1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án địa lý 12 - Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc doc

16 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 199,44 KB

Nội dung

Kiến thức: - Trình bày được sự phát triển và của các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta.. Kiểm tra miệng: * Khởi động: GV có thể đặt câu hỏi: Hãy nêu vai trò của ngành

Trang 1

một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Giáo án địa lý 12 - Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông

vận tải

và thông tin liên lạc

I Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:

1 Kiến thức:

- Trình bày được sự phát triển và của các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta

- Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành Bưu chính và viễn thông

2 Kĩ năng:

- Đọc bản đồ giao thông vận tải Việt Nam

- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng

II phương tiện dạy học:

- Bản đô Giao thông vận tải Việt Nam

- At lat Địa lí Việt Nam

III Hoạt động dạy và học:

A ổn định tổ chức:

Trang 2

B Kiểm tra miệng:

* Khởi động: GV có thể đặt câu hỏi: Hãy nêu vai trò của ngành

giao thông vận tải (GTVT) và thông tin liên lạc (TTLL) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước Sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung bài học

* Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và

học sinh

Nội dung chính

* Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành

GTVT

Hình thức: Nhóm

1) Giao thông vận tải:

( Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 + 2 + 3)

Trang 3

Bước 1:

? Nước ta có những loại hình GTVT nào?, sau khi HS trả lời,

GV chia nhóm và giao việc:

? Dựa vào SGK, Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam, át lát Địa lí Việt Nam và sự hiểu biết của mình, mỗi nhóm tìm hiểu hai loại hình GTVT theo phiếu học tập

+ Nhóm 1+ 2: Tìm hiểu ngành GTVT đường bộ và đường sắt, hoàn thành phiếu học tập số 1 + Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu ngành GTVT đường sông, đường biển, hoàn thành phiếu học tập số 2 + Nhóm 5 + 6: Tìm hiểu ngành GTVT đường hàng không và đường ống, hoàn thành phiếu học tập số 3

( Đói với những lớp HS khá trở lên, GV yêu cầu nêu vai trò của

Trang 4

các tuyến trọng yếu đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội của cả

nước hay cả vùng)

Bước 2: Đại diện các nhóm

trình bày ( Khi trình bày các

tuyến đường chính, HS phải chỉ

được các tuyến đó trên bản đồ),

các nhóm còn lại góp ý, bổ

sung, Sau đó GV đưa ra thông

tin phản hồi để các nhóm đối

chiếu

* Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành

Bưu chính

Bước 1: HS đọc SGK, cho biết

hiện trạng phát triển ngành Bưu

chính nước ta và những giải

pháp trong giai đoạn tới

Bước 2: HS trả lời GV giúp HS

chuẩn kiến thức

2) Thông tin liên lạc:

a) Bưu chính:

- Hiện nay:

+ Vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp nhưng phân bố chưa đều trên toàn quốc

+ Kĩ thuật đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân

- Giai đoạn tới:

+ Triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù

Trang 5

* Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành

viễn thông

Bước 1: HS đọc SGK, cho biết

tình hình phát triển ngành Viễn

thông nước ta?

Bước 2: GV chuẩn kiến thức

hợp với kinh tế thị trường

+ áp dụng tiến bộ về khoa học kĩ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển

b) Viễn thông:

- Có xuất phát điểm rất thấp, nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc

- Trước thời kì đổi mới:

+ Mạng lưới thiết bị cũ kĩ lạc hậu

+ Dịch vụ nghèo nàn

- Trong những năm gần đây: + Tăng trưởng với tốc độ rất nhanh

+ Đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại

- Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển

Trang 6

IV Đánh giá:

Câu 1: Hãy sắp xếp các ý ở cột A và B sao cho hợp lí:

I Giao thông

vận tải

II Thông tin

liên lạc

1 Giúp cho các quá trình sản xuất và việc đi lại của nhân dân được diễn ra liên tục, thuận tiện

2 Củng cố tính thống nhất về nền kinh tế - xã hội

3 Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng

4 Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế - xã hội với các nước khác trên thế giới

5 Có vai trò rất qua trọng đối với nền kinh tế thị trường, giúp cho những người quản lí Nhà nước, quản lí kinh doanh có những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả

+ Mạng điện thoại

+ Mạng phi thoại

+ Mạng truyền dẫn

Trang 7

6 Khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đông thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt

Câu 2: Quốc lộ 1A bắt đầu từ cửa khẩu:

A Móng Cái (Quảng Ninh) C Tân Thanh (Lạng Sơn)

B Hữu Nghị (Lạng Sơn) D Thanh Thủy (Hà Giang)

Câu 3: Đường số 9 nổi tiếng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ chạy qua tỉnh:

Câu 4: Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía Tây đất nước là:

Câu 5: Số máy điện thoại thuê bao bình quân trên 100 dân ở nước

ta năm 2005 đạt:

Trang 8

B 19 máy D 25 máy

V Hoạt động nối tiếp:

Cho bảng số liệu sau đây:

Khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận

tải (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm Đường

sắt

Đường ô

Đường sông

Đường biển

Đường hàng không

1 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện quy mô và cơ cấu khối

lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2000 và 2005

2 Nhận xét và giải thích về cơ cấu vận chuyển hàng hóa theo các ngành vận tải trên

VI Phụ lục:

Phiếu học tập số 1:

Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường

chính

Trang 9

Đường bộ (đường ô

tô)

Đường sắt

Phiếu học tập số 2:

Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường

chính Đường sông

Ngành vận tải đường

biển

Phiếu học tập số 3:

Loại hình Sự phát triển Các tuyến đường

chính Đường hàng không

Đường ống

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1:

Trang 10

Loại

hình

Sự phát triển Các tuyến đường

chính Đường

bộ

(đường ô

tô)

- Mở rộng và hiện đại hóa

- Mạng lưới phủ kín các vùng

- Phương tiện nâng cao về số lượng và chất lượng

- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh

- Tồn tại: mật độ và chất lượng đường còn thấp

- Quốc lộ 1A

- Đường Hồ Chí Minh

- Quốc lộ 5, Quốc lộ

5, quốc lộ 9, quốc lộ

14

Đường

sắt

- Chiều dài trên 3100 km

- Trước 1991, phát triển chậm, chất lượng phục vụ còn hạn chế, hiện nay đã được nâng cao

- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh

- Đường sắt Thống nhất

- Các tuyến khác: + Hà Nội - Hải Phòng

+ Hà Nội - Lào Cai + Hà Nội - Thái Nguyên

- Mạng lưới đường sắt xuyên á đang

Trang 11

được nâng cấp

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2:

Loại

hình

Sự phát triển Các tuyến đường

chính Đường

sông

- Có chiều dài 11.000 km

- Phương tiện vận tải khá đa dạng, nhưng ít được cải tiến và hiện đại hóa

- Có nhiều cảng sông, với 90 cảng chính

- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng

- Hệ thống sông Hồng- Thái Bình

- Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai

- Một só sông lớn ở miền Trung

Ngành

vận tải

đường

biển

- Có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, kín gió thuận lợi cho vận tải đường biển

- Cả nước có 73 cảng biển, các cảng biển liên tục được cải tạo

để nâng cao năng suất

- Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh

Thông tin phản hồi phiếu học tâp số 3:

Trang 12

Loại

hình

Sự phát triển Các tuyến đường

chính Đường

hàng

không

- Là ngành còn non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh

- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh

- Cả nước có 19 sân bay ( trong

đó có 5 sân bay quốc tế)

- Đường bay trong nước, chủ yếu khai thác 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

- Mở một số đường bay đến các nước trong khu vực và trên thế giới

Đường

ống

Gắn với sự phát triển của ngành dầu khí

- Phía Bắc: tuyến đường B12 (Bãi cháy - Hạ Long) vận chuyển xăng dầu

- Phía Nam: một số đường ống dẫn dầu

từ thềm lục địa vào đất liền

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK:

Trang 13

Câu 1: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế xã hội?

a) Vai trò của giao thông vận tải:

- Giao thông vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Giao thông vận tải tham gia hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, đồng thời phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân

- Giao thông vận tải tạo mối giao lưu, phân phối điều khiển các hoạt động, đến sự thành bại trong kinh doanh

- Giao thông vận tải tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương Vì vậy các đầu mối giao thông vận tải đồng thời cũng là các điểm tập trung dân cư, trung tâm công nghiệp và dịch

vụ

- Giao thông vận tải góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng hẻo lánh, giữ vững an ninh, quốc phòng, mở rộng quan

hệ kinh tế đối ngoại

Giao thông vận tải được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta, thì giao thông vận tải còn

là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Trang 14

b) Vai trò của thông tin liên lạc:

Thông tin liên lạc đảm nhậ vận chuyển các tin tức một cáhc nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước

- Trong đời sống xã hội hiện đại không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc, thậm chí người ta coi nó như thước đo nền văn minh

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, làm thay đổi cuộc sống của từng người từng gia đình

Câu 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển giao thông vận tải ở nước ta?

Trả lời:

Thuận lợi:

a) Vị trí địa lí: cho phép phát triển các loại hình giao thông đường

bộ, đường biển, đường không trong nước va quốc tế

- Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam á

- Gần các tuyến hàng hải quốc tế từ ấn Độ dương sang Thái Bình Dương

- Đầu mút của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên á

- Vị trí trung chuyển của các tuyến hàng không quốc tế

b) Điều kiện tự nhiên:

Trang 15

- Địa hình:

+ Địa hình kéo dài theo chiều Bắc - Nam Ven biển là các đồng bằngchạy gần như liên tục Do đó có thể xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt, nối Trung Quốc với Cam Pu Chia

+ Hướng núi và hướng sông ở miền Bắc và miền Trung phần lớn chạy theo hường Tây Bắc - Đông Nam Đây là điều kiện mở các tuyến đường bộ và đường sắt từ đồng bằng lên miền núi

- Khí hậu: Nhiệt đới nóng quanh năm nền giao thông có thể hoạt động suốt 12 tháng

- Thủy văn: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc Những hệ thống sông có giá trị giao thông là hệ thống sông Hồng, Thái Bình Đồng Nai Sông Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt

ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi trong nước và quốc tế

c) Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển giao thông, vì các ngành kinh tế chính là khách hàng của giao thông

- Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ nên yêu cầu giao thông phải đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

Trang 16

- Cơ sở vật chất: Nước ta đã hình thành mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không trong nước

và quốc tế tương đối hoàn chỉnh và đa dạng

- Đội ngũ công nhân ngành giao thông đã đảm đương nhiều công trình giao thông hiện đại

- Đường lối chính sách: Ưu tiên phát triển giao thông vận tải và đổi mới cơ chế, Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng mạng lưới giao thông

2) Khó khăn:

- Nước ta 3/4 địa hình là núi, cao nguyên, lại bị chia cắt mạnh nên việc xây dựng đường xá gặp nhiều khó khăn vì phải làm nhiều cầu cống, các đường hầm xuyên núi (Riêng đường quốc lộ 1 A dài

2000 km, cứ 2,8 km có một cầu, với chiều dài trung bình 37 km)

- Mùa mưa bão giao thông vận tải gặp khó khăn

- Thủy chế sông ngòi thất thường, mùa cạn và mùa lũ lượng nước sông chênh lệch gây khó khăn cho giao thông vận tải

- Cơ sở hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ và tương đối lạc hậu

Ngày đăng: 26/07/2014, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức: Nhóm. - Giáo án địa lý 12 - Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc doc
Hình th ức: Nhóm (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w