1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu tự học Microstation V8 với người sử dụng Autocad

84 7,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

Sự thay đổi tham số hoạt động này bây giờ sẽ được lưu trữ một cách lâu dài trên đĩa cứng, và lần sau khi bạn mở MicroStation, Tentative đã được thiết lập cho phím chuột giữaSử dụng Fence

Trang 1

TỰ HỌC MICROSTATION V8 VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG AUTOCAD

Biên soạn: Huỳnh Văn Trúc

Trang 2

Năm 2010

Phần 1: Căn bản về Microstation V8Môi trường làm việc của MicroStation

Xem xét môi trường làm việc của MicroStation

Hình minh hoạ dưới đây giới thiệu giao diện Microstation V8

Thanh công cụ thuộc tính (Attributes) – Thanh công cụ Primary – Thanh công cụ chuẩn –

Thanh lệnh đơn - Cửa sổ khung nhìn (1 - 8)…

1 Lệnh đơn của MicroStation

Thanh lệnh đơn được đặt trên cùng trong cửa sổ MicroStation và là một trong các nguồn truy cập chính cho các tính năng của MicroStation

Khi bạn nhấn vào một lệnh đơn, có một danh sách các mục lựa chọn sẽ xuất hiện Mỗi mục trong lệnh đơn sẽ trực tiếp gọi lên một tác vụ hoặc mở một hộp thoại nơi bạn có thể định nghĩa thêm cho tác vụ mong muốn

Thanh lệnh đơn của MicroStation được tổ chức chặt chẽ và các lệnh được nhóm theo từng nhóm logic

- Nếu bạn muốn tìm một công cụ để sử dụng trong tập tin thiết kế của mình, hãy tìm đến lệnh đơn và chọn Tool Danh sách các lệnh thả xuống liệt kê tất cả các công cụ mà bạn có thể sử dụng trong MicroStation

- Nếu bạn phải hiệu chỉnh các thiết lập cho tập tin thiết kế, hãy chọn Settings từ thanh lệnh đơn rồi nhìn vào danh sách cho Design File

2 Các hộp thoại và các hộp cảnh báo (Alert Boxes)

Trang 3

Một hộp thoại sẽ xuất hiện bất kỳ khi nào bạn chọn một mục lệnh đơn có đi kèm với ba dấu chấm, ví dụ như Open… Bạn hãy đơn giản nhập vào hộp thoại các thông tin mà chương trình đòi hỏi rồi chọn một hành động, ví dụ OK, Done hoặc Apply.

3 Các công cụ, các hộp công cụ và khung công cụ.

Chìa khóa để dẫn tới các tác vụ MicroStation thành công là cách sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm Được tổ chức thành các khung công cụ và các hộp công cụ, các công cụ trong MicroStation cũng tương tự như các hộp đồ nghề mà người thợ sửa xe ô tô sử dụng khi sửa xe cho bạn Và, cũng giống như một người thợ cơ khí có một hộp đồ nghề chứa đầy các công cụ, được thiết

kế dành riêng cho các tác vụ cụ thể, MicroStation cũng cung cấp một bộ sưu tập phong phú các công

cụ, được tổ chức theo chức năng

Khung công cụ Main được sử dụng như một “va li tổng thể” đựng toàn bộ các công cụ, cho bạn con đường truy xuất đến các hộp công cụ liên quan

Bạn nhận ra khung công cụ Main hoặc qua thanh tựa đề của nó (có chữ Main) hoặc qua 2 cột biểu tượng khi nó được gắn neo trên màn hình,

Khi bạn nhấn giữ phím Data Point trỏ vào một công cụ trong khung Main, hộp công cụ liên quan đến công cụ này sẽ xuất hiện Sử dụng động tác “kéo” để chọn một công cụ xác định từ hộp công cụ đang

mở ra Thậm chí, nếu bạn tiếp tục kéo con trỏ đi xa nữa, bạn sẽ “tách rời” hộp này ra khỏi khung Main Sau khi đã tách rời hộp công cụ, bạn có thể định vị nó tại một vị trí thuận tiện hơn, bất cứ nơi nào trên màn hình

Mẹo: Bạn có thể tùy biến các hộp công cụ của MicroStation Hãy nhấn chuột phải vào một biểu tượng trong hộp để hiển thị danh sách biểu tượng có trong hộp công cụ Nếu bạn bật lên một biểu tượng đang bị tắt, thì nó sẽ xuất hiện trong hộp công cụ

Khung công cụ Main có chứa một công cụ không liên quan đến hộp công cụ nào Tất cả các công cụ khác trong khung Main đều đi kèm với một hình tam giác nhỏ màu đen, cho biết nó liên quan đến hộp công cụ tương thích có chứa cả các công cụ khác

Chỉ duy nhất lệnh Delete đứng riêng lẻ một mình trong khung Main

4 Lô gợi nhớ (Tool Tips)

MicroStation có một tính năng được gọi là Tool Tips (lô gợi nhớ) để giúp bạn nhận diện một công cụ mà không cần kích hoạt nó Sau khi bạn dịch chuột lên một biểu tượng hoặc một công cụ, hãy ngưng chuột một chút Sẽ có một hình chữ nhật nho nhỏ xuất hiện, cho biết tên của công cụ này

Trang 4

5 Cửa sổ thiết lập công cụ (Tool Settings Window)

Đa phần công cụ có các mục lựa chọn giúp bạn kiểm soát hoạt động của chúng Các mục lựa

chọn này xuất hiện trong hộp thoại Tool Settings (thiết lập công cụ) Bạn nhập vào hộp thoại Tool Settings những thông tin cần thiết cho từng tham số Hộp thoại Tool Settings trôi nổi trong cửa sổ

MicroStation, bạn không thể gắn neo cho nó

Theo mặc định, hộp thoại Tool Settings được mở ra ngay từ khi bắt đầu chạy chương trình Nếu bạn đóng hộp thoại Tool Settings này, thì một hộp thoại Tool Settings mới sẽ tự động xuất hiện khi bạn

chọn công cụ tiếp theo

Minh họa: Để ý rằng công cụ Place Circle (vẽ hình tròn) cần những thiết lập hoàn toàn khác so với Place SmartLine.

6 Thanh trạng thái

Đây là một thành phần quan trọng trong giao diện người dùng của MicroStation, bởi nó cho phép chúng ta nhìn vào hoạt động của MicroStation Khu vực này chứa tất cả những thông tin phổ biến liên quan đến một dòng lệnh, nhưng lại không có một dòng lệnh thật sự MicroStation liên tục hiển thị các thông tin về trạng thái hoạt động của nó trong thanh trạng thái nằm ở khu vực phía dưới của cửa sổ trình ứng dụng Thanh trạng thái (Status Bar) hiển thị các thông điệp:

- Công cụ đang được sử dụng

- Đòi hỏi các thông tin bổ sung

- Trạng thái của các tham số chính

Bạn hãy chọn nhiều công cụ khác nhau và theo dõi những thông điệp hiển thị trong thanh trạng thái Để ý là khi bạn nhấn giữ con trỏ lên trên một công cụ nào đó (như thể bạn chờ một lô gợi nhớ) thì

sẽ có một thông điệp khác xuất hiện so với khi bạn thật sự chọn công cụ này

7 Cửa sổ khung nhìn

Các cửa sổ thiết kế của MicroStation được gọi là các View (khung nhìn)

MicroStation có thể hiển thị đồng thời tối đa 8 khung nhìn Tất cả đều là khung nhìn ở trạng thái hoạt động tích cực (Active - sẵn sàng cho nhập liệu), và mang tính độc lập hình họa đối với nhau Được đặt tên là View 1 cho tới View 8, các cửa sổ này cung cấp sự truy xuất trực tiếp vào thiết kế hình họa Nguyên nhân cho con số 8 của các cửa sổ này thật đơn giản: Bạn có thể cùng lúc muốn nhìn nhiều khu vực khác nhau, nhiều thành phần khác nhau của thiết kế, với mức độ chi tiết khác nhau

Để ý rằng các khung nhìn có thể được thay đổi kích cỡ, được dịch chuyển, được kéo chồng lên nhau và mỗi khung nhìn đều có tất cả các tính năng của một cửa sổ Window chuẩn

8 View Controls - điều kiểm khung nhìn

Trang 5

Để giúp bạn ấn định nội dung hiển thị, mỗi khung nhìn của MicroStation có một tổ hợp các điều kiểm riêng Các điều kiểm này cho phép bạn thay đổi hướng nhìn và kết quả nhìn thấy trong một khung nhìn, mà không hề ảnh hưởng đến nội dung tất cả các cửa sổ khung nhìn khác Các điều kiểm khung nhìn nằm trong góc dưới bên trái của mỗi cửa sổ khung nhìn

Mách bảo: Đóng tất cả các cửa sổ thiết kế trong tập tin dgn của bạn không phải là đóng tập tin Bạn đóng tất cả các cửa sổ thiết kế, nhưng tập tin vẫn được mở Thanh tựa đề phía trên của màn hình vẫn chỉ ra tên của tập tin đang mở

Các chức năng của chuột trong MicroStation

Các chức năng của chuột trong MicroStation

Với chuột, bạn có thể thực hiện 3 chức năng chính:

1 Data Point - Chọn lệnh hoặc các mục của lệnh đơn từ giao diện và định vị điểm, ví dụ như

điểm bắt đầu và kết thúc cho một đoạn thẳng

2 Reset – Ngưng một quá trình Reset thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, tùy thuộc vào qui

trình đang được thực hiện

3 Snap (còn gọi là Tentative point - điểm thử) - Chúng ta sử dụng phím chuột này để định vị

và chọn điểm một cách chính xác, bám vào các phần tử có sẵn, các điểm ví dụ như điểm cuối hoặc điểm giữa của đối tượng

Trong các chức năng kể trên thì Data Point được sử dụng thường xuyên nhất, tiếp đến Reset.Thiết lập mặc định cho chuột của MicroStation là chuột có 2 phím Nếu bạn sử dụng chuột 2 phím, thiết lập mặc định cho Tentative Snap là động tác nhấn đồng thời cả 2 phím chuột

Một chuột 3 phím sẽ giúp bạn đạt được hiệu ứng hiệu quả lớn nhất cho việc sử dụng với MicroStation Với loại chuột này bạn sẽ có một phím cho một trong các dạng phổ biến nhất của việc nhập liệu đồ họa trong MicroStation Chúng ta sử dụng phím giữa (hay là bánh xe) trên một chuột 3 phím cho Tentative Snap Để thiết lập cấu hình chuột cho chức năng này, ta phải gán chức năng cho phím giữa hoặc là bánh xe

Gán chức năng Tentative Snap cho phím chuột giữa

1 Chọn Button Assignments từ lệnh đơn thả xuống Workspace từ thanh lệnh đơn chính của MicroStation

Hộp thoại Button Assignments xuất hiện

2 Sử dụng phím Data Point (phím chuột trái) để nhấn vào từ Tentative nằm ở khu trái của hộp

3 Đọc thông điệp hiển thị trong khu Button Definition Area

4 Nhấn phím chuột giữa (hoặc là kéo bánh xe xuống) vào thanh Button Definition Area.Một khi bạn đã nhấn vào đây, mục Invoked by cho Tentative Button sẽ chuyển thành Middle Button

Trang 6

5 Nhấn OK Sự thay đổi tham số hoạt động này bây giờ sẽ được lưu trữ một cách lâu dài trên đĩa cứng, và lần sau khi bạn mở MicroStation, Tentative đã được thiết lập cho phím chuột giữa

Sử dụng Fence để hiệu chỉnh phần tử

Vẽ và sử dụng Fence hình tròn để tạo hình trích

Bạn cần tạo một hình trích của một chi tiết với một tỉ lệ lớn hơn chi tiết sẵn có Một Fence hình tròn kết hợp với chế độ Clip sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn

1 Chọn công cụ Place Fence Nhập các dữ liệu sau vào cửa sổ thiết lập tham số công cụ:

Fence Type: CircleFence Mode: Clip

2 Tạo Fence bao vòng vị trí cần trích hình, như hình minh họa

3 Chọn Manipulate Fence Contents Thiết lập các dữ liệu sau trên cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents:

Operation: ScaleFence Mode: ClipMake Copy: Enabled (bật)

X Scale: 2.0

Y Scale: 2.0

4 Dịch con trỏ đến vị trí muốn đặt hình trích và nhập một Data Point để vẽ các nội dung của fence đã bị co giãn Đường fence mới (được co giãn) sẽ dịch chuyển động cùng con trỏ, nhưng theo hướng ngược lại

Trang 7

5 Nhấn Reset

Sử dụng Fence để co giãn và sao chép các phần tử

Có khi bản vẽ của ta nhanh chóng trở thành dày đặc và khó thêm vào bất kỳ một chi tiết nào khác Ta hãy thử sử dụng Fence Stretch để xử lý tình huống này, tạo không gian cho các phần tử mới

Ở ví dụ này ta có bản vẽ P&ID có chứa đơn vị xử lý số 1 và số 3 Ta muốn bổ sung đơn vị hoạt động số 2 vào giữa

1 Chọn công cụ Place Fence Thiết lập các dữ liệu sau vào cửa sổ Tool Settings:

Fence Type: BlockFence Mode: Inside

2 Nhập một Data Point tại vị trí số 1, Data Point thứ 2 tại vị trí số 2 để vẽ Fence

3 Chọn công cụ Manipulate Fence Contents Nhập các dữ liệu sau vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents

Operation: StretchFence Mode: Inside

4 Bật lên tính năng AccuDraw, nếu nó chưa được kích hoạt

5 Nhập một Data Point tại vị trí số 3

Hàng rào bây giờ sẽ dịch chuyển động theo con trỏ

5 Dùng AccuDraw dịch con trỏ sang trái, nhập số 3.4, sau đó nhập một Data Point

6 Nhấn Reset

Trang 8

Đơn vị xử lý được chuyển đến vị trí mới, các đường nối kết qui trình (connecting process lines) được kéo dài để đảm bảo mối liên quan.

Nếu bạn không làm việc cẩn thận và vẽ hàng rào chạm phải một trong các van, bạn sẽ thấy van

bị dài cùng với các đường nối kết qui trình

Đó là phần trình diễn phương cách hoạt động của Fence Stretch Bất kỳ thứ gì chạm phải hàng rào đều sẽ được kéo dài Hãy xem phần minh họa dưới đây

Hoàn tất mạch điện

Bây giờ ta sử dụng Fence copy để hoàn tất bản vẽ P&ID

1 Trong cửa sổ Manipulate Fence Contents, bạn tìm đến mục Operation, đổi Stretch thành Copy

2 Nhập một Data Point tại vị trí số 1

3 Dịch con trỏ sang phải, nhập vào số 3.2, nhấn một Data Point

4 Nhấn Reset và bỏ đi hàng rào

Bản vẽ của bạn khi hoàn tất trông như sau:

Sử dụng một Fence block để hiệu chỉnh các phần tử

Giả sử bạn đã có sẵn một bộ trục vít Bạn đang cần sao chép chỉ phần trục vít để tạo ra một bộ trục vít mới Hãy thử nghiệm Fence sẽ hữu ích như thế nào cho bạn trong việc này

Trang 9

Thực hiện theo các bước sau:

1 Chọn công cụ Place Fence Thiết lập các tham số như sau :

Fence Type: BlockFence Mode: Inside (Chọn các phần tử nằm hòan tòan trong Fence)

2 Tạo Fence bao vòng quanh phần tử định chọn Trong ví dụ này là phần trục vít, như hình minh họa

3 Nhấn chọn công cụ Manipulate Fence Contents Nhập vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents:

Operation: CopyFence Mode: Inside

4 Dịch con trỏ đến bất kỳ vị trí nào trong đường fence và nhập một Data Point

Một đường viền fence sẽ xuất hiện và dịch chuyển động cùng con trỏ, trong khi đường fence gốc được tô nổi bật vẫn ở nguyên vị trí cũ

5 Dịch chuyển đường viền fence động đến một vị trí còn trống bên phải, nhập Data Point Đường fence gốc sẽ biến mất khi đường fence mới được định vị

Phần trục vít là đối tượng duy nhất được sao chép, bởi nó là đối tượng duy nhất nằm hòan tòan phía trong fence

6 Nhấn Reset

Trang 10

Sử dụng Fence shape để hiệu chỉnh phần tử

Ví dụ bạn cần tách một bước ren khỏi trục vít sẵn có, để từ bước ren này tạo ra một trục vít có chiều dài như yêu cầu của bạn Hãy áp dụng Fence để thực hiện:

1 Nhấn chọn Place Fence Nhập vào thiết lập tham số Place Fence:

Fence Type: ShapeFence Mode: Overlap (Chọn các phần tử nằm bên trong và chạm vào đường viền Fence)

2 Tạo Fence bao vòng quanh một bước ren, như hình minh họa

3 Chọn công cụ Manipulate Fence Contents Nhập các tham số sau vào cửa sổ thiết lập tham

số Manipulate Fence Contents:

Operation: CopyFence Mode: Overlap

4 Dịch con trỏ đến vị trí nằm gần đường fence và nhập một Data Point Một đường viền Fence

sẽ dịch chuyển động cùng với con trỏ, trong khi đường fence gốc vẫn ở nguyên vị trí cũ

5 Dịch con trỏ đến vị trí còn trống nằm ở phía trên của đối tượng và nhập một Data Point để định vị nội dung đã được sao chép của đường fence

Trang 11

Một bước ren của trục đã được tách rời ra khỏi đối tượng và được sao chép Lần này thì những phần tử có một phần nào đó nằm phía trong chồng lên đường fence cũng như các phần tử nằm phía trong đường fence đều được sao chép.

6 Nhấn Reset

Mẹo: Cách duy nhất để xóa đi một fence, ngoài việc thoát ra khỏi tập tin thiết kế, là nhấn chọn công cụ Place Fence lần nữa

Làm việc với Fence

Một phương cách để nhóm các phần tử lại với nhau là sử dụng công cụ Place Fence Một Fence (hàng rào) là một đường viền tạm thời, được vẽ bao chứa một số phần tử nhằm mục đích thực hiện một tác vụ đối với nhóm các phần tử này

Hộp công cụ Fence bao gồm năm công cụ, công cụ căn bản nhất trong số chúng là Place Fence Bạn chỉ có thể gọi bốn công cụ kia sau khi đã vẽ một Fence

Place Fence tạo 6 loại Fence khác nhau và có 6 phương pháp vẽ Fence

Các dạng Fence cũng như các phương pháp bao gồm:

Dạng Fence Miêu tả

Block Hai Data Point đứng chéo nhau tạo một Fence hình chữ nhật

Shape Bạn có thể các đọan fence với chiều dài và góc tùy ý

Circle Nhập một Data Point cho tâm và vẽ một Fence hình tròn

Element Nhận diện một phần tử dạng shape (đường viền hình học đóng kín) Bạn sẽ

có một Fence trùng với đường viền phần tử

From View Vẽ một Fence bao quanh chu vi của khung nhìn được chọn

Inside Chọn các phần tử nằm hòan tòan trong Fence

Overlap Chọn các phần tử nằm bên trong và chạm vào đường viền Fence

Clip Các phần tử và phần của phần tử nằm trong đường viền Fence

Void Các phần tử nằm hòan tòan phía ngoài Fence

Void-Overlap

Các phần tử nằm phía ngoài và chạm vào đường viền Fence

Void-Clip Các phần tử và phần phần tử nằm phía ngòai Fence

Hiệu chỉnh nội dung của Fence

Sử dụng Mannipulate Fence Contents để hiệu chỉnh các phần tử được định nghĩa bởi một đường Fence Công cụ Mannipulate Fence Contents có sáu mục lựa chọn khác nhau

Trang 12

Copy, Move, Rotate, Scale,

và Mirror

Tác vụ đồng nhất với công cụ hiệu chỉnh cùng tên

Stretch Tất cả các phần tử được chọn bằng đường Fence sẽ

được kéo dài

Hộp công cụ Fence có ba công cụ Fence khác Tất cả trong số này đều sử dụng cùng các mục những phương pháp vẽ fence được miêu tả bên trên

Modify Fence Thay đổi hình dạng một Fence sẵn có hoặc

dịch chuyển một Fence sẵn có

Delete Fence Contents

Xóa các phần tử được chọn bởi Fence

Drop Fence Contents

Bỏ rơi (Drops) trạng thái của các phần tử được chọn bởi Fence

Việc sử dụng Fence có liên quan đến các thiết lập công cụ Bảy trong số các công cụ trong nhóm Manipulate đều có mục lựa chọn Use Fence Chúng là các công cụ Copy, Move, Scale, Rotate, Mirror, Align Edges, và Construct Array Bên cạnh đó, cả hai công cụ Change Element Attributes và Change Text Attributes cũng đều có mục Use Fence

Level

Giờ đây khi bản vẽ của ta đã bắt đầu đạt đến một độ phức tạp mới, đã tới lúc ta tổ chức lại các thông tin bản vẽ, chia chúng ra thành các phần có tính hữu dụng Khi một họa viên vẽ nhiều thành phần khác nhau của một tòa nhà thường là các thành phần này sẽ xuất hiện trên nhiều bản giấy can khác nhau Người ta thường có thói quen vẽ tường ngòai trên một bản, vách ngăn ở một bản khác, cửa

sổ trên một bản thứ ba, cứ thế tiếp tục, cho tới khi tòan bộ ngôi nhà được vẽ xong Khi những bản vẽ

đó được chồng lên nhau và được canh chỉnh cho phù hợp, bạn có thể nhìn thấy tòan bộ bản vẽ tòan nhà Nhưng mặt khác bạn cũng có thể xem từng bản vẽ riêng lẻ hoặc chỉ xem những bản vẽ nào hiển thị các thông tin bạn cần đến

Trước khi con người sử dụng máy tính để tạo bản vẽ, dạng hình tổ chức này đã được áp dụng dưới một hệ thống, gọi là hệ thống bản vẽ chồng lớp (overlay drafting)

Tính năng Level của MicroStation

Tương tự như khái niệm bản vẽ chồng lớp, MicroStation có một tính năng là Level, cho phép người sử dụng tổ chức về mặt logic các phần tử trên bản vẽ

Hãy chọn Level > Display từ lệnh đơn Settings hoặc chọn biểu tượng Level Display trên thanh Primary

Cửa sổ thiết lập tham số Level Display sẽ hiển thị trên màn hình

Bạn có thể bật hoặc tắt một số lượng Level tùy ý từ hộp thoại Level Display bằng cách nhấn vào Level muốn tắt/ mở Level được tô đen là Level đang được mở Bạn không thể tắt Level đang hiện hành

Trang 13

Active Level - Lớp hiện hành

Khi ta chọn một Level trong hộp công cụ Attributes, Level này sẽ trở thành Active Level (lớp hiện hành) MicroStation cho bạn chọn tại một thời điểm chỉ một Level làm lớp hiện hành Hộp thiết lập View Level sẽ chỉ ra Level hiện hành qua phần text màu trắng trên nền xanh

Có nhiều cách để thiết lập Level hiện hành:

- Nhấn vào danh sách Level trong hộp công cụ Attributes, sau đó chọn Level hiện hành

- Nhấn đúp vào Level mà bạn muốn ấn định nó thành Level hiện hành trong hộp thoại Level Manager, hộp thoại này sẽ mở ra trong thanh trạng thái khi bạn nhấn chuột vào phần hiển thị Level

Trang 14

- Nhấn đúp vào số level để khiến nó trở thành Level hiện hành trong hộp thiết lập Level Display.

- Thiết lập Level từ danh sách chọn lựa trong hộp thiết lập Element Attributes

- Sử dụng công cụ SmartMatch để thay đổi active symbology (biểu tượng hiện hành) theo các thuộc tính của một phần tử tại một level khác

Chú ý : Hộp thiết lập tham số Level Display trên đây có bao gồm một bảng chứa các Level, kể

cả tham số View Number Sử dụng thiết lập View Number sẽ ảnh hưởng đến nhiều khung nhìn khác nhau Hoặc khi bạn nhấn chuột vào nút lệnh Apply to All Views nằm ở phía dưới của hộp thoại Level Display thì những thay đổi của bạn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khung nhìn đang mở

Sử dụng Level

Trong các bản vẽ MicroStation phức tạp, ta sẽ sử dụng nhiều level để nhóm các thông tin cùng loại với nhau Một bản thiết kế nhà có thể bao gồm các thông tin về cấu trúc, về hệ thống điện, hệ thống ống nước và nó có thể chỉ ra các đồ gỗ hoặc thậm chí sơ đồ trang trí nội thất Ta có thể tắt đi các level của bản vẽ có chứa những phần tử mà ta không cần xem xét, khiến cho khung nhìn không quá lộn xộn

Ví dụ sử dụng bản vẽ có nhiều Level

Bản vẽ này là một bố cục mặt bằng của một tòa nhà Nó bao gồm nhiều phần tử được vẽ trên nhiều level khác nhau, thể hiện các tính năng khác nhau bao gồm cả hệ thống điện, cấu trúc lẫn các hệ thống khác

Minh họa: Một ví dụ bản vẽ với tất cả các phần tử đều được hiển thị

2 Ta hãy bật lên vài level khác Chọn lệnh Select Settings > Level > Display

Làm sao ta biết được Level nào được sử dụng trong bản vẽ này? Thật khó mà nói ra nhà thiết

kế đã sử dụng những Level nào

3 Kiểm tra các chấm tròn nằm gần tên các level trong hộp thoại Level Display Mỗi level có một chấm tròn là level có chứa phần tử Những level nào không có chấm tròn là level còn rỗng

Trang 15

Minh họa: Level có chấm tròn là level có phần tử

4 Hộp thoại Level Display cũng tương tự như các hộp thoại khác: bạn có thể chọn tựa đề cột

để sắp xếp thông tin trong hộp thoại Nếu chỉ muốn xem các level có chứa phần tử, bạn nhấn vào phần tựa đề cột Used để khiến cho mũi tên trỏ lên trên Bây giờ bạn kéo lên phía trên danh sách, bạn sẽ tìm thấy tất cả các level có chứa phần tử, rồi mới tới phần các level rỗng

Dịch chuyển các phần tử giữa các Level

Khi bạn làm việc trong tập tin thiết kế của mình, có lẽ bạn thấy không phải lúc nào bạn cũng ngay lập tức tạo ra được các phần tử trên đúng những level thích hợp Trong quá trình chi tiết hóa một bản vẽ, có lẽ bạn phải chi ra một khỏang thời gian để tổ chức lại bản vẽ và dịch chuyển phần tử giữa các Level Level được gán cho một phần tử sẽ được coi là một phần thuộc tính của phần tử này Giống như bạn có thể thay đổi màu sắc hoặc bề dày đường, bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi level được gán cho phần tử Ta đã nhìn thấy một trong những con đường để làm điều này, nhưng đó không phải là con đường hiệu quả nhất nếu bạn phải dịch chuyển giữa nhiều level Ta hãy sử dụng công cụ Match Element Attributes để thực hiện việc thay đổi chỉnh sửa cho bản vẽ

Thuộc tính phần tử

Thuộc tính của phần tử

Trong một bản vẽ, đôi khi bạn sẽ khó phân biệt phần tử này với phần tử khác Tác vụ này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu tất cả các phần tử trông giống nhau MicroStation cho ta định nghĩa thuộc tính, tức các điểm phân biệt, cho các phần tử bản vẽ qua động tác ấn định gía trị khác nhau cho Element Attributes (thuộc tính phần tử) Nhìn chung, các phần tử thuộc tính này được gọi là Element Symbology Sau đây ta sẽ bàn luận đến các thuộc tính phần tử sau đây:

-Màu sắc (color)

-Dạng đường thẳng (line Style)

-Bề dày đường thẳng (Line weight)

-Tính năng làm đầy (Fill)

Và sẽ miêu tả công cụ Change Element Attributes (thay đổi thuộc tính phần tử), bao gồm cả mục lựa chọn Match/Change (tìm thuộc tính trùng hay thay đổi)

Trang 16

Thường thì một tổ chức sẽ thiết lập những chuẩn riêng của họ về biểu tượng và thuộc tính để sử dụng cho các dự án của mình Một dự án về bản đồ có thể yêu cầu các thông tin địa chính phải được vẽ trên level có tên là Cadastral, nhưng những thuộc tính của các phần tử này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lớp thông tin Ví dụ:

Ranh giới tiểu bang 0 – (đen) 0 (gạch liền nét) 6

Ranh giới tỉnh 0 – (vàng) 7 (gạch dài vừa, gạch dài cỡ trung) 4

Ranh giới thành phố 0 – (đen) 4 (gạch dài, gạch ngắn) 3

Ranh giới khu vực 0 – (đen) 6 (2 gạch ngắn, 1 gạch vừa) 2

Các thuộc tính được qua xác định tham số được thiết lập trước Ví dụ, trong khoảng thời gian Active Color được ấn định là red, thì màu sắc của tất cả các phần tử được vẽ ra trong khoảng thời gian này đều là red (đỏ) Thay đổi thiết lập hiện hành sẽ không ảnh hưởng đến các phần tử đã được vẽ trước

đó Nhưng mặt khác, bạn có thể thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của một phần tử được vẽ trước đây, chuyển thành giá trị của thuộc tính được thiết lập hiện thời với công cụ Change Element Attributes

Hộp công cụ Attributes

Hộp công cụ Attributes thường được gắn neo ở phía trên cửa sổ MicroStation

Hộp công cụ này hiển thị Level hiện hành, số của màu, số của dạng đoạn (line style), số của bề dày đường (line weight), và một hình ảnh miêu tả kiểu và bề dày đường thẳng Từ công cụ này bạn có thể thay đổi level hiện hành và Active Symbology (Level cũng như mục lựa chọn ByLevel sẽ được bàn tới trong một bài sau.)

Color – màu sắc

MicroStation cung cấp nhiều màu sắc Theo mặc định, bạn có thể sử dụng 254 màu khác nhau cho bản vẽ của mình Ngòai ra, bạn có thể tạo ra nhiều tổ hợp màu bổ sung cho các màu mặc định này, tạo nên “bảng màu” tùy biến của riêng bạn Bạn có thể thay đổi màu sắc trong tập tin thiết kế hiện hành qua động tác đính kèm một bảng màu khác vào cho nó Tất cả 254 màu không có tên riêng, chúng được gán số nhận diện

Để ấn định Active Color (màu hiện hành) bạn nhấn vào tựa đề được tô màu trong hộp công cụ Attributes Bảng màu sẽ mở ra Hãy dịch con trỏ qua bảng màu, đến với màu mong muốn, sau đó nhấn chuột để chọn Màu hiện hành (Active Color) mới sẽ được hiển thị trong hộp Attributes

Trang 17

Line Style (dạng đường)

Một thuộc tính có khả năng phân biệt khá lớn khác cho các phần tử là Line Style (dạng đường)

Dù bản vẽ của bạn là bản vẽ màu hay chấm đen Một điểm gạch rời chắc chắn luôn luôn sẽ khác với một điểm liền MicroStation cung cấp tám dạng đường căn bản Cũng như với màu sắc, mỗi một dạng đường chuẩn này được gán một số nhận diện

Các dạng đường chuẩn của MicroStation chỉ mang tính biểu tượng; chúng không được liên kết với một tỷ lệ xác định nào, khi bạn tăng hay giảm tỷ lệ hiển thị cho khung nhìn dạng đường thẳng luôn xuất hiện như thể nó có cùng một tỷ lệ hoặc “kích cỡ” trên màn hình Vậy thì chúng sẽ trông ra sao khi được in ra? Đây là một câu hỏi tốt, một câu hỏi mà ta sẽ trả lời sau

Bên cạnh các dạng đường chuẩn, MicroStation cung cấp nhiều tổ hợp dạng đường tùy biến, bao gồm Dashed, Dot, Hidden, Rail, Tree Line, Batten và nhiều thứ khác nữa Các dạng đường tùy biến này đều đi kèm với một tỷ lệ hay một kích cỡ, và chúng đáp ứng trực quan đối với các tính năng kiểm sóat khung nhìn Hãy chọn lệnh Element > Linestyles > Custom từ lệnh đơn chính để mở công cụ tùy biến chúng hoặc định nghĩa các dạng đường tùy biến của riêng bạn

Line Weight – Bề dày đường

MicroStation cho phép bạn sử dụng 32 bề dày đường khác nhau (còn được gọi là trọng lượng của đường) cho các phần tử Các bề dày được đánh số từ 0 – 31, 0 là đường mảnh nhất

Trang 18

Giống như với dạng đường, bề dày đường chỉ mang tính biểu tượng Khi bạn tăng hay giảm tỷ

lệ hiển thị, bề dày sẽ luôn luôn xuất hiện như thể nó có cùng một kích cỡ điểm ảnh trên màn hình Thế chúng sẽ dày bao nhiêu khi được in ra? Ta sẽ trả lời câu hỏi này sau

Fill – Tô đầy

Thỉnh thoảng, sẽ là một tính năng hữu dụng và mang tính thẩm mỹ cao nếu bạn tô màu cho một phần tử đóng kín Phần lòng sông hồ biển, các đường viền của các công trình xây dựng, cũng như các chi tiết cơ khí là những ví dụ tốt cho loại phần tử mà bạn muốn tô màu Khi tô màu cho phần tử, ta có

ba lựa chọn Fill Type:

None Phần tử sẽ không được tô đầy

Opaque Phần tử được tô với màu sắc của phần tử được chọn

Outline Phần tử được tô với Active Fill Color (màu tô hiện hành)

Một khi phần tử được tô đầy, bạn có thể bật/tắt tính năng hiển thị tô đầy trong hộp thiết lập View Attributes, ta sẽ bàn đến mục này sau

Công cụ Change Element Attributes (Thay đổi thuộc tính phần tử)

Bạn sử dụng công cụ này để thay đổi ngoại hình của các phần tử sẵn có Khi sử dụng Change Element Attributes, ta thay đổi các thuộc tính phần tử riêng lẻ, hoặc theo nhóm, hoặc trong một tổ hợp

Để thay đổi thuộc tính của phần tử , hãy thực hiện các bước sau:

Chọn công cụ Change Element Attributes

Thiết lập Method là Change

Trang 19

Bật mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính của phần tử giống như thuộc tính hiện hành hoặc Tắt mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính phần tử mà không sử dụng các thiết lập phần tử hiện hành Sau đó, bật các thuộc tính mà bạn muốn thay đổi

Chọn đối tượng cần thay đổi

Thực hiện các đo đạc

Sau khi đã có thể vẽ các phần tử với kích cỡ chính xác cũng như tại các vị trí chính xác, ta cần

đo đạc kết quả của mình Điều này sẽ trở nên quan trọng hơn khi ta học được các kỹ thuật thiết kế có bao gồm sự tương tác giữa các phần tử khác nhau cũng như các công cụ khác nhau

Các bước đo đạc trong MicroStation cũng tương tự như các bước vẽ phần tử Đầu tiên bạn chọn công cụ, sau đó làm theo yêu cầu của chương trình để chọn phần tử hoặc vị trí cần thiết Bạn cần thực hành việc sử dụng AccuSnap để nhận diện các điểm chính (Keypoint) của phần tử, khiến cho các công cụ này hoạt động suôn sẻ Ta hãy xem xét qua các công cụ đo đạc

Công cụ đo khoảng cách Measure Distance

Measure Distance có nhiều lựa chọn khác nhau Mục đích chính của nó là đo đạc một khoảng cách tuyến tính giữa hai vị trí Ta hãy thử dùng nó với một số tham số để đo đạc cho một nhóm văn phòng

Measure Distance cũng có thể đo đạc khoảng cách dọc theo phần tử Nếu bạn sử dụng các điểm với mục Along Element, MicroStation có thể tính toán ra khoảng cách có bao chứa nhiều cung tròn hoặc đường cong hoặc các góc, chừng nào mà điểm đầu và điểm cuối còn ở trên cùng một phần tử

Mục lựa chọn cuối cùng của công cụ Measure Distance là Minimum Between Sử dụng mục này, MicroStation sẽ chọn đoạn thẳng ngắn nhất nằm giữa hai phần tử mà bạn lựa chọn và hiển thị hình họa khỏang cách đó

Các công cụ Measure Radius và Measure Angle

Hai công cụ này không có nhiều tham số Chúng thực hiện các đo đạc đơn giản, chỉ yêu cầu bạn chọn phần tử để đo đạc

Công cụ Measure Area (đo diện tích)

Một công cụ đo đạc khác là Measure Area, bao gồm các mục lựa chọn cho nhiều tính toán khác nhau

Trang 20

Element Diện tích của một đối tượng đóng.

Fence Diện tích được bao bởi đường fence

Intersection Diện tích được giới hạn bởi phần giao của hai hay nhiều đối tượng đóng

Union Diện tích được giới hạn bởi phần hợp của hai hay nhiều đối tượng đóng

Difference Diện tích được giới hạn bởi phần khác nhau của hai hay nhiều đối tượng đóng

Flood Diện tích bao bởi các đối tượng tiếp xúc với nhau tạo thành một vùng hoặc là các

điểm cuối của đối tượng nằm trong phạm vi Max Gap

Points Diện tích mặt phẳng với các đỉnh được xác định bởi một loạt các điểm dữ liệu

Công cụ Measure Length

Hộp công cụ Measure còn bao gồm 2 công cụ khác Measure Length xác định chiều dài tổng thể của một phần tử mà bạn chọn

Kiểm tra Message Center (phần hiển thị thông báo)

Khi bạn nhấn Reset, khoảng cách cuối sẽ biến khỏi thanh trạng thái Nếu bạn nhấn chuột vào nơi khoảng cách vừa được hiển thị trên thanh Status thì Message Center sẽ xuất hiện

Minh họa: Cửa sổ Message Center

Trang 21

Cửa sổ Message Center cho phép bạn xem xét lại các lỗi, các lời cảnh báo cũng như các thông tin đã được hiển thị trước đây trong thanh trạng thái Số lượng đa mặc định cho các thông điệp được lưu trữ cho mục hiển thị này trong Message Center là 50 Bạn có thể thay đổi con số này Hãy nhấn chuột phải vào khu vực hiển thị thông báo của thanh trạng thái, chọn Properties từ lệnh đơn thả xuống, thay đổi số lượng các thông điệp được lưu trữ trong trường này.

Ghi chú: Sau khi nhận diện một điểm gốc trong tương quan với phần tử bằng một Data Point, bạn có thể thực hiện Undo Last Data Point (hủy bỏ tác vụ nhập Data Point gần nhất) để thiết lập một điểm gốc tại một nơi khác

Move (dịch chuyển)

Tính năng Move sẽ đổi vị trí cho một phần tử, đưa nó đến một vị trí mới, sau khi nhận diện phần tử cần được dịch chuyển, bạn nhập một Data Point thứ 2 để định nghĩa vị trí mới cho nó Bạn có thể tiếp tục tái định vị phần tử được chọn với các Data Point khác Chỉ tới khi nhấn phím Reset bạn mới thả phần tử này ra khỏi qui trình

Mirror (soi gương-lấy đối xứng)

Tính năng Mirror sẽ đối xứng các phần tử được chọn qua một trong 3 trục : trục nằm ngang, nằm dọc hay một đoạn thẳng (do người sử dụng định nghĩa) Hãy nhận diện phần tử cần được soi

Trang 22

gương với một Data Point Nhập vào một Data Point thứ 2 để xác định trục Thay vì hiệu chỉnh phần

tử được chọn, bạn cũng có thể sao chép nó qua động tác bật lên mục Make Copy trong cửa sổ thiết lập tham số

Để giải thích chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn đối xứng một phần tử, bảng sau đây sẽ chỉ ra các mục lựa chọn cho trục soi gương cũng như kết quả của tác vụ soi gương

Tùy chọn trục lấy đối

xứng

Kết quả

Horizontal Phần tử được soi gương qua trục X Phần tử được soi gương

thay đổi theo chiều dọc, trên xuống dưới hay dưới lên trênVertical Phần tử soi gương qua trục Y Phần tử được soi gương thay

đổi theo chiều ngang, trái qua phải hay phải qua trái

Line Phần tử được soi gương qua một trục do người sử dụng định

nghĩa (Data Point thứ 2 và thứ 3) Phần tử kết quả thay đổi dọc theo trục này

Align Elements By Edge (sắp sếp phần tử theo cạnh)

Align Elements By Edge cung cấp một con đường dễ dàng để sắp xếp 2 hay nhiều phần tử xoay quanh một “cạnh” Cạnh ở đây có thể là trục X, Y hay trục Z vuông góc với khung nhìn Bạn có thể chọn cạnh để làm căn cứ cho việc sắp xếp các phần tử từ cửa sổ Tool Settings Phần tử thứ nhất được chọn sẽ là căn cứ cho việc sắp xếp các phần tử khác

Rotate (Xoay phần tử)

Công cụ Rotale Element sẽ xoay một hay nhiều phần tử được chọn

Method Thiết lập phương pháp xoay và co giãn phần tử

- Active Angle (góc hiện hành) – Các phần tử được xoay theo góc hiện hành, giá trị góc có thể được nhập vào qua bàn phím

Trang 23

- 2 Points – góc xoay được định nghĩa qua việc nhập 2 Data Point: một điểm là Pivot (tâm), một điểm định nghĩa hướng xoay

- 3 Point – Góc xoay được định nghĩa qua 3 Data Point: một điểm là Pivot Point (tâm), một điểm định nghĩa góc bắt đầu xoay và một điểm định nghĩa bản thân góc xoay

Make Copy Nếu tính năng này được bật lên thì các phần tử sẽ được sao chép

và bản sao chép được xoay; giữ nguyên các phần tử gốc

Khi sao chép và xoay một phần tử có tag (lời ghi chú đính kèm), phần tử được sao chép và mọi ghi chú liên quan với nó cũng sẽ được xoay với phần tử này

Use Fence (sử dụng

tính năng hàng rào)

Nếu tính năng này được bật lên thì nội dung của hàng rào sẽ được xoay Mục lựa chọn thiết lập chế độ chọn phần tử là Fence (hàng rào)

Stretch Cells Nếu tính năng này được bật lên và chế độ chọn của Fence là

Stretch, thì nội dung hàng rào sẽ được xoay và được co giãn

About Element

Center Nếu tính năng này được bật lên, thì phần tử được chọn sẽ được xoay quanh điểm tâm của nó, thay vì quanh một điểm được

chọn

Scale Element (co giãn phần tử)

Tính năng Scale Element sẽ giãn các phần tử được chọn theo một tỷ lệ do người dùng nhập vào hoặc theo hướng x hoặc theo hướng y hoặc theo 2 hướng, xoay quanh một Data Point xác định Nếu bạn chọn nhiều phần tử, thì tất cả những phần tử này sẽ được co giãn xoay quanh một Data Point Nếu bạn chọn Scale About Center (sử dụng lệnh đơn thả xuống của hộp thoại Tool Settings) thì mỗi phần

tử sẽ được co giãn xoay quanh điểm tâm của chính nó

Dịch chuyển song song

Move Parallel sẽ đưa phần tử được chọn đến một vị trí mới qua việc dịch chuyển các đỉnh của phần tử gốc đồng thời gìn giữ quan hệ song song với phần tử gốc Nếu bạn chọn Make copy từ cửa sổ thiết lập tham số thì Move Parallel sẽ trở thành copy parallel Công cụ copy parallel sẽ tạo ra một bản đúp của một phần tử có sẵn, đưa nó vào một vị trí song song với phần tử gốc

Trang 24

Khi bạn sao chép song song các đường SmartLine Shapes hoặc các đoạn của SmartLine thì mục Miter hoặc Rounded sẽ làm đầy các khoảng trống được tạo giữa các phần tử kết quả bằng một miter (góc nhọn) hay một cung tròn.

Một tính năng mạnh mẽ của công cụ này là bạn có thể nhập vào một khoảng cách xác định để dịch chuyển hay sao chép: Hãy nhập khoảng cách vào cửa sổ thiết lập tham số Sau khi bạn nhận diện phần tử cần dịch chuyển hay sao chép song song, bạn có thể ấn định hướng từ cạnh tới cạnh của việc dịch chuyển phần tử mới bằng con chuột

Khi bạn sử dụng Move hoặc Copy Parallel đối với các SmartLine shape, các đoạn SmartLine, các đường đa giác, hoặc các hình tròn, hãy để ý là toàn bộ hình dạng đó có thể trở nên to ra hay nhỏ đi, nhận được các góc điền hay bo tròn, trong khi phần dài nhất của từng đoạn sẽ vẫn giữ quan hệ song song

Construct Array - Tạo mẫu sắp xếp

Construct Array tạo ra nhiều bản copy của một hoặc một nhóm phần tử và định vị chúng theo một mẫu sắp xếp hình chữ nhật hoặc hình tròn với những khoảng cách đều đặn

Một mẫu sắp xếp hình chữ nhật sẽ sao chép và tạo nên một ma trận phần tử có số lượng cột và hàng xác định Khoảng cách giữa các phần tử có thể được ấn định riêng cho từng hướng Khoảng cách được đo từ tâm của phần tử này đến tâm của phần tử tiếp theo

Một mẫu sắp xếp tròn sẽ sao chép các phần tử xoay quanh một điểm có thật hoặc một điểm ảo, một đường tròn hay cung tròn, khoảng cách giữa các phần tử được tính trong độ xoay

Vẽ cùng MicroStation

Nhiều công cụ trong hộp Main được sử dụng để bổ sung phần tử mới vào thiết kế Các phần tử khác nhau về loại và độ phức tạp và thường tuân theo cùng một qui trình thực hiện như sau:

- Chọn công cụ thích hợp để tạo ra phần tử mong muốn

- Nhập các tham số mong muốn vào cửa sổ thiết lập tham số

- Ấn định vị trí cho phần tử mới

Trong một số trường hợp, qui trình các bước này có thay đổi chút ít Một số phần tử đòi hỏi bạn phải nhập nhiều hơn một vị trí để định vị chúng, một số lại đòi hỏi các thông tin đầu vào bổ sung, còn một số lại đòi bạn phải sử dụng một công cụ bổ sung để ấn định vị trí cho phần tử Ta hãy xem xét

kỹ hơn một số công cụ của MicroStation

1.Nhóm công cụ vẽ đối tượng tuyến tính

1.1 Công cụ Place Line (vẽ đoạn thẳng) đơn giản.

Place Line nằm trong hộp công cụ Linear Elements, bạn có thể tìm thấy nó trong hộp Main Công cụ này giúp bạn vẽ một đoạn thẳng đơn giản vào trong bản thiết kế

Trang 25

Place Line là một công cụ vẽ đoạn thẳng đơn giản Mỗi lần sử dụng tạo ra một đoạn thẳng - chứ không phải là chuỗi đoạn thẳng hoặc là các đoạn được nối với nhau Place SmartLine là một công

cụ vẽ đoạn thẳng phức hợp hơn, ta sẽ bàn tới trong đoạn sau

Place Line đòi hỏi 2 tham số, Length (chiều dài) và Angle (góc) Length cho bạn nhập vào giá trị chiều dài của đoạn thẳng Angle cho bạn nhập góc xác định vị thế của đoạn thẳng

Các tham số này không mang tính bắt buộc: Bạn không cần sử dụng cả 2 tham số, hoặc thậm chí chả cần sử dụng tham số nào Khi bạn sử dụng chỉ 1 tham số hoặc không nhập tham số nào, Place Line sẽ yêu cầu bạn nhập 2 Data Point để định vị đoạn thẳng Nếu bạn sử dụng (hay khóa) cả 2 tham

số, thì bạn chỉ cần nhập 1 Data Point để định vị đoạn thẳng

1.2 Công cụ Place SmartLine

Giá trị của một công cụ nằm trong mức độ tăng năng suất mà nó mang lại cho người sử dụng Place SmartLine thật sự có thể tăng năng suất tạo bản vẽ Công cụ này kết hợp các hàm của nhiều công

cụ khác nhau vào trong một tác vụ Hãy sử dụng nó để vẽ một đoạn thẳng, chuỗi đoạn thẳng, đường hình học, cung tròn hoặc bất kỳ một tổ hợp nào của các phần tử này

Độ thông minh của SmartLine.

Theo mặc định, khi ta sử dụng SmartLine để vẽ nhiều phần tử nối tiếp nhau (ví dụ, một đoạn thẳng, một cung tròn, rồi đến một đoạn thẳng khác), MicroStation sẽ tự động nối kết phần c1 hình họa kết quả lại thành một chuỗi phức hợp (complex chain)

Nếu bạn kết thúc ở nơi bạn bắt đầu (tức là “đóng” hình hình học), công cụ SmartLine sẽ tạo ra một hình hình học phức hợp Mặt khác, nếu bạn chỉ nhập 2 Data Point để tạo một đoạn thẳng thôi thì bạn sẽ nhận được chỉ một đoạn thẳng này Tương tự như vậy cho chỉ một cung tròn SmartLine sẽ tiếp tục giữ gìn phần tử kết quả dưới dạng đơn giản như có thể

Minh họa: Các tham số liên quan đến công cụ SmartLine.

Cửa sổ Tool Settings chứa những lựa chọn mạnh mẽ khiến SmartLine trở thành tiện dụng Đầu tiên, bạn hãy chọn giữa 2 loại đoạn phần tử: Lines (đoạn thẳng) hay Arc (cung tròn) Khi bạn định vị các đoạn thẳng thì dạng của đỉnh là một mục lựa chọn bổ sung Có 3 loại đỉnh khác nhau liên quan đến tính năng SmartLine: Sharp (nhọn), Rounded (làm tròn) hoặc Chamfered (vạt góc) Bạn có thể kiểm soát bán kính bo tròn và độ dài góc vạt qua các trường Rounding Radius và Chamfer Offset

Join Elements là tính năng kết hợp thông minh của SmartLine, tạo ra các chuỗi và các đường viền phức hợp Bạn cũng có thể tắt tính năng này ở những nơi thích hợp

Các tham số thiết lập cho SmartLine bao gồm:

Segment Type

(dạng đoạn)

Lines (đoạn thẳng) Vẽ một phần tử tuyến tính qua cách định nghĩa điểm đầu

và điểm cuối của nó

Arc (cung tròn) Vẽ một phần tử mang tính cung tròn qua định nghĩa đỉnh

bắt đầu, một điểm tâm và góc quét

Sharp (sắc) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ vào trong

bản vẽ, không hề có hiệu chỉnh, sửa đổi

Trang 26

Rounded (làm tròn) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ dưới dạng

bo tròn dựa trên giá trị của trường Rounding Radius (bán kính bo tròn)

Chamfered (vạt góc) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ dưới dạng

một góc vát dựa trên giá trị trong trường Chamfered Offset

Rounding

Radius (bán

kính bo tròn)

(Với Vertex Type được

ấn định là Rounded) Nếu tính năng này được bật lên, nó sẽ ấn định bán kính cho một đỉnh bo tròn

Chamfer Offset (với Vertex Type được

Nếu tính năng này được bật lên, sau khi bạn nhập vào một đoạn thẳng, AccuDraw sẽ xoay la bàn của nó sao cho trục X nằm trùng với đoạn thẳng mà bạn vừa mới vẽ nên Nếu tính năng này bị tắt đi, chương trình sẽ tắt tính năng định hướng của AccuDraw đối với SmartLine

Always start in line mode (luôn luôn bắt đầu bằng một đoạn thẳng)

Nếu tính năng này được bật lên thì dạng đoạn của SmartLine bình thường sẽ được ấn định mặc định là Lines (đoạn thẳng), bất chấp dạng đoạn thẳng cuối cùng được sử dụng Nếu tính năng này bị tắt, AccuDraw sử dụng loại dạng mà bạn vừa sử dụng gần đây nhất

2 Nhóm công cụ vẽ đối tượng polygon

Hình vuông, hình tam giác, và hình lục giác (6 cạnh) là các đường viền hình học hữu dụng trong công việc tạo bản vẽ và thiết kế Chúng ta gọi các đường viền hình học đó là Polygons MicroStation gọi tất cả các đường viền hình học bao kín quanh một khu vực là các phần tử đóng kín (closed element) Khác với những phần tử tuyến tính, một tính năng mạnh mẽ của các phần tử đa giác

là chúng có thể được tô đầy hoặc bằng màu sắc hoặc bằng mẫu vật liệu

2.1 Công cụ Place Block (vẽ hình chữ nhật)

Công cụ Polygon đơn giản nhất là Place Block Công cụ này tạo ra một hình chữ nhật hay một hình vuông Khi bạn chọn công cụ này, bạn có thể quyết định giữa 2 phương pháp vẽ Block – orthogonal (vuông góc) hay rotated (xoay)

- 2 Data Point nằm theo đường chéo định nghĩa nên Block

- Data Point thứ nhất “gắn neo” (định vị) cho Block

- Block sẽ thay đổi động khi bạn dịch con trỏ để nhập vào Data Point thứ 2

Trang 27

Rotated (xoay) – Các cạnh của Block này sẽ tạo góc vuông với các trục do người sử

dụng định nghĩa

- Block được định nghĩa bởi 3 Data Point

- Data Point thứ nhất gắn neo cho Block

- Data Point thứ 2 định nghĩa trục xoay cho Block

- Block sẽ thay đổi động trên màn hình khi bạn dịch con trỏ để nhập vào Data Point thứ 3

Các mục khác có trong cửa sổ Tool Settings của công cụ này bao gồm Area (khu vực), Fill Type (kiểu làm đầy) và Fill Color (màu sắc làm đầy)

2.2 Công cụ Place Shape

Place Shape cho phép bạn tạo ra một đường viền hình học có hình dạng tự do Bạn ấn định chiều dài và góc cho mỗi đoạn của đa giác bằng cách nhập cả 2 giá trị này vào cửa sổ AccuDraw Chiều dài hoặc góc của đoạn đa giác cũng có thể được vẽ một cách tùy ý bằng chuột Nếu chiều dài và góc của đoạn shape đã được ấn định rồi thì đoạn đa giác mới sẽ được hiển thị gắn kèm vào con trỏ khi bạn dịch chuyển nó vào vị trí

2.3 Công cụ Place Orthogonal Shape

Khi sử dụng công cụ này, động tác định vị 2 Data Point đầu tiên sẽ ấn định trục cho shape Tất

cả các đoạn của shape sau đó sẽ hoặc tạo góc vuông hoặc nằm song song với trục này Đóng lại một shape vuông góc qua động tác nhập điểm cuối của đoạn cuối vào cùng vị trí như điểm đầu của đoạn đầu Enter shape vertex (nhập đỉnh cho đường viền hình học) là lời yêu cầu duy nhất mà bạn nhận được từ thanh trạng thái trong suốt thời gian sử dụng công cụ này Thông điệp này yêu cầu bạn dịch con trỏ và nhập vào các Data Point, tiếp tục vẽ các đoạn khác cho tới khi shape hoàn tất

2.4 Công cụ Place Regular Polygon

Trang 28

Place Regular Polygon là một công cụ vẽ shape mạnh mẽ Nó cho phép bạn tạo ra các đa giác đều, chứa từ 3 tới 100 cạnh Có 3 chế độ vẽ Polygon, tất cả đều định nghĩa kích cỡ của Polygon.

Chế độ vẽ Polygon

Placement

Miêu tả

Inscribed (nội tiếp) Các đỉnh của đa giác sẽ nằm trên đường tròn đa giác Data Point thứ nhất

định nghĩa tâm điểm của đa giác, Data Point thứ 2 định nghĩa khoảng cách bán kính kể từ tâm cho tới các đỉnh

Circumscribed (ngoại

tiếp)

Các cạnh của đa giác sẽ tiếp tuyến từ phía ngoài với đường tròn đa giác Data Point thứ nhất nhận diện tâm của đa giác và Data Point thứ 2 định nghĩa khoảng cách bán kính kể từ tâm cho tới điểm tiếp tuyến nằm giữa cạnh

đa giác

By Edge (theo cạnh) Cũng cần 2 Data Point nhưng chẳng có điểm nào trong số này định nghĩa

tâm của Polygon 2 điểm này sẽ định nghĩa chiều dài và góc của một cạnh Polygon, làm căn cứ xác định tâm Polygon cũng như khoảng cách bán kính

3 Nhóm công cụ vẽ cung tròn

3.1 Công cụ Place Arc (vẽ cung tròn)

Place Arc có trong hộp công cụ Main Bạn hãy sử dụng công cụ này để tạo ra một phần tử cung tròn trong tập tin thiết kế Place Arc cũng xuất hiện trong hộp công cụ Arc Ta hãy xem xét tính năng này

3.2 Công cụ Place Circle

Place Circle sẽ vẽ một phần tử tròn đóng kín vào tập tin thiết kế Công cụ này có mặt trong khung công cụ Main Place Circle cũng có mặt cả trong hộp công cụ Ellipses

Hãy vẽ các đường tròn theo các phương pháp sau

Center (tâm) Các đường tròn sẽ được vẽ qua động tác định nghĩa một điểm tâm

và một điểm nằm trên đường tròn Nếu các tham số Diameter (đường kính) hoặc Radius (bán kính) đã được định nghĩa thì bạn chỉ cần định nghĩa điểm tâm mà thôi

Edge Các đường tròn sẽ được vẽ qua việc định nghĩa 3 điểm nằm trên

Trang 29

đường tròn Nếu mục Diameter hoặc Radius được xác định rồi, thì ta chỉ cần nhập 2 điểm Phương pháp này thường được sử dụng để vẽ các đường tròn tiếp tuyến với các phần tử khác

Giới thiệu AccuSnap

Khi thực hiện các tác vụ liên quan đến cấu trúc hình học trên một bản vẽ, nhiều khi bạn muốn định nghĩa một mối quan hệ đặc biệt giữa tác vụ của công cụ hiện hành và một phần tử có sẵn trong thiết kế MicroStation cho phép bạn làm việc chính xác với một hệ thống tìm ra vị trí của các phần tử hoặc của nhiều điểm khác nhau trên phần tử Bạn cũng có thể định nghĩa điểm trong mối liên quan với các điểm khác Bạn có thể làm tất cả những điều đó bằng cách sử dụng AccuSnap hoặc bắt điểm Tentative với phím chuột giữa Chế độ bắt điểm hiện hành Active Snap Mode (hoặc là tham số có độ

ưu tiên cao hơn) quyết định cung cách một điểm bắt vào một phần tử

Truy cập chế độ bắt điểm Snap Mode

1.Tìm xuống Status bar, nhấn vào biểu tượng của Active Snap Mode, sau đó chọn tiếp Button Bar trong lệnh đơn

2 Lệnh Settings > Snaps > Button Bar của MicroStation

Minh họa: Snaps Button Bar

Theo mặc định thì thanh công cụ Snap Mode không chỉ ra tất cả các chế độ bắt điểm của chương trình Để truy cập vào các biểu tượng đang bị che dấu, bạn hãy nhấn chuột phải vào bất kỳ một nút lệnh nào Danh sách thả xuống sẽ xuất hiện, với những dấu check marks nằm sát bên cạnh các chế

độ đang được bật lên Để bật thêm các chế độ khác, bạn nhấn vào hộp kiểm nằm sát chế độ bạn muốn chọn cho thanh công cụ Hình minh họa dưới đây chỉ ra tất cả các chế độ bắt điểm

Trang 30

Minh họa: Nút lệnh Snap Button với tất cả các chế độ bắt điểm.

Khả năng bắt điểm tùy thuộc vào công cụ đang được sử dụng (Nếu công cụ hiện hành không

hỗ trợ một chế độ bắt điểm thì tên của chế độ bắt điểm sẽ bị đưa về trạng thái xám mờ)

Giống như các hộp công cụ khác của MicroStation, thanh Snap Mode hiển thị lô gợi nhớ khi bạn trỏ chuột vào một nút lệnh nào đó và giữ yên chuột vài giây đồng hồ

Một lần nhấn chuột vào một nút lệnh sẽ khiến cho mục được chọn có độ ưu tiên cao hơn và tạm thời “viết đè lên” chế độ bắt điểm hiện hành trong một tác vụ Nhấn đúp chuột vào một chế độ tức là

ấn định lại chế độ bắt điểm hiện hành (Active Snap Mode) Nền màu xám thẫm cho biết chế độ bắt điểm hiện hành

Nút lệnh đầu tiên trên thanh Snap Mode dùng để bật/tắt tính năng AccuSnap

Các chế độ bắt điểm (Snap Modes)

Điểm gần nhất trong tất cả các điểm chính (Keypoint) nằm trên phần

tử Thường thì đây là chế độ bắt điểm hữu dụng nhất

Midpoint hoặc

Midpoint Snap Điểm giữa của một đoạn thuộc phần tử, nằm gần với con trỏ nhất (Đối với cung tròn ê-líp, chương trình sẽ bắt vào điểm nằm trên cung tròn,

tại vị trí một nửa góc quét, khác với điểm nằm tại một nửa khoảng cách cung.)

Center Snap Bắt vào tâm của các phần tử (hình tròn, cung tròn, đoạn text), những

thứ có điểm tâm

Tâm điểm của các phần tử khác (đa giác đóng kín, chuỗi đoạn thẳng hoặc đường B-Splines)

Origin Snap Điểm gốc của một ô hoặc một phần tử text, tâm điểm (centroid) của

B-spline, Data Point thứ nhất trong một phần tử đo đạc, đỉnh thứ nhất của một đoạn thẳng, chuỗi đoạn thẳng hoặc shape

Bisector Snap Điểm giữa của toàn bộ một chuỗi đoạn thẳng, của một phần tử đa đoạn

thẳng, của một chuỗi phức hợp (chứ không phải điểm giữa của đoạn nằm gần con trỏ nhất) Điểm giữa của một đoạn thẳng hay một cung tròn (Cho một phần của hình ê líp, điểm tentative sẽ bắt vào điểm nằm trên đường cong tại phần nửa của khoảng cách cung, khác với điểm tại phần nửa của góc quét.)

Trang 31

2 và cả 2 đoạn này được chương trình sử dụng để tìm ra giao điểm của chúng, được hiển thị dưới dạng các đoạn thẳng gạch chấm chấm (nếu

2 phần tử này không thật sự cắt nhau, nhưng phần hình chiếu của 2 phần tử này cắt nhau, thì đoạn này sẽ bao gồm cả phần hình chiếu của phần tử để tìm đến điểm cắt.) Cứ tiếp tục bắt điểm cho tới khi bạn tìm được giao điểm mong muốn Hai điểm tentative cuối cùng sẽ định nghĩa vị trí của động tác bắt giao điểm

Tangent Snap Tiếp tuyến với một phần tử có sẵn - cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới

sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính tiếp tuyến với một phần tử có sẵn Khi bạn dịch chuyển con trỏ trong tác vụ vẽ phần tử, điểm tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để bảo toàn tính tiếp tuyến

Tangent Point

Snap

Tiếp tuyến đối với một phần tử có sẵn - cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới sẽ bị hạn chế để tiếp tuyến với một phần tử có sẵn Điểm tentative không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà bị khóa tại vị trí

Perpendicular

Point Snap Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với một phần tử có sẵn - điểm

tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để gìn giữ tính vuông góc khi bạn dịch con trỏ trong công đoạn kết thúc việc vẽ phần

tử mới

Perpendicular

Point Snap Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với phần tử có sẵn tại điểm tentative

Điểm tentative sẽ không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà nó

bị khóa tại vị trí

Parallel Snap Song song với một phần tử có sẵn, nhưng không định nghĩa một điểm

mà đoạn thẳng mới sẽ phải đi qua Thay vào đó, sau khi bạn chấp nhận điểm tentative, đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ chạy song song với đoạn thẳng bị điểm tentative bắt được

Point Through

Snap hoặc Thru

Point Snap

Bắt vào điểm chính (Keypoint) của một phần tử và định nghĩa một

điểm mà phần tử bạn vẽ mới sẽ phải đi qua (hay một phần kéo dài của phần tử này sẽ phải đi qua)

Point On Snap Bắt vào phần tử gần nhất theo quy định sau:

Bắt điểm khi bạn nhập từ điểm Data Point thứ 2 trở đi: bạn hạn chế rằng điểm Data Point tiếp theo sẽ phải nằm trên phần tử này (nếu nó là một phần tử đóng kín) hoặc ở trên một đường thẳng đi qua phần tử này (nếu đó là một phần tử tuyến tính)

Bắt điểm khi bạn nhập Data Point đầu tiên: bạn hạn chế phần tử mới (hoặc phần kéo dài của nó) sẽ phải đi qua phần tử này (hoặc đoạn thẳng đi qua phần tử này) từ điểm Data Point thứ 2

Thiết lập cho AccuSnap

AccuSnap cung cấp những tính năng bắt điểm căn bản và một sự trợ giúp hình họa cho việc bắt điểm vào phần tử Trong chế độ AccuSnap, bạn chỉ cần chọn một công cụ và dịch con trỏ lên trên phần

tử đó, để AccuSnap tìm và hiển thị điểm bắt gần nhất cho bạn Khi nhìn thấy điểm bắt đúng đắn, bạn hãy nhập một Data Point để chấp nhận điểm này

Trang 32

Thiết lập cho AccuSnap

Bạn có thể bật/tắt AccuSnap qua thanh công cụ Snap Mode hoặc qua hộp thoại AccuSnap Settings Hãy chọn lệnh Settings > Snap > AccuSnap từ lệnh đơn chính để truy cập vào hộp thoại thiết lập tham số này

Bạn cũng có thể truy cập hộp thoại AccuSnap Settings qua động tác chọn nút lệnh Active Snap Mode trên thanh trạng thái, sau đó nhấn AccuSnap trong lệnh đơn Active Snap Mode

Các tham số được thiết lập trong hộp thoại AccuSnap được chia ra thành 3 thẻ

General – các tham số chung

Enable AccuSnap Bật/tắt tính năng AccuSnap

Show Tentative Hint

(hiển thị lời mách bảo)

khi bạn dịch con trỏ lên trên phần tử, AccuSnap sẽ tìm thấy điểm bắt gần nhất và hiển thị vị trí của nó bằng một hình dấu + hoặc là một chữ

X tô đậm, cho bạn biết điểm bắt thử tentative

Display Icon (hiển thị

biểu tượng)

Biểu tượng của chế độ bắt điểm hiện thời sẽ được hiển thị tại điểm bắt,

đi kèm với lời mách bảo lẫn bản thân điểm thửFixed point for Perp/Tan

Play Sound on Snap Một chuỗi âm thanh sẽ phát lên khi bạn bắt vào một phần tử

Highlight Active Element Các phần tử sẽ được tô nổi bật ngay khi AccuSnap nằm trong ranh giới

của sai số bắt điểm Snap ToleranceIdentify Elements

Automatically

Tự động định vị phần tử khi bạn dịch con trỏ lên trên chúng

Pop-up info Khi bạn trỏ con trỏ vào một phần tử hoặc nhập một điểm tentative vào

một phần tử, MicroStation sẽ hiển thị một lô gợi nhớ, chỉ ra dạng phần

tử cũng như level của phần tử này

Elements - Phần thiết lập cho phần tử.

Bật/tắt tính năng bắt điểm cho các đường cong, các phần tử đo đạc và/các phần tử text

Feel – hiệu chỉnh độ chính xác

Trang 33

Keypoint sensitivity Hiệu chỉnh xem con trỏ phải gần điểm cần bắt tới mức nào thì

AccuSnap mới bắt vào điểm đóStickynes Hiệu chỉnh độ nhạy cảm của AccuSnap đối với phần tử hiện hành Bạn

càng ấn định Stickyness sang phía phải (dấu +) thì AccuSnap càng bắt vào những phần tử nằm xa

Snap Tolerance (sai số

bắt điểm)

Hiệu chỉnh con trỏ phải nằm gần một phần tử tới mức nào thì chương trình mới có thể bắt được một điểm tentative vào phần tử đó

Giới thiệu AccuDraw

Trong một số trường hợp, chúng ta vẽ một loạt đoạn thẳng qua việc nhập các điểm Data Point tại các vị trí gần đúng Trong đa phần trường hợp, bạn cần một độ chính xác cao hơn để hoàn tất bản

vẽ AccuDraw là công cụ hỗ trợ cho bạn nhập dữ liệu một cách chính xác

Nói một cách đơn giản nhất, AccuDraw cho phép bạn nhập tọa độ bằng bàn phím rồi áp dụng

dữ liệu đầu vào đó cho tác vụ MicroStation hiện hành Nếu bạn định tạo một đoạn thẳng mới hoặc xử

lý các phần tử sẵn có, AccuDraw cho phép bạn kiểm soát dữ liệu được nhập vào với một độ chính xác

mà bạn không thể nào đạt tới khi dùng chuột

AccuDraw là một công cụ trợ giúp vẽ, tính toán các tham số như:

- Vị trí hiện thời của con trỏ

- Data Point được nhập trước đó

- Hướng tọa độ gần nhất

- Những tham số mà công cụ hiện hành cần tới

- Mọi hướng mà bạn đã nhập vào sử dụng bàn phím hoặc các mục lựa chọn AccuDraw

Sau khi thực hiện các tính toán này, AccuDraw sẽ tạo nên tọa độ với mức chính xác tương thích và áp dụng chúng cho công cụ hiện hành

Mặc dầu vậy, AccuDraw không có nghĩa chỉ là trường X và Y

Bạn có thể gắn neo cho hộp nhập dữ liệu đầu vào AccuDraw Khác với đa phần các hộp công

cụ, AccuDraw chỉ có thể được gắn neo vào đường viền phía trên hay phía dưới của màn hình

La bàn của AccuDraw.

Một tính năng khác của AccuDraw sẽ tự động xuất hiện khi bạn nhập một Data Point Tính năng này gọi là AccuDraw compass, nó kết hợp với các trường X, Y của cửa sổ AccuDraw để cung cấp một hiệu ứng trực quan dựa trên tác vụ MicroStation hiện hành

Trang 34

Minh họa: với AccuDraw được bật lên, AccuDraw compass sẽ xuất hiện sau khi bạn nhập một Data Point.

Khi dịch con trỏ trên màn hình, bạn hãy để ý rằng giá trị của AccuDraw X và Y thay đổi theo Các giá trị này thể hiện khoảng cách từ Data Point gần nhất tới vị trí hiện thời của con trỏ

Bạn có thể viết đè lên các giá trị tọa độ động này bằng cách nhập tọa độ qua bàn phím Hãy sử dụng tiêu điểm nhập liệu tự động của AccuDraw, hoặc nhấp chuột vào trường mà bạn muốn ấn định giá trị

Input Focus – tiêu điểm nhập liệu.

Khi bạn dịch con trỏ trên màn hình, AccuDraw sẽ liên tục thay đổi giá trị trong trường hiện hành của nó Trường hiện hành là trường có hộp thoại được tô nổi bật và có con trỏ chèn dữ liệu

Nhưng AccuDraw chọn trường hiện hành ra sao? Nếu bước dịch con trỏ từ Data Point gần nhất

có giá trị X lớn hơn giá trị Y thì Input Focus (tiêu điểm nhập liệu) sẽ xuất hiện trong trường X Nếu hướng dịch chuyển của con trỏ cho thấy một sự chênh lệch giá trị Y lớn hơn giá trị X thì trường Y sẽ nhận được tiêu điểm

Ý thức được điều này, bạn sẽ thấy tất cả những gì bạn cần làm để hướng AccuDraw vào một trường cụ thể là kéo chuột theo hướng đó Bạn không cần nhấp chuột vào trong hộp để tô nổi bật một trường nhập liệu trong cửa sổ thiết lập AccuDraw có một tính năng giúp cho việc dịch chuyển vào hộp này trở nên hoàn toàn không cần thiết Sau đây ta sẽ trình diễn tính năng này qua một ví dụ

Trong ví dụ này, bạn hãy để ý rằng giá trị X lớn hơn Y Kết quả là tiêu điểm nhập liệu chuyển vào trường X, thể hiện qua đường viền đen cũng như dấu chèn dữ liệu trong trường X

AccuDraw Indexing – Tham chiếu AccuDraw

Khi bạn dịch con trỏ trên màn hình, để ý là khi có một đoạn thẳng cắt ngang qua một điểm đánh dấu trục, (các điểm đánh dấu màu đỏ, màu xanh và 2 điểm đánh dấu màu trắng được định vị cách nhau một góc 900 trên la bàn), thì đoạn thẳng kia sẽ chuyển thành dày hơn Khi đoạn thẳng trở thành dày hơn như thế có nghĩa là nó đang ở trong trạng thái được tham chiếu

Tính năng này tỏ ra hữu dụng khi bạn muốn ấn định một đoạn thẳng nằm vuông góc với một đoạn thẳng khác Nó cũng hữu dụng cho việc vẽ các đoạn thẳng nằm theo chiều ngang hay chiều dọc Điều này có nghĩa là chúng ta không cần gọi nên tính năng khóa các trục, và nó tiết kiệm cho chúng ta 1 hoặc 2 bước thực hiện

AccuDraw làm việc với công cụ của bạn

Khi bạn bắt đầu sử dụng AccuDraw, bạn sẽ thấy nó làm việc với nhiều công cụ vẽ khác nhau theo những cung cách hết sức đặc biệt Ví dụ, khi bạn làm việc với đường tròn và đường cong, AccuDraw sẽ cung cấp khoảng cách và góc đối diện (angle face) thay vì các giá trị X và Y được chỉ trong đoạn trên đây Bạn cũng có thể bật chế độ tọa độ góc này lên bằng động tác nhấn Space bar Chế

độ tọa độ này sẽ được bàn luận chi tiết hơn trong đoạn dưới

Trang 35

Minh họa: Ở đây, công cụ Place Cirele (vẽ đường tròn) đã được chọn và một Data Point đã được nhập Hãy để ý đến sự thay đổi trong la bàn AccuDraw Nó cho thấy bạn cần nhập giá trị trong dạng

tọa độ góc (khoảng cách và góc) thay vì trong tọa độ hình chữ nhật (X/Y).

Tắt tính năng AccuDraw

Mặc dù có lẽ bạn muốn sử dụng AccuDraw trong đa phần thời gian thiết kế, thỉnh thoảng bạn vẫn muốn tắt nó đi Để làm điều này hãy chọn biểu tượng AccuDraw trên thanh công cụ Primary Tools Khi nào muốn bật lại tính năng AccuDraw, bạn chọn lại biểu tượng AccuDraw trên thanh công

cụ Primary Tools lần nữa

Các chế độ vẽ của AccuDraw

Ở đây mặc định thiết lập cho phím chuột như sau:

Data Point = phím chuột trái

Reset = phím chuột phải

Để hiểu AccuDraw tốt hơn, ta phải xem xét các phương pháp khác nhau cho việc định vị Data Point trên mặt phẳng vẽ của tính năng này Ta sẽ xem xét lại 2 chế độ vẽ chuẩn, Rectangular (tọa độ vuông góc) và Polar (tọa độ cực), sau đó ta sẽ bàn luận tiếp đến cách tạo độ chính xác trong mỗi phương pháp này

A Phương pháp vẽ tọa độ vuông góc

Chế độ vẽ Rectangular là phương pháp chính của MicroStation cho việc nhập vào một vị trí Trong chế độ này, ta sử dụng các giá trị tọa độ X và Y để định vị điểm Khi AccuDraw ở chế độ Rectangular, la bàn của nó sẽ xuất hiện dưới dạng một hình vuông Sử dụng chế độ Rectangular bạn có thể tạo đoạn thẳng dưới đây qua việc xác định một điểm cuối của nó, sau đó, sử dụng dụng tính năng dịch chuyển song song như chỉ trong hình, bạn nhập vào điểm cuối đối diện

Minh họa: Làm việc trong chế độ vẽ Rectangular

Giờ ta hãy sử dụng AccuDraw để vẽ đoạn thẳng trên

Vẽ một đoạn thẳng với độ chính xác X/Y (chế độ Rectangular)

1 Chọn công cụ Place SmartLine

Trang 36

2 Nhập một Data Point tại một điểm bất kỳ trên khung nhìn.

Bạn sẽ không nhìn thấy hình chữ X của AccuSnap Bởi đây chỉ là một điểm trong không gian

mà thôi

Minh họa: Cửa sổ AccuDraw – AccuDraw trong chế độ hình chữ nhật.

Cửa sổ AccuDraw chỉ ra các giá trị 0 là giá trị khởi đầu cho X và Y Tiêu điểm nhập liệu bây giờ ở một trong hai trường của AccuDraw Nếu bạn dịch con trỏ, bạn sẽ thấy một sự thay đổi

3 Dịch con trỏ sang phải (dọc theo trục X dương)

Tiêu điểm bây giờ ở trong trường X

Khi trường này được tô nổi bật, là tiêu điểm của AccuDraw đang ở trong trường này

4 Nhập số 2.75 (qua bàn phím), sau đó dịch con trỏ lên trên

Tính năng hiển thị động của đoạn thẳng phản ánh giá trị bạn vừa nhập vào Cụ thể hơn, trường

X tự động khóa để bảo tồn giá trị bạn vừa nhập vào và tiêu điểm nhập liệu nhảy sang trường Y Đoạn thẳng được hiển thị động, thể hiện khoảng dịch chuyển song song 2.75 tính theo trục X Bạn cũng nên

để ý rằng bạn có thể bấm phím Tab, phím Enter, phím  để dịch chuyển giữa các trường X và Y

Khi bạn nhập vào số 2.75, đoạn thẳng sẽ thay đổi động với mỗi chữ số được nhập qua bàn phím Khả năng thay đổi động theo mỗi động tác bấm phím này cung cấp cho bạn sự phản hồi trực quan từ quá trình thiết kế và giúp cho bạn tóm bắt các lỗi lầm trước khi chúng có cơ hội xảy ra (ví dụ như việc nhập vào số 275 thay vì số 2.75)

Dịch con trỏ lên phía trên của màn hình (theo trục Y dương) Đoạn thẳng chưa được vẽ thật sự, chỉ được hạn chế để tuân thủ giá trị bạn đã nhập vào Tiêu điểm nhập liệu key-in tự động chuyển sang trường Y, sẵn sàng chấp nhận giá trị nhập tiếp theo

5 Nhập vào giá trị Y là 1.5

Đoạn thẳng bây giờ được hiển thị động với giá trị X là 2.75 và giá trị Y là 1.5

Trang 37

Thêm một lần nữa, xin nhắc lại rằng đoạn thẳng vẫn chưa được vẽ thực sự, mặc dù nó bây giờ

đã được hạn chế một cách hoàn hảo bởi cặp giá trị X/Y vừa được đưa vào Nếu muốn, bạn vẫn có thể thay đổi các giá trị này, mở khóa cho các trường, v.v…

6 Nhập một Data Point để hoàn tất quá trình vẽ đoạn thẳng

Minh họa: Hoàn tất đoạn thẳng

7 Nhấn Reset

Mặc dù các bước bài tập trên đây lấy đi của bạn một chút thời gian qua các tranh minh họa, nhưng bình thường khi thiết kế, công việc này sẽ được thực hiện rất nhanh chóng – Data Point, 2.75, 1.5, Data Point

Hãy tự bạn kiểm tra lại, gắng thực hiện công đoạn trên cho nhanh chóng bằng cách lặp lại qui trình và chuỗi lệnh nhiều lần

Minh họa: Làm việc trong chế độ vẽ Polar

Ta hãy sử dụng AccuDraw để vẽ đoạn thẳng

Vẽ một đoạn thẳng với khoảng cách/góc (chế độ Polar)

1 Sử dụng tiếp tục công cụ Place SmartLine, nhập vào điểm thứ nhất tại vị trí

2 Nhấn Space bar (phím cách) để chuyển sang chế độ vẽ Polar

Minh họa: La bàn của AccuDraw trong chế độ Polar – Cửa sổ AccuDraw

Trang 38

Cửa sổ AccuDraw phản ánh lại và hiển thị giá trị của khoảng cách/Angle là 0 Tiêu điểm nhập liệu đứng trong trường Distance (khoảng cách), vì AccuDraw cho rằng bạn muốn nhập một khoảng cách qua bàn phím.

Nếu tiêu điểm nhập liệu không ở trong trường Distance, hãy nhấn Tab hoặc  để chuyển

3 Nhập giá trị 3.5 cho Distance

Minh họa: La bàn AccuDraw trong chế độ Polar – Cửa sổ AccuDraw

Tính năng hiển thị động của đoạn thẳng thay đổi để phản ánh giá trị vừa nhập được Bên cạnh

đó, trường khoảng cách tự động khóa lại để bảo toàn giá trị vừa nhập

Đoạn thẳng được hiển thị động với chiều dài 3.5

Đoạn thẳng chưa được vẽ, nó chỉ được hạn chế để thỏa mãn giá trị vừa nhập Tiêu điểm nhập liệu không tự động chuyển sang trường Angle Bạn cần nhấn phím A hoặc phím Tab hoặc  để thay đổi tiêu điểm nhập liệu sang trường Angle

4 Nhấn phím  hoặc Tab

Tiêu điểm nhập liệu chuyển sang trường Angle

5 Nhập giá trị góc 15.5

Đoạn thẳng bây giờ được tự động hiển thị với chiều dài 3.5 và góc 15.5

Chúng tôi xin nhắc lại rằng đoạn thẳng chưa được vẽ thật sự, mặc dù nó đã được hạn chế hoàn toàn qua những giá trị xác định Nếu muốn, bạn vẫn có thể thay đổi các giá trị này

6 Nhập một Data Point để hoàn tất việc vẽ đoạn thẳng

Minh họa: Hoàn tất đoạn thẳng.

7 Nhấn Reset

Trang 39

Việc vẽ đoạn thẳng trong thực tế thật ra rất nhanh chóng và dễ dàng Chúng tôi xin nhắc tóm tắt: Data Point, 3.5,  hoặc Tab, 15.5, Data Point Hãy tự thử nghiệm lại.

Liệt kê tất cả các phím tắt của AccuDraw

Bảng sau đây sẽ miêu tả các phím tắt mặc định của MicroStation

Trong hệ tọa độ hình chữ nhật, nó sẽ khóa X thành 0 nếu con trỏ trỏ vào trục Y của

mặt phẳng vẽ hay khóa Y bằng 0 nếu con trỏ trỏ vào trục X

Trong hệ tọa độ góc (Polar), nó sẽ khóa góc thành 00, 900, -900 hoặc 1800 nếu con

trỏ đang trỏ lên các trục của mặt phẳng vẽ hoặc nếu không thì nó sẽ khóa Distance

vào với giá trị được nhập gần đây nhất

Space bar Chuyển đổi giữa 2 chế độ Rectangular và Polar

O Dịch chuyển điểm gốc của Drawing Plane (mặt phẳng vẽ) đến vị trí con trỏ hiện thời.

Khóa trạng thái index hiện hành Nếu một trục hay một khoảng cách không bị khóa,

L sẽ tắt đi tính năng khóa Mặt khác, nếu một trục hay một khoảng cách được khóa,

thì L sẽ khóa tính năng khóa này lại Hiệu ứng mang tính tạm thời, nó sẽ kéo dài cho tới khi bạn nhập một Data Point khác hoặc chạy phím tắt lần nữa

XYZ

X Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị X

Y Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Y

Z Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Z

Khoảng cách/góc

D Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Distance

A Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Angle (góc)

Snaps (bắt điểm)

N Kích hoạt chế độ bắt điểm Nearest (điểm gần nhất)

C Kích hoạt chế độ bắt điểm Center (điểm tâm)

I Kích hoạt chế độ Intersect (giao điểm)

K Mở ra hộp thoại thiết lập tham số Keypoint Snap Divisor, để ấn định Snap Divisor

cho chế độ bắt điểm Keypoint

Các phím thường gặp

R, Q Sử dụng để nhanh chóng xoay mặt phẳng vẽ một cách tạm thời

R, A Sử dụng để xoay mặt phẳng vẽ một cách lâu dài Vì nó xoay cả ACS hiện hành nên động tác xoay này vẫn được kích hoạt sau khi lệnh hiện hành kết thúc

Trang 40

Xoay giữa 3 mặt phẳng chính: Top, Front và Side (chỉ khi làm việc 3D) Tính năng

này cũng hoạt động khi mặt phẳng gốc của bạn là một ACS hoặc một góc xoay theo ngữ cảnh (context rotation), thế nên bạn không cần sử dụng RX, RY để xoay mặt

phẳng vẽ đi một góc 900

F Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của một khung nhìn Front chuẩn

S Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của một khung nhìn Right chuẩn

T Xoay các mặt phẳng theo một khung nhìn Top chuẩn

V Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của khung nhìn

W, A Lưu trữ các thiết lập tham số sắp xếp mặt phẳng vẽ dưới dạng ACS

G, A Gọi lại một ACS đã được lưu trữ

Những lệnh ít gặp

P Mở hộp thoại thiết lập Data Point Key-in để nhập một Data Point

M Mở hộp thoại thiết lập Data Point Key-in để nhập nhiều Data Point

G, K Mở ra (hay là chuyển tiêu điểm đến) cửa sổ Key-in (cho cùng kết quả như khi chọn Key-in từ lệnh đơn Utilities)

G, S Mở ra (hay chuyển tiêu điểm đến) hộp thoại AccuDraw Settings (cùng kết quả như khi chọn lệnh AccuDraw từ lệnh đơn Settings)

G, T Dịch chuyển tiêu điểm đến cửa sổ thiết lập tham số công cụ

Gọi cửa sổ AccuDraw Settings:

Khi AccuDraw đang ở thể kích hoạt, Nhấn phím ? , chương trình sẽ

hiển thị danh sách tất cả các phím tắt AccuDraw Các phím tắt này chỉ hoạt

động khi cửa sổ AccuDraw có tiêu điểm

1 Nhấn vào dòng GS go to Settings

2 Nhấn Run

Cửa sổ AccuDraw Settings xuất hiện

Ngày đăng: 26/07/2014, 12:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình minh hoạ dưới đây giới thiệu giao diện Microstation V8. - Tài liệu tự học Microstation V8 với người sử dụng Autocad
Hình minh hoạ dưới đây giới thiệu giao diện Microstation V8 (Trang 2)
Bảng sau đây sẽ miêu tả các phím tắt mặc định của MicroStation - Tài liệu tự học Microstation V8 với người sử dụng Autocad
Bảng sau đây sẽ miêu tả các phím tắt mặc định của MicroStation (Trang 39)
Hình bên dưới là bản vẽ mặt bằng chỉ ra kích thước, nhãn, biểu tượng cùng các thành phần của  ngôi nhà cao tầng ví dụ như tường, cầu thang, cửa ra vào, v.v… - nhiều thông tin đến mức nếu hiển thị   tất cả, bản vẽ sẽ trở thành khó đọc. - Tài liệu tự học Microstation V8 với người sử dụng Autocad
Hình b ên dưới là bản vẽ mặt bằng chỉ ra kích thước, nhãn, biểu tượng cùng các thành phần của ngôi nhà cao tầng ví dụ như tường, cầu thang, cửa ra vào, v.v… - nhiều thông tin đến mức nếu hiển thị tất cả, bản vẽ sẽ trở thành khó đọc (Trang 42)
Bảng này trình bày các phần tử tương ứng trong MicroStation và AutoCAD - Tài liệu tự học Microstation V8 với người sử dụng Autocad
Bảng n ày trình bày các phần tử tương ứng trong MicroStation và AutoCAD (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w