năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và tay nghề tiềm ẩn của công ty cổ phần cầu tre

36 810 3
năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và tay nghề tiềm ẩn của công ty cổ phần cầu tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: CÁC KIẾN THỨC LIÊN QUAN I. Định vị Định vị đó là sự chiếm lĩnh trong tâm tưởng của khách hàng một vị thế cao hơn hoặc khác lạ hơn so với các vị thế của những đối thủ cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp. Mục đích của định vị đó là làm thế nào để khách hàng cảm nhận và nghĩ rằng giá trị gia tăng của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng có tích chất đặc thù hoặc đặc sắc hơn so với các giá trị gia tăng có từ các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh . II. Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Khách hàng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá về giá trị gia tăng, mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra các giá trị gia tăng trên sản phẩm – dịch vụ của mình từ ý muốn của khách hàng và cho khách hàng phân biệt hai tính chất của giá trị gia tăng đó là giá trị gia tăng nội sinh và giá trị gia tăng ngoại sinh. 1. Giá trị gia tăng nội sinh Nhìn ở khía cạnh này nói đến giá trị gia tăng là nói đến đầu ra và đầu vào của sản phẩm / dịch vụ, ở đây giá trị gia tăng sẽ được gia tăng ở mỗi công đoạn sản xuất. Cần phải chú ý là không phải chỉ tính toán chi tiết các chi phí đầu vào của từng công đoạn mà còn phải tính toán đến hiệu quả của các gía trị gia tăng mang đến ở đầu ra, khi sản phẩm /dịch vụ mang giá trị gia tăng thực sự 1 được thị trường chấp nhận thì chi phí của doanh nghiệp không những sẽ biến thành chi phí của khách hàng mà nó còn bao gồm cả phần “ giá trị gia tăng trực tiếp ” điều này sẽ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2. Giá trị gia tăng ngoại sinh Giá trị gia tăng ngoại sinh là những gì mà khách hàng thu về được, trong các lĩnh vực mà khách hàng mong đợi. Tính chất của giá trị gia tăng ngoại sinh là hướng ra bên ngoài đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng những sản phẩm /dịch vụ của doanh nghiệp mình. 3. Năm lĩnh vực phát xuất của giá trị gia tăng ngoại sinh 3.1 Thời gian Kinh tế càng phát triển con người càng bị ám ảnh bởi thời gian chính vì vậy nhu cầu trong lĩnh vực thời gian có khuynh hướng gia tăng cùng với thời gian, giá trị gia tăng trong lĩnh vực thời gian xoay quanh ba trục chính đó là: ổn định hiện tại, làm chủ tương lai, giữ gìn và phát huy quá khứ . 3.2 Hội nhập Nhu cầu hội nhập của khách hàng được thể hiện thông qua việc lựa chọn những giá trị gia tăng nằm trong chức năng biểu tượng của sản phẩm, dịch vụ. Cuộc sống càng phát triển nhu cầu hội nhập càng cao, mọi người có xu hướng hoà nhập vào cộng đồng và mong muốn được cộng đồng chấp nhận là một thành viên trong tổng thể đó. 3.3 Bản sắc Nhìn dưới khía cạnh giá trị gia tăng ngoại sinh, bản sắc được thể hiện ở hàng hoá/ dịch vụ mà ở đó khách hàng có điều kiện khẳng định cái riêng của bản thân mình khác lạ hơn so với những người khác . 3.4 Cộng lực 2 Cộng lực chính là quá trình tạo ra hiệu ứng đòn bẩy, có nghĩa là cùng với khách hàng làm ra loại sản phẩm không những chỉ có cần mà còn là đủ theo ý muốn khách hàng. 3.5 Bảo hộ Cuộc sống càng phát triển con người ngày càng phát sinh thêm ngày càng nhiều nhu cầu của bản thân. Ý nghĩa của bảo hộ đó là giúp cho khách hàng không mất thời gian vì những sự việc mà doanh nghiệp có thể làm thay cho khách hàng để khách hàng có thêm điều kiện chú tâm vào công việc chính yếu của họ. 4. Sáu lĩnh vực chất lượng Không ít doanh nghiệp nhầm tưởng rằng cạnh tranh chỉ có nghĩa đơn thuần là loại trừ đối thủ cạnh tranh, đây là quan điểm không đúng đắn bởi lẽ thực sự cạnh tranh có nghĩa là một tiến trình tiếp diễn không ngừng khi các doanh nghiệp phấn đấu tạo ra các giá trị gia tăng khác biệt hơn so với đối thủ của mình để tạo sự hài lòng cho khách hàng. Nhìn từ khía cạnh doanh nghiệp, để có thể tổng hợp các khả năng vượt trội hơn so với các đối thủ của mình bản thân doanh nghiệp cần chú trọng đến sáu lĩnh vực chất lượng và mối liên kết giữa chúng. 4.1 Chất lượng sản phẩm (Giành /giữ thị phần và khai phá thị trường ) Chất lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi doanh nghiệp, có ý nghĩa lớn khi mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Tuy nhiên trong thời đại công nghiệp sản phẩm /dịch vụ chất lượng không phải là chất lượng chuẩn mực mà là “chất lượng vượt trội ” theo nghĩa đổi mới sản phẩm tạo ra sự khác biệt hơn so với các đối thủ của mình. 3 4.2 Chất lượng thời gian (Đón đầu trào lưu thị trường và tối ưu hoá vận hành sản xuất ) Đổi mới sản phẩm không những là phải đi trước mà còn là phải đi nhanh nếu không sẽ là vô nghĩa khi bản thân doanh nghiệp bị các đối thủ bắt kịp, chính vì vậy thời gian là yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh, thấu hiểu được yếu tố thời gian giúp cho doanh nghiệp nhạy bén và nhanh chóng đề ra các chiến lược và giải pháp phù hợp . 4.3 Chất lượng không gian (Ấn tượng vị thế và châm ngòi hào hứng) Không gian có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp khi nó mang lại cho khách hàng về ấn tượng sản phẩm của bản thân doanh nghiệp. Ngược lại bản thân không gian cũng có tác động không nhỏ đến quá trình hoạt động, làm việc của bản thân nội bộ doanh nghiệp . 4.4 Chất lượng dịch vụ ( Kết nối mở rộng quan hệ ) Dịch vụ là thực hiện những gì mà doanhnghiệp đã hứa hẹn nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng và thị trường. 4.5 Chất lượng thương hiệu (Tự hào và chia sẻ danh tiếng) Tiếng tăm của thương hiệu khẳng định giá trị gia tăng của sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho khách hàng. Nó mang đến cho khách hàng một giá trị vô hình một sự tin tưởng đảm bảo. 4.6 Chất lượng giá cả Bản thân mỗi doanh nghiệp đều có mong muốn đó là giá trị đầu vào của sản phẩm là thấp nhất và ở đầu ra phải là cao nhất. Tuy nhiên đó chỉ là mong muốn chủ quan của doanh nghiệp. Ở đây giá cả nằm trong khoảng cách giá 4 trị gia tăng đạt được và cái giá phải trả khi có được sản phẩm đó. Mặt khác cần phải chú ý rằng giá cả mà khách hàng chấp nhận được không chỉ được tính theo lập luận kinh tế đơn thuần. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Năng lực lõi 1. Khái niệm I.1 Khái niệm do Michael Porter đưa ra đầu tiên khi bàn về quản trị chiến lược Năng lực lõi là một nguồn lực quan trọng tạo nên giá trị của sự độc quyền trong kinh doanh của doanh nghiệp, đó là lợi thế nền tảng giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, tức là khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó. Giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa những cơ hội và vượt qua những thách thức trong môi trường kinh doanh . I.2 Khái niệm của Tôn Thất Nguyễn Thiêm Năng lực lõi là tất cả kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm cơ bản cho hoạt động của doanh nghiệp và mang đến cho doanh nghiệp tính đặc thù riêng biệt. 2. Đặc điểm 2.1. Sự thích hợp Thứ nhất, năng lực phải mang đến cho khách hàng những giá trị có sức ảnh hưởng mạnh đến quá trình lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh 5 nghiệp. Nếu không, nó sẽ không thay đổi được vị trí cạnh trạnh của doanh nghiệp, và năng lực đó không phải là năng lực lõi. 2.2. Khó bị sao chép Thứ hai, năng lực lõi phải khó bị sao chép. Điều này cho phép doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, khi đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp sao chép được sản phẩm của mình thì doanh nghiệp đã có đủ thời gian để cải tiến nó. Điều này có nghĩa là bản thân doanh nghiệp luôn là người dẫn đầu và giữ vững được vị thế cạnh tranh trên thị trường . 2.3. Sự áp dụng rộng rãi Thứ ba, nó là yếu tố giúp doanh nghiệp xâm nhập được vào các thị trường lớn nhiều tiềm năng nhưng nếu nó chỉ xâm nhập được một vài thị trường nhỏ hẹp thì sự thành công trong những thị trường này không đủ để xem đó là năng lực lõi. 3. Các bước trong quá trình xác định năng lực lõi của doanh nghiệp: 3.1 Vận dụng trí não để tìm ra những nhân tố quan trọng đối với khách hàng. Cần phải nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, từ đó giúp bản thân doanh nghiệp thấy được giá trị gia tăng mong đợi của khách hàng từ sản phẩm là gì . 3.2 Cố gắng phát hiện ra thế mạnh và những ưu điểm mà bản thân doanh nghiệp có được . Sau đó liệt kê và kiểm tra chúng bằng các thử nghiệm thích hợp Tìm ra các năng lực mà bản thân doanh nghiệp cho là đã làm tốt nhất và xem những năng lực đã liệt kê ra năng lực nào là năng lực lõi. 3.3 Liệt kê những nhân tố quan trọng đối với khách hàng và kiểm tra. 6 Quá trình kiểm tra các nhân tố đó bằng việc sử dụng những bước thử nghiệm thích hợp để xác định xem nếu bản thân doanh nghiệp có thể phát triển các nhân tố này thành những năng lực lõi hay không. 3.4 Xem xét lại hai danh sách vừa liệt kê ở trên . Nếu bản thân doanh nghiệp nhận ra được những năng lực lõi mà mình có sẳn, điều này thật là tuyệt! Hãy bắt đầu quá trình nghiên cứu và phát triển chúng một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp không nhận ra năng lực cốt lõi trong công việc hiện tại điều này có nghĩa là sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường không mang đến giá trị gia tăng cho khách hàng hoặc khách hàng không cảm nhận được các giá trị gia tăng mà bản thân doanh nghiệp đem lại cho họ .Hãy bắt đầu lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi đó doanhnghiệp sẽ có nhũng chiến lược và chính sách phù hợp . 3.5 Nghĩ đến những việc làm mà bản thân doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí nhất . Đừng tốn quá nhiều thời gian vào những việc không phải là năng lực lõi của bản thân doanh nghiệp, hãy sử dụng những nhà cung cấp bên ngoài sẽ hiệu quả hơn và doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc phát triển năng lực lõi của mình. II.Tay nghề chuyên môn 7 1. Khái niệm Tay nghề chuyên môn là tập hợp tất cả những kiến thức, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm để vận hành doanh nghiệp trên cơ sở phát huy cái lõi có tính đặc thù của doanh nghiệp. 2. Hai đặc tính của tay nghề chuyên môn Để phát triển tay nghề chuyên môn của doanh nghiệp cần phải xác định hai đặc tính chủ yếu đó là: - Phải đạt được một mức độ mà các doanh nghiệp khác không có, bởi lẽ cái lõi và cái chuyên môn của doanh nghiệp sẽ không mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế gì nếu phần đông các doanh nghiệp khác cũng đều có cái lõi và cái chuyên môn đó. - Tay nghề chuyên môn của doanh nghiệp phải thật sự mang đến cho thị trường và cho khách hàng các giá trị gia tăng rõ rệt . III.Tay nghề tiềm ẩn 1. Khái niệm Tay nghề tiềm ẩn là sự kết hợp tất cả các yếu tố kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích luỹ được từ việc sử dụng năng lực lõi và tay nghề chuyên môn trước nay của doanh nghiệp mà chưa được tận dụng hết mức. Nó mở ra một hướng phát triển mới trên một thị trường mới nhiều cơ hội và nhiều tiềm năng hơn. 2. Đặc điểm - Tay nghề tiềm ẩn thường không được phát hiện ngay từ đầu mà qua quá trình hoạt động thì tay nghề tiềm ẩn được bộc lộ rõ ràng hơn. - Là bộ phận tiềm tàng trong mỗi doanh nghiệp, dựa vào tay nghề tiềm ẩn để phát triển thêm một lĩnh vực mới cho hoạt động của tổ chức. 8 IV. Mối quan hệ giữa năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và tay nghề tiềm ẩn Cần phải biết phân biệt thêm hai tính chất đặc thù của năng lực lõi, tay nghề chuyên môn, tay nghề tiềm ẩn đó là: - Phần cứng ( hard ): gồm chủ yếu kiến thức , tri thức và công nghệ nghiã là những kĩ năng có tính bài bản, rõ ràng dễ truyền bá, chủ yếu là từ biết mà có. - Phần mềm (soft ): những kinh nghiệm nghề nghiệp khó có thể truyền đạt một cách bài bản và mang tính chất ngầm chủ yếu tứ làm mà ra. Chiến lược phát triển doanh nghiệp Năng lực lõi. Tay nghề tiềm ẩn. Tay nghề chuyên môn. Năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và tiềm ẩn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng là những yếu tố không thể thiếu trong việc tạo dựng nên chiến lược phát triển doanh nghiệp. Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhằm làm chủ hiện tại và hướng về tương lai có thể được hoạnh định một cách chắc chắn trên cơ sở triển khai thế “Kiềng ba chân ”đó là năng lực lõi –tay nghề chuyên môn –tay nghề tiềm ẩn như sau: 9 Hình minh họa : mối quan hệ năng lực lõi – tay nghề chuyên môn- tay nghề tiềm ẩn Trong vấn đề hoạch địch chiến lược doanh nghiệp, điều mà mỗi doanh nghiệp quan tâm đó là ổn định hiện tại và làm chủ tương lai: - Để ổn định hiện tại doanh nghiệp dựa vào năng lực lõi và tay nghề chuyên môn hiện có và tay nghề tiềm ẩn của mình làm cơ sở để từ đó đề ra được chiến lược hợp lý nhằm phát huy hết sức mạnh của doanh nghiệp để phát triển trong thị trường hiện tại - Trong khi đó để làm chủ tương lai ngoài việc dựa vào năng lực lõi và tay nghề chuyên môn hiện tại doanh nghiệp cần phải biết khai thác và vận dụng năng lực lõi và tay nghề chuyên môn mới. Và điều cần chú ý về vấn đề năng lực lõi và tay nghề chuyên môn mới đó là: cái mới đó có thể xuất phát từ việc triển khai và cơ cấu hóa tay nghề tiềm năng hoặc từ việc lựa chọn lĩnh vực, kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm mà doanh nghiệp cần thiết khải có thêm để bổ sung, nâng cấp hay mở rộng cái đang có. Dù sao cái mới đó phải mang tính nhất quán và hài hòa với cái đang có của doanh nghiệp để tăng thêm phần tin tưởng của thị trường và khách hàng đối với doanh nghiệp . Điều cần phải lưu ý thêm nữa đó là nếu như đợi thị trường tương lai mở ra rồi doanh nghiệp mới trang bị cho mình năng lực lõi và tay nghề chuyên môn mới hầu thích nghi với thị trường tương lai đó thì đã muộn, thành quả tương lai không phải tự nhiên mà có mà nó được sản sinh từ chính hiện tại của doanh nghiệp. Bản chất của việc hoạch định và phát triển chiến lược đó là tự doanh nghiệp phải sản sinh ra tương lai cho chính mình. Nếu như bản thân doanh nghiệp không làm được điều này thì có lẽ doanh nghiệp nên cần 10 [...]... và thất bại từ việc rời xa năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của mình biết xây dựng lại chiến lược kinh doanh dựa trên năng lực lõi và tay nghề chuyên môn như Kinh Đô, Vinamilk, công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú … Ví dụ: Tại đại hội cổ đông thường niên của công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú (MPC) được tổ chức vào giữa năm 2008, nhận ra thua lỗ do sai lầm từ việc đầu tư xa rời năng lực cố lõi,. .. hơn nữa đến vấn đề năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của bản thân mình bên cạnh đó là việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ dựa trên năng lực lõi và tay nghề chuyên môn Nếu như không chú ý đến tầm quan trọng của năng lực lõi và tay nghề chuyên môn, không xây dựng các năng lực lõi mới thì các doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn rất nhiều trong vấn đề xây dựng và hoạch định chiến lược và một điều hiển nhiên... Thành phố Hồ Chí Minh 2 Bàn về năng lực cốt lõi, tay nghề chuyên môn và tay nghề tiềm ẩn của Cầu Tre Trong hơn hai thập kỉ qua, trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển khác nhau, Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu và đến bây giờ họ đã thực sự khẳng định được thương hiệu, uy tín cũng như là vị trí của mình Có thể nói rằng để... UBND của UBND TP.HCM về việc phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre thành Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre Sau khi Cổ phần hoá Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre có tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE Tên giao dịch quốc tế: CAUTRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CTE JSCO Tổng Giám đốc: Bà TRẦN... CAUTRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT STOCK COMPANY Tổng Giám đốc: TRẦN THỊ HÒA BÌNH - Tiền thân của Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre là công ty xuất nhập khẩu trực dụng công nghiệp Saigon Direximco Nói đến Cầu Tre không thể không nhắc đến Direximco Công Ty Direximco ra đời trong bối cảnh của những năm 1979 - 1980, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lúc này thành phố đang lâm vào... huy và tân dụng hết lợi thế mà thị trường mang lại thì bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy hết cái tiềm tàng, cái bên trong của doanh nghiệp đó là năng lực cốt lõi, tay nghề chuyên môn, tay nghề tiểm ẩn thì mới khai thác hết sự hấp dẫn của thị trường mang lại và phát triển lợi ích của thị trường thành cái lợi ích riêng của doanh nghiệp Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số điều khi nói đến năng lực. .. cũng như là vị trí của mình Có thể nói rằng để có được những điều đó như hiện nay Cầu Tre đã cố gắng tận dụng và phát huy về năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của mình một cách rất sáng tạo và vững chắc Vào thời điểm chuyển thể, mặt hàng của xí nghiệp gồm một số loại hải sản khô, đông lạnh và một số hàng khác Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, bên cạnh nhiều thuận lợi cũng... thành công mới trong hiện tại và tương lai ,nhất thiết phải lấy năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của bản thân mình làm nền tảng Có như vậy sự phát triển mới là vững bền và chắc chắn III Những giải pháp kiến nghị 1.Các DN Việt nam nói chung : Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế hiện nay về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng. .. II Ví dụ và phân tích ví dụ 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất khẩu Cầu Tre được xây dựng vào năm 1982 trên diện tích 80.000 m2, tại số 125/208 Lương Thế Vinh, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP.HCM Trong đó hơn 30.000 m2 là các xưởng sản xuất gồm nhiều trang thiết bị hiện đại được sản xuất từ Nhật Bản và các... ngũ cán bộ công nhân viên về các khâu, quản lí, sản xuất, bán hàng, marketing,… Nghiên cứu phát triển Đầu tư đổi mới và nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới dựa trên cơ sở các sản phẩm có sẵn Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị, tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất, giữ được hiệu quả kinh doanh IV Kết luận Tầm quan trọng của năng lực lõi, tay nghề chuyên môn tay nghề tiềm ẩn đối với . vào năng lực lõi và tay nghề chuyên môn hiện tại doanh nghiệp cần phải biết khai thác và vận dụng năng lực lõi và tay nghề chuyên môn mới. Và điều cần chú ý về vấn đề năng lực lõi và tay nghề. và thất bại từ việc rời xa năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của mình biết xây dựng lại chiến lược kinh doanh dựa trên năng lực lõi và tay nghề chuyên môn như Kinh Đô, Vinamilk, công ty cổ. Cầu Tre thành Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre. Sau khi Cổ phần hoá Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre có tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE. Tên

Ngày đăng: 26/07/2014, 16:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan