KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP Chủ điểm: Một số luật lệ giao thông Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biến Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi * Hoạt động học có chủ đích: Giáo án âm nhạc “ Em đi qua ngã tư đường phố ” - Nội dung trọng tâm: Hát vận động vỗ tay theo “ Tiết tấu chậm ” bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố ” - Nội dung kết hợp: + Trò chơi âm nhạc “ Tai ai tinh ” + Nghe nhạc, nghe hát: “ Từ một ngã tư đường phố ”, sáng tác: Nhạc sĩ Thuận Yến. I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo tiết tấu chậm bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố ” theo nhiều hình thức vận động khác nhau. - Nâng cao khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ qua trò chơi “ tai ai tinh ” - Trẻ thích nghe nhạc và thể hịên cảm xúc khi nghe bài hát “ Từ một ngã tư đường phố ” II/ Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh: - Cô cho trẻ xem băng và trò chuyện với trẻ về hội thi Bé với luật “ An toàn giao thông” của nhà trường. - Cô hỏi: Hội thi tổ chức tại đâu ? Có những ai tham gia ? Thi cái gì ? Có bao nhiêu bạn làm chú công an giao thông ? 2. Thể dục buổi sáng : Tập theo nhạc bài “ không dám đâu ” - ĐT Hô hấp: Vung tay hít thở. - ĐT Tay vai: Hai tay dang ngang sau đó bắt chéo 2 tay trước ngực, 2 tay dang ngang về lại tư thế chuẩn bị: - ĐT Bụng lườn: Hai bàn tay đan nhau đưa về phía trước, gập người. - ĐT Chân: Hai tay chống hông, ký gót chân trái trước sau đó đổi bên. - ĐT Bật: nhảy lên kết hợp hai tay dang ngang, sau đó đưa hai tay lên cao vỗ vào nhau. 3. Hoạt động học có chủ đích: 3.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích: * Không gian tổ chức: - Trong lớp học ( hoặc phòng âm nhạc ) * Đồ dùng phương tiện: - Nhạc cụ, phách tre, phách nứa, trống lắc, gõ…. - Đàn organ, máy casstte, đàn ghita. - Băng hình và hoạt động trên đường phố. * Phương pháp: - Phương pháp sử dụng lời nói và luyện tập. 3.2. Tiến trình tổ chức: * Mở đầu hoạt động: - Trẻ đang chơi ở các góc, cô tập hợp trẻ lại và hỏi: - “ Sáng nay các con được xem băng hình về cuộc thi an toàn giao thông tại sân trường mình, bạn nào nhớ bài hát gì nói về ATGT mà cô đã dạy ? ” - Nào bây giờ cô cháu mình cùng hát bài : “ Em đi qua ngã tư đường phố nhé ! ” * Hoạt động trọng tâm: - Cô dạo đàn, trẻ hát và nhún nhảy theo bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố ”, kết hợp vỗ tay theo nhịp. * Dạy vận động: theo tiết tấu chậm, cá nhân, theo nhóm, cả lớp. - Cô hỏi: “ các con vừa hát và vỗ tay theo gì ? ” ( theo nhịp ) - “ Các con hát lại và vỗ tay theo cô nhé ! ”. Cô đàn và cho trẻ hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố ” - Kết thúc bài hát, cô hỏi trẻ : “ Cô vừa vỗ tay như thế nào ? Theo tiết tấu gì ? ” - Dạy trẻ vận dộng và vỗ tay theo tiết tấu chậm cho cả lớp, nhóm với hình thức và đội hình sau: - Hình thức: vỗ tay, vận động trên thân thể, sử dụng dụng cụ gõ. - Đội hình: vòng tròn, 2 vòng tròn, 4 vòng tròn, vòng cung. * Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh + Mục đích: Phát triển tai nghe, nói được tên bài hát tên tiết tấu. + Chuẩn bị: Giai điệu của các bài hát. + Cách chơi: Cô đàn 1 đoạn hoặc cả bài để trẻ đoán tên bài hát và đoán tiết tấu của bài hát. * Nghe nhạc: Bài “ Từ một ngã tư đường phố ” sáng tác của nhạc sĩ Thuận Yến. - Cô giới thhiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát “ Từ một ngã tư đường phố ”. - Cô mở băng cho trẻ nghe, trẻ thể hiện cảm xúc khi được nghe hát bài hát: “Từ một ngã tư đường phố ”. * Kết thúc hoạt động: - “ Chúng ta sẽ cùng xuống sân thực hành luật an toàn giao thông ” - Cho trẻ xuống sân. 4. Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ đi dạo và xem qua hình ATGT của trường để cùng nhau thảo luận. - Cho trẻ chơi trò chơi vận động : Chèo thuyền. - Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi trong sân trường. 5. Hoạt động góc: * Góc khám phá khoa học: Tìm hiểu phân loại các phương tiện giao thông. + Mục đích yêu cầu: - Trẻ tìm hiểu noi hoạt động của các loại PTGT. - Rèn khả năng phân loại, tách gộp các nhóm PTGT với số lượng 9. + Chuẩn bị: - Trò chơi trên máy vi tính “ Hộp cát biểu tượng ” trong chương trình Kidsmart. - Tranh lô tô cho trẻ, vở tập tô của trẻ. + Tiến hành: - Tìm hiểu đặc điểm một số loại PTGT qua băng hình tranh ảnh. - Đếm các loại PTGT , phân loại, phân nhóm, tách gộp các PTGT bằng nhiều cách khác nhau như: Chơi lô tô về các loại PTGT, chơi trên máy vi tính, Lắp ráp PTGT và gọi tên, tô màu vở LQVT số lượng 9. * Góc phân vai: Chơi làm người điều khiển các PTGT và người tham gia giao thông. + Mục đích: - Trẻ phản ánh được công việc và hành động của người điều khiển GT và người tham gia giao thông. + Chuẩn bị: - Trang phục của người điều khiển và người tham gia giao thông: Chú cảnh sát giao thông, những người tham gia giao thông. + Tiến hành: - Trẻ đóng vai người lái xe, chú cảnh sát giao thông, người đi đường trên sa bàn trong sân trường. - Chú cảnh sát giao thông phải xử lý những tình huống vi phạm luật giao thông. * Góc thiên nhiên: Thả thuyền + Mục đích: - Trẻ nhận biết thuyền nổi trên mặt nước. - Làm được nhiều loại thuyền. + Chuẩn bị: - Thau nước, giấy để xếp thuyền. + Tiến hành: - Trẻ dùng giấy gấp nhiều loại thuyền sau đó thả vào thau nước, quan sát thuyền nổi trên mặt nước, đẩy cho thuyền chạy. 6. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều: - Trẻ làm vệ sinh cá nhân chuẩn bị vào giờ ăn. 7. Hoạt động chiều: - Ôn kiến thức đã học. - Chơi Kidsmart: Hộp cát biểu tượng. - Cho trẻ chơi nhẹ nhàng ở các góc chơi. - Vệ sinh, trả trẻ. III/ Đánh giá: 1. Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày: 1.1. Nội dung chưa dạy được và lý do: … … 1.2 Những thay đổi cần thiết: … …. 2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (có thể kết hợp với gia đình) …. . ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP Chủ điểm: Một số luật lệ giao thông Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biến Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi * Hoạt động học có chủ đích: Giáo án âm nhạc “ Em đi qua ngã tư. điều khiển và người tham gia giao thông: Chú cảnh sát giao thông, những người tham gia giao thông. + Tiến hành: - Trẻ đóng vai người lái xe, chú cảnh sát giao thông, người đi đường trên sa bàn. giao thông. + Mục đích: - Trẻ phản ánh được công việc và hành động của người điều khiển GT và người tham gia giao thông. + Chuẩn bị: - Trang phục của người điều khiển và người tham gia giao