Danh y HOÀNG VĂN UẨN HOÀNG VĂN UẨN Không rõ quê quán. Soạn quyển Nam Dược Cẩm Nang (Hà Nội 1934). HOÀNG ĐÔN HÒA HOÀNG ĐÔN HÒA (Không rõ năm sinh năm mất) Là lương dược danh tiếng dưới triều Lê Thế Tông, quê ở Đa Sĩ (Xã Kiến Hưng, tỉnh Hà Tây). Đã chữa bệnh rộng rãi và cứu cho nhân dân qua khỏi vụ dịch năm 1533 bằng thuốc Nam tại địa phương. Ông cũng đã trị cho cho quân đội triều Lê khỏi dịch sốt rét và thổ tả ở Thái Nguyên năm 1547 bằng bài Tam Hoàng Hoàn (Hoàng nàn, Hoàng lực và Hùng hoàng. Ông cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc ‘Thanh tâm tiết dục’ của Tuệ Tĩnh bằng ‘Tinh công hô hấp’ dược ghi lại trong sách ‘Hoạt Nhân Toát Yếu’. Tác phẩm y học của ông còn để lại là ‘Hoạt Nhân Toát Yếu’ Danh y OẠT BÁ NHÂN (1304 – 1386) HOẠT BÁ NHÂN (1304 – 1386) Hoạt Thọ, tự Bá Nhân, hiệu Anh Ninh Sinh, quê gốc ở Hứa châu, Tương Thành (nay là Hà Nam, Tương Thành). Triều Nguyên năm đầu, ông nội làm quan ở Giang Nam, từ Tương Thành dời nhà đến Nghi Chân (nay là Giang Tô, Nghi Chinh), Hoạt Thọ ra đời ở đây. Về già ông đến ở Dư Điêu (nay là Chiết Giang). Ông là danh y ở cuối đời Nguyên đầu đời Thanh. Ông thông minh hiếu học, thời niên thiếu đọc và nghiên cứu bách gia chư tử, có thể mỗi ngày đọc ngàn lời sách. Ông giỏi cả văn và thơ, tham gia khảo thí khoa cử chưa vừa lòng, bèn từ bỏ con đường làm quan để học y. Trước hết, ông theo danh y Vương Cư Trung học các điển tịch y học như ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’, ‘Thương hàn luận’, tiến bộ nhanh. Sau ông theo học châm pháp (phép châm kim) với Đông Bình Cao ở Động Đương, học được hết y thuật của thầy. Vì vậy, ông chẳng những giỏi biện chứng dùng thuốc, mà còn có hiểu biết rất sâu về châm cứu học. Lúc lâm sàng, ông thường dùng cả thuốc lẫn kim, trị lành rất nhiều bệnh nặng, danh vang một dãy Giang Tô, Chiết Giang, người đời Danh y bấy giờ tôn xưng ông là ‘thần y’. Ông đi đến đâu người ta tranh nhau để được tiếp nghe ông nói một lời để biết rõ việc sinh tử. Về mặt học thuật, ông mươi phần tôn sùng ‘Nội kinh’ và ‘Nạn kinh’, nhìn nhận là các sách mà người học y phải đọc. Nhung trong hai sách ấy, ngôn ngữ giản lược mà ý nghĩa sâu kín, lại sách ra đời xa xưa, có nhiều khó khăn cho người mới học. Vì vậy, ông chủ trương rằng đọc sách người xưa, ắt trước tiên phải nắm vững cương lĩnh và hệ thống của sách, rồi sau mới nghiên cứu tìm hiểu phần sâu hơn; làm như thế mới thu được hiệu quả là ra công ít, gặt hái nhiều. Và ông biên soạn ra hai bộ sách ‘Độc Tố Vấn Sao’, ‘Nạn Kinh Bản Nghĩa’ để giúp người sau đọc dễ hiểu hơn ‘Độc Tố Vấn sao’ gồm 3 quyển, trong đó Hoạt Thọ căn cứ vào nội dung chủ yếu của ‘Tố Vấn’ qui nạp ra 12 loại (tạng tượng, kinh độ, mạch hầu, bệnh năng, nhiếp sinh, luận trị, sắc mạc, châm thích, âm dương, tiêu bản, vận khí, hối tụy) để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp ‘nghiên cứu ‘Tố Vấn’ có lựa chọn’ của ông được coi là đầu tiên trong lịch sử, có ảnh hưởng tương đối lớn đối với y gia của hậu thế. ‘Nạn Kinh Bản Nghĩa’ gồm hai quyển, trong đó Hoạt Thọ từ gốc độ ‘Nạn Kinh’ gốc ở ‘Nội Kinh’, xuất phát, đem các thiên, các điều, chữ nghĩa ‘Kinh ngôn’, dựa theo ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khu’ khảo đính từng mục một, đồng thời tham khảo các bản chú thích từ đời Nguyên trở về trước, kết hợp với kiến giải của mình, tiến hành chú thích rõ ràng toàn diện. Vì có không ít kiến giải độc đáo, cho nên có ảnh hưởng tương đối lớn Danh y đến những bản chú giải về ‘Nạn kinh’. Liên tục hơn 600 năm sách này được y gia hậu thế xem trọng. Về phương diện khảo đính kinh lạc, huyệt đạo, ông cũng có cống hiến lớn. Xem như trong quyển ‘Kỳ Kinh Bát Mạch’, hai mạch Nhâm, Đốc thống lĩnh các mạch âm dương trong thân thể con người có huyệt đạo riêng. Vậy nên ông nhận xét là phải xem ngang hàng với 12 kinh mạch. Sách vở về châm cứu học trước đây đều không đem hai kinh mạch này luận thuật chung với 12 kinh mạch. Vì vậy, ông dựa theo ‘Linh Khu, ‘Tố Vấn’, trong đó có tư liệu về kinh lạc, huyệt đạo, biên soạn một quyển ‘Thập Tứ Kinh Phát Huy’. Sách này ra đời có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển môn học châm cứu, chẳng những là sách mẫu mực cho những người học môn châm cứu trong nước, mà xa hơn như ở Nhật Bản, sách cũng được xem là ‘Tập Y Chi Căn Bản’ (sách cơ sở để học y), trở thành một loại sách ‘được truyền tụng trên đời’. . Ông còn tinh thông mạch học, có viết một quyển ‘Chẩn gia khu yếu trong đó có nhiều chỗ kiến giải độc đáo, là một quyển sách tham khảo trọng yếu cho người học tập mạch chẩn. Ông mất năm 1386, hưởng họ 82 tuổi HUỲNH CHUNG Không rõ quê quán. Soạn sách Tinh Chế Phụ Nhân Khoa (Sài Gòn 1933). Danh y HÀ MỘNG DAO (1693 - 1763) Hà Mộng Dao, tự Báo Chi, hiệu Tây Trì, về già tự xưng là Nghiên Nông, người Quảng Đông, Nam Hải, là danh y ở Lĩnh Nam, đời Thanh. Khi còn nhỏ ông học khoa cử, nhung vì nhiều bệnh, phải bỏ học nhiều nên thi không đỗ. Con người ông tích cách hào sảng phóng khoáng, buổi trà dư tửu hậu phương cùng bạn bè bàn luôn thế sự cổ kim không biết mệt. Đối thi văn, âm luật, lịch pháp, số học, các môn đều có nghiên cứu sâu. Năm 29 tuổi học với Đốc học ở Quảng Đông là Huệ Sĩ Kỳ. Vì ông đọc thông bách gia chư tử, tài hoa xuất chúng, lại giỏi thi văn nên được thầy Huệ khen là ‘hạt châu quí của Nam Hải’. Lại vì cùng Lao Hiếu Dự là tám bạn đồng học nổi tiếng nên được tặng là ‘Huệ môn bát tử’ (bọn tám ngươi ở cửa thầy Huệ). Học xong kinh sách, ông nghiên cứu thêm y thuật của Kỳ, Hoàng (Kỳ Bá, Hoàng Đế), lâu ngày tinh thông nghề y. Năm 38 