Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
163 KB
Nội dung
NhãnquanngônngữcủaNguyễnTuân
"Nghề văn là nghề của chữ Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa sinh sự để sự sinh"
(1). Ý kiến này củaNguyễnTuân một mặt, đã nêu được bản chất lao động của nhà
văn, mặt khác, chỉ ra chất liệu đặc thù của văn học.
Thực tế, không phải người cầm bút nào cũng hiểu thấu đáo đặc điểm chất liệu
mà họ dùng để tạo nên sản phẩm nghệ thuật. Chỉ những ai thực tài, có quan niệm thẩm
mỹ riêng, có ý thức trau dồi nghề nghiệp bền bỉ mới mong nắm được công năng cũng
như hạn chế của vật liệu và mới có thể hình thành nhãnquanngônngữ qua sáng tạo
văn học.
Một đời làm nghề văn, NguyễnTuân có nhiều dịp phát biểu những suy nghĩ về
công việc viết lách; về những sở trường sở đoản; những thị hiếu sở thích cá nhân;
những hay dở, thành bại; những kinh nghiệm, những ngón nghề…và nhất là về tiếng
Việt, thứ bảo vật truyền đời mà ông hết lòng yêu quý. NguyễnTuân từng nguyện đem
tâm lực của mình góp phần "xây cao thêm cái lâu đài ngônngữ dân tộc lung linh diễm
lệ". Từ những lời "tán" tuỳ hứng và phóng túng nhưng thể hiện sự am tường rất sâu về
tiếng Việt đến những sản phẩm nghệ thuật phong phú, đa đạng thuộc nhiều thể loại,
Nguyễn Tuân đã tự bộc lộ nhãnquanngônngữ độc đáo của mình.
1. Trước cách mạng, với sự tôn sùng cái đẹp vô vụ lợi, ít nhiều NguyễnTuân
đã thể hiện thiên hướng duy mỹ. Sau cách mạng, ông vẫn là một trong những nhà văn
hàng đầu say mê săn tìm cái đẹp. Tuy nhiên, cái đẹp lọt vào "nhỡn tuyến" củaNguyễn
Tuân dù lắm hình nhiều vẻ, nhưng vẫn cho thấy sự đãi lọc rất kỹ lưỡng của một người
có gu thẩm mỹ, có quan niệm riêng. Với Nguyễn Tuân, cái đẹp, có khi là một lối sống
thanh cao, một khí phách cứng cỏi, một tài năng phi phàm, một đồ vật tuyệt kỹ, một
hương vị thuần khiết, một cảnh sắc kỳ thú…
Và rất nhất quán, một trong những cái đẹp đã hút hồn NguyễnTuân chính là lời
ăn tiếng nói của dân tộc mà ông gọi một cách âu yếm, tự hào: "tiếng ta". Hiếm có nhà
văn nào thổ lộ lòng yêu tiếng Việt một cách nồng nàn như Nguyễn Tuân. Với một mỹ
cảm riêng, trong tay Nguyễn Tuân, ngônngữ không chỉ là phương tiện biểu đạt nội
dung mà chính nó cũng là thông tin thẩm mỹ. Điều tưởng chỉ có được ở địa hạt thơ trữ
tình hoá ra lại rất phổ biến trong văn xuôi Nguyễn Tuân. Nó mở ra một khoảng trời tự
do, cho phép ông "hành xử" với chất liệu theo ý thích chủ quancủa mình, phá tung
mọi khuôn khổ của thể loại, tạo nên một thi pháp có đặc trưng riêng. Thâm nhập vào
thế giới nghệ thuật củaNguyễn Tuân, người ta nhận ra chất thơ trong văn xuôi tự sự,
truyện thì đậm chất tuỳ bút, trong ký có yếu tố tiểu thuyết… Chính ở chỗ "hỗn mang"
bất định này, ngônngữ nghệ thuật củaNguyễnTuân đã phô bày hết mọi sắc màu, mọi
phẩm chất thẩm mỹ của nó.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn sớm tán đồng quan điểm: cái đẹp
trong ngônngữ nghệ thuật trước hết phải trong sáng. Thậm chí, ông còn yêu cầu sự
trong sáng phải đạt đến mứclinh diệu. "Tôi vẫn là một kẻ thèm khát về sự trong sáng
trong tiếng nói Việt Nam. Thèm được xem (nghe thì đúng hơn là xem) một vở kịch
nói thật trong sáng về ngôn ngữ. Mà những trang văn xuôi ấy được nói lên bằng
những cách nói nhiều sáng tạo âm nhịp và dấu chấm dứt của những diễn viên cũng
bậc thầy về ngônngữ Việt Nam" (2). Tuy nhiên, theo Nguyễn Tuân, trong sáng không
đồng nghĩa với sự đơn giản. Ông cho rằng: "Trong sáng không khi nào lại có nghĩa là
đạm bạc, là nghèo còm trong từ vựng đem ra dùng, trong cách cảm, cách nghĩ, nhất là
trong cách nói ra những cảm nghĩ đó" (3).
Vậy là, trong sáng phải đi đôi với sự giàu có, đa dạng; và sự giàu có đa dạng
của ngônngữ nghệ thuật được thể hiện trên tất cả các cấp độ. Về mặt từ vựng, Nguyễn
Tuân đã tự trang bị cho mình một vốn liếng có lẽ không thua kém bất cứ nhà văn nào
cùng thời. Ông biết "làm giàu" bằng nhiều cách: thâu góp từ ngữ trong cuộc đời sinh
động và qua sách vở; vận dụng tối đa các phương thức tạo từ trong tiếng Việt để tạo từ
mới, lạ; có thái độ hết sức cởi mở đối với lớp từ vay mượn, nhất là từ Hán - Việt…
Ông xem sự bề bộn, phong phú, phức tạp là dấu hiệu của sự "ăn nên làm ra". Đọc văn
Nguyễn Tuân, nhiều lúc ta bắt gặp những tiếng Tây, tiếng Tàu được ông phiên âm để
làm nổi bật cái sắc màu phương xa xứ lạ, và những từ như vậy đã được dùng một cách
tối ưu. Cũng không phải vô cớ trong văn Nguyễn Tuân, từ Hán - Việt, nhất là những
từ mới mẻ, lạ tai, có thể còn xa lạ đối với nhiều người được ông sử dụng một cách thật
phóng túng, chẳng hạn: mệnh đường, thừa nhàn, chính tích, phát du, phụ chấp, phả
khuyến, quan phu, đối ngạn, quần phong, văn hoả, nhật kì, lộng hiểm, triệt soạn,
quyện huyệt, liễm kết, thiên trường hận ca, nhập nhĩ nhập nhỡn, hỗn thế hỗn
trần…Không dễ cảm thụ tác phẩm nếu thiếu sự chú giải cẩn thận.
Đáng kể nhất là những tìm tòi sáng tạo củaNguyễnTuân về cách nói. Ông
gọi thuốc lào là cỏ tương tư, trí thức là bọn bán óc, thơ lục bát là cách nói sáu
tám, chết được gọi là mạch sống đứt phựt, đưa năm được dùng thay cho tiễn năm
cũ, khuôn mặt được gọi là khổ mặt, tàu hoảthành ô-tô ray, đèn pha ô-tô được thay
bằng con mắt điện… Có thể tìm thấy vô số những dẫn chứng kiểu này trong văn
Nguyễn Tuân. Càng về sau, tần số xuất hiện của chúng càng cao. Đây là một trong
những "bí thuật" mà NguyễnTuân ưa dùng để làm giàu thêm vốn từ và luôn thay đổi
"thực đơn" cho người thưởng thức, dẫu có lúc vì điều này mà ông không khỏi mang
tiếng là cầu kỳ, là "vầy vò chữ nghĩa" và thiếu tính đại chúng. Một phong cách ngôn
ngữ không dễ đáp ứng yêu cầu của những thị hiếu khác nhau.
