quyền hẹp Được tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ mà không phụ thuộc vào đơn vò hành chính và ở mỗi huyện sẽ có ít nhất 1 tòa. Hiện tại Pháp có 455 tòa này. Về tổ chức, tòa này không có biên chế thẩm phán độc lập mà chỉ có các thẩm phán được biệt phái từ tòa sơ thẩm dân sự thẩm quyền chung với nhiệm kỳ 3 năm Về thẩm quyền : đối với các vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trò dưới 10,000 EUR. Đối với các vụ việc hình sự thì có mức hình phạt cao nhất là 6 năm tù hay phạt tiền đến 3,000 EUR. Về thủ tục xét xử : thường được xét xử bởi 3 thẩm phán. Đối với các vụ việc nhỏ gọn thì được giải quyết bởi 1 thẩm phán. Cấp phúc thẩm : những bản án từ tòa này sẽ được giải quyết theo trình tự phúc thẩm tại các tòa phúc thẩm vùng Giới hạn thẩm quyền phúc thẩm : những tranh chấp giá trò dưới 4,000 EUR thì sẽ không được xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên có khả năng được xét xử theo trình tự phá án tại tòa phá án nước Pháp. Tòa dân sự thẩm quyền chung Toàn nước Pháp có 181 tòa loại này (6 tòa hải ngoại + 175 tòa quốc nội ) và ở mỗi tỉnh sẽ có ít nhất 1 tòa. Về cơ cấu tổ chức, số lượng thẩm phán chuyên nghiệp tại các tòa này phụ thuộc vào khối lượng công việc mà nó đảm nhiệm Trong tòa này sẽ có các tiểu tòa dân sự và các tiểu tòa hình sự. Phụ thuộc vào khối lượng công việc mà nó giải quyết thì số lượng tiểu tòa cũng khác nhau. Ví dụ : Pari có 30 tiểu tòa trong khi Nancy chỉ có 3 tiểu tòa Thủ tục xét xử : được xét xử bởi 1 hay 3 thẩm phán chuyên nghiệp Về thẩm quyền : đối với các vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có giá trò trên 10,000 EUR. Đối với các vụ việc hình sự thì có mức hình phạt là 6 năm tù trở lên hay phạt tiền từ 3,750 EUR trở lên Cấp phúc thẩm ( tòa phúc thẩm vùng ) xét xử những bản án từ tòa sơ thẩm Giới hạn thẩm quyền phúc thẩm : không đặt ra những giới hạn về thẩm quyền xét xử Tòa vi cảnh : được xét xử bởi 1 viên cảnh sát và hình thức phạt tiền tối đa là 1000 EUR đối với các hành vi vi phạm luật giao thông, hay các tội hình sự nhẹ Tòa hình sự đặc biệt Cơ cấu tổ chức : bao gồm 1 chánh án và 2 thẩm phán từ tòa phúc thẩm vùng hay tòa dân sự sơ thẩm thẩm quyền chung được biệt phái theo vụ việc mà không có biên chế riêng Thẩm quyền : xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng như tội giết người, khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia với hình phạt tù từ 10 năm cho đến chung thân Thủ tục xét xử : được xét xử bởi 3 thẩm phán và sử dụng chế đònh bồi thẩm đoàn. Bản án của tòa án này chỉ được xem xét lại ở tòa phá án Các tòa đặc biệt khác : tòa thương mại, tòa lao động, tòa nông nghiệp Sử dụng lực lượng là các thẩm phán hòa bình, là những người có chuyên môn trong lónh vực cụ thể, làm việc không hưởng lương Cấp phúc thẩm : được giải quyết tại tòa phúc thẩm vùng 3.2.2 Các tòa phúc thẩm Toàn nước Pháp có 35 tòa phúc thẩm vùng được tổ chức theo không gian lãnh thổ. Mỗi tòa phúc thẩm vùng sẽ có trách nhiệm xét xử phúc thẩm từ các bản án sơ thẩm của các tòa sơ thẩm trong phạm vi vùng mà nó phụ trách Thẩm quyền xét xử : xét xử cả về tình tiết lẫn nội dung của pháp luật, các bản án dân sự và hình sự Thủ tục xét xử : từ 3 đến 7 thẩm phán từ các ban liên quan đến bản chất của vụ việc 3.2.3 Các tòa phá án Chức năng : Đây là cấp cao nhất của nhánh tòa tư pháp có chức năng thống nhất việc áp dụng pháp luật trong phạm vi cả nước đối với nhánh tòa tư pháp ( giống Việt nam về áp dụng pháp luật ) Thẩm quyền : chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật của các bản án bò kháng cáo kháng nghò ( không bao giờ xem xét lại mặt tình tiết , nội dung của bán án ) Các bản án được phép kháng cáo kháng nghò lên tòa án tối cao bao gồm : bản án bò giới hạn thẩm quyền phúc thẩm, bản án của các tòa đặc biệt, bản án bò phúc thẩm Kết quả của hoạt động xem xét sẽ cho ra 2 loại quyết đònh : giữ nguyên bản án ( có giá trò chung thẩm ) hủy bản án ( đây là tên gọi của tòa phá án ) bằng cách trả lại cho 1 tòa án cấp dưới khác cùng cấp với tòa đã ra bản án bò kháng cáo, kháng nghò hay trả lại cho chính tòa án đã ra bản án nhưng sẽ giao cho hội đồng xét xử khác hòa toàn. Chú ý : Khi trả bản án lần 1 thì tòa phá án có quyền đưa ra ý kiến của mình nhưng các tòa án cấp dưới không bắt buộc tuân theo. Hệ quả là tòa án cấp dưới vẫn có thể xét xử khác đi, dẫn đến kháng cáo kháng nghò lần 2.Nhưng nếu tòa phá án tiếp tục trả lại bản án lần thứ 2 thì ý kiến của tòa phá án bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuântheo. Hội đồng xét xử của tòa phá án thường có từ 3-5 thành viên ở lần phá án thứ nhất, nhưng tất cả các thành viên của tòa phá án sẽ phải tham gia ở lần thứ hai,. Chú ý Tòa phá án Pháp chỉ xem xét lại việc áp dụng pháp luật của các tòa khác Tòa tối cao Việt nam cũng có chức năng xét xử phúc thẩm Tòa tối cao Mỹ có chức năng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm Tại sao việc thống nhất pháp luật là đặc điểm của các nước châu Âu lục đòa, rất quan trọng đối với pháp luật thành văn ? 3.3 Nhánh tòa hành chính Xét xử các vụ việc mang yếu tố công ( khác với nhánh tòa thẩm quyền chung xét xử các vụ việc mang yếu tố tư ). Điều đặc biệt của nhánh tòa hành chính không chỉ có chức năng xét xử mà còn có chức năng tư vấn cho hành pháp ( trừ tòa phúc thẩm hành chính ) Về phân cấp, nhánh tòa hành chính cũng được chia ra 3 cấp tòa rõ ràng : • tòa hành chính sơ thẩm, • tòa hành chính phúc thẩm, • tối cao pháp viện ( hội đồng nhà nước, tham chính viện ) Khác với nhánh tòa tư pháp, nhánh tòa hành chính không có sự phân đònh rõ ràng về cấp xét xử. Hội đồng nhà nước vừa có chức năng xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử phá án ( xem xét lại việc áp dụng pháp luật ) Hội đồng nhà nước ( tham chính viện ) Chức năng tư vấn của hội đồng nhà nước: Có 2 trường hợp bắt buộc phải có sự tham vấn của hội đồng nhà nước nhưng ý kiến tham vấn này không bắt buộc phải tuân theo • Khi chính phủ chuẩn bò trình 1 dự án luật lên nghò viện • Khi nghò viện qui đònh rõ ràng bằng văn bản rằng nghò đònh của chính phủ hướng dẫn thi hành 1 đạo luật nào đó bắt buộc phải có ý kiến của hội đồng nhà nước Ngoài ra bắt đầu từ 1963, hội đồng nhà nước có thêm 1 chức năng là đề xuất các cải cách cần thiết đối với hệ thống pháp luật hành chính hiện hành trong bản báo cáo hoạt động hàng năm gởi lên cho tổng thống Chức năng xét xử của hội đồng nhà nước Hội đồng nhà nước đồng thời có chức năng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ việc hành chính phức tạp có khả năng tạo ra những nguyên tắc pháp lý mới, các vụ việc có liên quan đến công chức, viên chức cao cấp của chính phủ Tòa sẽ xét xử phúc thẩm các bản án được chuyển lên từ các tòa án hành chính đặc biệt : khi áp dụng thủ tục xem xét tính hợp pháp của hành vi hành chính theo thủ tục sơ bộ, khi có khiếu nại về bầu cử hội đồng thành phố, thò trấn ( Chú ý : khiếu nại về bầu cử tổng thống sẽ do hội đồng bảo hiến xử ) khi có kháng cáo phúc thẩm đến tử các tòa án hành chính đặc biệt Hội đồng nhà nước có thẩm quyền phá án đối với bất kỳ tòa án hành chính nào ( trong khi đó, nhánh tòa án tư pháp thì chỉ có thẩm quyền phá án đối với tòa phúc thẩm, tòa sơ thẩm đặc biệt ) Theo đó, hội đồng nhà nước sẽ xem xét tính hợp pháp và tuyên hủy hay giữ nguyên bản án của tòa án cấp dưới. Căn cứ quan trọng nhất khi xem xét theo thủ tục phá án là có dấu hiệu vi phạm về mặt thẩm quyền, sai phạm trong thủ tục hay áp dụng pháp luật [...]... xử nhưng lại đưa ra phán quyết trái ngược nhau Tòa xung đột là 1 tòa độc lập trong hệ thống tòa án Pháp Thành phần tòa bao gồm 9 thẩm phán, trong đó chánh án sẽ do bộ trưởng bộ Tư pháp đảm nhiệm, 4 thẩm phán của nhánh tòa tư pháp, 4 thẩm phán của nhánh tòa hành chính Tòa này không xét xử về mặt nội dung của các tranh chấp mà chỉ đưa ra phán quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của nhánh tòa hành chính, hay... các văn bản do chính phủ ban hành IV Nghề luật – Đào tạo luật Pháp là 1 trong những quốc gia có nghề luật đa dạng nhất trên thế giới Tại sao ở Anh không có nghề công chứng viên ? tại sao ? Ở Pháp có 1 số nghề luật mang tính độc quyền : công chứng viên, luật sư … Tòa Pháp phân ra 2 nhánh tòa tư pháp và tòa hành chính thẩm phán được đào tạo khác nhau Thẩm phán, luật sư , công tố viên ( ngoài ra còn có...sai Sau khi hủy phán quyết của tòa án cấp dưới, hội đồng nhà nước có thể trao vụ việc cho tòa án khác cùng cấp với tòa án đã xét xử Khác với tòa phá án trong nhánh tòa tư pháp, sau khi hủy án hội đồng nhà nước có thể trực tiếp xét xử về mặt nội dung nếu thấy “có lợi cho công tác quản lý xét xử “ Ngoài ra... pháp luật : Trong thời gian hội đồng bảo hiến đang xem xét tính hợp hiến thì việc công bố văn bản luật bò tạm đình chỉ cho đến khi có quyết đònh của hội đồng Khi văn bản luật bò tuyên bố vi hiến thì không thể có hiệu lực pháp luật Nếu 1 văn bản luật bò tuyên bố vi hiến 1 phần thì phần vi hiến đó không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của văn bản Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến : Thực hiện khi văn bản luật. .. tòa hành chính sơ thẩm và tòa hành chính phúc thẩm 3 .4 Tòa xung đột Do ranh giới phân biệt luật công tư không rõ ràng ( Ví dụ : vụ việc hình sự Pháp có thể là luật tư ) cần có tòa xung đột, có vò trí độc lập với cả nhánh tòa tư pháp và hành chính Chức năng của tòa xung đột Tòa xung đột có chức năng phân đònh thẩm quyền giữa 2 nhánh tòa hành chính và nhánh tòa tư pháp trong các trường hợp sau : • Khi cả... chấp mà chỉ đưa ra phán quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của nhánh tòa hành chính, hay thuộc thẩm quyền của nhánh tòa tư pháp Nhưng kể từ 1932, nguyên tắc này có 1 ngoại lệ : trường hợp duy nhất mà tòa xung đột được xét xử nội dung vụ việc là khi một vụ việc đã được xét xử bởi cả 2 nhánh tòa án, 2 bản án đã được công bố nhưng mâu thuẫn với nhau, các bên đương sự sẽ được đưa sự việc ra tòa xung đột 3.5 Hội... đồng bảo hiến ra quyết đònh là 1 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của chính phủ thì thời hạn trên được rút xuống còn 8 ngày Hình thức, hiệu lực của văn bản do hội đồng bảo hiến ban hành Các văn bản do hội đồng bảo hiến ban hành được thể hiện dưới hình thức quyết đònh ( khác với Mỹ ) có giá trò chung thẩm, không thể bò kháng cáo kháng nghò, có giá trò bắt buộc thi... 2 nhánh tòa tư pháp và tòa hành chính thẩm phán được đào tạo khác nhau Thẩm phán, luật sư , công tố viên ( ngoài ra còn có thừa phát lại, công chứng viên ) -BÀI 5 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH ... tòch hạ viện chỉ đònh Nhiệm kỳ của hội đồng bảo hiến là 9 năm vàkhông được tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ Chú ý : cứ 3 năm 1 lần, hội đồng bảo hiến sẽ bầu lại hay chỉ đònh lại 1/3 số thành viên nhằm tránh tính bảo thủ, trì trệ Chủ tòch hội đồng bảo hiến sẽ do tổng thống bổ nhiệm Các thành viên của hội đồng bảo hiến không được kiêm nhiệm thêm các chức danh sau : bộ trưởng, nghò sỹ, ủy viên hội đồng kinh... quan của hội đồng bảo hiến Chức năng của hội đồng bảo hiến • Kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản do cơ quan lập pháp ban hành trong 2 trường hợp sau : Nếu 1 văn bản được ban hành với tư cách là 1 luật tổ chức hay 1 qui tắc tố tụng thì bắt buộc phải có ý kiến của hội đồng bảo hiến Nếu không thuộc trường hợp trên hay nếu là 1 điều ước quốc tế thì có thể được hội đồng bảo hiến xem xét khi có yêu cầu . tiết , nội dung của bán án ) Các bản án được phép kháng cáo kháng nghò lên tòa án tối cao bao gồm : bản án bò giới hạn thẩm quyền phúc thẩm, bản án của các tòa đặc biệt, bản án bò phúc thẩm Kết. ban hành bộ luật 1 6-2 4 tháng 8/1790 và 1 đạo luật nữa vào tháng 8/1795 nghiêm cấm việc thẩm phán khi xét xử làm trở ngại đến các hoạt động của cơ quan hành chính và hiện tại đạo luật này vẫn. phản ánh 1 thực trạng rằng pháp luật nước Pháp là pháp luật thành văn với việc áp dụng luật La mã ở miền Nam và quá trình biên so n tập quán ở miền Bắc nước Pháp Bên cạnh luật La mã và tập quán

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan