Danh y DU CHẤN doc

7 178 0
Danh y DU CHẤN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Danh y DU CHẤN (1709 - ?) Du Chấn, tự Đông Phù, hiệu Tinh Trai, người Chiết Giang, Gia Thiện, danh y đời Thanh. Theo địa phương chí của huyện Gia Thiện thì ông là người thông minh, từ nhỏ học được nhiều sách, giỏi ngâm vịnh, nhưng vì bị nhiều bệnh bèn chọn học y, theo thầy là Kim Quân, tự Thượng Đào, được thầy truyền dạy chỗ bí áo của nghề, trị mạnh được nhiều bệnh lạ, cho nên ngày càng nổi tiếng, bực công khanh cũng tìm đến xin chẩn trị. Ông tánh tình điềm đạm, thích sưu tập y án của danh gia các đời và ông nghĩ rằng khi học tập các y án, đã biết phép tắc của nghề y lại có thể sử dụng nghề một cách khéo léo. Ông nói: ‘Người thầy thuốc giỏi có thể thẩm xét biến chúng của một bệnh và biến chúng của nhiều bệnh, mà phân tích tỉ mỉ; thao túng trong phép tắc, áp dụng sáng suất phép tắc thì không có gì mà không đáp ứng’. Ông thuyết minh rằng y sinh phải đọc nhiều y án, nắm chắc một số phép trị bệnh khéo, sẽ có lợi lớn cho cách Danh y trị liệu ông đề cao trị liệu lâm sàng. Ông hành y vào những năm về già từ niêu hiệu Càn Long năm thứ 39 (1774) đến năm 43 (1778), đem các y án đã sưu tập đọc, tuyển chọn ra một số tinh túy, thêm vào lời bình, viết ra bộ ‘Cổ Kim Y Án Án’ 10 quyển. Trọn bộ sách có được 1077 y án, cộng thêm một số phụ án thì được trên 1.100 y án. Các y án được chọn trong các sách thuốc từ xưa đến sách của Diệp Thiên Sĩ đời Thanh, trên cơ bản là những bệnh thường thấy; nguyên tắc tuyển chọn là ‘lấy phần tinh túy’, có mạch chứng đầy đủ, biện chứng rõ ràng, hoặc phép trị tân kỳ, hoặc lập luận cao siêu, còn số nào nông nổi hoặc quái đản đều loại ra không ghi chép. Do vì kinh nghiệm học thuật của ông rất phong phú, các y án tuyển chọn nghiêm cẩn và rộng khắp lời bình luận thích đáng, người đọc có thể dễ lĩnh hội yếu lĩnh của phép biện chúng luận trị, bộ sách ‘Cổ Kim Y Án Án’ có giá trị cao hơn các sách đồng loại, đọc người đời sau xem trọng. Theo lời tựa của bộ sách này, ngủm ta đoán rằng ông có thể hưởng thọ 70 tuổi. Danh y DƯƠNG TẾ THỜI (Không rõ năm sinh năm mất ) Dương Tế Thời, tự Kế Châu, người đời Minh, Tam Cù (nay là Chiết Giang, Cù Huyện). Ông là nhà châm cứu học trứ danh đời Minh. Ông là con nhà thế y. Ông nội từng nhậm chức Thái y Thái y viện, cho nên nhà ông cất giữ rất nhiều sách thuốc. Thuở nhỏ ông theo học chữ Nho, nhưng ứng thí mấy lần không đỗ, bèn bỏ học khoa cử mà theo học y. Ông gắng công đọc sách thuốc của ông nội để lại, không kể mùa nóng mùa rét, bền lòng học không ngơi nghỉ, trở nên một danh y ở đời. Ông tùng là Ngự y trong 40 năm dưới ba triều vua Gia Tỉnh, Long Khánh, Vạn Lịch, vang danh trong triều ngoài nội. Ông đọc nhiều sách vở, thông hiểu học thuyết của các nhà, tinh thông nhất về môn châm cứu. Trong thời gian hành nghề suốt 40 năm, ông dùng phép châm kim cao siêu trị lành rất nhiều bệnh kinh niên, bệnh lạ. Danh y Nghề châm cứu của ông vốn là do học sách gia truyền ‘Vệ Sinh Châm Cứu Huyền Cơ Bí Yếu. Về sau, ông nhận thấy sách này cũng chưa hoàn bị, bèn tìm xem trong các sách, quyết tâm biên soạn một quyển sách chuyên về châm cứu. Ông lấy ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’ làm gốc, thu nhặt những bộ phận liên quan đến châm cứu trong các sách, như: ‘Thần Ứng Kinh’, ‘Cổ Kim Y Thống’, ‘Càn Khôn Sinh Yù’, ‘Y Học Nhập Môn’, ‘Y Kinh Tiểu Học’, ‘Châm Cứu Tụ Anh’, ‘Châm Cứu Tiệp Yếu, ‘Tiểu Nhi Án Ma’, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân, đồng thời tham khảo hội đồ thông đồng nhân, soạn ra một quyển ‘Châm Cứu Đại Thành’ (‘Tứ Khố Toàn Thư gọi là ‘Châm Cứu Đại Toàn’). Niên hiệu Kiều Long năm thứ 2, Chuộng Đình Khuê ở Cối Kê khắc bản gọi ‘Châm Cứu Tập Thành’, ấn hành vào tháng 8 niên hiệu Vạn Lịch đời Minh, năm thứ 29 (1601). Danh y DƯ LÂM (Không rõ năm sinh năm mất ) Dư Lâm, tự Sư Ngu, người An Huy, Đồng Thành (có tư liệu nói là người Thường Châu), sinh sống quãng đầu niên hiệu Ung Chính đến đầu niên hiệu Gia Khánh đời Thanh. Ông học Nho từ nhỏ, nhung chịu khó học 20 năm mà chẳng đỗ đạt gì mới tự nói: không làm quan giỏi thì làm thầy thuốc giỏi vậy! (Bất vi lương tướng, đương vi lương y). Bèn bỏ con đường sĩ hoạn, đổi học y. Niên hiệu Càn Long năm thứ 29 (1764), bệnh ôn dịch lan tràn ở huyện Đồng Thành, cha ông cũng mắc bệnh, bị trị lầm mà chết. Lúc ấy, ông đang du học ở Đại Lương (Khai Phong), lập tức về quê lo việc tang, hỏi xem các thang thuốc cha đã dùng, đều không phải loại ngoại trị thương hàn; điều này khiến ông ôm hận trong lòng , càng ra sức xem khắp sách thuốc xưa, nhất là tìm các phương thuốc hay để trị bệnh dịch chẩn. Khi nghiên cứu bản thảo thấy sách nói ‘Thạch cao tính hàn trừ được nóng ở dạ dày, vị đạm bạc giỏi Danh y giải thực nhiệt ở cơ thể’, ông mới thấy rõ rằng ‘nếu là dịch ôn nhiệt thì ngoài Thạch cao ra, không gì trị được’. Từ đấy về sau, trong quá trình hành y, mỗi khi gặp ôn dịch bệnh, ông dùng Thạch cao làm chính, lần nào cũng hiệu nghiệm hoàn toàn. Tuổi trung niên, ông dời chỗ về kinh hành nghề. Niên hiệu Càn Long năm thứ 58 (1793), bệnh ôn dịch lan tràn ở kinh đô, dùng phép trị của Trương Cảnh Nhạc không khỏi, phương thuốc của Ngô Hựu Khả cũng vô hiệu, nhiều thầy thuốc đều chịu bó tay. Ông dùng thang lớn Thạch cao và Hoàng liên thì hiệu nghiệm, cứu sống vô số người. Như người thiếp của Phùng Tinh Thục mắc bệnh dịch sắp chết, ông Thạch cao thang làm chính cứu được sống; ngoài cửa Chính Dương, con trai lớn của họ Kỳ nhiễm bệnh dịch, ban chẩn nổi đầy mình tím đen, tay chân lạnh giá, thầy thuốc trước đã phê là 'bất trị’, ông dùng thuốc tán ‘Thanh Ôn Bại Độc’, cho uống luôn 15 thang thì khỏi bệnh. Khi ấy, người bệnh được ông trị lành sao chép phương của ông cho người khác dùng, cũng được kết quả. Về già ông dùng chỗ tâm đắc của trên 30 năm hành nghề trị bệnh dịch chẩn tổng kết lại, biên soạn bộ ‘Dịch Chẩn Nhất Đắc’ 2 quyển: quyển 1 luận thuật chủ yếu về nguyên nhân của bệnh, nơi phát bệnh, bệnh trạng, đề xuất, chỗ khác nhau của hai bệnh dịch chẩn và thương hàn; quyển 2 luận khái quát các loại bệnh chứng sau khi khỏi bệnh, phép điều trị và những gì có liên quan đến việc điều trị, v.v Sách dùng học thuyết vận khí tường thuật sự phát sinh của bệnh, nhận xét rằng nguyên nhân gây bệnh là mối độc vô hình xâm nhập vào cơ thể do miệng mũi, mà mối độc vô hình này là hỏa độc, đồng thời căn cứ trên bệnh nhân, bệnh cơ, chủ trương dùng Thạch cao điều trị, sáng lập ra phép ‘thanh ôn bại độc'. Danh y Phương thuốc này đối với chứng ‘hỏa nhiệt dịch độc’ thật có công hiệu lớn. Cho nên luôn được y gia đời sau thực dụng. . Danh y DU CHẤN (1709 - ?) Du Chấn, tự Đông Phù, hiệu Tinh Trai, người Chiết Giang, Gia Thiện, danh y đời Thanh. Theo địa phương chí của huyện Gia Thiện thì ông. bệnh lạ. Danh y Nghề châm cứu của ông vốn là do học sách gia truyền ‘Vệ Sinh Châm Cứu Huyền Cơ Bí Y u. Về sau, ông nhận th y sách n y cũng chưa hoàn bị, bèn tìm xem trong các sách, quyết tâm. Các y án được chọn trong các sách thuốc từ xưa đến sách của Diệp Thiên Sĩ đời Thanh, trên cơ bản là những bệnh thường th y; nguyên tắc tuyển chọn là ‘l y phần tinh t y , có mạch chứng đ y đủ,

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan