1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Danh y DỤ XƯƠNG ppt

7 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 161,74 KB

Nội dung

Danh y DỤ XƯƠNG (1585 - 1664} Dụ Xương, hiệu Gia Ngôn, sau hiệu Tây Xương lão nhân, người Giang Tây, Tân Kiến (nay là Giang Tây, Tân Kiến), là y gia trứ danh cuối đời Minh, đầu đời Thanh, tiếng tăm ngang với Trương Lộ, Ngô Khiêm, được tiếng là ‘tam đại gia’ đầu đời Thanh. ' Theo sách ‘Mục Trai Di Sử': Dụ Xương vốn họ Chu, là hậu duệ của tôn thất nhà Minh, từ nhỏ giỏi văn chương, đọc khắp sách vở, gồm thông Phật học. Niên hiệu Sùng Trinh (1628 -1644), với bằng cống sinh Phó bảng đến kinh đô, ông từng dâng thư lên vua nghị luận chính sự. Vua vời ông đến cho làm quan, ông cố từ chối. Sau khi nhà Minh mất ngôi, ông sợ liên lụy bèn cắt tóc làm tăng, đổi họ là Dụ, qua lại vùng Nam Xuống và Tịnh An. Về sau, ông ra công học y, du lịch Giang Nam. Niên hiệu Thuận Trị (1644 -1661), ông ngụ cư ở Thường Thục, hành nghề y, trị bệnh hiệu nghiệm, nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Vì ông giao du với các danh sĩ đương thời nên được gọi là một trong số ‘mười bốn thánh nhân’, thanh danh cao vượt. Ông dùng nghề thuốc cứu đời cứu dân, thường ôm lòng trắc ẩn, xót thương người nghèo khó. Ông thường cất bạc trong kệ thuốc. Khi có nguy khốn khó đến xin trị bệnh, ông bèn bỏ bạc trong thuốc, dặn bệnh nhân thuốc khi sắc thuốc tua xem xét cẩn thận. Bệnh nhân nghe lời ông, được bạc tiền, mừng của trời cho, chưa uống thuốc mà bệnh đã thấy bớt. Ở đất Danh y Thuổng Thục, một phụ nữ giàu sang tuổi đã 50, bỗng bệnh thổ tả không biết thèm ăn; nhiều thầy thuốc đến chữa trị, uống đủ thứ thuốc không khỏi. Sau, mời ông đến xem mạch. Ông suy nghĩ hồi lâu, đoán là có thai, đồng thời căn cứ theo mạch thì đứa trẻ sẽ là con trai. Ai nấy đều không tin, nhưng sau đó quả đúng như lời ông đoán. Ở mặt trị bệnh, ông chú trọng về thực tế. Cả đời ông viết sách rất nhiều, sách tiêu biểu có ‘Thượng Luận Thiên’, ‘Thống Luận Hậu Thiên’, ‘Y Môn Pháp Luật’, ‘Ngụ Ý Thảo’. ‘Thương Luận Thiên’ là tên gọi tắt của ‘Thống Luận Trương Trọng Cảnh Thương Hàn Luận 897 Pháp’, là sách tiêu biểu cho sự nghiên cứu sách ‘Thương hàn luận’ của ông. Trong sách, đối với Vương Thúc Hòa, Lâm Ức, Thành Vô Kỷ, ông đều có phê bình, chỉ tán thưởng nghị luận ‘giảm sai’ của Phương Hữu Chấp, đồng thời mạnh dạn đưa ra học thuyết tam cương ‘phong thương vệ, hàn thương doanh, phong hàn lưỡng thương doanh vệ. Lại viết thêm 'Thương luận hậu thiên’ để cùng tham khảo với sách này. Bộ 'Y Môn Pháp Luật’ 6 quyển, mỗi môn, trước luận bệnh nhân, bệnh lý, sau luận pháp, luật. ‘Pháp’ chủ yếu thuật rõ phép tắc biện chứng luận trị, ‘Luật’ chủ yếu đưa ra sai lầm dễ phạm phải tại lâm sàng của một số y gia, đồng thời phán định tội của họ. Sách ‘Ngụ Ý Thảo’ là sách ông viết lúc cuối đời. Sách ghi chép 62 điều kinh nghiệm trị án của ông, kiên trì giữ trình tự ‘tiên nghị bệnh, hậu nghị dược’ (trực luận bệnh, sau luận dùng thuốc), suy luận các mặt của các loại tật bệnh để giải rõ đạo lý thâm chứng dụng dược, sánh với các y án khác chỉ nói bệnh gì dùng thuốc gì, càng phương tiện hơn trong lý giải và nắm chắc vấn đề. Ông còn thu nhiều đồ đệ, mở đường cho kẻ hậu học. Đệ tử của ông có hơn 75 người. Danh y GIANG QUÁN (1503 – 1565) Giang Quán, tự Dân Oanh, hiệu Hoàng Nam Tử, người đời Minh, Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện). Ông là thầy thuốc có tiếng vào đời nhà Minh. Ông con nhà trí thức; năm 13 tuổi, mẹ mắc bạo bệnh qua đời ông phẫn chí học tập đỗ tú tài, lên huyện học, nổi tiếng khắp hương lý. Vì cố sức học quá độ, ông bệnh lao, thổ huyết rất nhiều, tìm thầy chữa trị mười mấy lần không khỏi. Ông bèn bỏ học khoa cử, tìm đọc sách y. Ông chuyên tâm nghiên cứu, sau cùng thông suốt y lí, tự viết ra đơn thuốc trị được bệnh mình. Ông chữa trị cho người cũng hiệu nghiệm rất nhiều, vang danh một dải Hoài Nam (miền nam tỉnh An Huy). Trong khi hành nghề, ông nghiệm thấy rằng ‘Kinh, sử’ là hai mặt tương tự lẫn nhau, ‘Nội kinh’, ‘Nạn kinh’ là kinh của y gia, y án của Biển Thước, Thương Công và danh y các đời là sử của y gia. Hai món ấy giúp nhau, xác chứng cho nhau; nói suông về y lí, không bằng đem y án của danh y cổ kim tập trung lại, cung cấp cho ngươi tham khảo. Thế là ông bèn dùng thì giờ rỗi, sau giờ xem mạch, sưu tập rộng rãi các y án của y gia các đời, trước từ Tần Việt nhân (Biểu Thước), Thương Công, Hoa Đà, ghi chép trong các sách ‘Sử Ký’, ‘Tam Quốc Chí’, sau Danh y đến các danh y đời Minh, gặp trường hợp điển hình nào thì tùy bút chép ra, đồng thời liệt kê vào các bí phương gia truyền, kết hợp với y án của mình, phân một biệt loại, trong suốt hơn hai mươi năm, biên soạn thành sách ‘Danh Y Loại Aùn’, một bộ sách chuyên môn thứ nhất của Trung Quốc, nội dung tương đối có hệ thống và hoàn bị. ‘Danh Y Loại Án’ toàn bộ gồm 12 quyển, chia ra 205 môn, nội dung phong phú, bệnh án của các khoa nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan, đầy đủ hết. Bệnh án được ghi chép phần lớn đều có tên họ, tuổi tác, thể chất, chứng trạng chẩn đoán, trị liệu. Bệnh chứng ghi chép rõ ràng, biện chứng, phương dược cũng tương đối thỏa đáng. Sau các bệnh án trọng yếu, còn có phụ lục lời của người viết sách. Vì nguồn gốc tư liệu của bộ sách này rất rộng nên đối với việc nghiên cứu học tập kinh nghiệm trị liệu và tư tưởng học thuật của các y gia cổ đại tương đối có giá trị và đối với các khoa lâm sàng cũng rất có mở mang. Sách ‘Danh Y Loại Aùn’ mới là bản thảo, chưa hoàn tất thì Giang Quán qua đời. Con ông là Giang Ứng Tú, tự Nam Trọng, hiệu Thiếu Vi, cũng là danh y đương thời, kế thừa sự nghiệp của cha, tu đính tăng bổ và hoàn thành bộ sách, năm 1591 khắc bản ấn hành, lưu truyền đến ngày nay. Ông mất năm 1565, hưởng thọ 62 tuổi. Danh y HOA ĐÀ (141 ? – 208) Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống VÀO thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại khoa, thủ thuật (mổ xẻ), được ngươi sau tôn xưng là ‘Ngoại Khoa Thánh Thủ, ‘Ngoại khoa tỵ tổ). Thuở nhỏ ham đọc sách, tuổi trẻ du học ở Từ Châu, thông hiểu Kinh Thư và Dưỡng sinh. Tể tướng Trần Khuê và Thái úy Huỳnh Uyển của nước Bái từng tiến cử và mời Hoa Đà ra làm quan, đều bị ông từ chối. Ông quyết chí học thuốc cứu đời, trừ bệnh tật cho quần chúng. Ông hành nghề khắp các vùng nay là các tỉnh An Huy, Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam, rất được nhân dân kính mến. Thừa tướng nhà Hán là Tào Tháo bị bệnh nhức đầu, trị lâu không khỏi, triệu Hoa Đà đến điều trị. Ông dùng phép châm trị (chích kim), chứng nhúc đầu hết ngay. Tào Tháo cử ông làm Thị y (ở gần luôn bên mình để chăm sóc sức khoẻ), ông không bằng lòng chỉ phục vụ một người, xin ra về không trở lại. Tào Tháo tức giận, giết hại ông. Hoa Đà không những tinh thông châm cứu, mà ở các khoa phụ sản, tiểu nhi, nội khoa tạp bệnh và ký sinh trùng bệnh… đều thấu hiểu đến nơi đến chốn. Danh y Thành tựu lớn nhất của ông là ngoại khoa. Ông đã phát minh Ma Phí Tán và thi hành thủ thuật giải phẫu bụng của bệnh nhân (đã bị gây tê nhờ tác dụng của Ma Phí Tán) để trị liệu. Theo sử sách chép lại, ông có thể cắt bỏ cục bướu, may ruột, may bụng cho bệnh nhân. Đối với nhũng bệnh nội khoa, châm cứu và uống thuốc không khỏi, ông dùng thủ thuật trị liệu, trước hết cho bệnh nhân dùng rượu uống bột Ma Phí, đợi bệnh nhân mất hết tri giác như say rượu, mổ bụng ra, có bướu thì cắt bỏ; nếu đau dạ dày hoặc ruột thi cắt bỏ chỗ bệnh, xong rửa sạch may lại, trên vết mổ đắp một loại thuốc cao. Bốn năm ngày sau, vết mổ lành. Trong vòng một tháng, bệnh nhân có thể khôi phục sức khoẻ. Từ thế kỷ thứ hai, thứ ba, Hoa Đà đã phát minh y thuật này, so với các y khoa gia phương Tây biết sử dụng thuốc gây mê đã sớm hơn trên 1600 năm. Như thế Hoa Đà chẳng những là người thứ nhất của Trung Quốc mà còn là người thứ nhất trên thế giới đã sử dụng thuật gây mê để giải phẫu bụng con người. Hoa Đà còn rất xem trọng tập luyện thể dục. Ông nhìn nhận là vận động vừa phải có thể trợ giúp tiêu hóa, thông sướng khí huyết, chẳng những dự phòng được bệnh tật, Danh y lại có thể kéo dài tuổi thọ. Đó là đạo lý ‘hộ xu bất đố, lưu thủy bất hủ (chốt cửa không bị mối mọt, nước chảy không hôi thối). Và ông đã mô phỏng động tác của hổ, nai, gấu, vượn, chim, sáng tạo bài thể dục ‘Ngũ Cầm Hí’. Đệ tử của ông là Ngô Phổ kiên trì tập luyện bài này sống đến trên 90 tuổi, tai vẫn thính, mắt vẫn sáng, răng vẫn chắc. Ông viết rất nhiều sách y, rất tiếc không được lưu truyền, đó là một tổn thất lớn lao cho nên y học Trung Quốc. Hiện tại còn thấy ‘ Trung Tàng Kinh’, ‘Hoa Đà thần Y bí truyền’, v v đều là ngươi sau mượn tên tiếng, không phải tự tay ông viết ra. Ông truyền dạy ba đệ tử: Phàn A giỏi châm cứu, Ngô Phổ viết ‘Ngô Phổ Bản Thảo’, Lý Đang Chi viết ‘Lý Đang Chi Dược Lục’. Hiện nay, người nghiên cứu tư tưởng học thuật của Hoa Đà chỉ là tham khảo sách vở của học trò ông thôi. . Danh y DỤ XƯƠNG (1585 - 1664} Dụ Xương, hiệu Gia Ngôn, sau hiệu T y Xương lão nhân, người Giang T y, Tân Kiến (nay là Giang T y, Tân Kiến), là y gia trứ danh cuối đời Minh,. là kinh của y gia, y án của Biển Thước, Thương Công và danh y các đời là sử của y gia. Hai món y giúp nhau, xác chứng cho nhau; nói suông về y lí, không bằng đem y án của danh y cổ kim tập. ông có hơn 75 người. Danh y GIANG QUÁN (1503 – 1565) Giang Quán, tự Dân Oanh, hiệu Hoàng Nam Tử, người đời Minh, Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện). Ông là th y thuốc có tiếng vào

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w