Năng lượng thế giới đến năm 2030

58 540 0
Năng lượng thế giới đến năm 2030

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Trữ lượng năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhưng nhu cầu và giá năng lượng ngày càng cao đã khiến cho an ninh năng lượng luôn là vấn đề cấp bách. Bước sang thế kỷ 21, vấn đề an ninh năng lượng ngày càng trở thành mối quan tâm to lớn của mọi quốc gia. Trong thế kỷ này, nhân loại sẽ chứng kiến sự bùng nổ năng lượng tái tạo, năng lượng ―xanh‖, để dần thay thế các nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm và đang cạn dần. Đi đầu trong xu hướng này là các nước phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đặc biệt là các nước phát triển thuộc Liên minh châu Âu (EU). Trong những thập kỷ vừa qua, nhất là sau năm 1970 - những năm khủng hoảng dầu lửa, công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể. Hiện tại, các nguồn năng lượng này chưa làm thay đổi cơ bản cơ cấu cân bằng năng lượng của thế giới, nhưng trong tương lai cơ cấu này chắc chắn sẽ thay đổi khi vấn đề công nghệ và giá thành năng lượng tái tạo được giải quyết. Tổng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng với tỷ lệ 2,9% mỗi năm, và tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm trong tổng sản lượng điện thế giới được dự báo tăng từ 19% năm 2006 lên 21% năm 2030. Theo giới phân tích, nhu cầu thế giới về năng lượng mặt trời, gió và các dạng năng lượng tái sinh khác sẽ tăng mạnh vào giữa thế kỷ này, do lo ngại ngày một tăng về tình trạng Trái đất nóng lên. Năng lượng tái tạo được dự đoán sẽ có bước nhảy vọt và đến tầm 2050 sẽ bắt đầu thách thức sự thống trị hiện nay của các loại nhiên liệu hoá thạch. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và hiểu sâu hơn về triển vọng sử dụng năng lượng trong tương lai, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận ―NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2030 ‖. Đây là một lĩnh vực rộng và sâu được xã hội quan tâm nên việc biên soạn nội dung Tổng luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc chia sẻ và thông cảm. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia 2 I. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ VIỄN CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1. Toàn cảnh kinh tế thế giới Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với việc dự báo những thay đổi trong sử dụng năng lượng. Trong giai đoạn 2006-2030, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của thế giới được dự báo là 3,5%. Trong dài hạn, năng lực sản xuất và dịch vụ tăng (mặt cung tăng) quyết định tiềm năng tăng trưởng kinh tế của bất kỳ nước nào. Tiềm năng tăng trưởng chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng dân số, tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động, tích luỹ tư bản và cải thiện năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, đối với các nước đang phát triển, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, thiết lập cơ chế điều tiết, kiểm soát thị trường và đảm bảo ổn định chính sách đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc xác định tiềm năng tăng trưởng từ trung đến dài hạn của các nước này. Mức tăng trưởng GDP trung bình của thế giới được dự báo trong 24 năm (2006- 2030) cũng bằng với mức tăng trưởng đã được ghi nhận trong 24 năm qua. Sự tăng trưởng trong các nền kinh tế công nghiệp của OECD được dự báo là sẽ chậm hơn trong tương lai. Ngược lại sự tăng trưởng trong các nền kinh tế mới nổi ngoài OECD được dự báo là sẽ cao trong tương lai. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn 1982-2006 của các nước trong OECD là 2,9%, nhưng tỷ lệ này được dự báo là sẽ chỉ còn khoảng 2,2% trong giai đoạn 2006-2030. Ngược lại, GDP bình quân của các nước ngoài OECD tăng trung bình là 4,1% trong 25 năm qua và tỷ lệ này được dự báo sẽ là 4,9% trong 24 năm tới (2006-2030), chủ yếu do mức tăng trưởng cao được dự báo ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các nước ngoài OECD chiếm tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân thế giới ngày càng tăng, do sự tăng trưởng kinh tế cao và sự giảm tăng trưởng của các nước OECD. Mặc dù nhiều nền kinh tế ngoài OECD - đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu – có mức tăng trưởng chậm lại do suy giảm kinh tế thế giới bắt nguồn từ các nền kinh tế OECD, nhưng một số cải cách có ý nghĩa đã được thực hiện trong vài năm qua một số nước chủ chốt ngoài OECD đã phát huy tác dụng và làm tăng thêm hy vọng về một sự phục hồi tăng trưởng mạnh trong dài hạn. Các chính sách kinh tế vĩ mô được hoàn thiện, tự do hoá thương mại, chế độ tỷ giá trao đổi linh hoạt và giảm thâm hụt ngân khố đã làm giảm tỷ lệ lạm phát của quốc gia, giảm sự bất ổn và cải thiện môi trường đầu tư. Nhũng cải cách về cấu trúc kinh tế vĩ mô hơn nữa, như tư nhân hoá và sửa đổi chính sách cũng đóng vai trò then chốt. Nhìn chung, những cải cách này đều tác động tới tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong thập kỷ qua ở nhiều nước đang phát triển. Xu hướng này được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra khi các nền kinh tế OECD phục hồi để thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện nay. Bảng 3: GDP thế giới theo nhóm nước, 2006-2030, (tỷ USD) Nhóm nước 2006 2010 2015 2020 2025 2030 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, 2006- 2030 (%) OECD 35.221 37.133 42.403 47.466 52.996 59.264 2,2 Bắc Mỹ 15.331 16.073 18.789 21.341 24.283 27.802 2,5 3 EU 14.224 15.015 16.839 18.811 20.894 23.105 2,0 Châu Á 5.667 6.045 6.775 7.314 7.819 8.357 1,6 Ngoài OECD 24.717 31.723 41.529 52.907 65.062 78.220 4,9 Châu âu và Eurasia 3.159 3.940 4.865 5.725 6.536 7.381 3,6 Châu Á 13.408 17.934 24.606 32.726 41.428 50.834 5,7 Trung Đông 2.053 2.484 3.030 3.621 4.300 5.102 3,9 Châu Phi 2.341 2.870 3.612 4.384 5.182 5.958 4,0 Trung và Nam Mỹ 3.757 4.495 5.415 6.450 7.615 8.945 3,7 Toàn thế giới 59.939 68.856 83.932 100.373 118.058 137.484 3,5 Các nền kinh tế OECD Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm đáng kể trong ngắn hạn do tình trạng suy thoái của thị trường tài chính. Năm 2009, Mỹ được dự báo là có mức tăng trưởng GDP thực tế âm và chỉ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong quý 4/2009. Sự suy thoái này được coi là tồi tệ hơn hai lần suy thoái trước đó (bắt đầu từ các năm 1991 và 2001). Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng trưởng lực lượng lao động và năng suất lao động. Dự báo mức tăng trưởng GDP thực tế bình quân của Mỹ trong giai đoạn 2006-2030 là 2,4%. Cũng giống với phần lớn các nước khác, Canada cũng có mức tăng trưởng kinh tế chậm, năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 0,5%, trong khi các năm trước mức tăng trưởng này đạt 3%. Nền kinh tế của nước này bị tác động mạnh bởi sự suy giảm kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm nhanh giá năng lượng, đã làm cho thu nhập từ khai thác năng lượng của nước này giảm mạnh. Hệ thống ngân hàng của Canada với độ ―mở‖ tương đối hẹp nên chịu sự tác động tương đối hạn chế của khủng hoảng tài chính trong năm 2007-2008. Do có mối liên hệ gần gũi với nền kinh tế Mỹ, nên Mêxico cũng chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay. Khoảng 80% xuất khẩu của Mêxico là sang Mỹ và khi nền kinh tế Mỹ suy giảm thì cũng kéo theo sự suy giảm của kinh tế Mêxico. Giá dầu tăng cao trở lại và kinh tế Mỹ phục hồi sau năm 2010 sẽ giúp phục hồi tăng trưởng của Mêxico, với GDP tăng khoảng 3,4% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Các nền kinh tế thuộc OECD khu vực châu Âu cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự biến động của các thị trường tài chính quốc tế và suy thoái kinh tế. GDP bình quân của khu vực này giảm mạnh, từ 3,4% năm 2006 và 3,1% năm 2007 xuống còn 1,4% năm 2008 và dự báo chỉ còn 0,2% năm 2009. Về dài hạn, tăng trưởng GDP của khu vực này được kỳ vọng là khoảng 2% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), những hy vọng về sự tăng trưởng dài hạn của các nước OECD khu vực châu Âu phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh việc cải thiện năng suất lao động (một phần do dân số già đi) và cải thiện mức độ linh hoạt của cấu trúc kinh tế. Sau khi duy trì được mức tăng trưởng ổn định 2% hàng năm trong giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã giảm xuống còn 