Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
2,57 MB
Nội dung
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một thể rối loạn tuần hoàn não cấp, thường là nặng, xuất hiện đột ngột, nếu không gây tử vong thì cũng để lại những di chứng rất nặng nề. [3], [5], [8] Theo thống kê của TCYTTG năm 1998, ở các nước phát triển TBMMN là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước phát triển rất cao. Theo Manzella SM, Galante K (2000), ở Mỹ mỗi năm có đến 700.000 người mắc bệnh trong đó tỷ lệ tử vong chiếm 1/ 3 trường hợp. [3], [8] Có nhiều nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, tác động tới bệnh lý này và một trong các yếu tố đó là các rối loạn đông cầm máu. Cơ chế đông máu bình thường là sự thăng bằng giữa một bên là nguy cơ chảy máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu (di truyền hay mắc phải) và bên kia là nguy cơ tăng đông và huyết khối gây tắc mạch do tăng một vài yếu tố đông máu sinh lý hay bệnh lý kích hoạt hệ đông máu, giảm yếu tố chống đông, giảm hay ức chế hệ tiêu sợi huyết, trong đó vai trò quan trọng của sự ngưng tập tiểu cầu và các yếu tố đông máu sinh lý prothrombin, APTT, fibrinogen. Sự phát triển của tình trạng tăng đông có thể dẫn tới huyết khối, gây ra hội chứng tắc mạch. Khi thành động mạch bị tổn thương (lớp nội mạc và lớp áo giữa), đại thực bào xuyên m.ạch vào lớp áo giữa của thành động mạch, mang theo trong bào tương các thành phần lipit (cholesterol) (gọi là tế bào có bọt .) tích tụ, tập trung, sau đó bị tổn thương màng tế bào, tế bào chết để lại từng dải lipit; tại đây các tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, quá trình đông máu, lắng đọng Ca ++ và tạo màng bao bọc mảng vữa xơ. Tại mảng vữa xơ luôn tiết ra các enzym phá huỷ màng, làm cho màng bao bọc mảng vữa xơ bị nứt vỡ,tại đây tiểu cầu ngưng tập và tăng kết dính lại với nhau tạo thành nút trắng , kích hoạt quá trình đông máu tạo fibrinogen bền vững .hình thành những cục máu đông gây 1 thiếu máu cấp tính tổ chức dưới chỗ tắc gây nên., nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp tính, hoại tử chi dưới. [7],[11],. . Nghiên cứu về huyết khối động mạch còn cho thấy sự tăng đông có liên quan chặt chẽ với sự rối lọan lipid máu và tăng huyết áp Thực nghiệm cũng như trên lâm sàng đều xác nhận tắc hẹp động mạch do huyết khối là một biến chứng thường gặp và gây hậu quả nặng nề ở bệnh nhân tăng huyết áp [10], [11],[14]. Như vậy mặc dù áp lực máu tăng cao, biến động và kéo dài nhưng biến chứng chính ở những bệnh nhân này lại do huyết khối gây nên chứ không phải do chảy máu. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy một tình trạng tăng hoạt hóa hệ thống đông cầm máu dẫn đến huyết khối gây tắc hẹp động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp. Ở bệnh nhân tăng huyết áp có đầy đủ các yếu tố gây huyết khối trong thử nghiệm của Virchow: Bất thường thành mạch, bất thường dòng chảy của máu, bất thường các thành phần máu [2], [11]. .Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về đột quỵ thiếu máu não chúng tôi nhận thấy chức năng của tiểu cầu có vai trò rất quan trọng hình thành mảng vữa xơ động mạch và quá trình đông máu với yếu tố huyết áp,rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não,trong chuyên đề chúng tôi xin được đề cập đến: 1. S bin đi ngưng tập tiu cầu và fibrinogen trong đột qu thiu máu não 2. Mối tương quan giữa độ ngưng tập tiu cầu,yu tô đông máu với rối loạn lipid, tăng huyt áp trong đột qu.thiu máu não 2 II. TỔNG QUAN VỀ TIỂU CẦU VÀ YẾU TỐ ĐÔNG MÁU 1. Tổng quan về tiểu cầu [4], [14], [17 - Các thành phần chính tham gia: Thành mạch và tiểu cầu. Ngoài ra còn có sự tham gia của một số yếu tố của huyết tương như yếu tố von Willebrand, fibrinogen Ở giai đoạn này, tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng. Tiểu cầu là một tế bào không nhân được sản xuất từ nguyên mẫu tiểu cầu ở tuỷ xương. Ở máu ngoại vi, tiểu cầu lưu hành với số lượng 150 x 109/1 đến 350 x 109/1 [2]. Dưới kính hiểu vi quang học, tiểu cầu có hình bầu dục, đường kính thay đổi từ 1,2 đến 2,3 µm. Kính hiển vi điện tử cho thấy tiểu cầu có một siêu cấu trúc phức tạp, chủ yếu gồm một hệ thống màng, hệ thống vi quản ở ngoại vi, hệ thống ống đặc, nhiều hạt và hệ thống các kênh mở. - Cấu trúc màng: Màng tiểu cầu gồm một số glycoprotein quan trọng có vai trò như các thụ thể (receptor) bề mặt, giữ vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng của tiểu cầu. Các phospholipid điện tích âm, đặc biệt phosphatidylserine có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Một số glycoprotein màng tiểu cầu: Glycoprotein IIb và IIIa (GP IIb và IIIa): Phức hệ GP IIb/IIIa là một thụ thể có nhiều trên bề mặt tiểu cầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngưng tập của tế bào này. GPIIb/IIIa được hoạt hoá chỉ khi tiểu cầu ở trong trạng thái hoạt hoá. Hoạt hoá GPIIb/IIIa là một quá trình gồm nhiều bước, khởi đầu là sự cảm ứng của thụ thể và tiếp theo là tạo cầu nối có hồi phục với fibrinogen, cuối cùng là cầu nối bền vững, không hồi phục. Ở đây, fibrinogen có tác dụng như một cầu nồi giữa các phân tử GPIIb/IIIa trên hai tiểu cầu nằm liền kề [17], [20]. Quá trình fibrinogen nối với GPIIb/IIIa bị ức chế bởi các kháng thể đơn dòng kháng GPIIb/IIIa. Một vài chất ức chế quá trình nối GPIIb/IIIa với 3 fibrinogen đã được nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong lâm sàng như tirofiban, lamifiban Các glycoprotein khác: GP Ib, IX, và V; DP Ic/Iia, GP IV Các glycoprotein màng tiểu cầu có tác dụng trung gian trong quá trình tương tác giữa tiểu cầu với nhau, giữa tiểu cầu với các thành phần của mạch máu cũng như GPIIb/IIIa với các tế bào khác. Những hiểu biết về cơ chế phân tử các tương tác này đã góp phần to lớn trong phát triển những phương pháp mới nghiên cứu chức năng tiểu cầu cũng như những chất ức chế chức năng tiểu cầu nhằm mục đích hạn chế các biến chứng tắc mạch gây nên do tăng hoạt hóa tiểu cầu. ! Chức năng chính của tiểu cầu là làm bền vững mạch máu, tạo nút cầm máu ban đầu và tham gia quá trình đông máu huyết tương. Tiểu cầu thực hiện được các chức năng này nhờ các đặc tính sau: + Đặc tính hấp phụ, dự trữ và vận chuyển các chất: Đặc tính này làm cho tiểu cầu dễ dàng vận chuyển các chất cần thiết cho quá trình cầm máu. + Đặc tính dính (adhesion): Đây là hiện tượng tiểu cầu dính vào các bề mặt lạ như tổ chức dưới nội mạc bộc lộ khi mạch máu bị tổn thương (invivo) 4 hoặc bề mặt ống nghiệm thuỷ tinh, lam kính (invitro). Các thành phần chính tham gia vào hiện tượng dính tiểu cầu: Collagen, glycoprotein Ib, yếu tố von Willebrand. + Đặc tính ngưng tập (aggregation): Đây là hiện tượng các tiểu cầu dính với nhau thành đám. Các chất có thể gây ngưng tập tiểu cầu: ADP (adenosine diphosphate), collagen, thrombin, adrenalin, serotonin, acide arachidonic, các phức hợp miễn dịch, globulin miễn dịch Trong đó, ADP là tác nhân gây ngưng tập tiểu cầu quan trọng nhất vì chất này gây ngưng tập tiểu cầu một cách độc lập không phụ thuộc các tác nhân khác và giúp cho phản ứng ngưng tập do các tác nhân khác xảy ra đầy đủ hơn. Ngoài ra, ADP cũng tham gia vào nhiều phản ứng khác ở tiểu cầu và giúp cho phản ứng ngưng tập tiểu cầu, nhanh chóng tạo nút cầm máu ban đầu, làm ngừng chảy máu. Kết quả các nghiên cứu gần đây cho thấy ADP phát huy hiệu quả đầy đủ khi có sự tham gia của cả 3 thụ thể trên tiểu cầu: P2Y1 và P2TAC cần thiết để hiện tượng ngưng tập xảy ra tối đa. Hai thụ thể này là một trong những trọng tâm của những nghiên cứu về thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu trong dự phòng và điều trị huyết khối [10],[11],[20]. Các thành phần chính tham gia quá trình ngưng tập tiểu cầu gồm có collagen, glycoprotein IIb/IIIa, fibrinogen. Tiểu cầu hoạt hoá sẽ bộc lộ các thụ thể glycoprotein IIb/IIIa và gắn với fibrinogen, như vậy fibrinogen tác dụng như một cầu nối giữa các tiểu cầu và làm chúng ngưng tập với nhau. Sau khi ngưng tập, tiểu cầu bài tiết và giải phóng các chất trong các hạt qua hệ thống các kênh mở. Bên cạnh đó, màng phospholipid của tiểu cầu được hoạt hoá và giải phóng acide arachidonic, chất này được chuyển thành prostaglandin và sau đó là thromboxan A2 có tác dụng gây ngưng tập tiểu cầu rất mạnh. Những hiện tượng này làm quá trình ngưng tập tiến xa hơn. 5 Quá trình cầm máu ban đầu: Khi mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu ngay lập tức dính vào tổ chức dưới nội mạc vừa bộc lộ. Hiện tượng dính làm tiểu cầu trở nên hoạt hoá, thay hình đổi dạng, ngưng tập có khả năng hồi phục, bài tiết và sau đó là ngưng tập thứ phát không hồi phục. Các phản ứng dính, bài tiết, ngưng tập, gắn bó với nhau và thúc đẩy nhau tạo nên đám ngưng tập tiểu cầu, hình thành nút cầm máu trắng giàu tiểu cầu. Nút cầm máu này được hình thành nhanh chóng sau khi mạch máu tổn thương, có đặc điểm rất yếu, dễ vỡ, sẽ được củng cố bởi lưới fibrin nhờ quá trình đông máu huyết tương [8], [14]. "#$%%&' !() 6 *+ Ngưng tập tiểu cầu là một xét nghiệm có giá trị trong đánh giá chức năng tiểu cầu. Đánh giá độ ngưng tập tiểu cầu là một trong những phương pháp ngày nay được sử dụng rộng rãi nhất để nghiên cứu chức năng tiểu cầu, đặc biệt là trong những trường hợp tăng hoạt hóa tiểu cầu để góp phần quyết định điều trị thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu [6], [10], [10], [11]. Ajzenberg, Dougad M., Lechi C. đều xác nhận tăng ngưng tập tiểu cầu đóng vai trò chính trong các bệnh lý bệnh động mạch vành cấp tính, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định ở bệnh nhân THA [15], [32]. Mặt khác, cũng như nhiều tác giả khác [11], [18], Puri R.N. xác định ADP là chất gây ngưng tập tiểu cầu đầu tiên và quan trọng nhất. ADP không chỉ gây ngưng tập tiên phát mà còn gây ngưng tập thứ phát. Ngoài ra, ADP còn gây thay hình, đổi dạng và bài tiết của tiểu cầu. Chính vì vậy, trong các nghiên cứu đánh giá tăng hoạt tính tiểu cầu, ADP luôn được sử dụng để làm chất kích tập và tăng ngưng tập tiểu cầu với ADP phản ánh một tình trạng tăng hoạt hóa tiểu cầu . Breddin, qua nghiên cứu của mình, cho rằng tăng ngưng tập tiểu cầu là một yếu tố nguy cơ tắc động mạch và xét nghiệm đánh giá ngưng tập tiểu cầu đã được chỉ định rộng rãi cho các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch do tăng huyết áp, rối loạn lipod máu [20]. Grotemeyer nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu ở 33 bệnh nhân nhồi máu não và so sánh với 71 người bình thường, kết quả cho thấy có 46% bệnh nhân nhồi máu não độ ngưng tập tiểu cầu vượt quá X + 2SD nhóm chứng [11]. SharpDS. nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành đã khẳng định sự hoạt hóa tiểu cầu có mối liên quan chặt chẽ với bệnh đột quỵ thiếu máu não [46]. 7 Như vậy, kết quả của hầu hết các nghiên cứu đều xác nhận vai trò quan trọng của tăng hoạt hóa tiểu cầu trong huyết khối động mạch cũng như giá trị của xét nghiệm do ngưng tập tiểu cầu trong đánh giá tình trạng này. Trước đây, ở Việt Nam, đánh giá ngưng tập tiểu cầu chỉ dựa vào độ tập trung trên lam kính và được sử dụng như một xét nghiệm mang tính chất định tính, góp phần đánh giá trong những trường hợp nghi ngờ giảm chức năng tiểu cầu. Từ năm 2006, Bệnh viện TƯ Huế được trang bị máy đo ngưng tập tiểu cầu tự động và chúng tôi bắt đầu triển khai nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu ở người Việt Nam trưởng thành bình thường, tiếp đó là các nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu trong một số tình trạng bệnh lý. Hiện nay, máy đo ngưng tập tiểu cầu đã được trang bị ở một số bệnh viện và kỹ thuật đo ngưng tập tiểu cầu được áp dụng khá rộng rãi trong thực tiễn lâm sàng với ưu điểm dễ dàng nhận thấy là đánh giá một cách chính xác khả năng ngưng tập của tiểu cầu trong tất cả các trường hợp rối loạn : giảm hoặc tăng ngưng tập. 2. Fibrinogen ,)()-.%&/0 Fibrinogen là một glycoprotein tương đối không hòa tan. Nó chứa từ 3- 5% cacbonhydrate, chế phẩm tinh khiết là đồng nhất, được thu từ một số phương pháp sinh hóa tương đối đơn giản. Fibrinogen tinh khiết như vậy có thể đông từ 95-97% bởi thrombin, con số xấp xỉ với lý thuyết bởi vì 3-5% của phân tử này bị mất như các fibrinogen trong quá trình đông máu. Trọng lượng phân tử của fibrinogen là 340.000 phân tử fibrinogen chứa nhiều vị trí mang Ca ++ . Một vài bức ảnh dưới kính hiển vi điện tử cho thấy rằng nó gồm 3 tiểu đơn vị dạng nốt liên kết với nhau bởi các sợi mỏng. Một bằng chứng khác gợi ý rằng phân tử fibrinogen có dạng hình cầu hoặc hình xúc xích. 8 Nghiên cứu các tiểu đơn vị của phân tử fibrinogen bởi phân tích protein gốc trong các tác nhân như sulfit natri hoặc bromurecyanua gợi ý rằng fibrinogen có cấu trúc hai phần (nhị hợp). Mỗi nửa phân tử chứa 3 chuỗi polypeptide tương tự nhưng không giống hệt nhau (α hoặc A.α, β hoặc B.β và γ) có trọng lượng phân tử tương ứng là 73.000, 60.000, và 50.000. Hai nửa phân tử được nối với nhau bởi 3 cầu nối disulfit nội dimer và 3 chuỗi chứa mỗi nửa được nối với nhau bởi các cầu nối disulfit hiện chuỗi được tập trung ở phần tận cùng N của phân tử (Nút disulfit tận N). Các nút disulfit dường như nằm ở phần trung tâm của phân tử. Ba đôi acid amin tận cùng N còn lại có fibrinogen người chúng là alanin hay asparagin (chuỗi α), pyroglutamic (chuỗi β) và tyrosin (chuỗi γ). Hai đôi peptide được lấy di từ phân tử fibrinogen do tiêu protein bởi hoạt động của thrombin, chúng là fibrinopeptide A và B và tương ứng với các N tận cùng của chuỗi alpha và beta. Các peptide tận cùng của chuỗi gamma không bị lấy đi bởi hoạt động của thrombin. Fibrinogen B đồng chất về mặt hóa học, nhưng fibrinopeptide A được phân lập riêng biệt (AY và AP). Sự lấy bỏ đi của fibrinopeptide B không được yêu cầu đối với sự đông máu và thông thường diễn tiến chậm hơn sự lấy đi của fibrinopeptide A tuy nhiên sự đông máu không được khởi đầu cho đến khi một phần lớn fibrinopeptide A được lấy đi 12()-.%&300/4 Fibrinogen được tổng hợp bởi các tế bào nhu mô gan, xấp xỉ 75% fibrinogen có trong huyết tương, nơi mà nồng độ của nó thường dao động từ 160-450 mg/dl. Nó có thể có một lượng ít hơn ở hạch bạch huyết và có thể đi vào tuần hoàn qua các bạch huyết gan. Nó có thể được tìm thấy trong nhiều mô bởi các kỹ thuật huỳnh quang. Các nghiên cứu sự biến đổi fibrinogen được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ cho thấy rằng động lực học của dị hóa 9 fibrinogen là phức tạp. Tỉ lệ luân chuyển của fibrinogen người từ 1,7- 5,0g/ngày (30-60mg/kg/ngày). Đời sống nửa đời sinh học của fibrinogen từ 3- 5 ngày. Các nghiên cứu sự biến đổi fibrinogen được đánh dấu Iode cho các con số tương tự. Có bằng chứng cho rằng dị hóa xảy ra liên tục và có thể xảy ra liên quan đến sự chuyển đổi fibrinogen thành các dẫn chất hòa tan có trọng lượng phân tử thấp hơn. Các dẫn xuất này thông thường chiếm 20% fibrinogen huyết tương, điều này có thể là kết quả hoạt động của plasmin. Sự dị hóa fibrinogen được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố sinh lý, trong số chúng hoạt động mạnh có thể dẫn đến sự thoái giáng đáng kể của chuỗi alpha. Trong quá trình này có thể giải thích một lượng nhỏ fibrinopeptide A thường có trong máu. Ở cơ thể người, các vị trí dị hóa của fibrinogen chưa được biết như sự thoái giáng có thể thực hiện được bởi các tế bào nội mô, và dường như xảy ra ở tốc độ nhanh hơn ở các vị trí ngoại bào. Fibrinogen là một chất phản ứng giai đoạn cấp và tốc độ sản xuất của nó có thể tăng nhiều do nhiều kích thích không đặc hiệu khác nhau. Có bằng chứng gián tiếp rằng nồng độ huyết tương của các sản phẩm thoái giáng fibrinogen có thể hoạt động như cơ chế Feedback (phản hổi), có lẽ cấu thành yếu tố điều hòa quan trọng của tốc độ tổng hợp fibrinogen nhưng giả thuyết này vẫn còn bàn cãi. Thrombin, Prostaglandin El, các yếu tố giãn mạch khác và một chất được tinh chế từ nước tiểu người kích thích sản xuất fibrinogen một cách đáng kể. Tăng fibrinogen máu do các tác nhân sinh mủ và các chiết xuất khác của vi khuẩn có thể được trung hòa thông qua tác dụng trên các bạch cầu. Trong cấy mô, các acide béo tự do làm tăng tổng hợp fibrinogen bởi các nhát cắt gan người. 10 [...]... chính của sự ngưng tập tiểu cầu, fibrinogen làm tăng sự kết dính tiểu cầu bằng cách kết hợp với các thụ thể tiểu cầu và phóng thích ra ADP, Serotonine, PF4 vì tiểu cầu tăng các thụ thể của mình Fibrinogen tăng cao xúc tác làm tăng sự kết dính tiểu cầu Tiểu cầu kết dính gắn fibrinogen với GpIIb-IIIa tạo phức hợp hoạt dộng, nó có vai trò rất lớn làm tăng tình trạng đông máu - Fibrin lắng đọng và kích thước... tượng dính và tiếp đó là tăng ngưng tập tiểu cầu Hơn nữa, ở bệnh nhân rối loạn lipid máu, có một tỷ lệ rất cao tăng nồng độ fibrinogen - cầu nối cần thiết cho hiện tượng ngưng tập tiểu cầu [1],[11], Tăng cholesterol, tăng phospholipid ở màng tiểu cầu và do vậy tăng tương tác giữa các tiểu cầu ở những bệnh nhân rối loạn lipid Hậu quả là các tiểu cầu tăng hoạt hóa, làm tăng quá mức cần thiết trong quá... .3 1.1 Cấu trúc tiểu cầu: 3 1.2 Chức năng tiểu cầu: 4 1.3 Ngưng tập tiểu cầu 7 2 Fibrinogen 8 2.1 Sinh hóa của fibrinogen [14], [21] 8 2.2 Sinh động học của fibrinogen [10], [11], [49] .9 2.3.Vai trò của fibrinogen trong quá trình đông máu 11 2.4 Vai trò của fibrinogen với sự tiến triển của bệnh mạch máu va trong đột quy nao[11], [32],... quan thuận và chặt chẽ giữa nồng độ LDL-C 24 và chức năng