KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY * Chủ đề: Các nghề phổ biến * Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ, nghề chăm sóc sức khỏe * Hoạt động học có chủ đích: Thể dục - Vận động cơ bản : Bò chui qua cổng - Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn I/ Mục đích yêu cầu: - Phát triển cơ bàn tay, cơ bắp chân và các tố chất thể lực của cơ thể trẻ. - Trẻ biết thực hiện đúng kỹ thuật vận động “ Bò chui qua cổng ”, phối hợp nhịp nhàng giữa chân nọ tay kia luân phiên đều nhau, khi bò biết áp sát cả bàn tay, cẳng chân xuống sát sàn, không chạm cổng. - Nhằm phát triển sự linh hoạt khéo léo, độ mềm dẻo của cột sống và sự khéo léo trong vận động. - Thực hiện đúng các động tác bài tập phát triển chung, tự tin nhanh nhẹn theo tín hiệu của cô giáo, biết phối hợp tốt cùng các bạn trong tập luyện . II/ Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ: - Cô hướng dẫn trẻ đến góc sách và cho trẻ xem album tranh truyện về nghề giáo viên, đầu bếp, thợ uốn tóc, y tá, bác sĩ. - Trò chuyện cùng trẻ về công việc của bố mẹ có liên quan đến nghề dịch vụ, chăm sóc sức khỏe. 2. Hoạt động học có chủ đích: 2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức: Trong lớp - Đồ dùng phương tiện: Mô hình khu rừng, 4 hang núi, máy catset, băng nhạc bài tập phát triển chung, 30 mũ gấu, 30 nơ cài tay, bánh mật ong bằng xốp, mũ chú thợ săn. 2.2. Phương pháp: Làm mẫu thực hành, luyện tập. 2.3. Tiến hành hoạt động : a/ Khởi động: - Cô hóa trang cô giáo thỏ, trẻ đội mũ gấu hóa trang thành các chú gấu con. - Cô mở nhạc nền bài “ Dạo trong rừng xanh ”. Cô nói: Hôm nay trời trong xanh gió mát lớp chúng mình cùng đóng vai các chú gấu dạo chơi trong rừng nhé ! - Cô hướng dẫn trẻ đi khởi động theo cô các kiểu chân: Đi mũi chân, gót chân, đi khom lưng dang tay ngang, đi nghiêng người sang hai bên, chậy tốc độ chậm, chuyển dần sang nhanh, nhịp theo trống rung và lấy nơ đeo vào tay, về dàn đội hình vòng tròn theo hiệu lệnh của cô. * Thực hiện bài tập phát triển chung: Trên nền nhạc bài hát “ Dậy đi thôi ” cô hướng dẫn tập các động tác bài tập phát triển chung - Nào lớp chúng mình cùng luyện tập cơ thể theo điệu nhạc vui nha! ( Cô nói lên động tác khi chuyển sang một động tác khác ) - Động tác tay: hai tay đưa ra phía trước lên cao ( 4 x 4 nhịp ) - Động tác chân: Đứng co một chân ( 4 x 4 nhịp ) - Động tác bụng lườn : Đứng cuối gập người về trước ( 2 x 4 nhịp ) - Động tác bật : Bật tại chỗ ( 2 x 4 nhịp ) b/ Vận động cơ bản: - Cô nói : Đã đến khu rừng xanh rồi đấy các bạn gấu ơi ! Hãy tìm xem trong rừng các bạn gấu có nhận ra điều gì lạ không nhỉ ? + Trẻ quan sát cảnh khu rừng do cô bố trí có nhiều hang đá, cây cổ thụ to - Bây giờ lớp mình hãy cùng nhau đùa chơi trong khu rừng với các hang đá hốc cây mà cô giáo đã bố trí quanh lớp. - Trẻ thực hiện bò chui tự do qua các hang đá, hốc cây, mô phỏng động tác gấu dạo chơi trong rừng. Trong lúc trẻ bò chui, cô quan sát khả năng trẻ thực hiện động tác bò. * Hướng dẫn làm mẫu: “ Bò chui qua cổng ” - Cô hướng dẫn trẻ kỹ thuật động tác mẫu bò chui - Lần 2 : cô làm lại động tác mẫu và phân tích kỹ thuật động tác mẫu: + Tư thế chuẩn bị : Chống 2 bàn tay và cẳng chân sát sàn trước vạch chuẩn + Khi có hiệu lệnh , cô bắt đầu thực hiện bò, chân nọ tay kia phối hợp luân phiên nhịp nhàng, bò thẳng về phía trước, đến gần cổng, bò thấp người chui qua cổng * Trẻ luyện tập : - Cô tổ chức cho trẻ luyện tập theo đội hình 4 nhóm, mỗi nhóm 1 cổng “ Bò chui qua cổng ”. Trong quá trình trẻ thực hiện cô theo dõi động viên và sửa sai kịp thời các động tác cho trẻ ( trẻ tập 2 lần ) - Cô khuyến khích trò chơi bằng cách hướng trẻ vào khu rừng lấy mật ong: Lớp chúng mình rất tài đã bò chui qua các hang đá vào tận khu rừng sâu, nơi có nhiều bánh mật ong ngon và bổ bữa đấy. Nhưng để lấy thật nhiều mật ong mang về cho đội mình thì chỉ có 2 lối đi vào hang thôi, cô sẽ chia lớp thành 2 đội, một đội gấu nâu và một đội gấu vàng đi lấy bánh mật ong. - Trẻ về đứng theo vị trí đội hình hai hàng dọc: Một đội gấu vàng, một đội gấu nâu. Khi có hiệu lệnh của cô lần lượt các thành viên trong đội ra thi đua thực hiện “Bò chui qua cổng ” vào hang, đến cây cổ thụ lấy mật ong, sau đó mang bánh mật ong về cho đội mình. Lần lượt trẻ thi đua nhau chơi lấy bánh mật ong, nếu trẻ nào bò không đúng động tác sẽ không mang được bánh mật ong về nhà. - Cuối giờ luyện tập, cô và trẻ cùng xem đội nào nhiều bánh mật ong hơn. c/ Trò chơi vận động “ Ai nhanh hơn ” ( Ôn vận động chạy ) - Yêu cầu trò chơi: Trẻ chạy nhanh về đúng chỗ, không nhầm chỗ của đội bạn - Cách chơi: Cô đóng vai bác thợ săn núp sau gốc cây, trẻ làm các chú gấu từ trong hang đi ra, vừa đi vừa làm động tác mô phỏng gấu đi tìm mật ong Bác thợ săn đi từ sau gốc cây, vừa đi vừa đọc lời thơ: “ Ta là bác thợ săn Ngày vào tận rừng sâu Chuyên tìm săn đàn gấu Và tìm kiếm mật ong Nào gấu đâu gấu đâu ” Các chú gấu nhanh chân đi chạy về hang và đọc câu thơ: “ Mau chân mà chạy Kẻo thợ săn bắt đấy ” Bác thợ săn chạy đuổi bắt gấu, nếu trẻ nào bị bắt thì làm bác thợ săn. Trẻ chơi 2 – 3 lần - Cô nói : Lớp học của gấu con hôm nay dạo chơi trong rừng đã kết thúc, nào chúng hãy về lại lớp học của chúng mình nhé. d/ Hồi tỉnh: Trên nền nhạc bài hát “ Gấu con ” trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu, thả lỏng tư thế 3. Hoạt động góc: * Góc phân vai: - Nội dung: Trẻ đóng vai “ Bác sĩ khám bệnh ”, “ Cô bán hàng ”, “ Thẩm mĩ viện Minh Anh ” - Yêu cầu: Giúp trẻ biết phối hợp hành động giữa bác sĩ và bệnh nhân, cách giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân, thái độ ân cần của bác sĩ đối với người bệnh . - Chuẩn bị : Đồ chơi, mũ, áo bác sĩ, ống nghe, cặp nhiệt độ, thuốc, búp bê… - Tiến hành: Cô cho trẻ tự lựa chọn vai chơi, chuẩn bị các dụng cụ để khám bệnh ( mặc áo, đội mũ bác sĩ, đeo ống nghe …) cô cho trẻ biết rằng búp bê bị ho và cần cho đến bệnh viện khám bệnh, đặt ống nghe lên ngực bệnh nhân . Chú ý thái độ ân cần của bác sĩ đối với bệnh nhân. * Góc cổ tích, góc sách: - Nội dung: Trẻ tập múa, làm album về các ngành nghề. - Yêu cầu: Trẻ thuộc được câu chuyện và tập múa rối qua các vai rối của mình diễn. - Chuẩn bị : + Các con rối ở trong góc cổ tích, phông màn, băng nhạc… + Các loại sách báo cũ có hình ảnh về một số ngành nghề. - Tiến hành: Trẻ vào góc chơi với các con rối, nhận đóng vai rối theo ý thích của trẻ qua câu chuyện “ Mèo con chải răng ”, trẻ thể hiện được lời thoại của từng đoạn truyện và kết hợp diễn rối. - Trẻ biết sưu tầm tranh ảnh của các loại ngành nghề và đóng thành tập album. * Góc nghệ thuật: - Nội dung: “ Tô màu các dụng cụ của y tá và bác sĩ ” - Yêu cầu: Trẻ thực hiện được kỹ năng tô màu và gọi tên được các dụng cụ của y tá và bác sĩ . - Chuẩn bị: Giấy A4 vẽ một số hình ảnh về các dụng cụ của y tá và bác sĩ - Tiến hành: Trẻ vào góc chơi chọn một số hình ảnh, dụng cụ y tá, bác sĩ trẻ thích, trẻ biết cầm bút bằng tay phải và thực hiện kỹ năng tô màu đẹp, thành thạo không tô lem ra ngoài. * Góc xây dựng: - Nội dung: Xây công viên 29/3 - Yêu cầu: Trẻ xếp được khu công viên vui chơi, có đường đi cây xanh, vườn hoa, cỏ, hồ cá, ….Trẻ biết gữi gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, khi vào công viên không được bứt lá, bẻ cành, bỏ rác vào đúng nơi quy định. - Chuẩn bị: Nguyên vật liệu, các khối gỗ, khối xốp bitis, cổng công viên 29/3, cây xanh, hoa, cỏ, lá… - Tiến hành: Trẻ biết đóng vai các chú công nhân xây dựng công trình khu công viên 29/3, trẻ biết sử dụng nhiều nguyên vật liệu để xây công viên: như xây hàng rào, xây đường đi, xây nhà để xe, xây các bồn hoa, cây xanh… 4. Hoạt động ngoài trời: * Hát và vận động theo nhạc: “ Cháu yêu cô chú công nhân ” * Trò chơi vận động: “ Chim sẻ và ô tô ” * Trẻ chơi tự do theo ý thích. 5. Vệ sinh – ăn trưa – ăn phụ chiều: - Rèn cho cháu có thói quen hành vi tốt trong khi ăn uống, biết mời cô giáo và các bạn trước khi ăn, ăn hết suất không làm đổ cơm ra ngoài. - Rèn cho cháu khi ngủ dậy tự giác đi rửa mặt sạch sẽ. 6. Hoạt động chiều: + Chuẩn bị: Vở toán của bé, học liệu ở các góc chơi: Nghệ thuật, học tập + Nội dung hoạt động: - Trò chơi dân gian “ Kéo cưa lừa xẻ ” - Trẻ tập nối tranh trang phục dụng cụ của nghề y tá, bác sĩ, cô giáo - Thực hiện các bài tập toán số lượng 2 7. Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, vệ sinh ăn ngủ, hoạt động chiều, cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với những trẻ có biểu hiện đặc biệt ): . KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY * Chủ đề: Các nghề phổ biến * Chủ đề nhánh: Nghề dịch vụ, nghề chăm sóc sức khỏe * Hoạt động học có chủ đích: Thể dục - Vận động cơ bản : Bò chui. việc của bố mẹ có liên quan đến nghề dịch vụ, chăm sóc sức khỏe. 2. Hoạt động học có chủ đích: 2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động : - Không gian tổ chức: Trong lớp - Đồ dùng phương tiện: Mô. trang phục dụng cụ của nghề y tá, bác sĩ, cô giáo - Thực hiện các bài tập toán số lượng 2 7. Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui