Danh y HOÀNG NGUYÊN NGỰ (1705 – 1758) Hoàng Nguyên Ngự, còn có tên là Ngọc Lộ, tự Khôn Tái, hiệu Nghiên Nông, biệt hiệu Ngọc Thu tử, người Sơn Đông, Xương Ấp là thầy thuốc trứ danh đời Thanh. Ông học kinh sử, tử, tập, thi đỗ Tú tài, học thức uyên bác. Năm 29 tuổi, ông đau mắt bị lang băm trị lầm làm mù mắt bên trái phải bỏ công danh, phẫn chí học y, chuyên nghiên cứu các sách y học kinh điển ‘Nội Kinh’, ‘Nạn Kinh’, ‘Thương Hàn Luận’, ‘Kim Quỹ Yếu Lược’, đồng thời xem rộng hết các học thuyết của các y gia từ đời Kim, Nguyên, về sau. Năm 40 tuổi, ông là một danh y chu du các tỉnh Giang Tây, Chiết Giang, Hồ Nam tìm học thêm. Niên hiệu Càn Long năm thứ 15 (1750), từng ‘bắc du đế thành’, (đến thành Vua ở miền bắc); tháng hai năm sau ‘tùy giá Võ Lâm’ (nay là Hàng Châu) (theo vua đi Võ Lâm). Vì lần đi này mà có người cho là ông tùng là ngự y của vua Càn Long, nhung vẫn chưa có tài liệu nào xác nhận. Ngoài việc hành nghề, phần lớn thời giờ ông dùng để nghiên cứu chú thích các sách y kinh điển và dạy học trò. Người tìm học rất đông, ông có ảnh hưởng lớn ở vùng Giang Nam. Ông viết nhiều sách, có hơn 14 loại, ấn hành 11 loại trong đó có ‘Thương Hàn Huyền Giải’, ‘Kim Quỹ Huyền Giải’, ‘Tứ Thánh Tâm Nguyện’, Tứ Thánh Huyền Khư', Trường Xa Dược Giải’, ‘Thương Hàn Thuyết Yù’, Tố Linh Vi Uẩn’, ‘Ngọc Thu Dược Giải’, 8 bộ cộng 74 quyển được cho là ‘Hoàng Danh y Thị Y Thư Bát Chủng’; ngoài ra là 3 bộ ‘Tố Vấn Huyền Giải’, ‘Linh Khu Huyền Giải’ Và ‘Nạn Kinh Huyền Giải’. Về học thuật, ông tôn sùng bốn thánh y Hoàng Đế, Kỳ Bá, Việt Nhân (Biển Thước) và Trọng Cảnh, chủ trương ‘lý, theo Nội kinh; pháp, theo Trọng Cảnh; dược theo Bản kinh. Đối với các y gia sau Tống, Kim, Nguyên, ông xem thường, cho là học thuyết của họ ‘không nhất quán’. Khi chú thích có y kinh, ông tuy tuân kinh cứ điểm nhưng vẫn có nhiều ý kiến mới của mình giúp nhiều phương tiện cho kẻ hậu học lý giải chỗ nghi vấn khó khăn trong sách. Về lâm sàng, ông chịu ảnh hưởng của Trương Giới Tân, phản đối ‘quí âm tiện dương’, đề xướng phù dương, ức chế âm, thiên về ôn bổ, về mặt y lí, xem trọng học thuyết âm dương ngũ hành, đồng thời thượng bàn rộng đến quan điểm triết học trong học thuyết của y kinh các đời đã giải thích thấu đáo y lí, vì thế ông được xem là một trong số bốn đại danh y thông hiểu y đạo. Ngôn luận cương trực của ông đối với y gia các đời cũng khiến cho ông bị rất nhiều nhà bình luận phê bình gay gắt, nhưng đường lối của ông ở mặt y học vẫn được người đời chấp nhận. Ông mất năm 1758, hưởng thọ 53 tuổi. Danh y HOÀNG PHỦ MẬT (215 – 282) Tự là Sĩ An, khi nhỏ tên Tĩnh, hiệu là Huyền án tiên sinh, người quận An Định (nay là Ninh Hạ, Cố Nguyên), đời Tây Tấn, là nhà châm cứu học nổi tiếng đời Tấn, viết quyển ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ hiện còn lưu truyền. Khi còn nhỏ tuổi, ông theo người chú dời chỗ ở đến Tân An (nay là Hà Nam, Miễn Trì). Được gia đình nuông chiều, đã 17, 18 tuổi, ông vẫn không thích học, hàng ngày đi chơi rong. Người ta chê cười là thằng u mê. Người thím thấy tình trạng của cháu, rất đau lòng, ôn tồn khuyến dụ ông với mắt đầy lệ. Ông vô cùng cảm động, thề sẽ hối cải. Ông bắt đầu học tập, nhưng vì nhà nghèo, ông phải luôn mang sách theo mình vừa cày vừa học. Ông học Tứ Thư, Ngũ Kinh và các tác phẩm của bách gia chư tử, khắc khổ học hành cho đến khi hơn 80 tuổi thành một học giả uyên bác, nổi tiếng trong giới văn học và sử học. Ông đã soạn các quyển ‘Đế Vương Thế Kỷ’, ‘Cao Sĩ Truyện’, ‘Dật Sĩ Truyện’, ‘Liệt Nữ Truyện , Huyền Án Xuân Thư và một số thi phú được nhiều người đương thời truyền tụng. Ông sinh ra vào cuối đời Đông Hán, lớn lên ở đời Ngụy của họ Tào, chết ở đời Tây Tấn. Không chịu ra làm quan, triều đình từng nhiều lần triệu mời ông ra làm quan nhưng lần nào ông cũng nại cớ bệnh hoạn từ chối khéo Danh y Năm 42 tuổi, ông bỗng bị bán thân bất toại, điếc, thân thể đau nhức. Nhưng bệnh tật không hề làm cho ông mất đức tin và ý chí, ông nằm trên giường bệnh nghiên cứu y học, nghiên cứu sâu các sách ‘Tố Vấn’, Châm Kinh’, ,Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu và các tác phẩm của Trương Trọng Cảnh, Vương Thúc Úroa, tìm phương pháp trị liệu châm cứu trị chứng phong tê của mình. Trải qua một thời gian dùng kim châm, bệnh phong tê của ông giảm bớt rõ rệt, làm cho ông nảy sinh ý kiến chỉnh lý tư liệu châm cứu. Ông tổng hợp ba bộ sách thuốc ‘Tố Vấn’, ‘Châm Kinh’, ‘Minh Đường Khổng Huyệt Châm Cứu Trị Yếu, biên soạn thành một bộ Châm Cứu học là ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ giúp cho nền châm cứu học xác lập được qui phạm, được chuyên môn hóa và hệ thống hóa hơn. ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ đã lập định cơ sở cho ngành châm cứu trị liệu học, đối với sự phát triển châm cứu học Trung Quốc, có tác dụng thúc đẩy rất lớn. Năm 282, ông bệnh mất tại Triều Na, hưởng thọ 67 tuổi. . Danh y HOÀNG NGUYÊN NGỰ (1705 – 1758) Hoàng Nguyên Ngự, còn có tên là Ngọc Lộ, tự Khôn Tái, hiệu Nghiên Nông, biệt hiệu Ngọc Thu tử, người Sơn Đông, Xương Ấp là th y thuốc trứ danh. Hàn Luận’, ‘Kim Quỹ Y u Lược’, đồng thời xem rộng hết các học thuyết của các y gia từ đời Kim, Nguyên, về sau. Năm 40 tuổi, ông là một danh y chu du các tỉnh Giang T y, Chiết Giang, Hồ Nam. Huyền Giải’, ‘Tứ Thánh Tâm Nguyện’, Tứ Thánh Huyền Khư', Trường Xa Dược Giải’, ‘Thương Hàn Thuyết Y ’, Tố Linh Vi Uẩn’, ‘Ngọc Thu Dược Giải’, 8 bộ cộng 74 quyển được cho là Hoàng Danh