tiểu cầu Tình trạng tăng cường hoạt hóa tiểu cầu trong rôi loạn lipid, theo nhiều tác giả là do sự hấp phụ LDL-C lên bề mặt tiểu cầu và do đó làm tăng nồng độ các receptor có vai trò chủ đạo trong quá trình dính và ngưng tập của tế bào này Mặt khác tình trạng tăng cao nồng độ lipids máu ở những bệnh nhân này làm thay đổi nhớt của máu cũng như... (như trong các nhiễm trùng mạn, các bệnh lý viêm vô trùng mạn như viêm da khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý ác tính) thì hậu quả là có sự tăng fibrinogen huyết tương mạn tính Vì fibrinogen là một phân tử lớn, thon dài nên sự gia tăng mạn tính hay cấp tính của nó đều dẫn đến sự gia tăng độ quánh của máu và sự ngưng tập hồng cầu 2.4 Vai trò của fibrinogen với sự tiến triển của bệnh mạch máu và trong đột. .. các tiểu cầu dẫn đến tình trạng tiểu cầu tăng hoạt hóa: tăng dính, ngưng tập, bài tiết Hậu quả là hình thành cục đông giàu tiểu cầu (cục máu trắng) Thay đổi dòng chảy của máu cũng là nguyên nhân gây tăng hoạt hóa quá trình đông máu: Đường đông máu nội sinh tăng hoạt hóa bởi tăng hoạt hóa nhóm các yếu tố đông máu tiếp xúc [10],[11] Đường đông máu ngoại sinh hoạt hóa bởi áp lực máu tăng cao và biến. .. nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị việc đi sâu nghiên cứu về tiểu cầu để đánh giá chức năng,vai trò tiểu cầu và mối tương quan với fibrinogen, lipide,tăng huyết áp , qua đó giúp thầy thuốc sử dụng thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu kết hợp thuốc hạ huyết áp ,thuốc giảm lipide máu một cách hợp lý, đúng thời điểm, điều chỉnh liều phù hợp, hiệu quả trong giai đoạn cấp và/ hoặc trong dự phòng... NMN : Nhồi máu não NNC : Nhóm nghiên cứu NO : Nitric Oxide (Oxit nitric) NTTC : Ngưng tập tiểu cầu PT : Prothrombin Time (thời gian Prothrombin) TBMMN : Tai biến mạch máu não TC : Tiểu cầu THA : Tăng huyết áp RLLP : Rối loạn lipid XHN : Xuất huyết não XNĐM : Xét nghiệm đông máu MỤC LỤC I Đ T VẤ Đ 1 Ặ N Ề II TỔ QUAN VỀTIỂ CẦ VÀ YẾ TỐĐ G MÁU 3 NG U U U ÔN 1 Tổng quan về tiểu cầu [4],... lipoprotein này với tiểu cầu đã được rửa sạch bởi dung dịch đệm [11] Các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu cũng đã chứng minh có hiệu quả trong dự phòng thứ phát các biến chứng của các tổn thương vữa xơ động mạch ở mạch vành, mạch não và động mạch chi dưới Ngoài tiểu cầu, các yếu tố tham gia hệ thống đông máu và tiêu sợi huyết cũng có những thay đổi rõ rệt ở bệnh nhân rối loạn lipid Tăng cholesterol máu làm tăng... 11 3 Giai đoạn đông máu 13 4 Tăng huyết áp ngưng tập tiểu cầu va đông máu 18 4 1 Tăng huyết áp 18 4.2 Tăng huyết áp va đng máu 19 ô 5 Rối loạn lipid máu, ngưng tập tiểu cầu va đông máu .22 5.1 Những thanh phần lipid cơ bản của huyết tương: .22 5.2 Phân loại rối loạn lipid máu 23 5.3 Đng cầm máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu nao có tăng huy ết áp . quan giữa độ ngưng tập tiu cầu, yu tô đông máu với rối loạn lipid, tăng huyt áp trong đột qu.thiu máu não 2 II. TỔNG QUAN VỀ TIỂU CẦU VÀ YẾU TỐ ĐÔNG MÁU 1. Tổng quan về tiểu cầu [4], [14],. hóa tiểu cầu trong huyết khối động mạch cũng như giá trị của xét nghiệm do ngưng tập tiểu cầu trong đánh giá tình trạng này. Trước đây, ở Việt Nam, đánh giá ngưng tập tiểu cầu chỉ dựa vào độ tập trung. Grotemeyer nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu ở 33 bệnh nhân nhồi máu não và so sánh với 71 người bình thường, kết quả cho thấy có 46% bệnh nhân nhồi máu não độ ngưng tập tiểu cầu vượt quá X + 2SD