tuổi, ông mới đỗ Tiến sĩ; Khi vào điện thứ, được hỏi về việc trị thủy, ông ví trị thủy như trị bệnh, nghìn lời thao thao bất tuyệt, quan chủ khảo họ Cố hết lời khen tặng, kết quả đỗ đầu bảng. Sau làm quan huyện trải qua các nơi, như: Quảng Tây, Nghĩa Ninh, Dương Sóc, Sầm Khê, Tư Ân; mười mấy năm sau thăng quan châu ở Phụng Thiên, Liêu Dương (nay là Thẩm Dương). Ông nổi tiếng giỏi hành chính. Khi làm quan ông vẫn trị bệnh cho dân. Ông thanh liêm, biết thương dân, quan tâm đến đời sống khổ cực của dân, có thành tích tết Danh y trong việc chữa trị bệnh dịch trong dân. Khi ở Tư ân, bệnh dịch lệ lưu hành, ông cho thuốc uống kịp thời, cứu sống nhiều người. Quan trên ra lệnh đem phương thuốc của ông công bố rộng rãi đần các quận ấp, cứu dân rất nhiều. Khi ở Liêu Dương, có người bệnh thần kinh hơn năm tên Vương Hồng, khi phát bệnh có sức mạnh phi thường, một lần từng nhấc bổng một người lên ném vào lửa, lửa đốt sém hết da, ông đắp thuốc cho nạn nhân mấy ngày thì khỏi. Ông lại ngồi ở công đường, truyền lệnh bắt Vương Hồng trói vào cột ở sân. Vương vừa ca hát vừa chửi mắng điên cuồng. Ông dùng cực hình cho hắn sợ, rồi bắt hắn uống thuốc, tức là cho hai người đè hắn xuống, rót thuốc vào hai lỗ tai. Không lâu sau, hắn mửa dữ, thần chí tỉnh táo các chứng đều hết. Số đông người vây quanh trông thấy đều kinh ngạc bội phục. Y thuật của ông vang tiếng khắp Phụng Thiên. Ông làm quan gần 20 năm, nhung không có tiền dư, mình mặc triều phục mà lòng ở y học, chán mệt chốn quan trường bèn xin từ quan về làng vào niên hiệu Càn Long năm thứ 15 (1750), quyết lòng theo nghiệp y tế thế lợi dân cho đến hết đời. Tuổi già ông lấy việc viết sách làm vui, biên soạn rất nhiều sách thuốc, trong số đó có quyển ‘Y Biển’ là tiêu biểu nhất, một quân y học nhập môn, chữ nghĩa rõ ràng, đầy đủ, có tính cách cơ sở tốt. Hậu thế lấy sách này và các sách sau đây của ông ‘Thần Hiệu Các Khí Bí Phương’, ‘Truy Lao Tiên Phương’, ‘Phụ Khoa Lương Phương’, ‘Ấu Khoa Lương Phương’, ‘Đậu Chẩn Lương Phương’, họp lại ấn hành một bộ ‘Y Phương Toàn Thư’. Ngoài ra, ông còn có các sách ‘Thương Hàn Cận Ngôn’, ‘Châm Cứu Xuy Vân Tập’, ‘Chẩn Mạch Phổ’. Ông mất năm 1763, hưởng thọ 70 tuổi. . Danh y HOÀNG VĂN UẨN HOÀNG VĂN UẨN Không rõ quê quán. Soạn quyển Nam Dược Cẩm Nang (Hà Nội 1934). HOÀNG ĐÔN HÒA HOÀNG ĐÔN HÒA (Không rõ năm sinh năm mất) Là lương dược danh tiếng. nghiên cứu thêm y thuật của Kỳ, Hoàng (Kỳ Bá, Hoàng Đế), lâu ng y tinh thông nghề y. Năm 38 tuổi, ông mới đỗ Tiến sĩ; Khi vào điện thứ, được hỏi về việc trị th y, ông ví trị th y như trị bệnh,. dùng cả thuốc lẫn kim, trị lành rất nhiều bệnh nặng, danh vang một d y Giang Tô, Chiết Giang, người đời Danh y b y giờ tôn xưng ông là ‘thần y . Ông đi đến đâu người ta tranh nhau để được tiếp