1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tạo động lực trong nhà trường

21 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 115,9 KB

Nội dung

Mục lục Lời mở đầu Trong công tác của các nhà quản lí thì vấn đề tạo động lực cho người lao động là một vấn đề then chốt và quan trọng, bởi vì suy cho cùng thì công tác quản lí ở tổ chức cũng là quản lí con người, thúc đẩy, tạo động lực cho người chính là yếu tố quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến các mục tiêu mà tổ chức đề ra. Trường học là 1 tổ chức đặc biệt, bởi vì mục tiêu của trường học là đem lại kiến thức cũng như trau dồi những kĩ năng cần thiết và cơ bản cho học sinh, vì vậy các phương pháp tạo đông lực của trường học có những nét đặc trưng so với các tổ chức khác. I.Phương pháp hành chính-tổ chức: 1. Công cụ hành chính:  Các quy định trong nhà trường đối với cán bộ và học sinh trong trường: Nội quy học sinh I - ĐẾN TRƯỜNG: 1, Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường. Không đi dép lê, áo bỏ trong quần (quần sẫm màu, áo trắng có phù hiệu). 2, Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải ngồi đợi tại văn phòng. 3, Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định, tuyệt đối không gửi xe ngoài trường. 4, Phải có cử chỉ lời nói văn minh, lịch sự khi tiếp xúc với mọi người. Chào hỏi, thưa gửi lễ phép với thầy cô giáo, với cán bộ, nhân viên trường mình và trường chủ quản, không văng tục, gây gổ, đánh chửi bạn. 5, Không mang sách, truyện nhảm nhí và hung khí đến trường nếu phát hiện sẽ bị tịch thu – không trả lại. Cấm hút thuốc lá, cấm mang quà bánh vào lớp, cấm chơi trò ăn tiền. Cấm mang chất nổ, chất dễ cháy đến trường. 6, Không được đá cầu, đá bóng trong lớp và dọc hành lang, không xô đẩy, sắp xếp lại bàn ghế, không ngồi lên thành lan can và tầng cao. 7, Cấm rủ bạn ngoài trường đến tụ tập quanh trường lớp, la cà hàng quán, gây gổ đánh nhau. 8, Phải có ý thức bảo vệ của công và giữ vệ sinh chung, không vẽ bậy lên bàn, lên tường, không trèo cây bẻ cành, không vứt rác, đổ nước khạc nhổ bừa bãi, đại tiểu tiện đúng nơi quy định. Làm hỏng tài sản của trường sẽ quy trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể lớp và phải bồi thường. II -TRONG LỚP: 1, Học sinh đến trường phải học bài, làm bài tập đầy đủ. 2, Khi có trống vào lớp học sinh phải khẩn trương về chỗ ngồi, không đứng ngoài chờ giáo viên. 3, Khi thầy cô vào lớp học sinh phải đứng dậy nghiêm trang chào, sau khi thầy cô cho phép mới được ngồi xuống. 4, Phải chú ý nghe giảng, ghi chép, làm bài nghiêm túc trong giờ học. Tuyệt đối không được làm việc riêng trong giờ học. Nếu làm mất trật tự, làm ảnh hưởng đến bài giảng của thầy cô và sự tiếp thu của bạn sẽ bị giáo viên hoặc giám thị mời ra khỏi lớp. 5, Trường hợp giáo viên vắng đột xuất học sinh phải tuân theo đúng hướng dẫn của giám thị, không làm ảnh hưởng đến giờ học của lớp khác. 6, Sổ điểm và sổ đầu bài do lớp phó học tập bảo quản, ghi chép các mục qui định. Cuối mỗi buổi gửi lại văn phòng (khi lớp phó học tập vắng thì lớp trưởng thay). 7, Học sinh ốm đau đột xuất cần nghỉ giữa tiết phải được phép của thầy cô và giám thị, không có lí do chính đáng tuyệt đối không được ra khỏi trường giữa buổi học. 8, Nghỉ học phải có giấy phép và ý kiến của cha mẹ học sinh. Nghỉ học không phép 3 ngày sẽ bị đình chỉ học tập. III – HOẠT ĐỘNG NGOÀI THỜI KHÓA BIỂU 1, Các hoạt động ngoại khóa như: phụ đạo, họp lớp, văn nghệ, thể thao, liên hoan v.v… ngoài kế hoạch chung của trường phải báo cáo giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu. 2, Học sinh không được tự ý đến trường ngoài các buổi học. Không được ở lại sau buổi học (vì bất cứ lý do gì). 3, Các lớp có nhu cầu tham quan, du lịch phải thông qua kế hoạch với Ban giám hiệu, được cha mẹ học sinh đồng ý, có giáo viên chủ nhiệm và đại diện cha mẹ học sinh đi cùng. IV – BIỆN PHÁP XỬ LÝ KỶ LUẬT: 1, Học sinh vi phạm nội qui, tùy theo lỗi nặng nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, cảnh cáo trước lớp. 2, Trường hợp bị cảnh cáo trước lớp, học sinh phải làm bản kiểm điểm và mời cha mẹ đến trường bàn bạc biện pháp giáo dục. 3, Nếu học sinh tiếp tục vi phạm nội qui, giáo viên chủ nhiệm sẽ mời cha mẹ học sinh đến thông báo ý định cho thôi học của trường. Nếu cha mẹ học sinh có nguyện vọng nhà trường sẽ cho tiếp tục thử thách một thời gian. + Khi nhà trường có giấy mời cha mẹ, nếu học sinh có biểu hiện gian dối hoặc trì hoãn việc chuyển giấy mời, học sinh sẽ bị đình chỉ học tập. 4, Trường hợp học sinh không chịu sửa chữa khuyết điểm (sau khi đã thông báo cho cha mẹ, nhà trường sẽ kiên quyết cho thôi học). Ghi chú: Quyền hạn xử lý kỷ luật. - GVBM và giám thị có quyền cho học sinh nghỉ từng tiết trong từng buổi. - GVCN và Giáo vụ có quyền cho học sinh nghỉ hoặc đình chỉ học tập từ 1 đến 3 buổi (HS vắng mặt không lý do quá 3 buổi phải báo cáo BGH). - Ban giám hiệu quyết định việc cho học sinh thôi học. QUI ƯỚC VĂN HÓA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN (Kèm theo Quyết định số 132/QĐ-THPT ngày 05/9/2013) ______________________________________ Điều 1. Thời gian làm việc 1. Chào cờ: Toàn thể CB, GV, NV tham dự tuần thứ 1 hàng tháng, các tuần còn lại trong tháng GVCN dự cùng HS. 2. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng: - Buổi trực: Sáng từ 7g 00 đến 11g50 phút; chiều từ 13g50 đến 16g 40. - Buổi không trực: Sáng từ 7g30 đến 11g; chiều từ 14g00 đến 16g30. 3. Giáo viên chủ nhiệm lớp: Có mặt tại trường vào giờ sinh hoạt 05 phút đầu buổi ít nhất 3 buổi/ tuần, giám sát sinh hoạt 05 phút của lớp chủ nhiệm. 4. Giáo viên bộ môn: Vào, ra lớp đúng giờ theo thời khóa biểu nhà trường. 5. Nhân viên: Sáng từ 7g00 đến 11g30, chiều từ 14g đến 16g 40; nghỉ 01 ngày/ tuần, bộ phận quản lý trực tiếp sắp xếp đảm bảo phục vụ kịp thời hoạt động giáo dục và học tập. Điều 2. Kỷ luật lao động 1. CB, GV được Sở điều động đi công tác: Khi công văn triệu tập, trao đổi với tổ trưởng sắp xếp lịch dạy thay và báo cáo với phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. 2. CB, GV nếu ốm đau hoặc có việc đột xuất cần nghỉ: Phải thông qua trước với tổ trưởng để tổ sắp xếp người dạy thay, báo cáo với lãnh đạo trực. 3. Việc trễ giờ, trễ họp, bỏ giờ, bỏ họp: - Trễ từ 5 phút đến 10 phút: GV vẫn tiếp tục việc dạy, họp bình thường nhưng được tổ trưởng tổ chuyên môn nhắc nhở trong phiên họp tổ gần nhất; trể trên 10 phút xử lý như bỏ tiết, bỏ họp. - Bỏ tiết dạy: Được lập biên bản, gởi về tổ để tổ trưởng nhắc nhở trong phiên họp tổ gần nhất. - Bỏ họp: Phải chịu trách nhiệm về những nội dung trong phiên họp đã triển khai; tổ trưởng nhắc nhở. - Nếu bỏ, trễ giờ; bỏ, trễ họp lần thứ 3, Hiệu trưởng có văn bản phê bình; nếu vẫn tiếp tục vi phạm lập hồ sơ xét kỷ luật, làm cơ sở xếp loại viên chức, đánh giá chuẩn nghề nghiệp và xét thi đua. Điều 3: Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của CB, GV, NV 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử: Phải đúng mực, có tác dụng nêu gương, giáo dục đối với HS. 2. Trang phục: Phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, cụ thể: - Trang phục làm việc hàng ngày: Nam áo sơ mi, quần sẫm màu; nữ áo dài, Comple hoặc bộ váy; đi giầy hoặc dép có quai hậu. GV, NV mặc trang phục theo quy định chuyên môn (nếu có); - Trang phục ngày lễ: Thực hiện theo thông báo của ban tổ chức của từng buổi lễ. Điều 4. Về việc sử dụng tài sản công 1. Mọi thành viên trong nhà trường phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng điện, nước, điện thoại cơ quan và bảo vệ tài sản công. Khi rời khỏi chỗ ngồi phải chủ động xếp ghế lại đúng vị trí ban đầu; người cuối cùng rời khỏi phòng phải tắt các thiết bị điện, nước và đóng cửa phòng. 2. Việc mượn và sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm trước nhà trường về những sự cố do bản thân gây ra; nếu làm mất hoặc làm hư hỏng phải bồi thường theo thời giá. Điều 5. Các hành vi CB, GV, NV không được làm 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của HS và đồng nghiệp. 2. Không minh bạch trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS. 3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 4. Ép buộc HS học thêm để thu tiền. 5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục. 7. Vi phạm quy định định dạy thêm, học thêm. 8. Vi phạm An toàn giao thông. HIỆU TRƯỞNG (đã ký)  Hệ thống các kế hoạch: 1. Kế hoạch học tập của nhà trường: các kỳ thi, kỳ kiểm tra; các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố; chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại Học cho lớp 12. Kiểm tra trình độ chuyên môn của giáo viên, chọn giáo viên giỏi, học nâng cao của giáo viên… (Phó HT 1 lập). 2. Kế hoạch Tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12: ( Đoàn trường lập). 3. Kế hoạch ngoại khóa: ( Đoàn trường lập). 4. Kế hoạch cho các họat động kỷ niệm trong năm: ngày thành lập trường, 20/11, Tết,… ( Đoàn trường lập). 5. Kế hoạch của Đoàn trường: ( Đoàn trường lập). 6. Kế hoạch trùng tu cơ sở vật chất trong năm học. ( Phó HT 2 lập)  Hệ thống kiểm tra giám sát: Trong và sau khi thực hiện các kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt quá trình thực hiện của nó, đảm bảo chất lượng tốt cho tòan cán bộ và học sinh trong trường.  Hệ thống kỷ luật: (nêu rõ trong nội quy) 2. Công cụ tổ chức:  CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG THPT  Các nhà quản lý: STT Tên CS Người đứng đầu 1. Hội đồng quản trị HT: C.Trần Thị Mai 2. Ban giám hiệu HT: C.Trần Thị Mai PHT1: Hoàng Văn Ánh PHT2: Lê Thu Hương 3. Chi Bộ BTCB: T. Nguyễn Hữu Đức 4. Công đoàn trường T.Hoàng Việt Hà 5. Đoàn Thanh niên BT: Lê Lưu Phương 6. Kế toán-Nội vụ Trưởng phòng: Nguyễn Thị Anh 7. Tổ chuyên môn 7.1 + Tổ Toán Tin Tổ trưởng : Hoàng Đức Vinh 7.2 + Tổ Văn Tổ trưởng :Trần Hiệu Nhiên 7.3 + Tổ Sử Địa CD Tổ trưởng :Hoàng Việt Hà 7.4 + Tổ Lý - KTCN Tổ trưởng :Đỗ Thanh Hữu 7.5 + Tổ Hoá - Sinh - KTNN Tổ trưởng :Trịnh Minh Nghĩa 7.6 + Tổ Thể dục Tổ trưởng :Trần Duy Thanh 7.7 + Tổ Ngoại ngữ Tổ trưởng :Đồng Thị Nhiệm 7.8 + Tổ Ha`nh chính Tổ trưởng ;Trần Thị Thêu 8 Phòng Hợp tác QT TP: Lê Văn Khương 9 Phòng Hành Chính TP: Lê Thị Hồng Ánh. Cơ cấu tổ chức cũng là một trong những yếu tố tạo động lực cho cán bộ công nhân viên, giáo viên trong trường. Bởi vì , khi nắm giữ những vị trí quan trọng này thì mỗi cán bộ công nhân viên sẽ có những quyền lợi nhất định, đồng thời cũng sẽ phải mang những trọng trách hơn những người khác. Để được nhận những vị trí trên, đòi hỏi cán bộ giáo viên, công nhân viên chức nhà trường cần có những phấn đấu trong công việc, thường xuyên rèn luyện và nâng cao không những trình độ chuyên môn mà còn trình độ quản lí,thêm vào đó đồng thời 1 yếu tố cần thiết là có được sự tín nhiệm của tập thể . 3) Đánh giá về phương pháp hành chính và tổ chức đã được sử dụng ở trường a) Ưu điểm: • Với hệ thống nội quy cũng như kỉ luật được đặt ra, toàn bộ công nhân viên chức cũng như học sinh đề chấp hành 1 cách nghiêm túc. Điều này tạo nên sự thống nhất cũng như tính kỉ luật cao trong toàn trường. • Với hệ thống kế hoạch chi tiết và đầy đủ, toàn trường đã thực hiện được mục tiêu đề ra từ đầu năm học ( số lượng học sinh giỏi đạt 8%, tang 2% so với mục tiêu đề ra, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh đại 3%, tăng so với năm học trước, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cũng như đai học đều đạt hoặc vượt mức chỉ tiêu đề ra, toàn trường có 5 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh,… ) • Với hệ thống kiểm tra giám sát thì những nội quy cũng như kế hoạch đã được thực hiện 1 cách đầy đủ và nghiêm túc, đồng thời cũng đánh giá chính xác trình độ của cán bộ công nhân viên cũng như học sinh. • Với hệ thống kỉ luật thì những hành vi, hiện tượng xấu không còn diễn ra thường xuyên, toàn trường dạy và học trong môi trường lành mạnh và nghiêm túc. b) Nhược điểm • Hệ thống kỉ luật cứng nhắc đôi khi tạo áp lực cho học sinh, cán bộ công nhân viên, giáo viên trong trường, điều này dẫn đến hậu quả là có những hành vi làm việc không nghiêm túc, làm cho có làm chứ hoàn toàn không có tính tự giác, đồng thời cũng gây nên tâm lí nặng nề mỗi khi đến trường cho học sinh, giáo viên. • Hệ thống kế hoạch đôi khi chưa thích ứng kịp với những thay đổi của môi trường ( VD: việc đôi hình thức thi từ thi tự luận thành thi trắc nghiệm ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của nhà trường, nếu như không có những biện pháp, những kế hoạch tức thời thì sẽ gây ra khó khăn lớn cho học sinh và giáo viên cũng như làm giảm thành tích thi đua của nhà trường. • Hệ thống kiểm tra giám sát đôi khi còn bỏ qua những sai phạm của 1 bộ phận giáo viên, học sinh ( do hiện tượng con ông cháu cha, hay những hành vi tiêu cực khác trong quá trình dạy, học và quản lí. • Hệ thống kỉ luật trong một số trường hợp gây ra những hậu quả tâm lí nặng nề cho học sinh ( như bị nêu gương xấu trước trường có thể làm các em cảm thấy tự ti, xấu hổ, dẫn đến những hành vi tiêu cực khác, hay như làm mất uy tín của cán bộ công nhân viên, giáo viên. 4) Đề xuất phương pháp hoàn thiện • Hệ thống nội quy, kỉ luật cần được đưa ra một cách hợp lí, vừa đảm bảo được tính quy tắc nhưng đồng thời không tạo áp lực cho công nhân viên chức, giáo viên, học sinh. • Cần có những kế hoạch dự phòng cho những tình huống bất ngờ xảy ra, xây dựng hệ thống kế hoạch hoàn chỉnh và phù hợp với mục tiêu mà nhà trường đề ra • Hệ thống kiểm soát cần làm việc công bằng, nghiêm túc để có thể đánh giá chính xác và trung thực về các đối tượng. [...]...II).Phương pháp kinh tế 1.Đối với Cán bộ công nhân viên Nhà trường: a )Tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền lương: Từ trước đến nay, tiền lương luôn là một trong những yếu tố hàng đầu để tạo động lực cho ngừoi lao động Do đó,việc tạo động lực cho giáo viên thông qua công cụ tiền lương được nhà trường rất cquan tâm Cá hình thức trả lương cho giáo viên ở trường hiện nay: Tuỳ vào trình độ chuyên môn, học... tạo động lực, tích cực trong công việc 4 Tạo động lực bằng việc tự do tham gia các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội Giáo viên trong trường được phép tự do tham gia các tổ chức chính trị, công đoàn, câu lạc bộ “giáo viên năng động , hội nông dân, hội Phụ nữ, trong và ngoài trường, giúp cho đời sống tinh thần thêm phong phú khích lệ khả năng làm việc hiệu quả hơn  Đối với học sinh 1 1 Tạo động lực. .. lao động (giáo viên) không được đào tạo và bồi dưỡng phát triển thì sẽ trở nên lỗi thời và lạc hậu Vậy để tăng hiểu biết cho người lao động, tạo hưng phấn trong quá trình lao động thì việc đào tạo và phát triển họ là điều cần thiết 2 Tạo động lực thúc đẩy bằng sự thăng tiến hợp lí Sự thăng tiến của người lao động có ý nghĩa quan trọng và luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác nâng cao động lực. .. của công việc đnag đảm đương mà nhà trường có thể thoả thuận với mức lương cao hơn b) Tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền thưởng: Xác định được vai tro kich thich của tiền thưởng đối với ngừoi lao động, nhà trường áp dụng những hình thức sau: • Thưởng định kì Hằng năm, Nhà trường thực hiện chế độ thưởng định kì nhiều lần Hình thức này áp dụng cho tất cả CBCNV trong trường Mục đích nhằm khuyến khích... biệt trong học tập và nghiên cứu khoa học của CBCNV mà Hội đồng có quyết định khen thưởng riêng • Các trường hợp đãi ngộ đặc biệt khác Áp dụng cho các nhân tố xuất sắc có những sang kiến cải tiến kĩ thuật hoặc đưa ra mô hình đào tạo mới có tính khả thi và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhà trường 2 Đối với học sinh theo học tại trường: a) Công cụ tạo động lực bằng học bổng: Nhà trường luôn tạo. .. khuyến khích các em nỗ lực hơn trong học tập, nâng cao chất lượng và thành tích giao dục cho nhà trường b) Công cụ tạo động lực bằng thi đua khen thưởng: Áp dụng cho nhwũng em học sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi học sinh giỏi, Olympic hay các giải liên quan đến học tập và nghiên cứu khoa học…, các cuộc thi về hoạt động đoàn đội và xã hôi Mức khên thưởng sẽ do Hội đồng Nhà trường quyết định... tiếp giữa nỗ lực – thành tích, thành tích – kết quả, phần thưởng cũng như cần tạo nên sự hấp dẫn của các kết quả/phần thưởng đối với giáo viên 2 1 Tạo động lực làm việc bằng các chính sách đào tạo, phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng công tác đào tạo Trong quá trình lao động, con người luôn phải tiếp xúc với những kiến thức về xã hội, về kĩ thuật... 2 Tạo động lực bằng việc tự do tham gia các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội Học sinh trong trường được phép tham gia các tổ chức chính trị, đoàn thể khác: câu lạc bộ võ thuật, câu lạc bộ bóng rổ, âm nhạc, Đoàn thanh niên, Đội văn nghệ xung kích, để đảm bảo đời sống tinh thần trở nên phong phú giúp cho việc tạo động lực học tập và làm việc • • Đối với các hoạt động của Đoàn trường, các hoạt động. .. Tạo động lực học tập bằng yếu tố môi trường học tập Xây dựng bầu không khí trong trường (mối quan hệ giữa bạn bè với bạn bè, mối quan hệ với thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trong trường) Ở các tổ chức đặc biệt là ở các trường học, vấn đề xây dựng bầu không khí trong trường học luôn là mối quan tâm của mọi người Vấn đề xây dựng không khí trường học là một trong những ưu tiên hàng đầu của giáo... sử dụng trong trường học :  Đối với giáo viên 1 Tạo động lực làm việc bằng hệ thống đánh giá thành tích hiệu quả và công việc Động lực cũng chính là chức năng của sự kì vọng cá nhân Một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành thích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn Chính điều đó, buộc các nhà quản lí hiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực – thành . viên Nhà trường: a )Tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền lương: Từ trước đến nay, tiền lương luôn là một trong những yếu tố hàng đầu để tạo động lực cho ngừoi lao động. Do đó,việc tạo động lực. hình đào tạo mới có tính khả thi và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhà trường. 2. Đối với học sinh theo học tại trường: a) Công cụ tạo động lực bằng học bổng: Nhà trường luôn tạo điều. đảm đương mà nhà trường có thể thoả thuận với mức lương cao hơn. b) Tạo động lực làm việc bằng công cụ tiền thưởng: Xác định được vai tro kich thich của tiền thưởng đối với ngừoi lao động, nhà trường

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w