Nguyễn Tuân cũng có nhiều sáng tạo ở cấp độ câu. Dường như câu tiếng Việt
có bao nhiêu kiểu cấu trúc thì có thể tìm thấy bấy nhiêu kiểu trong văn ông. Nguyễn
Tuân đặc biệt thích viết những câu văn phức hợp, nhiều thành phần, trổ nhiều "cành
nhánh", tạo ấn tượng lập thể, gợi liên tưởng nhiều chiều, tránh cái cảm giác đơn điệu,
đơn giản, phẳng dẹt. Mỹ cảm NguyễnTuân còn bộc lộ rõ trong quan niệm của ông về
tiết tấu câu văn. Ưa viết câu văn có nhịp điệu, vì thế ông rất ghét những câu văn trúc
trắc mà ông gọi là mắc "chứng tê thấp". Ngược lại, ông cũng dị ứng với âm điệu du
dương biền ngẫu mà ông chỉ đích danh là "con hoang của thể phú", mặc dầu trong một
số truyện giai đoạn đầu, ông đã không tránh khỏi sự ảnh hưởng của nó.
2. Trong quan niệm củaNguyễn Tuân, vẻ đẹp củangônngữ nghệ thuật không
phải là cái gì mù mờ, sương khói, "khả giải bất khả giải chi gian" mà là điều có thể
cảm nhận được bằng giác quan, phân tích được bằng lý trí. Phan Ngọc nhận xét:
"Nguyễn là người đầu tiên nêu được cái đẹp ở khía cạnh kỹ thuật…Anh ra sức tìm
hiểu chữ tại sao, đi vào kĩ thuật tạo ra cái đẹp" (4). Ý thức này củaNguyễnTuân thể
hiện không chỉ qua việc đánh giá hiệu quả ngônngữ trong tác phẩm của người khác,
không chỉ trong việc khám phá cái đẹp tiềm ẩn của tiếng Việt, mà quan trọng hơn, nó
thể hiện trong thao tác sử dụng ngônngữcủa ông. Thực chất, những mặt ấy có tác
dụng bổ trợ cho nhau một cách tích cực.
Từ góc nhìn vật lý, NguyễnTuân giảng giải rất thuyết phục cái đẹp của câu thơ
Chinh phụ ngâmTrống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt: ánh trăng được nhìn "qua
một lớp không khí đang bị xô dồn bởi nhiều vòng sóng âm toả ra từ một nhạc cụ trầm
hùng"(5). NguyễnTuân đã tìm hiểu sự thú vị của tiếng Việt qua hiện tượng "díu ba",
"díu tư". Bằng thống kê cẩn thận như thao tác của một nhà nghiên cứu ngônngữ và
bằng ngữ cảm khá tinh tế, ông chỉ ra một nét nghĩa của những từ có phụ âm KH: "Khi
lọc qua được cái bảng phụ âm kép trên đó thì tôi có cái ấn tượng là phụ âm kép KH
hay nhấn vào khía tiêu cực của những biểu hiện sự sống, thông qua tiếng nói của lớp
lớp thế hệ lao động nước ta, và thông qua ký hiệu của văn tự Việt Nam" (6).
Giới nghiên cứu Việt ngữ đã có những ý kiến cho rằng trong tiếng Việt, có hiện
tượng nghĩa gắn với phần vần (trường hợp từ láy) (7), bên cạnh những nét nghĩa gắn
với cặp phụ âm ở những từ láy phụ âm đầu (8). NguyễnTuân có lẽ là người đầu tiên
nêu lên nét nghĩa ở phụ âm trong lớp từ không phải là từ láy. Có thể xem đó là những
gợi ý rất thú vị cho việc nghiên cứu ngữ nghĩa của từ tiếng Việt. Đặc biệt, những cảm
nhận, những ấn tượng như trên đây đã góp phần mài sắc cái khả năng sử dụng ngôn
ngữ củaNguyễnTuân trong công việc viết văn. Trước khi truyền đến cho người đọc
hiệu quả về sức mạnh ảo diệu củangôn từ, chính tác giả đã thực sự trải nghiệm những
cảm giác đó. NguyễnTuân chưa bao giờ quan niệm chữ là một thứ vật liệu vô hình
thể, câm lặng. Trái lại, ông nhận rõ kích thước, hình hài, âm vang của chúng bằng
chính những giác quan tinh nhạy. Ông nêu lên vai trò thẩm tra lời văn của cặp mắt soi
xuống dòng trang; của đôi tai lọc bụi bặm trong từng lời từng tiếng; thậm chí còn phải
ngửi, phải nếm để xem vị văn mặn nhạt ra sao; phải dùng lòng bàn tay mình sờ lại góc
cạnh câu văn để quyết định mài dũa thế nào cho vừa ý người thưởng thức. "Có những
chữ, những tiếng mỗi lần vác trong kho dân tộc ra mà dùng cần phải gieo nó xuống,
cần phải gõ nó lên mà đo lại những vòng ngân vang hưởng của nó".(9)
Thật là công phu! Câu nói nổi tiếng của Đỗ Phủ: "Ngữ bất kinh nhân tử bất
hưu" (chữ dùng không kinh người, chết không yên) quả có phần đúng với trường hợp
Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, sự khổ hạnh trong lao động tìm lời, chuốt chữ, đặt câu của
Nguyễn Tuân vẫn khác biệt căn bản với kiểu "thôi xao" chữ nghĩa của người xưa. Sự
khác biệt là ở cái nhìn kỹ thuật như đã nói trên. Nhãnquan kỹ thuật trong sáng tạo
nghệ thuật là sản phẩm của thời hiện đại, khi con người đã có khả năng phân tích vật
liệu (ở đây là ngôn từ) bằng những kiến thức khoa học. Những dẫn chứng nêu trên cho
thấy NguyễnTuân đã có được những phẩm chất của một kiểu tư duy hiện đại trong
quan niệm về ngôn ngữ. Trong mắt Nguyễn Tuân, dường như ngônngữ cũng là một
kiểu "đồ vật" đặc biệt. Nó khiến ông có thể ngắm nghía, lật xoay, tỉa tót, chạm trổ,
tháo lắp, tạo dáng cho phù hợp với mỹ quancủa ông. Ông "gieo xuống", "gõ lên",
lắng nghe độ vang ngân của chúng để mà đặt mỗi chữ, mỗi lời vào đúng chỗ thật đắc
địa.
3. Sinh thời, trong cuộc sống và trong tác phẩm, NguyễnTuân không hề giấu
giếm khao khát hưởng lạc. Hành lạc trong ẩm thực, trong xê dịch giang hồ, trong men
rượu và khói thuốc phiện, trong thanh sắc ca nữ cô đầu…đã đành; lại còn một kiểu
hưởng lạc khác lạ cũng được ông nói tới một cách rất thành thực: ấy là hưởng lạc
trong viết văn (10). Ông tìm thấy những khoái thú đặc biệt trong việc tự biểu hiện cái
cái bản ngã độc đáo vô song của m ình bằng sự hành ngôn. Ta mới hiểu tại sao
Nguyễn Tuân vừa cảm thấy viết văn là một sự khổ hạnh, lại vừa "sung sướng đến
chảy nước mắt ra đến nỗi có thể tưởng rằng mình sẽ chết ngay được nếu bị tước mất
cái quyền viết" (Võng ngô đồng).
Kiệm lời đến mức dè sẻn hay đa ngôn đến mức phóng túng - hai cách ứng xử
với ngônngữ trái ngược nhau ấy hoàn toàn bình đẳng trong công việc làm ra sản
phẩm nghệ thuật, miễn sao đạt đến những giá trị đích thực. NguyễnTuân theo hướng
thứ hai, và cách lựa chọn ấy tỏ ra rất hợp với cá tính sáng tạo cũng như sở trường của
ông. Trong viết văn, NguyễnTuân thuộc hạng "xài sang", nghĩa là rất tốn chất liệu.
Lối viết này vừa cho phép nhà văn lật xoay mọi góc cạnh của đối tượng được miêu tả,
lại vừa giãi bày miên man cái thế giới nội tâm phức tạp, những suy tưởng lạ lùng của
mình. Nhờ đó, người đọc có thể hình dung "khuôn mặt tinh thần" của nhà văn qua
"hình tượng ngôn từ" trong tác phẩm của ông. Suốt đời, NguyễnTuân phấn đấu cho
sự giàu có, đa sắc, tinh tế củangônngữ nghệ thuật là bởi lý do căn bản đó.
Từng có lúc NguyễnTuân thú nhận: "Lòng kiêu căng của ta đã xui ta chỉ chơi
có một lối độc tấu"(11). Chữ "độc tấu" mà NguyễnTuân dùng ở đây hàm chứa nhiều
nghĩa. Xét về mặt ngôn ngữ, "độc tấu" là sự thể hiện bản sắc riêng, độc đáo của người
nghệ sĩ. Với Nguyễn Tuân, dù là viết bút ký hay tuỳ bút, truyện ngắn hay tiểu thuyết,
bao giờ lời văn của ông cũng vang lên một giọng điệu nhất quán, không lẫn với ai
khác. Trong cuộc sống, mỗi người có một giọng nói với âm sắc riêng. Viết văn,
Nguyễn Tuân như muốn đem cái âm sắc cá biệt, sinh động của mình vào mỗi chữ, mỗi
lời trong tác phẩm. Quan sát trên bề mặt văn bản (nhất là truyện) của ông, ta dễ dàng
nhận ra ranh giới hình thức của các lớp ngôn từ, nhưng thật khó mà nghe được âm
vọng của những tiếng nói khác nhau trong đó. Một điều rất lạ: NguyễnTuân là nhà
văn phức tạp, đa dạng, ấy thế mà lời văn của ông lại nhất quán ở tính đơn âm. Chính
quan niệm "độc tấu" trong sáng tạo chứ không phải là cái gì khác đã đã quy định tính
chất đơn âm trong lời văn Nguyễn Tuân. Phan Ngọc quả quyết: "Trong mọi tác phẩm
của Nguyễn Tuân, không có ngônngữ nào khác ngoài ngônngữcủa anh chàng
Nguyễn". (12)
4. Tuy nhiên, cũng như những nhà văn tài năng khác, NguyễnTuân từng cảm
thấy rất rõ sự hạn chế của chất liệu đối với yêu cầu biểu đạt. Thực ra, đây là vấn đề
chung của mọi loại hình nghệ thuật. Chất liệu nào cũng có những hạn chế nhất định.
Sáng tạo nghệ thuật, xét về một khía cạnh là nỗ lực tối đa của người nghệ sĩ trong việc
khắc phục những hạn chế của chất liệu. Trong lịch sử triết học và lịch sử nghệ thuật,
vấn đề quan hệ giữa ngônngữ và tồn tại từng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư
tưởng. Những hoài nghi triết học về khả năng củangônngữ trong việc nhận thức chân
lý, trong việc tái hiện hình ảnh của thế giới khách quan đã nảy sinh từ Platon, Lessing
và gần đây là các nhà Giải cấu trúc luận như J. Derida, R. Barthes…Trong thiên tiểu
luận viết dưới hình thức đối thoại Trên đường đến với ngôn ngữ, Martin Heidegger đã
nói rõ về sự hạn chế củangônngữ (không riêng gì tiếng Nhật, thứ tiếng được nhắc
đến trong cuộc thảo luận mà là ngônngữ nói chung) trong việc "chỉ ra các sự vật trong
mối liên hệ phụ thộc lẫn nhau giữa chúng"(13).Sở dĩ có tình trạng đó là bởi ngônngữ
là một hệ thống kí hiệu, và theo F.D. Saussure, mối quan hệ giữa nó với cái được biểu
đạt luôn luôn là quan hệ có tính võ đoán. Cho nên, cái gọi là tính chính xác trong sự
biểu đạt, xét cho cùng cũng chỉ là cách nói có tính ước lệ.
Dù không bày tỏ những hoài nghi triết học như một số nhà tư tưởng, nhưng
trong thực tế sáng tác, nhiều lúc NguyễnTuân hiểu ra sự bất cập củangôn từ đối với
yêu cầu thể hiện những cảm nhậncủa mình trước đối tượng được miêu tả. Hãy xem
ông loay hoay thế nào khi muốn diễn tả đúng nhất cái màu nước biển Cô Tô: "Cái
màu xanh luôn luôn biến đổi của màu nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử
thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ?
Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng
Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái
màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh minh? Đúng một phần thôi. Bởi vì con sóng đang
dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biển sang màu khác. Thế thì nước
biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn trên con sóng Giang
Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được
không? Hay là nói thế này: nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người,
lúc con người phải viết vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng quá phải không? Mà kìa,
nhìn cho kĩ mà xem, nước biển đang xanh như cái màu xanh dầu xăng của những
người thiếu quê hương. Cũng không phải là sợ lai căng, nhưng nghe có vẻ vẫn chưa
trúng, vẫn chưa ổn phải không? Sóng vẫn kế tiếp cái xanh muôn vẻ mới, và nắng
chiều nay luôn thay màu cho sóng. Mà chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp
sóng" (Cô Tô).
Đoạn văn trên đây bộc lộ hai điều trái ngược: sự giàu có và sự bất lực củangôn
từ NguyễnTuân khi cần định danh thật chính xác một sắc màu. Đây hoàn toàn không
phải chuyện khoe chữ, làm dáng, mà là chân thành thú nhận sự thất bại khi "đua tranh
với tạo hoá" (chữ củaNguyễn Đăng Mạnh). Cái bảng màu củaNguyễnTuân dù
phong phú đến đâu thì cũng chỉ là những tín hiệu ngôn ngữ, sản phẩm của tư duy,
không thể nào trùng khít với cái màu thực của đối tượng trong thế giới khách quan.
Nhà văn càng cố tìm cách so sánh, liên tưởng bao nhiêu, càng xa bản chất sự vật bấy
nhiêu. Cho nên, đặt vấn đề tính chính xác củangôn từ trong những trường hợp như thế
này dễ rơi vào cảm tính, chủ quan. Không bao giờ có sự đồng nhất giữa cái biểu
đạt và cái được biểu đạt. Cũng bởi điều này mà suốt cuộc đời cầm bút, không ít lần
Nguyễn Tuân trải nghiệm cái cảm giác bất lực về mặt ngôn từ. Mỗi lần ngồi trước
trang giấy là một lần ông cảm thấy như đối diện với "pháp trường trắng", cũng như
nhiều lúc ông rơi vào cảnh ngộ của "một kẻ cùng đường bên dòng sông chữ quạnh
vắng thê lương". Đó là tâm thế của một nghệ sĩ trung thực và có yêu cầu rất cao trong
nghề nghiệp.
Những điều đã trình bày trên đây cho thấy NguyễnTuân là nhà văn định hình
một nhãnquanngônngữ rất rõ nét. Nó thể hiện sự ý thức sâu sắc của ông về chất liệu
của thứ nghệ thuật mà ông đã "đặt cược" cả đời mình vào đó. Nhãnquan ấy dĩ nhiên
đã chi phối sự lựa chọn thể loại trong quá trình sáng tác và chi phối mọi cấp độ ngôn
từ trong tác phẩm củaNguyễn Tuân. Và chính nó là yếu tố hàng đầu quyết định sự
hình thành một phong cách ngônngữ độc đáo vào bậc nhất trong văn học Việt Nam
hiện đại.
Chú thích:
(1) Dẫn theo Vương Trí Nhàn, Một thời đại mới trong văn học (nhiều tác giả),
NXB Văn học, 1995, tr 234.
(2), (3), (5), (6), 9), (10) Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm, biên soạn, NguyễnTuân
bàn về văn học nghệ thuật, NXB Hội nhà văn, 1999, tr 636, tr 637, tr 630, tr 660, tr
635, tr 740.
[...]... học bằng ngôn ngữ học, NXB Thanh niên, 2000, tr 202 (7) Phi Tuyết Hinh, Vai trò của các nguyên âm trong sự tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt, TC Ngônngữ số 4/1985, tr 56-57 (8) Trần Ngọc Thêm, Bàn về hình vị tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học đại cương: thảo luận chuyên đề "tiếng, hình vị và từ trong tiếng Việt", TC Ngôn ngữ số 1/1984, tr 51-62 (11) Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập... TC Ngôn ngữ số 1/1984, tr 51-62 (11) Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, NXB Văn học, 1998, tr 352 (12) Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB KHXH, 1985, tr 111 (13) M.Heidegger, Trên đường đến với ngôn ngữ, Trương Đăng Dung dịch và giới thiệu, TC Văn học nước ngoài số 1/1999, tr 116-156 . lời văn Nguyễn Tuân. Phan Ngọc quả quyết: "Trong mọi tác phẩm
của Nguyễn Tuân, không có ngôn ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ của anh chàng
Nguyễn& quot; Nhãn quan ngôn ngữ của Nguyễn Tuân
"Nghề văn là nghề của chữ Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa sinh sự để sự sinh"
(1). Ý kiến này của Nguyễn