1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

38 5,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 143 KB

Nội dung

Khái niệm* Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định theo đó NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và thực hiện những công việc đã được thỏa thuận trong HĐLĐ và TƯLĐTT với

Trang 1

Bài giảng Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Ths Nguyễn Thu Ba Tel: 0904186405 Email:nguyenthuba74@gmail.com

Trang 2

Nội dung

• Thời giờ làm việc

• Thời giờ nghỉ ngơi

Trang 3

Khái niệm thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi

• Dưới góc độ khoa học kinh tế lao động:

thời gian cần thiết để hoàn thành một

công việc theo định mức thời gian.

thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất sức lao động

Trang 4

Khái niệm

* Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định theo đó NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và thực hiện những công việc đã được thỏa thuận trong HĐLĐ và TƯLĐTT với những giới hạn theo quy định của pháp luật

* Thời giờ nghỉ ngơi: là thời gian do pháp luật quy định mà theo đó người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và được quyền tự do sử dụng thời gian ấy

Trang 5

Cơ sở pháp lý

mức tối thiểu và mức tối đa.

không trái với quy định của PL và phải sát hợp với điều kiện, đặc điểm của đơn vị  nội quy doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể.

(không trái PL, thỏa ước LĐTT): trong hợp đồng lao động

Trang 6

Ý nghĩa

• Nhằm bảo hộ lao động

• Là vấn đề thuộc quyền con người

• Phản ánh trình độ tổ chức và năng suất lao động

của quốc gia

• Giúp hai bên thực hiện được quyền và nghĩa vụ

 luôn mâu thuẫn nhưng lại gắn bó chặt chẽ

+ Giúp NSDLĐ khai thác lâu dài sức LĐ với mức

độ hợp lý được PL cho phép

+ Giúp NLĐ có điều kiện để cung ứng sức LĐ theo đúng như cam kết

Trang 7

Nguyên tắc điều chỉnh

Nguyên tắc điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải đạt hai mục đích là: (1) Bảo hộ người lao động; hạn chế sự lạm dụng sức lao động về phía người sử dụng lao động => mục đích NN

(2) Đồng thời vẫn phải đáp ứng sự tự do thỏa thuận của hai bên => mục đích XH

Trang 8

Nguyên tắc

• Thời giờ làm việc được ấn định ở mức tối

đa còn thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu.

• Khuyến khích các bên thỏa thuận các điều

kiện có lợi hơn cho người lao động

• Thực hiện rút ngắn thời gian làm việc đối

với những người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

và một số loại lao động đặc biệt khác

• Tôn trọng quyền con người.

Trang 9

Lịch sử vấn đề điều tiết thời giờ

làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

• Giai đoạn đầu của CNTB: để thu được lợi

nhuận tối đa => thời giờ làm việc của công nhân bị kéo dài từ 12 đến 14h/ngày  biện pháp bóc lột chủ yếu của chủ TB.

• Cuộc biểu tình ngày 1/5/1886 của công

nhân Chicago (Mỹ) đòi nhà cầm quyền phải thực hiện 8h/ngày.

• Hiến chương của ILO ghi nhận: “một tiêu

chuẩn phải đạt là chấp nhận mỗi ngày làm việc 8h hoặc mỗi tuần làm việc 48h”

Trang 10

Lịch sử

• CƯ số 1 (năm 1919) của ILO đã ghi nhận ngày

làm việc từ 8-9h và tuần làm việc 48h trong các

xí nghiệp công nghiệp

• CƯ số 47 (năm 1935) của ILO giảm thời giờ làm

việc còn 40h/tuần Năm 1962 ra Khuyến nghị số

126 về giảm bớt thời giờ làm việc

• Hiện nay do KHKT phát triển, NSLĐ tăng, nên

đã rút ngắn thời giờ làm việc còn 40 đến 36 giờ/tuần và thực hiện 2 ngày nghỉ/ tuần

Trang 11

Tại Việt Nam

• Chế độ ngày làm việc 8 giờ đã được thực hiện

sau CMT8 1945

+ Sắc lệnh số 29-SL năm 1947: quy định “Thời giờ làm việc của đàn ông đàn bà, bất kỳ tuổi nào không được vượt quá 48 giờ/ tuần lễ”

+ QĐ số 119-CP ngày 17/1/1969 về một số biện pháp bảo đảm thời gian lao động của CNVC

+ Thông tư 05-LĐ-TT ngày 6/5/1971 hướng dẫn

về chế độ nghỉ ngơi của CNVC

+ Thông tư 06-LĐ-TT ngày 6/5/1971 hướng dẫn thời gian làm việc của cán bộ CNVC

Trang 12

Tại Việt Nam

• BLLĐ năm 1994 có Chương VII về “Thời

giờ làm việc và Thời giờ nghỉ ngơi”

• NĐ số 195-CP ngày 31/12/1994 quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.

• NĐ 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 bổ

sung một số điều của NĐ số 195/CP;

• Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày

3/6/2003 hướng dẫn việc thực hiện

Trang 13

+ NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo giờ

+ Quy định những trường hợp đặc biệt làm theo giờ

+ Quy định giờ nghỉ trong giờ làm việc

+ Bổ sung ngày nghỉ tết âm lịch

+ Mở rộng các trường hợp nghỉ không lương

+ Tiền tàu xe + tiền lương những ngày đi đường

Trang 14

Chế độ thời giờ làm việc

• Các loại thời giờ làm việc

• Chế độ làm thêm giờ

• Chế độ làm việc ban đêm

Trang 15

Các loại thời giờ làm việc

• Thời giờ làm việc tiêu chuẩn

• Thời giờ làm việc không theo tiêu chuẩn

Trang 16

Thời giờ làm việc tiêu chuẩn

Là độ dài của thời gian lao động theo

quy định của pháp luật mà theo đó người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và phải thực hiện những nghĩa vụ lao động do người sử dụng lao động giao cho.

• 2 yếu tố:

+ “độ dài thời gian”

+ “sự có mặt”

Trang 17

Thời giờ làm việc tiêu chuẩn

• Thời giờ làm việc bình thường: quy định về thời

giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong ĐK LĐ, môi trường lao động bình thường – không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần

• Thời giờ làm việc rút ngắn quy định về thời giờ

làm việc có độ dài ngắn hơn so với thời giờ làm việc bình thường mà vẫn được hưởng đủ lương

Áp dụng cho một số loại lao động đặc biệt

Trang 18

Thời giờ làm việc không theo tiêu chuẩn

• Không có đủ hai yếu tố như thời giờ làm việc

tiêu chuẩn Được tính trên cơ sở khối lượng công việc và không buộc NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc Áp dụng đối với người lao động đặc biệt hoặc làm công việc đặc biệt

• Lao động có trình độ chuyên môn KT cao, LĐ

đặc thù: có quyền kiêm việc, kiêm chức, nghỉ dài hạn không hưởng lương hoặc hưởng một phần lương để NCKH, nâng cao trình độ

• Lao động cao tuổi: năm cuối trước khi nghỉ hưu

được rút ngắn thời giờ làm việc hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian

Trang 19

Chế độ làm thêm giờ

• Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc

ngoài giờ làm việc bình thường được quy định trong PL, TƯLĐTT hoặc theo nội quy lao động.

+ Vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn;

Trang 20

Giới hạn làm thêm giờ

• Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc

bình thường trong 01 ngày

• Đối với công việc làm việc theo tuần thì tổng số

giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ ngày, không quá 30 giờ/ 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ/ 1 năm Trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì không quá 300 giờ/ 1 năm

• Những trường hợp đặc biệt NLĐ không được từ

chối làm thêm giờ: Điều 107 BLLĐ

• Xem: Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP

Trang 21

Chế độ làm thêm giờ theo quy định của

BLLĐ 1996 và văn bản hướng dẫn

trường hợp:

về công nghệ không thể bỏ dở được

sử dụng lao động có thể huy động làm thêm giờ vượt mức quy định nhưng phải được sự đồng ý của người lao động.

động không cung ứng đầy đủ kịp thời được

bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không thể dự liệu trước thì được làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

nhưng không quá 300 giờ, nhưng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật

cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường

01 ngày (24 giờ liên tục)

ngành quản lý, hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 22

Trường hợp miễn làm thêm giờ

Cấm sử dụng LĐ nữ làm thêm giờ, làm ban đêm, công tác xa trong trường hợp có thai từ tháng thứ 7 (hoặc tháng tứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

Cấm sử dụng người LĐ dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm Chỉ được sử dụng lao động từ 15-18 tuổi làm thêm giờ, làm vào ban đêm trong một số ngành nghề, công việc theo quy định của BLĐTBXH

Cấm sử dụng người lao động là người khuyết tật đã suy giảm khả năng LĐ

từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Trang 23

Chế độ làm đêm

• Thời giờ làm việc ban đêm là thời giờ làm việc

được tính từ 22 giờ đến 6 giờ và được hưởng phụ cấp làm đêm

Trước: căn cứ theo khu vực và đặc điểm thời tiết, khí hậu thì thời gian làm việc ban đêm khác nhau:

+ Từ Thừa thiên Huế trở ra phía bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng;

+ Từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào phía nam được tính

từ 21 giờ đến 5 giờ sáng.

• Chế độ trả phụ cấp làm đêm:

Sẽ được đề cập trong chế độ tiền lương NLĐ được trả thêm ít nhất bằng 20% tiền lương tính theo tiền lương của công việc làm ban ngày (trước: 30%)

Trang 24

Chế độ thời giờ nghỉ ngơi

• Là thời gian NLĐ không phải thực hiện

nghĩa vụ lao động và được tự mình bố trí, sắp xếp, sử dụng thời gian đó

Trang 25

Nghỉ trong giờ làm việc và nghỉ

chuyển ca

• Người lao động làm việc liên tục 8 giờ

(hoặc 6 giờ theo quy định tại điều 104) thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc và được nghỉ 45 phút nếu làm việc vào ban đêm.

• Người lao động làm việc theo ca được

nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang

ca làm việc khác.

• Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc và

được hưởng lương: Đ3 NĐ 45/2013/NĐ-CP

Trang 26

Chế độ nghỉ hàng tuần

• Là số ngày cố định nhưng không bắt buộc phải

nghỉ ngày nào trong tuần

• Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24

giờ liên tục

• NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ

hàng tuần vào ngày CN hoặc 1 ngày cố định khác trong tuần nhưng phải nghi vào nội quy lao động

• Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động

không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được

Trang 27

Ngày nghỉ hằng năm

• NLĐ đã có đủ 12 tháng làm việc cho 1 NSDLĐ

thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương

• NLĐ có < 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ

hằng năm tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc

• Nếu chưa nghỉ hết hoặc không nghỉ thì được

thanh toán bằng tiền

• NSDLĐ có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm

sau khi tham khảo ý kiến NLĐ và phải báo trước cho NLD

• NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ nhiều

lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm/1 lần

Trang 28

16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều

Trang 29

người sử dụng lao động cho phép.

miễn tố.

Trang 30

• Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4)

• Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 1/5)

• Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 2/9)

Nếu ngày nghỉ trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì

được nghỉ bù vào ngày kế tiếp

Người nước ngoài còn được nghỉ thêm một

ngày tết cổ truyền của dân tộc và một ngày quốc

Trang 31

Chế độ nghỉ việc riêng

 NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng

• Kết hôn: nghỉ 03 ngày

• Con kết hôn: nghỉ 01 ngày

• Bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết,

vợ hoặc chồng chết, con chết : nghỉ 03 ngày

 NLĐ được nghỉ Ko hưởng lương 1 ngày + thông báo với NSDLĐ khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.

Trang 32

Nghỉ theo thỏa thuận

• “Nghỉ theo thỏa thuận” giữa người sử

dụng lao động và người lao động còn được gọi là “nghỉ không hưởng lương”.

• Ngoài thời gian nghỉ được hưởng lương

theo quy định của pháp luật thì người lao động vẫn có thể nghỉ thêm một số ngày nhất định nhưng trong thời gian này họ

Trang 33

Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với

lao động đặc biệt.

• Điều 117: Thời giờ làm việc nghỉ ngơi đối với

người làm công việc có tính chất đặc biệt:

+ Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không,

+ Làm việc trên biển,

+ Lĩnh vực nghệ thụât,

+ Sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thụât sóng cao tần, + Công việc của thợ lặn,

+ Công việc trong hầm lò,

+ Công việc SX có tính chất thời vụ, gia công hàng theo đơn đặt hàng,

+ Công việc phải thường trực 24/24 giờ

 Phải theo quy định cụ thể của các Bộ, ngành

quản lý sau khi thống nhất với Bộ LĐTBXH

 Tuân thủ quy định tại điều 108 BLLĐ.

Trang 34

Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với

Trang 35

Lao động chưa thành niên

• Người từ đủ 15 đến <18 tuổi: không quá 8h/ 1

ngày và 40h/ 1 tuần; Được làm thêm giờ, ban đêm đối với một số công việc theo quy định

• Người từ đủ 13 đến <15 tuổi: không quá 4h/1

ngày và 20h/ 1 tuần

• Tạo cơ hội để người chưa thành niên được học

văn hóa

• Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ

học ở trường của trẻ <15 tuổi

Trang 36

Lao động là người khuyết tật

• Cấm sử dụng lao động là người khuyết tật

suy giảm khả năng từ 51% trở lên làm

thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Trang 37

Lao động nữ

• Không sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm,

làm thêm giờ và đi công tác xa trong những

trường hợp tại K1 Đ155

• Thời gian nghỉ dành riêng cho lao động nữ K5

Đ155

• Giảm bớt 1 giờ làm việc khi làm công việc nặng

nhọc mà mang thai đến tháng thứ 7 (hoặc

chuyển làm công việc khác)

• Thời gian nghỉ thai sản (Đ157)

• Công việc không được sử dụng LĐ nữ

Trang 38

Lao động là người cao tuổi

• Được rút ngắn thời giờ làm việc hằng

ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian

• Năm cuối trước khi nghỉ hưu, người lao

động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được làm việc không trọn

thời gian.

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w