1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về các công cụ tạo động lực

27 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG o0o BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN LÝ HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà Danh sách nhóm : Phạm Minh Thư – 11123912 – 255 Nguyễn Đình Hoàng – 11121522 – 103 Nguyễn Xuân Tuyến – 11124488 – 290 Vũ Hải Linh – 11122142 – 157 Phạm Thanh Vân – 11124550 – 293 Lớp tín chỉ : Quản lý học 1 (213)_5 Hà Nội, tháng 10/2013 Môi trường quản lí là tổng thể tất các yếu tố tác động hoặc có tác động lên hoặc có tác động lên hệ thống mà nhà quản lí chịu trách nhiệm quản lí. Đặc điểm các yếu tố của môi trường quản lí dù môi trường bên trong và bên ngoài của bất kì một tổ chức nào cũng mang tính phức tạp, không ổn định và phụ thuộc lẫn nhau. Với mục tiêu rèn luyện các kĩ năng phân tích môi trường quản lí nhằm nhận thức và đưa ra các quyết định quản lí có hiệu quả, nhóm chúng em đã tìm hiểu và phân tích môi trường quản lí của một trường tiểu học X tại địa bàn thành phố Hà Nội. Trong quản lý xã hội, nhà trường thường được xem là một dạng cụ thể của một tổ chức. Đó là tổ chức có tính chất tương đối phức tạp, vừa có các quan hệ hoạt động nghề nghiệp và vừa có quan hệ và hoạt động chính trị xã hội. Những tiêu chí quan trọng của nhà trường: Thành tích học tập, môi trường hợp tác và tham gia, tính thẩm mỹ của cảnh quan sư phạm và những quan hệ ứng xử, hiệu lực quản lý, kết quả của việc thực hiện các chương trình giáo dục , hiệu suất đào tạo, văn hóa nhà trường. Nhà trường có hiệu quả là nhà trường có văn hóa cao. Đa số những nghiên cứu quản lý trường học bao gồm các vấn đề về chính sách, quản lý nhân sự, quản lý chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và xã hội trong trường học, quản lý tài chính. Qua tìm hiểu, bài tập được chia thành 2 phần: Môi trường quản lí là tổng thể tất các yếu tố tác động hoặc có tác động lên hoặc có tác động lên hệ thống mà nhà quản lí chịu trách nhiệm quản lí. Đặc điểm các yếu tố của môi trường quản lí dù môi trường bên trong và bên ngoài của bất kì một tổ chức nào cũng mang tính phức tạp, không ổn định và phụ thuộc lẫn nhau. Với mục tiêu rèn luyện các kĩ năng phân tích môi trường quản lí nhằm nhận thức và đưa ra các quyết định quản lí có hiệu quả, nhóm chúng em đã tìm hiểu và phân tích môi trường quản lí của một trường tiểu học X tại địa bàn thành phố Hà Nội. Trong quản lý xã hội, nhà trường thường được xem là một dạng cụ thể của một tổ chức. Đó là tổ chức có tính chất tương đối phức tạp, vừa có các quan hệ hoạt động nghề nghiệp và vừa có quan hệ và hoạt động chính trị xã hội. Những tiêu chí quan trọng của nhà trường: Thành tích học tập, môi trường hợp tác và tham gia, tính thẩm mỹ của cảnh quan sư phạm và những quan hệ ứng xử, hiệu lực quản lý, kết quả của việc thực hiện các chương trình giáo dục , hiệu suất đào tạo, văn hóa nhà trường. Nhà trường có hiệu quả là nhà trường có văn hóa cao. Đa số những nghiên cứu quản lý trường học bao gồm các vấn đề về chính sách, quản lý nhân sự, quản lý chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và xã hội trong trường học, quản lý tài chính. Qua tìm hiểu, bài tập được chia thành 2 phần:  Phần 1. Môi trường quản lí. Phần này là những tổng kết thảo luận về môi trường quản lí, xác định các hợp phần của môi trường quản lí, bao gồm: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.  Phần 2. Mối quan hệ giữa tổ chức với môi trường bên ngoài. Do tính chất môi trường bên ngoài luôn biến động, tạo ra sự không chắc chắn cho nhà quản lí đặt ra yêu cầu nhà quản lí phải lựa chọn thay đổi để thích nghi với môi trường hay ảnh hưởng đến môi trường để làm cho nó thích hợp hơn với yêu cầu của tổ chức. Tìm hiểu mối quan hệ giữa tổ chức và môi trường giúp các nhà quản lí đưa ra được quyết định nhằm duy trì và phát triển được tổ chức phù hợp với sự thay đổi, biến động không ngừng của môi trường. Phần 1. Môi trường quản lí 1. Môi trường bên ngoài: a. Môi trường chung của tổ chức  Môi trường kinh tế: Các điều kiện kinh tế nói chung có ảnh hưởng quyết định đến thành công của một tổ chức. với đối tượng tổ chức đang xét là một trường tiểu học, các yếu tố có trong môi trường kinh tế có ảnh hưởng là: - Khả năng đầu tư ngân sách nhà nước cho trường học: yếu tố cơ sở vật chất của trường học, mức tiền lương và phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trong trường để đảm bảo môi trường học tập với đầy đủ trang bị cần thiết, đội ngũ giáo viên tận tâm, nhiệt tình và bằng lòng với công việc Một sự thay đổi trong cấu trúc nền kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến các chính sách đầu tư và phát triển giáo dục dòi hỏi bộ phận quản lí phải có các thay đổi mang tính chiến lược để thích ứng phù hợp với những yêu cầu mới. - Điều kiện kinh tế của gia đình các học sinh: mức thu nhập của gia đình học sinh có ảnh hưởng đến sĩ số học sinh đi học (nhiều trường hợp do đói nghèo mà trẻ em không được đến lớp đúng độ tuổi hoặc phải đi làm phụ giúp gia đình), khả năng cho con em đi học với các thiết bị học tập đầy đủ, đảm bảo sức khỏe thể chất cho các em khi đi học Sự thay đổi theo chu kì kinh tế như các cuộc suy thoái kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến việc làm và thu nhập của gia đình sẽ gây ra nhiều tác động đến các quyết định của nhà trường như: điều chỉnh học phí, cắt giảm phụ cấp giáo viên, giảm bớt các hoạt động ngoài giờ học (tham quan, giải trí ). - Các nguồn tài trợ khác: tùy theo điều kiện kinh tế của các vùng miền mà các đơn vị công lập như trường học, bệnh viện có thể nhận được các khoản tài trọ từ các công ty, tổ chức tuef thiện khác  Môi trường chính trị và pháp luật: Giống như con người, các tổ chức cũng phải chịu ảnh hưởng bởi các tác động chính trị và pháp luật. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng đến tổ chức như là kết quả của bầu không khí chính trị hay các quá trình chính sách và pháp luật. Với hệ thống chính sách và pháp luật, nhà nước định hướng, điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Cụ thể: - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân ” (điều 35 hiến pháp 1992). Theo đó nhà nước quy định cụ thể mức học phí (miễn học phí cho bậc tiểu học), quy định phổ cập giáo dục (bậc tiểu học là bắt buộc), khuyến khích toàn dân đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi - Nhà nước tạo điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên, đầu tư cho nhiều dự án nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới, hiệu quả, tích cực, đặc biệt chú trọng thường xuyên đổi mới chương trình học bắt kịp những thay đổi và yêu cầu mới của xã hội Một số điều luật trong bộ luật giáo dục có quy định rõ ràng các chuẩn mực hành vi và hoạt đọng của các trường tiểu học: Điều 23. Quản lý tài sản, tài chính 1. Quản lý tài sản của tr¬ường tiểu học tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên trong trư¬ờng có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường. 2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà tr¬ường thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 24. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học 1. Trường tiểu học thực hiện chư¬ơng trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. 2. Căn cứ vào kế hoạch dạy học và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường cụ thể hoá các hoạt động giáo dục và giảng dạy, xây dựng thời khoá biểu phù hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương. Học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Học sinh tàn tật, khuyết tật học hoà nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng của từng cá nhân và Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật. Điều 25. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa được sử dụng chính thức trong giảng dạy, học tập ở trường tiểu học và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. 2. Nhà trường có trách nhiệm trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Tài liệu học tập dành cho học sinh tàn tật, khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn riêng. Điều 26. Hoạt động giáo dục 1. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dư¬ỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. 2. Hoạt động giáo dục trên lớp đ¬ược tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. Điều 30. Giáo viên Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên 1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo ch¬ương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. 2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; g¬ương mẫu trước học sinh, th¬ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 3. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. 4. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất l¬ượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. 5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục. 6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. 7. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội được quy định cụ thể tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 của Điều lệ này. Điều 32. Quyền của giáo viên 1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. 2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. 4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. 5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 33. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên 1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. 2. Giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục. Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn để bố trí công việc phù hợp. Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên 1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. 2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động s¬ư phạm. Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. 2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 4. ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. 5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. Điều 36. Khen thưởng và xử lý vi phạm 1. Giáo viên có thành tích được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định. 2. Giáo viên có hành vi vi phạm các quy định tại Điều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định. Điều 46. Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường tiểu học có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trư¬ờng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 1. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan, nhằm: a) Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm giúp đỡ học sinh cá biệt. b) Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi. 2. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để: thông báo kết quả học tập của từng học sinh; thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học sinh yếu kém, giáo dục học sinh cá biệt; biểu dương kịp thời học sinh nỗ lực học tập và rèn luyện tốt. Điều 6. Phân cấp quản lý 1. Trường tiểu học do Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý. 2. Các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Điều lệ này do cấp có thẩm quyền thành lập quản lý. 3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình trường, lớp tiểu học và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trên địa bàn.  Môi trường văn hóa xã hội: Môi trường xã hội trong đó có các tổ chức hoạt động tác động một cách có hệ thống lên tổ chức. - Về cơ cấu dân số, độ tuổi, giới tính, khu vực, chủng tộc có nahr hưởng đến hoạt động điềuu hành của trường học. Ví dụ, với tâm lí sinh con trong những năm Quý Mùi, Đinh Hợi là “tốt số” mà mùa tựu trường năm 2009 và năm 2013 có số lượng trẻ lớp 1 nhập học tăng vọt, hay tâm lí và quan niệm thích sinh con trai khiến tỉ lệ giới tính học sinh nam, nữ mất cân đối. Ngoài ra, xu hướng di dân từ vùng ven đô vào vùng nội thành khiến tính trạng quá tải ở các lớp học trong nhiều quận nội thành, trong khi các trường học tại vùng ngoại thành lại “thiếu” học sinh, không khai thác hiệu quả nguồn lwucj được phân bổ (giáo viên giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ). Bên cạnh đó, tính trạng hôn nhân gia đình và cơ cấu gia đình (gia đình con một hay đông anh em) cũng có ảnh hưởng đến hoạt động tạo trường lớp của học sinh - Các yếu tố văn hóa như quan điểm, quy tắc, phong tục tập quán truyền thống, lối sống thói quen, trình độ giáo dục có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động dạy học tại trường lớp. Ông cha quan niệm”tên học lễ, hậu học văn” nên trê em bậc tiểu học chưa học nhiều về các kiến thức khoa học, các em được trang bị các lế nghĩa cơ bản như chào hỏi, quan hệ gia đình và xã hội( biết thương yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, thầy cô, yêu quý bạn bè )hình thành nhân cách và những thói quen sống tốt đẹp, biết tránh xa những tệ nạn Quan niệm và niềm tin vào học vấn và kiến thức cũng có thể giúp các gia đình có cái nhìn tích cực về giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho con em đi học - Các xu hướng và mốt thời thượng cúng tạo ra những ảnh hưởng đối với các thay đổi của tổ chức. Ví dụ các hoạt động hội nhập kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin giúp cho các học sinh tiểu học sớm được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ và xu hướng ưa thích các học sinh năng động sáng tạo được khuyến khích qua các cuộc thi như Giải toán qua mạng, Viết thư UPU cũng đỏi hỏi nhà trường phải có những động thái thay đổi phù hợp nhằm tạo ra các “đầu ra” phù hợp nhu cầu xã hội. - Tính cạnh tranh của trườn học thể hiện ở niềm tin vào chất lượng dạy học của giáo viên trong trường, qua đó phụ huynh có tin tưởng gửi gắm con em mình. Điều đó được thể hiện ở thành tích, mặt bằng chất lượng học sinh khi ra trường  Môi trường công nghệ: [...]... nhưng xét về bản chất, nó cũng như các hàng hóa khác Vì vậy, dịch vụ do giáo dục cung cấp có thể nói chính là hàng hóa Các kiểu dịch vụ hoặc bản thân hoạt động lao động có giá trị, khi trao đổi trên thị trường, về bản chất, không có gì khác về mặt hình thức so với các hàng hóa khác Thực chất của quan niệm thu hút lực lượng lao động qua đào tạo - hay nói cách khác - năng lực làm việc của người lao động là... gian lao động cần thiết của xã hội, nâng cao hiệu suất sản xuất lao động, hàng hóa sản xuất càng nhiều trong cùng một đơn vị thời gian, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao - Thị trường nhân tài, thị trường lực lượng lao động Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định: thị trường nhân tài, thị trường lực lượng lao động là vấn đề hạt nhân, là khâu then chốt của việc nghiên cứu mối quan hệ và sự tác động của... mới để cải tạo thế giới” Như vậy Bản chất Nghiên cứu khoa học” là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn Với cách hiểu như¬ vậy, ngoài các công trình... kiện sản xuất hiện đại hóa, nhân tài và sức lao động vừa là đối tượng để giáo dục đào tạo, vừa là người lao động trong các ngành sản xuất, lĩnh vực sản xuất hàng hóa; là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất Giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về nhân tài chuyên ngành và các loại lực lượng lao động, vừa thể hiện bằng hình thức điều động, phân công của nhà nước, vừa có sự điều tiết bằng quy... thị trường lực lượng lao động lại thể hiện ở vai trò của đào tạo nhân tài chuyên ngành và huấn luyện lực lượng lao động chuyên môn sâu Giáo dục, xét về góc độ thực tế, phải đáp ứng yêu cầu của thị trường nhân tài và thị trường lao động chuyên ngành Nếu lực lượng này đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của thời đại, thì chắc chắn sẽ đứng vững trong thị trường cạnh tranh nhân tài và lực lượng lao động d Cơ cấu... sự chú ý của rất nhiều người, đặc biệt là những người làm công tác nghiên cứu lý luận giáo dục Trong đó, sự nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với nội hàm cải cách giáo dục là một vấn đề rất được quan tâm - Quan niệm giáo dục là ngành sản xuất đặc biệt Quan niệm này cho rằng: nếu chúng ta định nghĩa công nghiệp là sự nghiệp hoạt động sản xuất, thì giáo dục mang tính sản xuất đương nhiên... mức chi phí hợp lí Điều này tạo ra động lực cho tổ chức trường học phải nâng cao chất lượng giảng dạy để đáp ứng nhu cầu khách hàng  Nhà cung cấp Nhà cung cấp được hiểu là những cá nhân hay tổ chức bên cung ứng nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin – đầu vào của tổ chức bên mua Trong trường hợp này, nhà cung cấp thực chất là thị trường lao động, cụ thể là thị trường lao động có nghiệp vụ sư phạm,... nhân lực cho trường học đảm bảo trường học sẽ vận hành trôi chảy Cụ thể, với một tổ chức công các nguồn lực này có thể được cung cấp không theo lựa chọn của nhà quản lí tổ chức (ban giám hiệu) mà được bổ nhiệm, phân công công tác theo quyết định của các cơ quan quản lí cấp trên Yêu cầu đặt ra của nhà quản lí (ban giám hiệu) là phải phát triển mối quan hệ của tổ chức mình với thị trường cung cấp, cụ thể... con em họ, thay vào đó là các giờ học ngoại khóa phù hợp cho hoạt động thể chất, hoặc cắt giảm các phụ phí quá nhiều để xây dựng,mua sắm các thiết bị mà học cho rằng không thật cần thiết Trong trường hợp khách hàng (chính là các học sinh trong trường) lên tiếng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ví dụ như học sinh lên tiếng về cách giảng bài khó tieps thu, chậm đổi mới của các giáo viên gây ra sự bắt... của công nghệ trong xã hội hay cụ thể trong lĩnh vực thiết bị dạy học quyết định trên phạm vi rộng các sản phẩm, dịch vụ nào được tạo ra, những thiết bị nào được sử dụng và các quy trình quản lí ra sao - Các thiết bị dạy học như máy chiếu, máy tính, đồ dùng dạy học mới như bút thông minh, giấy in nghiêng luyện chữ đẹp ngay từ khi mới xuất hiện đã gay ra nhiều tác động thay đổi bộ mặt trường học Các . CHÍNH – NGÂN HÀNG o0o BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN LÝ HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà Danh sách nhóm : Phạm Minh. thị trường, về bản chất, không có gì khác về mặt hình thức so với các hàng hóa khác. Thực chất của quan niệm thu hút lực lượng lao động qua đào tạo - hay nói cách khác - năng lực làm việc. người lao động là sự đầu tư tiền bạc khi tiến hành đào tạo, tức là đã tạo giá trị cho lực lượng lao động đó vào thị trường lao động. Với trình độ giáo dục khác nhau thì lực lượng lao động có

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w