1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VII potx

11 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 204,52 KB

Nội dung

BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VII CHẨN ĐOÁN Bất kỳ ai ở lứa tuổi nào cũng có thể có những biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm: • Những người trên 50 tuổi • Trẻ em trong khoảng từ 6 tháng đến 2 năm • Phụ nữ mang thai trên 3 tháng trong mùa cúm • Bất cứ người nào sống trong các trung tâm chăm sóc dài hạn • Bất cứ người nào bị bệnh thận, phổi, tim mãn tính, tiểu đường, hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu Đối với đa số các cá nhân có sức khỏe tốt, bệnh cúm sẽ biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày CÁC YẾU TỐ GÂY NGUY CƠ Tuổi Tác Những trẻ em nhỏ tuổi và những người khá cao tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (gồm mũi, cổ họng, và khí quản) và các biến chứng liên quan của chúng. Trẻ em. Trẻ em dễ bị cảm lạnh và có thể bị từ 8 đến12 lần mỗi năm. Hàng triệu trường hợp bệnh cúm phát triển ở trẻ em và thiếu niên Mỹ mỗi năm. Trước khi hệ thống miễn dịch hoàn thiện, tất cả các trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, với mức độ thường xuyên một cơn cảm lạnh cứ mỗi 1 cho đến 2 tháng. Ống xoang và ống mũi nhỏ hơn cũng làm cho các trẻ em dễ bị cảm lạnh hơn so với trẻ em lớn tuổi hơn và người lớn. Nhiễm trùng đường hô hấp trên dần dần giảm bớt khi trẻ lớn lên, cho đến khi đến tuổi đến trường thì tỉ lệ nhiễm trùng này sẽ ngang bằng với sự nhiễm trùng ở người lớn. Hầu như không cần phải lo lắng khi một đứa trẻ bị cảm lạnh thường xuyên, trừ khi cảm lạnh trở nên nghiêm trọng một cách bất thường hoặc xảy ra thường xuyên hơn so với mức thông thường. Người cao tuổi. Những người cao tuổi thường bị suy giảm phản xạ ho và nôn khan, và hệ thống miễn dịch của họ thường yếu hơn. Do đó, họ có nhiều nguy cơ hơn bị các nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng so với thanh niên và những người ở độ tuổi trung niên. Tiếp xúc với khói và các chất ô nhiễm môi trường Nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp bị gia tăng bởi tiếp xúc với khói thuốc lá, mà có thể làm tổn thương đường hô hấp và hủy hoại lông mao (là các cấu trúc nhỏ giống như tóc mà giúp giữ cho đường hô hấp sạch sẽ). Khói thải độc hại, khói công nghiệp, và các chất ô nhiễm không khí khác cũng là các yếu tố tạo ra nguy cơ. Cha mẹ hút thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở con cái của họ. Các trường hợp bệnh Những người mang bệnh AIDS (SIDA) và các trường hợp bệnh khác mà làm tổn hại hệ thống miễn dịch thì dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu và bệnh Hodgkin (Một chứng bệnh ác tính, tiến triển nhanh chóng, và thỉnh thoảng gây tử vong mà không rõ nguyên nhân, đánh dấu bởi sự sưng to của các hạch bạch huyết, lá lách, và gan. Còn được gọi là ung thư hạch Hodgkin. ) tạo ra nguy cơ cảm nhiễm cho các bệnh nhân. Các bệnh nhân đang được điều trị bằng corticosteroid (steroid), hóa trị liệu, hoặc các loại thuốc khác mà làm ức chế hệ thống miễn dịch thì cũng dễ bị nhiễm bệnh. Những người bị bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ hơn bị nhiễm bệnh cúm. Một số rối loạn về di truyền làm cho người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng bao gồm chứng thiếu máu tế bào hình liềm (chứng rối loạn của máu do di truyền trong đó các sắc tố hemoglobin mang oxy trong hồng cầu (tế bào máu đỏ) có hình dạng không bình thường. "Hemoglobin hình liềm" này kết tinh trong các mao mạch nhỏ, nơi mà nồng độ oxy trong máu thấp (nhưng đủ cho hemoglobin bình thường), gây ra các tế bào máu đỏ có dạng hình liềm bị bóp méo), bệnh xơ nang, và hội chứng Kartagener (mà hậu quả là lông mao mất chức năng hoạt động) Những người bị căng thẳng về tinh thần Một số nghiên cứu cho thấy rằng sự căng thẳng về tinh thần (stress) làm gia tăng khả năng dễ cảm nhiễm của một người đối với cảm lạnh. Sự căng thẳng về tinh thần xem ra làm gia tăng các nguy cơ bị cảm lạnh bất kể là về lối sống hoặc các thói quen sức khỏe khác. Và một khi một người mắc phải bệnh cảm lạnh hoặc cúm, thì sự căng thẳng về tinh thần có thể làm cho các triệu chứng xấu đi. Người ta chưa biết rõ là tại sao các vấn đề này xảy ra. Một số chuyên gia tin rằng sự căng thẳng về tinh thần làm thay đổi các yếu tố miễn dịch nhất định, mà gây ra viêm nhiễm đường hô hấp. Tập thể dục quá mức Những người mà đang bị cảm lạnh, thì việc tập thể dục sẽ không có tác dụng đối với mức độ nghiêm trọng của căn bệnh hoặc thời gian nhiễm bệnh. Ví dụ, một số vận động viên được huyến luyện chuyên nghiệp báo cáo là dễ bị cảm lạnh sau những sự kiện vận động căng thẳng. Mọi người nên tránh hoạt động thể chất căng thẳng khi họ bị sốt cao hoặc bị những chứng bệnh lây nhiễm lan tràn do virút gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh xảy ra theo mùa Cảm lạnh và cảm cúm xảy ra chủ yếu vào mùa đông. Mùa cúm thường bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào giữa tháng ba ở Hoa Kỳ. Những lý do cho khuynh hướng xảy ra theo mùa này không phải do bản thân của khí hậu lạnh gây ra, mà do các yếu tố khác. Chắc chắn rằng, cảm cúm và cảm lạnh có nhiều khả năng lây lan trong mùa đông là vì mọi người ở trong nhà nhiều hơn và bị tiếp xúc với số lượng virút cao hơn trong không khí. Thời tiết khô của mùa đông cũng làm khô mũi, như vậy làm cho mũi dễ bị cảm nhiễm virút. Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng tỉ lệ cao của sự cảm nhiễm virút trong mùa đông có thể do một số yếu tố miễn dịch nào đó, các yếu tố này phản ứng lại với ánh sáng và bóng tối và làm ảnh hưởng đến tính dễ bị cảm nhiễm của một người đối với virút. Đi du lịch bằng xe lửa, xe buýt, và máy bay Đi du lịch trong trường hợp tiếp xúc gần với mọi người, cho dù bằng xe lửa, máy bay, hoặc xe buýt, thì đều có thể làm gia tăng các nguy cơ cảm nhiễm đường hô hấp. Các Trung Tâm Giữ Trẻ Ban Ngày Trẻ em ở các trung tâm giữ trẻ ban ngày có thể có nhiều nguy cơ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, các trẻ này có thể có tỉ lệ mắc bệnh cảm lạnh thấp hơn vào những năm đầu tiên học ở trường tiểu học. Bệnh cảm lạnh mà các trẻ này mắc phải ở trung tâm giữ trẻ, sau đó có thể tạo ra một số miễn dịch đối với bệnh cảm lạnh trong tương lai trong vòng một vài năm. Vào độ tuổi 13, sự bảo vệ này sẽ giảm đi. Cũng có một vài bằng chứng cho thấy rằng bệnh cảm lạnh thường xuyên ở trẻ em có thể giúp bảo vệ chống lại các dị ứng và bệnh hen suyễn trong tương lai. NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA Các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, bao gồm: • Viêm phổi • Viêm não (nhiễm trùng não) • Viêm phế quản • Nhiễm trùng xoang mũi • Nhiễm trùng tai Cảm lạnh hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trong khoảng 1% các trường hợp, cảm lạnh có thể dẫn đến các biến chứng khác, như viêm xoang hay nhiễm trùng tai. Nó cũng có thể làm bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng và, trong những trường hợp không phổ biến, làm gia tăng nguy cơ cảm nhiễm đường hô hấp dưới. Nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng do virút rhinovirus, một nguyên nhân chính gây ra cảm lạnh, thông thường cũng gây ra tình trạng nhiễm trùng tai ở trẻ em, có thể do sự tắc nghẽn vòi Ot –tát (Eustachian tube), vòi này nối đến tai giữa. Các loại virút thậm chí có thể tấn công vào tai một cách trực tiếp. ANATOMY OF THE HUMAN EAR – CẤU TRÚC TAI NGƯỜI Pinna: Vành tai, loa tai Ear drum: Màng nhĩ Ossicles: Xương nhỏ, tiểu cốt Cochlea: Ốc tai Auditory nerve: Dây thần kinh thính giác nối tai trong (inner ear) với não Eustachian tube (vòi Ot-tát): Ống dài nối yết hầu với tai giữa (middle ear) Ear canal: Ống thính Viêm xoang mũi. Khoảng từ 0, 5 đến 5% số người bị cảm lạnh có thể phát triển thành viêm xoang, một tình trạng nhiễm trùng các khoang mũi (khoảng trống chứa đầy không khí trong hộp sọ). Viêm xoang thường là nhẹ, nhưng nếu nó trở nên nghiêm trọng, thì các loại thuốc kháng sinh thường có thể loại trừ được sự trở xấu thêm của bệnh. Tuy nhiên, trong số ít trường hợp, viêm xoang có thể rất nghiêm trọng. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Cảm lạnh thông thường gây ra nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản và viêm phổi ở những bệnh nhân tại nhà dưỡng lão, và ở những người khác mà dễ bị lây nhiễm. Một vài chuyên gia tin rằng virút rhinovirus có thể đóng vai trò quan trọng hơn so với bệnh cúm trong việc gây ra nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong cộng đồng dân cư dễ bị ảnh hưởng bệnh. Tình trạng trở nặng của bệnh Hen Suyễn. Nhiễm trùng do virút rhinovirus có thể làm nặng thêm bệnh hen suyễn cho cả trẻ em và người lớn. Thật vậy, virút rhinovirus đã được báo cáo là sinh vật truyền nhiễm phổ biến nhất liên quan đến các cơn tấn công của bệnh hen suyễn. Cảm lạnh có thể thúc đẩy sự viêm nhiễm dị ứng ở đường hô hấp, và làm gia tăng cường độ phản ứng trong nhiều tuần. Các biến chứng của cảm cúm Bệnh cúm thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, mỗi năm tại Hoa Kỳ, có hơn 200, 000 người phải nhập viện do các biến chứng của bệnh cúm. Có khoảng 36, 000 người chết mỗi năm liên quan đến các biến chứng của bệnh cúm. Những người có nguy cơ cao nhất về các biến chứng nguy hiểm là những người trên 65 tuổi và những người bị các chứng bệnh mãn tính. Cúm A là dạng nghiêm trọng nhất. Cúm B có xu hướng nhẹ hơn. Viêm phổi. Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng chủ yếu của bệnh cúm và có thể rất nguy hiểm. Nó có thể phát triển khoảng 5 ngày sau khi bị nhiễm cúm do virut gây ra. Có hơn 90% trường hợp tử vong do cúm và viêm phổi xảy ra ở những người cao tuổi. Bệnh viêm phổi có liên quan đến cúm (Flu-related pneumonia) gần như luôn luôn xảy ra ở các cá nhân có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người sau đây: • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những bệnh nhân bị bệnh AIDS (SIDA) • Bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân tại nhà dưỡng lão • Trẻ rất nhỏ (có thể rất khó để nói rằng viêm phổi có liên quan đến cúm hay là bị gây ra bởi virút hợp bào đường hô hấp [RSV]) • Những bệnh nhân nhập viện hoặc bất cứ người nào có các trường hợp bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như tiểu đường, tim mạch, tuần hoàn máu, các rối loạn về phổi, đặc biệt là bệnh phổi mãn tính. • Người nghiện ma túy mà sử dụng đến kim tiêm. Sự kết hợp của các yếu tố này làm tăng thêm nguy cơ cảm nhiễm. Nên lưu ý rằng bệnh viêm phổi là một hậu quả không phổ biến của bệnh cúm ở những người trưởng thành khỏe mạnh. Các biến chứng trong Hệ Thống Thần Kinh Trung Ương ở Trẻ Em. Cúm làm gia tăng nguy cơ bị các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương ở trẻ nhỏ. Sốt co giật – động kinh (Febrile seizures) là biến chứng thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em. Các nguy cơ sẽ suy giảm sau khi trẻ em được 1 tuổi, nhưng vẫn còn cao ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. KHI NÀO CẦN LIÊN HỆ VỚI BÁC SĨ Hãy gọi cho bác sĩ nếu bất kỳ ai đó rơi vào trường hợp có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng bệnh cúm, hoặc nếu bệnh của bạn có vẻ nghiêm trọng. [...]...NGĂN NGỪA Vì cảm lạnh và cảm cúm dễ dàng lây lan, do đó mọi người nên thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ra ngoài về Xà phòng thông thường là đủ hiệu quả Loại nước rửa tay chứa chất cồn dạng gel cũng có hiệu quả cho việc sử dụng hàng ngày và thậm chí có thể tiêu diệt virút cảm lạnh Các Sản Phẩm Kháng Khuẩn Xà phòng kháng khuẩn có rất ít... lần so với xà phòng kháng khuẩn trong việc tiêu diệt virut hợp bào (RSV), virút này được biết là gây ra viêm phổi Lau chùi bề mặt với dung dịch có chứa một phần chất tẩy trắng và 10 phần nước thì rất hiệu quả trong việc tiêu diệt virút Nhiệt Độ Cảm lạnh không phải do không mặc đủ quần áo ấm hoặc do đi ra ngoài với mái tóc ướt gây ra . BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VII CHẨN ĐOÁN Bất kỳ ai ở lứa tuổi nào cũng có thể có những biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm, nhưng những người có nguy cơ. tấn công của bệnh hen suyễn. Cảm lạnh có thể thúc đẩy sự viêm nhiễm dị ứng ở đường hô hấp, và làm gia tăng cường độ phản ứng trong nhiều tuần. Các biến chứng của cảm cúm Bệnh cúm thường kéo. trường hợp có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng bệnh cúm, hoặc nếu bệnh của bạn có vẻ nghiêm trọng. NGĂN NGỪA Vì cảm lạnh và cảm cúm dễ dàng lây lan, do đó mọi người nên thường xuyên

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN