Nhóm công cụ vẽ cung tròn

Một phần của tài liệu Tài liệu tự học Microstation V8 với người sử dụng Autocad (Trang 28 - 35)

3.1 Công cụ Place Arc (vẽ cung tròn)

Place Arc có trong hộp công cụ Main. Bạn hãy sử dụng công cụ này để tạo ra một phần tử cung tròn trong tập tin thiết kế. Place Arc cũng xuất hiện trong hộp công cụ Arc. Ta hãy xem xét tính năng này.

3.2 Công cụ Place Circle

Place Circle sẽ vẽ một phần tử tròn đóng kín vào tập tin thiết kế. Công cụ này có mặt trong khung công cụ Main. Place Circle cũng có mặt cả trong hộp công cụ Ellipses.

Hãy vẽ các đường tròn theo các phương pháp sau.

Center (tâm) Các đường tròn sẽ được vẽ qua động tác định nghĩa một điểm tâm và một điểm nằm trên đường tròn. Nếu các tham số Diameter (đường kính) hoặc Radius (bán kính) đã được định nghĩa thì bạn chỉ cần định nghĩa điểm tâm mà thôi

Diameter (Đường kính)

Các đường tròn sẽ được vẽ qua việc định nghĩa một điểm trên đường tròn và điểm đối diện tạo với điểm đầu thành một đường kính.

đường tròn. Nếu mục Diameter hoặc Radius được xác định rồi, thì ta chỉ cần nhập 2 điểm. Phương pháp này thường được sử dụng để vẽ các đường tròn tiếp tuyến với các phần tử khác.

Giới thiệu AccuSnap

Khi thực hiện các tác vụ liên quan đến cấu trúc hình học trên một bản vẽ, nhiều khi bạn muốn định nghĩa một mối quan hệ đặc biệt giữa tác vụ của công cụ hiện hành và một phần tử có sẵn trong thiết kế. MicroStation cho phép bạn làm việc chính xác với một hệ thống tìm ra vị trí của các phần tử hoặc của nhiều điểm khác nhau trên phần tử. Bạn cũng có thể định nghĩa điểm trong mối liên quan với các điểm khác. Bạn có thể làm tất cả những điều đó bằng cách sử dụng AccuSnap hoặc bắt điểm Tentative với phím chuột giữa. Chế độ bắt điểm hiện hành Active Snap Mode (hoặc là tham số có độ ưu tiên cao hơn) quyết định cung cách một điểm bắt vào một phần tử.

Truy cập chế độ bắt điểm Snap Mode

1.Tìm xuống Status bar, nhấn vào biểu tượng của Active Snap Mode, sau đó chọn tiếp Button Bar trong lệnh đơn.

2. Lệnh Settings > Snaps > Button Bar của MicroStation

Minh họa: Snaps Button Bar

Theo mặc định thì thanh công cụ Snap Mode không chỉ ra tất cả các chế độ bắt điểm của chương trình. Để truy cập vào các biểu tượng đang bị che dấu, bạn hãy nhấn chuột phải vào bất kỳ một nút lệnh nào. Danh sách thả xuống sẽ xuất hiện, với những dấu check marks nằm sát bên cạnh các chế độ đang được bật lên. Để bật thêm các chế độ khác, bạn nhấn vào hộp kiểm nằm sát chế độ bạn muốn chọn cho thanh công cụ. Hình minh họa dưới đây chỉ ra tất cả các chế độ bắt điểm.

Minh họa: Nút lệnh Snap Button với tất cả các chế độ bắt điểm.

Khả năng bắt điểm tùy thuộc vào công cụ đang được sử dụng. (Nếu công cụ hiện hành không hỗ trợ một chế độ bắt điểm thì tên của chế độ bắt điểm sẽ bị đưa về trạng thái xám mờ).

Giống như các hộp công cụ khác của MicroStation, thanh Snap Mode hiển thị lô gợi nhớ khi bạn trỏ chuột vào một nút lệnh nào đó và giữ yên chuột vài giây đồng hồ.

Một lần nhấn chuột vào một nút lệnh sẽ khiến cho mục được chọn có độ ưu tiên cao hơn và tạm thời “viết đè lên” chế độ bắt điểm hiện hành trong một tác vụ. Nhấn đúp chuột vào một chế độ tức là ấn định lại chế độ bắt điểm hiện hành (Active Snap Mode). Nền màu xám thẫm cho biết chế độ bắt điểm hiện hành.

Nút lệnh đầu tiên trên thanh Snap Mode dùng để bật/tắt tính năng AccuSnap.

Các chế độ bắt điểm (Snap Modes)

Chế độ Biểu

tượng Điểm Tentative sẽ bắt vào : Nearest hoặc

Near Snap Point

Điểm nằm trên phần tử, gần nhất với con trỏ. Keypoint hoặc

Keypoint Snap

Điểm gần nhất trong tất cả các điểm chính (Keypoint) nằm trên phần tử. Thường thì đây là chế độ bắt điểm hữu dụng nhất.

Midpoint hoặc

Midpoint Snap Điểm giữa của một đoạn thuộc phần tử, nằm gần với con trỏ nhất. (Đối với cung tròn ê-líp, chương trình sẽ bắt vào điểm nằm trên cung tròn, tại vị trí một nửa góc quét, khác với điểm nằm tại một nửa khoảng cách cung.)

Center Snap Bắt vào tâm của các phần tử (hình tròn, cung tròn, đoạn text), những thứ có điểm tâm.

Tâm điểm của các phần tử khác (đa giác đóng kín, chuỗi đoạn thẳng hoặc đường B-Splines).

Origin Snap Điểm gốc của một ô hoặc một phần tử text, tâm điểm (centroid) của B- spline, Data Point thứ nhất trong một phần tử đo đạc, đỉnh thứ nhất của một đoạn thẳng, chuỗi đoạn thẳng hoặc shape.

Bisector Snap Điểm giữa của toàn bộ một chuỗi đoạn thẳng, của một phần tử đa đoạn thẳng, của một chuỗi phức hợp (chứ không phải điểm giữa của đoạn nằm gần con trỏ nhất). Điểm giữa của một đoạn thẳng hay một cung tròn. (Cho một phần của hình ê líp, điểm tentative sẽ bắt vào điểm nằm trên đường cong tại phần nửa của khoảng cách cung, khác với điểm tại phần nửa của góc quét.)

Intersection Snap hoặc Intersect Snap

Điểm giao của hai phần tử. (Khi thực hiện bạn cần bắt ít nhất 2 điểm tentative). Điểm tentative thứ nhất sẽ bắt vào một phần tử và khiến cho phần tử này được tô nổi bật. Điểm tentative thứ hai bắt vào phần tử thứ 2 và cả 2 đoạn này được chương trình sử dụng để tìm ra giao điểm của chúng, được hiển thị dưới dạng các đoạn thẳng gạch chấm chấm (nếu 2 phần tử này không thật sự cắt nhau, nhưng phần hình chiếu của 2 phần tử này cắt nhau, thì đoạn này sẽ bao gồm cả phần hình chiếu của phần tử để tìm đến điểm cắt.) Cứ tiếp tục bắt điểm cho tới khi bạn tìm được giao điểm mong muốn. Hai điểm tentative cuối cùng sẽ định nghĩa vị trí của động tác bắt giao điểm.

Tangent Snap Tiếp tuyến với một phần tử có sẵn - cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính tiếp tuyến với một phần tử có sẵn. Khi bạn dịch chuyển con trỏ trong tác vụ vẽ phần tử, điểm tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để bảo toàn tính tiếp tuyến.

Tangent Point Snap

Tiếp tuyến đối với một phần tử có sẵn - cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới sẽ bị hạn chế để tiếp tuyến với một phần tử có sẵn. Điểm tentative không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà bị khóa tại vị trí. Perpendicular

Point Snap Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với một phần tử có sẵn - điểm tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để gìn giữ tính vuông góc khi bạn dịch con trỏ trong công đoạn kết thúc việc vẽ phần tử mới.

Perpendicular

Point Snap Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với phần tử có sẵn tại điểm tentative. Điểm tentative sẽ không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà nó bị khóa tại vị trí.

Parallel Snap Song song với một phần tử có sẵn, nhưng không định nghĩa một điểm mà đoạn thẳng mới sẽ phải đi qua. Thay vào đó, sau khi bạn chấp nhận điểm tentative, đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ chạy song song với đoạn thẳng bị điểm tentative bắt được.

Point Through Snap hoặc Thru Point Snap

Bắt vào điểm chính (Keypoint) của một phần tử và định nghĩa một điểm mà phần tử bạn vẽ mới sẽ phải đi qua (hay một phần kéo dài của phần tử này sẽ phải đi qua).

Point On Snap Bắt vào phần tử gần nhất theo quy định sau:

Bắt điểm khi bạn nhập từ điểm Data Point thứ 2 trở đi: bạn hạn chế rằng điểm Data Point tiếp theo sẽ phải nằm trên phần tử này (nếu nó là một phần tử đóng kín) hoặc ở trên một đường thẳng đi qua phần tử này (nếu đó là một phần tử tuyến tính).

Bắt điểm khi bạn nhập Data Point đầu tiên: bạn hạn chế phần tử mới (hoặc phần kéo dài của nó) sẽ phải đi qua phần tử này (hoặc đoạn thẳng đi qua phần tử này) từ điểm Data Point thứ 2.

Thiết lập cho AccuSnap

AccuSnap cung cấp những tính năng bắt điểm căn bản và một sự trợ giúp hình họa cho việc bắt điểm vào phần tử. Trong chế độ AccuSnap, bạn chỉ cần chọn một công cụ và dịch con trỏ lên trên phần tử đó, để AccuSnap tìm và hiển thị điểm bắt gần nhất cho bạn. Khi nhìn thấy điểm bắt đúng đắn, bạn hãy nhập một Data Point để chấp nhận điểm này.

Thiết lập cho AccuSnap

Bạn có thể bật/tắt AccuSnap qua thanh công cụ Snap Mode hoặc qua hộp thoại AccuSnap Settings. Hãy chọn lệnh Settings > Snap > AccuSnap từ lệnh đơn chính để truy cập vào hộp thoại thiết lập tham số này.

Bạn cũng có thể truy cập hộp thoại AccuSnap Settings qua động tác chọn nút lệnh Active Snap Mode trên thanh trạng thái, sau đó nhấn AccuSnap trong lệnh đơn Active Snap Mode.

Các tham số được thiết lập trong hộp thoại AccuSnap được chia ra thành 3 thẻ.

General – các tham số chung

Enable AccuSnap Bật/tắt tính năng AccuSnap Show Tentative Hint

(hiển thị lời mách bảo)

khi bạn dịch con trỏ lên trên phần tử, AccuSnap sẽ tìm thấy điểm bắt gần nhất và hiển thị vị trí của nó bằng một hình dấu + hoặc là một chữ X tô đậm, cho bạn biết điểm bắt thử tentative.

Display Icon (hiển thị biểu tượng)

Biểu tượng của chế độ bắt điểm hiện thời sẽ được hiển thị tại điểm bắt, đi kèm với lời mách bảo lẫn bản thân điểm thử

Fixed point for Perp/Tan. from

- Với chế độ bắt điểm Perpendicular, AccuSnap sẽ thiết lập chế độ bắt điểm này viết đè lên Perpendicular From.

- Với chế độ bắt điểm Tangent, AccuSnap sẽ viết đề chế độ này lên Tangent from.

Update Status Bar Coordinates

Mỗi lần AccuSnap bắt vào một điểm trên một phần tử, hoặc bất kỳ khi nào bạn nhấn phím tentative, thì tọa độ của điểm bắt được sẽ xuất hiện trên thanh trạng thái.

Play Sound on Snap Một chuỗi âm thanh sẽ phát lên khi bạn bắt vào một phần tử.

Highlight Active Element Các phần tử sẽ được tô nổi bật ngay khi AccuSnap nằm trong ranh giới của sai số bắt điểm Snap Tolerance

Identify Elements Automatically

Tự động định vị phần tử khi bạn dịch con trỏ lên trên chúng.

Pop-up info Khi bạn trỏ con trỏ vào một phần tử hoặc nhập một điểm tentative vào một phần tử, MicroStation sẽ hiển thị một lô gợi nhớ, chỉ ra dạng phần tử cũng như level của phần tử này.

Elements - Phần thiết lập cho phần tử.

Bật/tắt tính năng bắt điểm cho các đường cong, các phần tử đo đạc và/các phần tử text Feel – hiệu chỉnh độ chính xác

Keypoint sensitivity Hiệu chỉnh xem con trỏ phải gần điểm cần bắt tới mức nào thì AccuSnap mới bắt vào điểm đó

Stickynes Hiệu chỉnh độ nhạy cảm của AccuSnap đối với phần tử hiện hành. Bạn càng ấn định Stickyness sang phía phải (dấu +) thì AccuSnap càng bắt vào những phần tử nằm xa.

Snap Tolerance (sai số bắt điểm)

Hiệu chỉnh con trỏ phải nằm gần một phần tử tới mức nào thì chương trình mới có thể bắt được một điểm tentative vào phần tử đó

Giới thiệu AccuDraw

Trong một số trường hợp, chúng ta vẽ một loạt đoạn thẳng qua việc nhập các điểm Data Point tại các vị trí gần đúng. Trong đa phần trường hợp, bạn cần một độ chính xác cao hơn để hoàn tất bản vẽ. AccuDraw là công cụ hỗ trợ cho bạn nhập dữ liệu một cách chính xác.

Nói một cách đơn giản nhất, AccuDraw cho phép bạn nhập tọa độ bằng bàn phím rồi áp dụng dữ liệu đầu vào đó cho tác vụ MicroStation hiện hành. Nếu bạn định tạo một đoạn thẳng mới hoặc xử lý các phần tử sẵn có, AccuDraw cho phép bạn kiểm soát dữ liệu được nhập vào với một độ chính xác mà bạn không thể nào đạt tới khi dùng chuột.

AccuDraw là một công cụ trợ giúp vẽ, tính toán các tham số như: - Vị trí hiện thời của con trỏ

- Data Point được nhập trước đó - Hướng tọa độ gần nhất

- Những tham số mà công cụ hiện hành cần tới.

- Mọi hướng mà bạn đã nhập vào sử dụng bàn phím hoặc các mục lựa chọn AccuDraw

Sau khi thực hiện các tính toán này, AccuDraw sẽ tạo nên tọa độ với mức chính xác tương thích và áp dụng chúng cho công cụ hiện hành.

Kích hoạt AccuDraw

Khi AccuDraw được bật lên, sẽ có một cửa sổ nhỏ có 2 trường X và Y xuất hiện trên màn hình của bạn. Theo giá trị mặc định, AccuDraw được bật lên trong lần đầu bạn mở một tập tin thiết kế. Nếu nó chưa được bật lên, bạn có thể bật AccuDraw qua động tác nhấn vào biểu tượng của nó trong thanh công cụ Primary Tools (xem hình dưới). Để nhập tọa độ chính xác trong khi sử dụng một công cụ vẽ, hãy nhập giá trị số mong muốn vào các trường X và Y tương thích của cửa sổ AccuDraw.

Mặc dầu vậy, AccuDraw không có nghĩa chỉ là trường X và Y.

Bạn có thể gắn neo cho hộp nhập dữ liệu đầu vào AccuDraw. Khác với đa phần các hộp công cụ, AccuDraw chỉ có thể được gắn neo vào đường viền phía trên hay phía dưới của màn hình.

La bàn của AccuDraw.

Một tính năng khác của AccuDraw sẽ tự động xuất hiện khi bạn nhập một Data Point. Tính năng này gọi là AccuDraw compass, nó kết hợp với các trường X, Y của cửa sổ AccuDraw để cung cấp một hiệu ứng trực quan dựa trên tác vụ MicroStation hiện hành.

Minh họa: với AccuDraw được bật lên, AccuDraw compass sẽ xuất hiện sau khi bạn nhập một Data Point.

Khi dịch con trỏ trên màn hình, bạn hãy để ý rằng giá trị của AccuDraw X và Y thay đổi theo. Các giá trị này thể hiện khoảng cách từ Data Point gần nhất tới vị trí hiện thời của con trỏ.

Bạn có thể viết đè lên các giá trị tọa độ động này bằng cách nhập tọa độ qua bàn phím. Hãy sử dụng tiêu điểm nhập liệu tự động của AccuDraw, hoặc nhấp chuột vào trường mà bạn muốn ấn định giá trị.

Input Focus – tiêu điểm nhập liệu.

Khi bạn dịch con trỏ trên màn hình, AccuDraw sẽ liên tục thay đổi giá trị trong trường hiện hành của nó. Trường hiện hành là trường có hộp thoại được tô nổi bật và có con trỏ chèn dữ liệu.

Nhưng AccuDraw chọn trường hiện hành ra sao? Nếu bước dịch con trỏ từ Data Point gần nhất có giá trị X lớn hơn giá trị Y thì Input Focus (tiêu điểm nhập liệu) sẽ xuất hiện trong trường X. Nếu hướng dịch chuyển của con trỏ cho thấy một sự chênh lệch giá trị Y lớn hơn giá trị X thì trường Y sẽ nhận được tiêu điểm.

Ý thức được điều này, bạn sẽ thấy tất cả những gì bạn cần làm để hướng AccuDraw vào một trường cụ thể là kéo chuột theo hướng đó. Bạn không cần nhấp chuột vào trong hộp để tô nổi bật một trường nhập liệu trong cửa sổ thiết lập. AccuDraw có một tính năng giúp cho việc dịch chuyển vào hộp này trở nên hoàn toàn không cần thiết. Sau đây ta sẽ trình diễn tính năng này qua một ví dụ.

Trong ví dụ này, bạn hãy để ý rằng giá trị X lớn hơn Y. Kết quả là tiêu điểm nhập liệu chuyển vào trường X, thể hiện qua đường viền đen cũng như dấu chèn dữ liệu trong trường X.

AccuDraw Indexing – Tham chiếu AccuDraw

Khi bạn dịch con trỏ trên màn hình, để ý là khi có một đoạn thẳng cắt ngang qua một điểm đánh dấu trục, (các điểm đánh dấu màu đỏ, màu xanh và 2 điểm đánh dấu màu trắng được định vị cách nhau một góc 900 trên la bàn), thì đoạn thẳng kia sẽ chuyển thành dày hơn. Khi đoạn thẳng trở thành dày hơn như thế có nghĩa là nó đang ở trong trạng thái được tham chiếu.

Tính năng này tỏ ra hữu dụng khi bạn muốn ấn định một đoạn thẳng nằm vuông góc với một đoạn thẳng khác. Nó cũng hữu dụng cho việc vẽ các đoạn thẳng nằm theo chiều ngang hay chiều dọc. Điều

Một phần của tài liệu Tài liệu tự học Microstation V8 với người sử dụng Autocad (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w