0,4% năm 2008. Trong quý 4/2008, xuất khẩu của nước này giảm 14% và giá trị sản xuất công nghiệp giảm 20%. Mặc dù tăng trưởng GDP có thể trở lại khi tình hình kinh tế của phần còn lại của thế giới được cải thiện sau năm 2010, nhưng sự suy giảm liên tục của lực lượng 4 lao động đang già hoá của Nhật Bản sẽ làm giảm sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Ước tính mức tăng trưởng chỉ đạt 1,3% hàng năm từ năm 2008 đến 2015 và 0,5% từ 2015 đến 2030. Sự tăng trưởng kinh tế cũng sẽ sớm trở lại đối với phần còn lại của OECD khu vực châu Á. Tại Hàn Quốc, tăng trưởng GDP được dự báo đạt ở mức trung bình 3,3% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã dẫn tới sự suy giảm về xuất khẩu và cầu nội địa, mặc dù Ngân hàng Hàn Quốc (Bank of Korea) đã cố gắng nới lỏng áp lực trên thị trường tài chính (bằng việc 6 lần hạ thấp tỷ lệ lãi suất từ tháng 10/2008 đến 2/2009, xuống mức 2%, và bằng cách tăng lượng vốn vay thương mại có tỷ lệ lãi suất thấp từ 6 tỷ USD lên 6,73 tỷ USD). Với cầu thế giới bắt đầu được cải thiện sau năm 2010, tăng trưởng GDP Hàn Quốc được kỳ vọng là sẽ trở lại. Tuy nhiên, trong dài hạn, sự tăng trưởng này được dự báo là sẽ chậm do sự tăng trưởng dân số chậm lại của nước này. Tăng trưởng GDP tại Ôxtrâylia và New Zealand được dự báo là khoảng 3% mỗi năm từ 2006 đến 2030. Hai nước này cũng chịu sự tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, cho dù sự tác động này không lớn do ngân hàng trung ương của hai nước đã có những biện pháp hiệu quả để quản lý về mặt tiền tệ. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện một số cải cách nhằm duy trì tính cạnh tranh của hàng hoá và sự linh hoạt của thị trường lao động. Các nền kinh tế không thuộc OECD Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình ở các nước ngoài OECD khu vực châu Âu và Eurasia (bao gồm nước Nga và các nước ở Trung Á và Đông Âu - không phải toàn bộ châu Á và châu Âu) được dự báo là khoảng 3,6% mỗi năm trong giai đoạn 2006- 2030. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã đạt mức cao, do cầu nội địa cũng tăng cao và giá năng lượng tăng cao có lợi cho các nước xuất khẩu năng lượng (Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan). Tuy nhiên do suy thoái kinh tế toàn cầu, giá dầu giảm, vốn vay các định chế tài chính quốc tế khó khăn do khủng hoảng tài chính, đặc biệt tác động tới các nước như Nga, Kazakhstan và Ukraina. Điều này khiến cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia này chậm lại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn có thể giá dầu tăng và kéo theo sự tăng trưởng kinh tế trở lại ở các nước này. Trong giai đoạn 2006-2030, tâm điểm của sự tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo là thuộc về khu vực ngoài OECD ở châu Á. Tại khu vực này, tăng trưởng GDP được dự báo là ở mức 5,7% mỗi năm. Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất ngoài OECD khu vực châu Á, tiếp tục đóng vai trò chính cả về cung và cầu của kinh tế toàn cầu. Toàn cảnh IEO2009 dự báo mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc là 6,4% giai đoạn 2006-2030, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Sáu năm kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng GDP liên tục đạt mức bình quân trên 10%, đưa Trung Quốc vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới năm 2007, dự trữ ngoại tệ đạt 1.520 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt 2.170 tỷ USD, sản lượng lương thực liên tục tăng và đạt mức trên 500 triệu tấn trong năm 2007… GDP của Trung Quốc năm 2008 vẫn tăng 10,7% mặc dù 5 tốc độ tăng trưởng có giảm so với năm 2007. GDP tăng 10,6% trong 3 tháng đầu năm 2009. Số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố gần đây cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008 là 3,4 %. Trong đó tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển là 1%, tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển là 6,3%. Tăng trưởng của Brazil là 5,8%. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ―ảm đạm‖, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc vẫn là khả quan nhất. Cho dù suy thoái kinh tế toàn cầu tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu, GDP 2009 của Trung Quốc có thể đạt 8,3%, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 17,8%. 35% GDP của Trung Quốc là từ xuất khẩu, trong đó xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU và châu Á chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới xuất khẩu của Trung Quốc, dẫn tới tăng trưởng kinh tế của nước này có phần suy giảm trong ngắn hạn. Các vấn đề về cấu trúc cũng có tác động tới tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong trung và dài hạn, như vấn đề cải tổ các công ty nhà nước kém hiệu quả, cải tổ hệ thống ngân hàng. IEO2009 dự báo sự phát triển nhanh của các thị trường tài chính nước này vẫn tiếp tục và tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo cho tiết kiệm nội địa nước này lớn nhất. Một nền kinh tế đang lớn mạnh khác ở ngoài OECD khu vực châu Á là Ấn Độ. Mặc dù nền kinh tế Ấn Độ không phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ xuất khẩu như Trung Quốc, nhưng sự tăng trưởng của nền kinh tế nước này vẫn chậm do chịu tác động từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhất là tác động tới đầu ra của các ngành công nghiệp và nông nghiệp Ấn Độ. Gần 2/3 các hộ gia đình Ấn Độ sống dựa vào nông nghiệp. Tăng trưởng GDP của nước này được dự báo là chậm trong ngắn hạn và phục hồi tăng trưởng nhanh trong trung và dài hạn. Nước này cũng đang trong quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước và thông qua các chính sách thị trường tự do. Báo cáo Toàn cảnh Năng lượng Quốc tế (IEO2009) dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đạt 5,6% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu lên các nước ngoài OECD khu vực châu Á là rất rõ nét. Các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu (Hong Kong, Singapo và Đài Loan) cũng trở nên ―yếu‖ hơn trong ngắn hạn, khi cầu ở Mỹ, EU và châu Á giảm. Đối với các nước mà ở đó cầu nội địa vẫn cao (như Việt Nam và Philippin), thì tác động suy thoái toàn cầu ít trầm trọng hơn. Nhìn chung, hoạt động kinh tế trong dài hạn ở các quốc gia ngoài OECD khu vực châu Á được nhận định là sẽ khởi sắc. Trong giai đoạn 2006-2030, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của khu vực này (trừ Trung Quốc và Ấn Độ) là khoảng 4,8% mỗi năm, kèm theo tỷ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động giảm và các nền kinh tế có xu hướng phát triển chững lại. Sản xuất dầu và giá dầu đều có xu hướng tăng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước xuất khẩu dầu, chủ yếu ở Trung Đông. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế ở Trung Đông trung bình khoảng 6%. Mặc dù sự sụt giảm giá dầu thế giới làm chậm sự tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn sự tăng trưởng này sẽ được phục hồi nhờ giá dầu có xu hướng tăng. 6 History Tăng trưởng cao Mức dự báo Tăng trưởng thấp Dự báo Đối với các nền kinh tế châu Phi, IEO2009 dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực này là khoảng 4% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030, so với 5% trong giai đoạn 2000-2007, chủ yếu sự tăng trưởng là từ xuất khẩu năng lượng hoá thạch và cầu nội địa tăng. Tuy nhiên, các yếu tố chính trị và kinh tế, như tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm thấp, chính phủ yếu kém, chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hạn chế, thêm vào đó là các dịch bệnh (nhất là HIV/ADIS) là những rào cản lớn cho tăng trưởng kinh tế của các nước châu Phi. Hình 4: Tiêu thụ năng lượng thế giới theo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế thế giới 1980- 2030 (triệu tỷ Btu) 800 600 400 200 1980 1995 2006 2015 2030 1.2. Nhu cầu năng lượng thế giới theo nhóm nước Báo cáo Toàn cảnh Năng lượng Quốc tế (IEO2009) của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo rằng tiêu thụ năng lượng thế giới tăng 44% trong giai đoạn 2006- 2030. Nhu cầu năng lượng tăng mạnh nhất thuộc về các nước trong Tổ chức Họp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo IEO2009, tiêu thụ năng lượng thế giới tăng từ 472,4 triệu tỷ Btu (472 quadrillion Btu) năm 2006 lên 551,5 triệu tỷ Btu năm 2015 và 678,3 triệu tỷ Btu năm 2030 – tăng tổng cộng 44% trong giai đoạn 2006-2030. Tổng mức sử dụng năng lượng của thế giới năm 2030 ước tính thấp hơn 2% mức dự báo của IEO2008, chủ yếu do mức tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm nay. Sự suy giảm kinh tế hiện nay làm giảm nhu cầu về năng lượng trong ngắn hạn, do nhu cầu tiêu dùng và chế tạo sản phẩm và dịch vụ chững lại. Tuy nhiên, phần lớn các nước sẽ lại bắt đầu phục hồi xu hướng tăng trưởng kinh tế trong vòng từ 12 đến 24 tháng tới. Phần lớn các nước OECD có cơ sở hạ tầng năng lượng tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, họ chiếm phần lớn mức tiêu thụ năng lượng thế giới hiện nay. Tuy nhiên mức tiêu thụ năng lượng của một số nền kinh tế mới nổi ngoài OECD có nhiều khả năng gia tăng. Năm 2006, 51% năng lượng tiêu thụ trên thế giới là nằm trong khu vực OECD, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng trưởng chậm trong giai đoạn 2006-2030, trung bình 0,6%/năm, trong khi tỷ lệ này ở các nền kinh tế mới nổi bên ngoài OECD là 2,3%. 7 Bảng1: Dự báo tiêu thụ năng lượng trên thế giới theo nhóm nước, 2006-2030 (đơn vị: Triệu tỷ Btu) Nhóm nước 2006 2010 2015 2020 2025 2030 Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm từ 2006-2030 (%) OECD 241,7 242,8 252,4 261,3 269,5 278,2 0,6 Bắc Mỹ 121,3 121,1 125,9 130,3 135,6 141,7 0,6 Châu Âu 81,6 82,2 84,8 87,9 90,0 91,8 0,5 Châu Á 38,7 39,5 41,8 43,1 43,9 44,6 0,6 Ngoài OECD 230,8 265,4 299,1 334,4 367,8 400,1 2,3 Châu Âu và Nga 50,7 54,0 57,6 60,3 62,0 63,3 0,9 Châu Á 117,6 139,2 163,2 190,3 215,4 239,6 3,0 Trung Đông 23,8 27,7 30,3 32,2 34,6 37,7 1,9 Châu Phi 14,5 16,2 17,7 19,1 20,6 21,8 1,7 Trung và Nam Mỹ 24,2 28,3 30,3 32,5 35,2 37,7 1,9 Toàn thế giới 472,4 508,3 551,5 595,7 637,3 678,3 1,5 Trung Quốc và Ấn Độ là những nền kinh tế ngoài OECD có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và là hai nước tiêu thụ năng lượng chính trong tương lai. Từ năm 1990, tiêu thụ năng lượng của hai nước này tăng nhanh. Nếu như năm 1990 tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của hai nước mới chỉ chiếm 10% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới, thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã là 19%. Trong giai đoạn 2006-2030, với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, hai nước này sẽ còn chiếm tỷ lệ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn, có thể đạt tỷ lệ 28% của thế giới vào năm 2030. Ngược lại, tỷ lệ này của Mỹ giảm từ 21% năm 2006 xuống khoảng 17% năm 2030. Hình 1: Tiêu thụ năng lượng thế giới: các nước thuộc OECD và ngoài OECD từ năm 1980 và dự báo đến 2030 (đơn vị: triệu tỷ Btu) 8 Hình 2: Dự báo tiêu thụ năng lượng của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1990 đến 2030 (đơn vị: triệu tỷ Btu) Các nước ngoài OECD khu vực châu Á, có mức tăng trưởng tiêu thụ năng lượng mạnh nhất so với các khu vực khác, tỷ lệ có thể đạt 104% từ năm 2006 đến 2030. Các nước ngoài OECD khu vực Trung Đông, Trung và Nam Mỹ cũng có mức tiêu thụ năng lượng tăng cao, lần lượt khoảng 60% và 50%, so với 25% của các nước ngoài OECD khu vực châu Âu. 1.3. Tiêu thụ năng lượng thế giới theo dạng năng lượng Nhìn chung việc sử dụng các dạng năng lượng đều tăng trong giai đoạn 2006- 2030. Giá dầu thế giới vẫn sẽ tương đối cao. Mức tăng trưởng tiêu dùng các nhiên liệu lỏng khoảng 0,9% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Các nguồn năng lượng tái tạo có mức tăng trưởng nhanh nhất , mức tiêu thụ tăng khoảng 3% mỗi năm. Việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch kéo theo vấn đề môi trường và nhiều chính phủ trên thế giới sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Hình 3: Tiêu thụ năng lượng thế giới theo dạng năng lượng từ năm 1980 và dự báo đến 2030 (đơn vị: triệu tỷ Btu) Phần còn lại của thế giới Tiêu thụ năng lượng của Mỹ Tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ Năng lượng tái tạo (không gồm nhiên liệu sinh học) Năng lượng nguyên tử Gas tự nhiên Than Năng lượng dạng lỏng (cả nhiên liệu sinh học) 9 Mặc dù các nguồn nhiên liệu lỏng (trong đó có nhiên liệu sinh học) vẫn là nguồn năng lượng lớn, nhưng tỷ lệ nhiên liệu lỏng được tiêu thụ trên thị trường năng lượng thế giới sẽ giảm từ 36% năm 2006 xuống 32% năm 2030. Trong gia đoạn dự báo, việc tiêu thụ nhiên liệu lỏng trong các hộ gia đình, trong thương mại và sản xuất điện sẽ giảm. Cụ thể việc sản xuất điện bằng nhiên liệu lỏng sẽ giảm 0,3% mỗi năm. Tuy nhiên, các nước Trung Đông vẫn tiếp tục dựa vào nhiên liệu lỏng để sản xuất điện. Trong lĩnh vực vận tải, tiêu thụ nhiên liệu lỏng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, do thiếu những tiến bộ công nghệ đột phá. Trong khu vực công nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu lỏng tăng trung bình khoảng 1,8% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Gas tự nhiên vẫn là dạng nhiên liệu quan trọng trong sản xuất điện trên thế giới, do có hiệu quả hơn và ít chất thải cacbon hơn các năng lượng hoá thạch khác. Tiêu thụ gas tự nhiên của thế giới được dự báo là sẽ tăng từ 104 nghìn tỷ feet khối (cubic feet) năm 2006 lên 153 nghìn tỷ feet khối năm 2030, tăng trung bình 1,6% mỗi năm. Tiêu thụ than thế giới cũng sẽ tăng trung bình 1,7% từ năm 2006 đến 2030. Mức tăng cụ thể trong giai đoạn 2006 đến 2015 là 23 triệu tỷ Btu, giai đoạn 2015 – 2030 là 40 triệu tỷ Btu. Tiêu thụ than sẽ chiếm 28% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu vào năm 2030. Do thiếu những quy định pháp luật để hạn chế việc sử dụng than, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục tiêu thụ nhiều nhất nguồn năng lượng hoá thạch này thay vì sử dụng những nguồn năng lượng khác tốn kém hơn. 3 nước này được dự báo là sẽ chiếm tới 88% mức gia tăng tiêu thụ than thế giới giai đoạn 2006-2030. Ngược lại, các nước OECD khu vực châu Âu và Nhật Bản sẽ giảm mức tiêu thụ than, do dân số cũng như nhu cầu điện năng tăng chậm , trong khi các nguồn năng lượng tái tạo, gas tự nhiên và năng lượng hạt nhân được lựa chọn sử dụng hơn. Sản xuất điện thế giới được dự báo là sẽ tăng từ 18 nghìn tỷ kWh năm 2006 lên 31,8 nghìn tỷ kWh vào năm 2030. Mức tăng sản lượng điện mạnh nhất được dự báo là thuộc về các nước ngoài OECD. Các nước này có tỷ lệ tăng sản xuất điện hàng năm là 3,5%, chủ yếu do nhu cầu điện gia tăng trong các hộ gia đình, dịch vụ và thương mại. Ngược lại, các nước OECD nơi có cơ sở hạ tầng đã được phát triển tốt và dân số tăng chậm, thì có mức tăng trưởng trong sản xuất và tiêu thụ điện chậm hơn, với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm khoảng 1,2% giai đoạn 2006-2030. Hiện nay trên thế giới, gas tự nhiên và than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong sản xuất điện năng, khoảng hơn 60%. Đây vẫn là 2 nguồn năng lượng quan trọng nhất trong sản xuất điện năng vào năm 2030, dự báo tỷ lệ này tăng lên 64%. Trong các nước ngoài OECD ở khu vực châu Á, các mỏ than vẫn còn trữ lượng nhiều, hơn nữa giá dầu và gas tự nhiên cao hơn, khiến than vẫn là nguồn năng lượng rẻ cho sản xuất điện. Các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ cho sản xuất điện năng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, mức tăng trung bình hàng năm được dự báo là 2,9% trong giai đoạn 2006-2030. Tăng mạnh nhất là sản xuất điện năng từ thuỷ điện và năng lượng gió. Trong số 3,3 nghìn tỷ kWh điện được tạo ra từ năng lượng tái tạo thì có 1,8 nghìn tỷ kWh là từ thuỷ điện (chiếm 54%) và 1,1 nghìn tỷ kWh là từ nguồn năng lượng gió (33%). Trừ thuỷ điện, nhìn chung giá thành sản xuất điện từ năng lượng tái tạo vẫn cao 10 hơn so với năng lượng hoá thạch, do chi phí đầu tư công nghệ năng lượng mới cao. Do vậy các chính sách của chính phủ là rất cần thiết cho phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Xu hướng khá nổi bật tại các nước OECD là họ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, trừ thuỷ điện. Ngoại trừ Canada và Thổ Nhỹ Kỳ, có rất ít các dự án thuỷ điện lớn được đưa ra. Ngược lại với các nước OECD, các nước ngoài OECD lại đang có xu hướng phát triển mạnh thuỷ điện, với các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện cỡ lớn và trung bình, chẳng hạn tại Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Việt Nam và Lào. Tỷ lệ tăng trưởng phong điện cũng được cho là sẽ tăng cao trong các nước ngoài OECD, đặc biệt là tại Trung Quốc - nước này chiếm 88% mức tăng trưởng phong điện trong các nước ngoài OECD. Từ 2 tỷ kWh năm 2006, sản xuất phong điện của Trung Quốc được dự báo là sẽ tăng lên 315 tỷ kWh vào năm 2030. Sản xuất điện từ năng lượng nguyên tử trên thế giới được dự báo sẽ tăng từ 2,7 nghìn tỷ kWh năm 2006 lên 3 nghìn tỷ kWh năm 2015 và 3,8 nghìn tỷ kWh vào năm 2030. Giá nhiên liệu hoá thạch tăng, an ninh năng lượng và khí thải gây hiệu ứng nhà kính là những lý do chính khiến cho nhiều nước phát triển điện hạt nhân. Phần lớn việc mở rọng năng lực sản xuất điện hạt nhân sẽ thuộc về các nước ngoài OECD. Đặc biệt, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga là những nước sẽ chiếm tới gần 2/3 lượng gia tăng điện hạt nhân trong giai đoạn 2006-2030. Trung Quốc được dự báo là sẽ nâng năng lực sản xuất điện hạt nhân lên thêm 47 gigawatts (GW) trong giai đoạn 2006 – 2030. Con số này ở Ấn Độ được dự báo là 17 GW và Nga là 21 GW. Nhiều nước OECD với các chương trình hạt nhân hiện có cũng gia tăng thêm năng lực sản xuất điện hạt nhân, chẳng hạn Hàn Quốc là 13 GW, Nhật Bản 8 GW và Mỹ 12 GW. Tại Mỹ, Luật Chính sách Năng lượng 2005 (Energy Policy Act of 2005) cho phép Bộ Năng lượng Mỹ có nguồn vốn phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm tránh hoặc giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, các điều khoản bổ sung của Luật năm 2008 cho phép chi 18,5 tỷ USD cho xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Đạo luật này cùng với bối cảnh giá nhiên liệu hoá thạch tăng cao khiến cho nước này phải mở rộng năng lực sản xuất điện hạt nhân thêm 12,7 GW, nhờ xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân và nâng cấp các nhà máy hiện có trong giai đoạn 2006- 2030. 1.4. Phân phối năng lượng theo khu vực sử dụng Khu vực dân cư Năng lượng được tiêu thụ trong khu vực dân cư, hộ gia đình chiếm 15% năng lượng tiêu thụ của thế giới năm 2006. Trong các khu nhà ở năng lượng được sử dụng chủ yếu để chạy máy sưởi, điều hoà và các thiết bị điện tử khác. Việc sử dụng năng lượng ở dân cư cũng khác nhau tuỳ theo từng nước, tuỳ theo thu nhập, nguồn tài nguyên sẵn có, khí hậu và cơ sở hạ tầng năng lượng. Nhìn chung người dân ở các nước OECD có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn ở các nước ngoài OECD, chủ yếu do mức thu nhập của các hộ gia đình của các nước OECD cao hơn, diện tích này ở rộng hơn và sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ năng lượng hơn. Chẳng hạn tại Mỹ, năm 2006 GDP bình quân đầu người là khoảng 43.000 USD và mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu [...]... tới gần 13 triệu thùng/ngày so với mức của năm 2006 và chiếm 59% tổng mức tăng thế giới Năm 2006, sản lượng năng lượng lỏng đặc biệt của thế giới đạt 3,1 triệu thùng/ngày Năm 2030, sản lượng năng lượng lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ theo tổng quan sẽ đạt 13,4 triệu thùng/ngày và chiếm tới hơn 12% tổng sản lượng năng lượng lỏng thế giới, do các nguồn năng lượng không chiết xuất từ dầu mỏ của cả các... 23.703 25.797 2,2 Toàn thế giới 21.488 28.296 29.028 30.967 33.111 35.428 37.879 40.385 1,4 II SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2030 2.1 Nhiên liệu lỏng Tiêu thụ nhiên liệu lỏng thế giới Tiêu thụ nhiên liệu lỏng thế giới theo tổng quan IEO 2009 sẽ tăng từ 85 triệu thùng/ngày năm 2006 lên 107 triệu thùng/ngày vào năm 2030 Nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ, với lượng tiêu thụ 13,4... tiêu thụ năng lượng thế giới tăng lên đến 28% vào năm 2030 theo tổng quan IEO2009 Trong ngành điện năng, tỷ trọng của than đá giảm đi đôi chút, từ 42% năm 2006 xuống 41% năm 2020 và sau đó lại tăng lên 42% vào năm 2030 Thương mại than quốc tế tăng 40% theo dự báo, từ 19,7 quadrillion Btu năm 2006 lên 27,6 quadrillion Btu vào năm 2030 Tỷ trọng lượng than đá được giao dịch quốc tế chiếm trong tổng lượng. .. IEO2009 là giả định về giá dầu mỏ thế giới trong tương lai Tác động của giá dầu thế giới lên cầu năng lượng sẽ là tác động đáng kể tới độ chính xác của các dự đoán này Trong tổng quan này, giá dầu lửa thế giới trung bình tăng từ 61 USD/thùng năm 2009 lên 110 USD/thùng năm 2015 và 130 USD/thùng vào năm 2030 Các dự đoán đối với tổng tiêu thụ năng lượng lỏng vào năm 2030 giao động từ 90 triệu thùng/ngày... giảm Mặc dù ¾ trữ lượng khí tự nhiên của thế giới là nằm ở Trung đông và Á Âu, Nga, Iran và Qatar kết hợp lại chiếm tới 57% trữ lượng khí tự nhiên thế giới tại thời điểm 1/1/2009 Trên toàn thế giới, tỷ trọng trữ lượng/ sản lượng được ước tính là ở mức 63 năm Theo khu vực, tỷ trọng cao nhất là khoảng 48 năm đối với Trung và Nam Mỹ, 78 năm đối với Nga, 79 năm đối với châu Phi và hơn 100 năm đối với Trung... tăng trưởng chung đối với cả GDP và tiêu thụ năng lượng chủ yếu của thế giới Xét về khu vực, sử dụng than đá gia tăng tại các nước ngoài OECD chiếm tới 94% trong số gia tăng tiêu thụ than thế giới trong cả giai đoạn nêu trên Trong năm 2006, than đá chiếm 27% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới Trong tổng sản lượng than được sản xuất trên toàn thế giới năm 2006, có 62% được sử dụng để sản xuất điện, 34%... các nước OECD Sản lượng tăng ở khu vực không thuộc OECD chiếm tới hơn 80% mức tăng trưởng của sản lượng thế giới từ 2006 tới 2030 Trên toàn thế giới, tổng tiêu thụ khí tự nhiên tăng mức trung bình là 1,6% /năm trong tổng quan nghiên cứu của IEO2009, từ 104 nghìn tỉ feet khối vào năm 2006 lên 153 nghìn tỉ feet khối vào năm 2030 Với giá dầu mỏ thế giới được giả định là trở lại mức cao sau năm 2012 và vẫn... tổng lượng tiêu thụ than đá thế giới tăng 49% trong giai đoạn dự đoán, từ 127,5 triệu tỷ Btu (quadrillion Btu) năm 2006 lên 190,2 triệu tỷ Btu vào năm 2030 Tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ than đá tương đối ổn định trong giai đoạn này, trung bình đạt 1,9% một năm trong giai đoạn từ 2006 đến 2015 và đạt 1,6% mỗi năm từ 2015 đến 2030, điều này phản ánh các xu thế tăng trưởng chung đối với cả GDP và tiêu thụ năng. .. nước sử dụng năng lượng khu vực thương mại nhiều nhất và dự báo đến năm 2030 khu vực thương mại sử dụng năng lượng ở Mỹ chiếm 44% tổng số năng lượng tiêu thụ ở khu vực thương mại của OECD Tại các nước không thuộc OECD, cùng với hoạt động kinh tế và thương mại dịch vụ phát triển nhanh nên nhu cầu năng lượng khu vực thương mại cũng tăng, mức tăng dự báo là 2,7% mỗi năm trong gia đoạn 2006 -2030 Khu vực... sản lượng của Venezuela được dự đoán chủ yếu là từ sản xuất dầu siêu nặng và giới hạn ở mức 0,6 triệu thùng/ngày từ 2006 -2030 Sản xuất nhiên liệu không chiết xuất từ dầu mỏ Theo IEO2009, 12,6% lượng cung nhiên liệu lỏng thế giới vào năm 2030 sẽ là của các nguồn năng lượng không chiết xuất từ dầu mỏ, gồm 1,5 triệu thùng/ngày của OPEC và 11,9 triệu của các nguồn năng lượng không thuộc OPEC Mặc dù khối lượng . nhiều chính phủ trên thế giới sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Hình 3: Tiêu thụ năng lượng thế giới theo dạng năng lượng từ năm 1980 và dự báo đến 2030 (đơn vị: triệu. lai. Từ năm 1990, tiêu thụ năng lượng của hai nước này tăng nhanh. Nếu như năm 1990 tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của hai nước mới chỉ chiếm 10% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới, thì đến năm 2006,. của thế giới Tiêu thụ năng lượng của Mỹ Tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ Năng lượng tái tạo (không gồm nhiên liệu sinh học) Năng lượng nguyên tử Gas tự nhiên Than Năng lượng

Ngày đăng: 26/07/2014, 20:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • I. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ VIỄN CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI

    • 1.1. Toàn cảnh kinh tế thế giới

    • 1.2. Nhu cầu năng lượng thế giới theo nhóm nước

    • 1.3. Tiêu thụ năng lượng thế giới theo dạng năng lượng

    • 1.4. Phân phối năng lượng theo khu vực sử dụng

    • 1.5. Vấn đề khí thải CO2 liên quan đến sản xuất và tiêu thụ năng lượng

    • II. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2030

      • 2.1. Nhiên liệu lỏng

      • 2.2. Khí tự nhiên

      • 2.3. Than đá

      • 2.4. Điện năng

      • III. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

        • 3.1. Năng lượng mặt trời

        • 3.2. Năng lượng gió

        • 3.3. Biomass (năng lượng sinh khối)

        • 3.4. Địa nhiệt

        • 3.5. Thuỷ điện

        • KẾT LUẬN

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan