BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần IX Các Loại Vacxin Cho Bệnh Cúm Do Virut Những Người Trưởng Thành Mà Nên Được Tiêm Chủng. Sau đây, theo thứ tự ưu tiên, là những nhóm cộng đồng dân cư nên được tiêm chủng hàng năm. Hai nhóm đầu tiên có nhu cầu cao nhất cho việc chủng ngừa cúm và được ưu tiên cao nhất: • Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên. Tất cả những người cao tuổi mà được chủng ngừa vắc xin cúm thì có tỉ lệ nhập viện thấp hơn những người không được tiêm chủng. Hiện tại có chứng cứ cho thấy rằng việc tiêm chủng có thể giúp bảo vệ chống lại những trường hợp đau tim gây bất lợi (bao gồm những trường hợp xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật tim), đột quỵ, và tử vong từ mọi nguyên nhân ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ khoảng 2 phần 3 số người trong nhóm này được tiêm chủng, phần lớn bởi vì mối lo sợ không căn cứ về tính không hiệu quả và các tác dụng phụ gây hại. • Những người ở bất kỳ độ tuổi nào có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng cúm nghiêm trọng. Những người này bao gồm những bệnh nhân mắc bệnh tim, các vấn đề về phổi, thiếu khả năng miễn dịch, bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh về máu mãn tính. Những người với bất kỳ chứng bệnh nào mà có thể làm suy yếu các chức năng hô hấp hoặc làm suy yếu việc xử lý sự bài tiết đường hô hấp, bao gồm những người bị tình trạng suy yếu chức năng nhận thức, tổn thương tủy sống, những rối loạn về co giật (như động kinh), hoặc những rối loạn về thần kinh cơ khác, được xếp vào nhóm này. (Đã có những lo ngại về tính an toàn của việc tiêm chủng ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người bị nhiễm HIV hoặc bị bệnh suyễn. Hiện tại các nghiên cứu cho thấy rằng loại vắc xin này nói chung an toàn cho những nhóm bệnh nhân này. Ngoài ra, nguy cơ họ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm vượt hẳn các tác dụng phụ gây hại có khả năng xảy ra từ các vắc xin này). • Những người ở bất kỳ độ tuổi nào mà có những chứng bệnh mãn tính. Ủy Ban Cố Vấn Thực Hiện Chủng Ngừa Hoa Kỳ (The U.S. Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) đề nghị rằng tất cả những người trên 50 tuổi nên được chủng ngừa. • Tất cả những nhân viên y tế nên được chủng ngừa. • Những thành viên gia đình tiếp xúc với những cá nhân mà có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng cúm nên được chủng ngừa. Những người trưởng thành khác mà nên được chủng ngừa cúm bao gồm: • Những người có nguy cơ mắc phải các biến chứng cúm mà đang đi du lịch đến những đất nước ở khu vực nhiệt đới vào bất cứ thời điểm nào hoặc đến khu vực Nam Bán Cầu vào giữa tháng Tư và tháng Chín. • Những phụ nữ mang thai mà có nguy cơ mắc phải các biến chứng cúm và đang trong kỳ phụ sản thứ 2 (second trimester: thời kỳ mang thai 6 tháng) và thứ 3 trong mùa cúm. Những phụ nữ mà đang mang thai chỉ nên được chủng ngừa loại vắc xin cúm không hoạt tính. (Việc chủng ngừa thường nên được thực hiện sau kỳ phụ sản thứ nhất. Những ngoại lệ có thể là những phụ nữ mà đang ở kỳ phụ sản thứ nhất(first trimester: 3 tháng đầu tiên mang thai) trong mùa cúm, bởi vì nguy cơ họ mắc phải các biến chứng thì cao hơn bất kỳ nguy cơ mang tính lý thuyết nào xảy ra với thai nhi do vắc xin gây ra). • Những người như lính cứu hỏa (lính phòng cháy chữa cháy) hoặc cảnh sát, là những người rất quan trọng cho việc duy trì an toàn công cộng. Các Hiệu Ứng Gây Hại. Những phản hồi bất lợi có thể xảy ra đối với các vắc xin này bao gồm: • Phản ứng dị ứng. Những loại vắc xin mới có chứa rất ít protein từ trứng, nhưng phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở những người bị dị ứng mạnh với trứng. • Tình trạng đau nhức ở khu vực được tiêm chủng. Lên tới khoảng 2 phần 3 số người được chủng ngừa cúm phát triển vết đỏ nhạt hoặc tình trạng nhức nhối ở khu vực được tiêm chủng 1 đến 2 ngày sau đó. • Các Triệu Chứng giống cúm. Một số người thực sự sẽ gặp phải các triệu chứng giống như cúm, gọi là hội chứng hô hấp kết hợp (oculo-respiratory syndrome), mà bao gồm ho, thở khò khè, bị thắt ở ngực, viêm họng, hoặc một tình trạng kết hợp. Các triệu chứng này có khuynh hướng xảy ra từ 2 – 24 giờ sau khi chủng ngừa và thường kéo dài đến 2 ngày. Những triệu chứng này bản thân không phải là bệnh cúm nhưng là một phản ứng miễn dịch đối với những protein của virut chứa trong vắc xin. (Tuy nhiên, bất kỳ ai bị sốt vào thời điểm chuẩn bị chủng ngừa nên hoãn lại việc tiêm chủng cho đến khi cơn sốt giảm xuống). • Hội Chứng Guillain-Barre. Mặc dù những trường hợp bệnh bại liệt được cô lập được biết đến như hội chứng Guillain-Barre đã xảy ra ở một trong số 100 ngàn người được chủng ngừa vắc xin cúm lợn (cúm heo) vào năm 1976, nhưng không có vấn đề đối với những vắc xin sau này. Con số những trường hợp cúm được ngăn chặn bởi chủng ngừa vượt trội nguy cơ mắc bệnh. • Đã có một số câu hỏi liên quan đến việc chủng ngừa cúm bởi vì có báo cáo cho rằng những vắc xin này có thể làm bệnh suyễn trở xấu hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu quan trọng gần đây báo cáo rằng việc chủng ngừa là an toàn cho trẻ em với chứng bệnh suyễn. Việc chủng ngừa này cũng rất quan trọng cho những bệnh nhân này nhằm làm giảm bớt nguy cơ mắc phải những chứng bệnh về hô hấp. Vắc xin Cúm Chim (Cúm Gia Cầm, Cúm Gà) Cơ quan FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận sử dụng vắc xin đầu tiên cho người chống lại virut cúm H5N1 (H5 là chữ viết tắt của loại thứ 5 trong một số loại được biết đến của protein hemagglutinin , N1 là chữ viết tắt của loại thứ nhất trong một số loại được biết đến của protein neuraminidase) vào tháng 4 năm 2007. Loại vacxin này, mà được chế tạo từ một loại virut trong cơ thể người, có thể được sử dụng cho những người tuổi từ 18 – 64 để ngăn ngừa sự lan truyền của virut từ người sang người. Loại vắc xin này đòi hỏi được chủng ngừa 2 liều, mỗi liều cách nhau một tháng. Loại vắc xin này không được bán ngoài thị trường, nhưng thay vào đó sẽ được chính phủ Hoa Kỳ mua để dự trữ và được phân phối cho những viên chức y tế của chính phủ trong trường hợp có một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm (avian flu). Loại vắc xin này đã tạo ra các kháng thể trong 45% số người tiếp nhận liều lượng cao hơn liều lượng đã được nghiên cứu. Các tác dụng phụ phổ biến nhất được báo cáo là sự đau nhức ở khu vực được tiêm chủng, nhức đầu, và đau nhức cơ. Loại vắcxin này vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tình Trạng Kháng Thuốc Kháng Sinh. Việc sử dụng mức độ lớn và lan tràn thuốc kháng sinh đang dẫn đến tình trạng kháng lại thuốc kháng sinh nghiêm trọng toàn cầu. Việc sử dụng không hợp lý những loại thuốc kháng sinh mới và có tác dụng mạnh cho những chứng bệnh như cảm lạnh hoặc viêm họng đã gây ra một nguy cơ đặc biệt phát sinh những giống vi khuẩn kháng lại thuốc. Ví dụ, con số những trường hợp vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus – MRSA) đang gia tăng ở những người mà không có các yếu tố gây nguy cơ. (MRSA gây ra những tình trạng nhiễm trùng da đôi khi gây tử vong). Vào năm 2006, tỉ lệ vi khuẩn bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae) kháng lại nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolone vượt quá 10%. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) không còn khuyến khích việc điều trị tình trạng nhiễm bệnh lậu trước tiên bằng thuốc fluoroquinolone. Khi Nào Thuốc Kháng Sinh Cần Thiết Cho Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp Trên. Các thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến các virut và, ở những cá nhân có sức khỏe tốt, những loại thuốc này hầu như không bao giờ cần thiết hoặc giúp ích cho bệnh cúm hoặc cảm lạnh, ngay cả với tình trạng ho dai dẳng và có nhiều đờm xanh. Trong một nghiên cứu gây lo ngại, thì các thuốc kháng sinh được kê toa cho gần như một nửa số trẻ em khi đi khám bác sĩ về bệnh cảm lạnh thông thường. Các thuốc kháng sinh có thể được sử dụng cho những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên chỉ trong một số trường hợp, chẳng hạn như: • Các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, mà có những chứng bệnh gây ra nguy cơ cao gặp phải những biến chứng do bất kỳ tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên nào, có thể thỉnh thoảng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. • Những bệnh nhân bị viêm xoang mũi nghiêm trọng mà căn bệnh không biến mất trong vòng 7 ngày (một số chuyên gia cho rằng 10 ngày) và những triệu chứng bao gồm một hoặc nhiều vấn đề sau: có nhiều đờm xanh, đau nhức ở mặt, hoặc đau răng, hoặc cảm giác đau khi chạm vào. • Một số trẻ em bị nhiễm trùng tai giữa, mặc dù các chuyên gia có ý kiến khác nhau về việc ai sẽ được điều trị hiệu quả. Một số chuyên gia khuyến khích rằng chỉ có các trẻ em dưới 2 tuổi nên được điều trị bằng thuốc kháng sinh, và các trẻ em trên 2 tuổi nên được điều trị tùy theo từng trường hợp. • Những bệnh nhân bị viêm họng do khuẩn cầu chuỗi hoặc viêm họng nghiêm trọng mà bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết, và không bị ho. (Viêm họng do khuẩn cầu chuỗi chỉ gây ra 10 – 15% tất cả các trường hợp viêm họng). Các Bệnh Nhân có Nguy Cơ Cao Nhất bị Nhiễm Các Chủng Vi Khuẩn Kháng Thuốc. Một số bệnh nhân có nhiều nguy cơ hơn phát triển một loại nhiễm khuẩn có khả năng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường. Vào thời điểm này, một người bình thường không bị nguy hiểm mắc phải vấn đề này. Các yếu tố gây nguy cơ bao gồm: • Quá cao tuổi hoặc quá trẻ tuổi • Tiếp xúc với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn kháng thuốc • Nhập viện vào khoa hồi sức • Đã từng thực hiện phẫu thuật • Ở lại bệnh viện • Sử dụng thuốc kháng sinh dài hạn, đặc biệt trong vòng từ 4 – 6 tuần qua. • Bị các thương tích nghiêm trọng • Luồn ống vào cuống họng, đặt ống thông, truyền tĩnh mạch • Trị liệu ức chế miễn dịch (bằng thuốc hoặc tia phóng xạ) Các trẻ em có nhiều nguy cơ kháng thuốc kháng sinh là những trẻ được giữ ở nhà trẻ, những trẻ tiếp xúc với khói thuốc, những trẻ được nuôi bằng sữa bình, và những trẻ có anh chị em hiện đang bị nhiễm trùng tai. Cộng Đồng Y Tế Hiện Đang Làm Gì. Việc kê toa thuốc kháng sinh khi cần thiết là một bước quan trọng nhất trong việc khôi phục các giống vi khuẩn mà dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh. Các nghiên cứu có tính động viên báo cáo rằng việc kê toa thuốc kháng sinh không hợp lý đang trên đà giảm dần. Việc kê toa cho những tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp thông thường, như viêm tai giữa (thường phổ biến ở trẻ em), viêm họng, viêm phế quản cấp tính, cảm lạnh và cảm cúm đang trên đà giảm dần. Các Bệnh Nhân và Các Bậc Phụ Huynh Có Thể Làm Gì. Các bệnh nhân và các bậc phụ huynh cũng có thể giúp đỡ bằng những mẹo vặt sau đây: • Sử dụng những phương thuốc có tại nhà hoặc thuốc mua không cần toa bác sĩ để làm giảm bớt các triệu chứng của những tình trạng nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp trên. • Nên biết rằng thuốc kháng sinh sẽ không làm giảm thời gian nhiễm bệnh do virut gây ra. Điều quan trọng là bệnh nhân và các bậc phụ huynh phải hiểu rằng mặc dù thuốc kháng sinh có thể mang lại cảm giác an toàn, nhưng chúng không cung cấp bất kỳ ích lợi đáng kể nào cho một người đang bị nhiễm virut, và việc lạm dụng thuốc có thể tạo nên vấn đề vi khuẩn kháng thuốc gia tăng. • Đừng đòi hỏi bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh nếu không cần thiết và không hợp lý. Thông thường bác sĩ sẽ nhượng bộ. • Nếu một đứa trẻ cần một loại thuốc kháng sinh, hãy tham khảo với bác sĩ xem rằng có hợp lý để sử dụng dài hạn liều lượng cao thuốc kháng sinh không, mà liều thuốc này có thể hạ bớt nguy cơ phát triển loại vi khuẩn kháng thuốc. • Nếu được kê toa một loại thuốc kháng sinh, thì hãy uống hết toa thuốc đó, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn trước khi sử dụng hết toa thuốc. . BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần IX Các Loại Vacxin Cho Bệnh Cúm Do Virut Những Người Trưởng Thành Mà Nên Được Tiêm Chủng. Sau. phải các biến chứng cúm nghiêm trọng. Những người này bao gồm những bệnh nhân mắc bệnh tim, các vấn đề về phổi, thiếu khả năng miễn dịch, bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh về máu mãn tính với chứng bệnh suyễn. Việc chủng ngừa này cũng rất quan trọng cho những bệnh nhân này nhằm làm giảm bớt nguy cơ mắc phải những chứng bệnh về hô hấp. Vắc xin Cúm Chim (Cúm Gia Cầm, Cúm Gà) Cơ