Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON Tháng 11 1. Cách sử dụng muối iốt và các thực phẩm giàu iốt trong bữa ăn – Hưởng ứng tháng toàn dân dùng muối iốt (trọn tháng 11). 2. Các rối loạn nội tiết do thiếu iốt. 3. Sự cần thiết phải tiêm chủng theo đúng lịch. 4. Giới thiệu các loại văcxin trong chương trình săn sóc sức khoẻ ban đầu. 5. Dị vật đường thở - Cách phòng ngừa và cấp cứu. 6. Tác hại của bột ngọt đối với sức khoẻ con người. 7. Giới thiệu trang phục mùa lạnh. 8. Giới thiệu thực phẩm nên dùng và nên tránh cho trẻ béo phì Cách sử dụng iốt trong bữa ăn, thực phẩm giàu iốt Iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hóc môn giáp duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Cách sử dụng iốt trong bữa ăn - Sử dụng muối iốt khi chế biến thức ăn cho trẻ - Khi dùng muối iốt nên đựng vào liễn sành hoặc cho vào hủ đậy kín - Chú ý khi nấu thức ăn , bắt ra khỏi bếp mới cho muối iốt vào để tránh mất iốt theo sự bay hơi Thực phẩm giàu iốt Muối có chứa iốt, các loai hải sản, đồ biển. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Tiêm chủng I. Vascin và bệnh nhiễm trùng 1. Bệnh nhiễm trùng: tác nhân gây bệnh nhiễm trùng là những vi sinh vật. Vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng là những sinh vật rất nhỏ, sống ký sinh, chỉ thấy được dưới kinh hiển vi. - Vi trùng: Vi trùng than, Vi trùng thương hàn, Vi trùng bạch hầu, Vi trùng lao - Virus: Virus sởi, Virus bại liệt, Virus Viêm gan, HIV - Ký sinh trùng: Ký sinh trùng sốt rét, giun kim, giun đũa 2. Chủng ngừa bằng vắc xin là biện pháp chủ động để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. 3. Vắc xin là những chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh: vi trùng hay vi rút, hoặc từ các gen đặc biệt của chúng, hoặc từ độc tố vi trùng, có đặc điểm: - Mất tính gây bệnh: Bất hoạt (Vi sinh vật đã bị giết chết). Giảm độc lực (Vi sinh vật còn sống nhưng được làm yếu đi, hoặc độc tố của vi sinh vật được làm mất độc lực không còn khả năng gây bệnh). - Còn tính kháng nguyên: kích thích cơ thể tạo ra kháng thể (đáp ứng miễn dịch). 4. Các loại vắc xin - Vắc xin đơn giá: gồm 1 loại vắc xin và chỉ phòng được 1 bệnh (vắc xin BCG phòng bệnh lao, vắc xin Sởi phòng bệnh sởi). - Vắc xin đa giá: phối hợp nhiều loại vắc xin và phòng được nhiều bệnh (vắc xin DTC phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, vắc xin MMR II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella). 5. Tác dụng phòng bệnh của vắc xin: kích thích cơ thể tạo ra kháng thể (đáp ứng miễn dịch) giúp cơ thể có khả năng đề kháng chống lại bệnh. - Miễn dịch cơ bản (MDCB): những lần chủng ngừa cần thiết đầu tiên để phòng được bệnh. Vắc xin đơn liều: phòng bệnh chỉ sau 1 lần chủng ngừa. Vắc xin đa liều: phòng bệnh sau vài lần chủng ngừa. - Tái chủng (nhắc lại): tăng cường đáp ứng miễn dịch để kéo dài thời gian miễn dịch phòng bệnh. 6. Lịch tiêm chủng: được xây dựng về thời gian, số lần chủng ngừa và các khoảng cách giữa chúng để cơ thể có được đáp ứng miễn dịch tối ưu trong phòng bệnh. Lịch tiêm chủng có thể thay đổi tùy thuộc vào: Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chiến lược, mục tiêu tiêm chủng. Tình hình dịch tễ của bệnh truyền nhiễm. Có nhiều nguy cơ dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Kỹ thuật sản xuất vắc xin. II. Những điều cần lưu ý sau khi chủng ngừa Sau khi chủng ngừa có thể gặp một số phản ứng phụ sau: sốt 38 – 39C, sưng, đỏ, đau hoặc nổi cục cứng ở nơi tiêm và một số phản ứng khác tùy theo từng loại vắc xin. Các phản ứng kể trên có thể xuất hiện sớm tức thì hoặc trong vòng 2-7 ngày,cần theo dõi trong 2 ngày sau chủng ngừa và trong mọi trường hợp đều phải được theo dõi ở các cơ sở Y tế gần nhất. III. Khi nào trẻ không chủng ngừa được: - Đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính. - Không chủng ngừa tiếp đối với vắc xin có phản ứng với liều tiêm trước. - Các bệnh suy giảm miễn dịch, các bệnh mạn tính triến triển, bệnh thận nặng, bệnh tim mất bù, bệnh bạch cầu cấp, các bệnh u ác tính. - Có tiền sử dị ứng, co giật bản thân hoặc gia đình… IV. Một số vấn đề có liên quan đến chủng ngừa 1. Phối hợp vắc xin: có thể chủng ngừa cùng một lúc nhiều loại vắc xin để phòng được nhiều bệnh khác nhau mà vẫn an toàn (không ảnh hưởng đến sức khỏe) và hiệu quả (đáp ứng được miễn dịch phòng bệnh cho nhiều bệnh), có thể phối hợp 1 lần 5-6 loại vắc xin. - Phối hợp trong 1 mũi tiêm: tiện lợi, giảm số lần tiêm. - Nhiều mũi tiêm đồng thời: bất lợi, phải đến cơ sở Y tế nhiều lần. 2. Khoảng cách giữa các mũi tiêm đối với những vaccin đa liều (viêm gan B, DTC…) - Tùy thuộc vào từng loại vắc xin. - Thông thường khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu 1 tháng là an toàn. - Cần tôn trọng khoảng cách tối thiểu. Tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ sẽ có miễn dịch bảo vệ cơ thể sớm nhất, tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể tiêm theo đúng lịch hẹn thì có thể tiêm chủng những mũi kế tiếp vào những thời gian sau vẫn có thể có được miễn dịch phòng bệnh (không qui định khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm) mà không cần phải chủng lại từ đầu. 3. Xét nghiệm trước chủng ngừa: Vắc xin Viêm gan B - Vắc xin Viêm gan B không cải thiện tình trạng người lành mang vi rút viêm gan B và bệnh viêm gan mạn tính. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai - Đáp ứng miễn dịch tự nhiên ở người đã nhiễm vi rút viêm gan B trong quá khứ có thể lâu dài và bảo vệ được cơ thể chống lại việc tái nhiễm vi rút viêm gan B. - Về nguyên tắc không cần phải chủng ngừa vắc xin viêm gan B cho các đối tượng trên, tuy nhiên chủng ngừa vắc xin sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có thể tăng cường được miễn dịch phòng bệnh lâu dài hơn. - Xét nghiệm trước chủng ngừa chỉ được xem xét về phương diện kinh tế, tình hình nhiễm vi rút trong cộng đồng, các yếu tố nguy cơ. 4. Hiệu lực vắc xin: hiệu quả phòng bệnh của vắc xin cao đủ để giúp cơ thể có khả năng đề kháng chống lại bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên hiệu quả của vắc xin còn tùy thuộc: - Công nghệ điều chế vắc xin. - Đáp ứng miễn dịch phòng bệnh của cơ thể. - Chất lượng chủng ngừa: bảo quản sử dụng vắc xin & kỹ thuật tiêm phòng. 5. Bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa: - Chủng ngừa mang lợi ích không chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả cộng đồng. - Bệnh lan truyền trong cộng đồng qua những người chưa được chủng ngừa, người đã được chủng ngừa nhưng không hiệu quả. - Nếu không tiếp tục chủng ngừa, nhiều bệnh mà hiện nay chúng ta đã khống chế như bệnh bại liệt, có thể dễ dàng quay trở lại để lây nhiễm thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ em và cả người lớn. 6. Tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, ưu tiên: - Trẻ em và các đối tượng có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. - Bệnh nguy hiểm, nặng, nhiều tử vong, lây lan nhanh trong cộng đồng. - Bệnh thường xuyên lưu hành mạnh trong cộng đồng hoặc là bệnh mới xâm nhập. - Bệnh lưu hành ở những địa phương sẽ đến du lịch. V. Các loại vascin phòng bệnh hiện có ở Việt Nam 1. Các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (miễn phí): - Thực hiện từ năm 1981, với 5 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuỏi và thai phụ phòng 6 bệnh truyền nhiễm. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Vắc xin Bệnh Đối tượng Lịch tiêm Miễn dịch BCG Lao < 1 tuổi - Lúc mới sinh - Trẻ dưới 1 tuổi Nhiều năm DTC Bạch hầu Uốn ván Ho gà < 3 tuổi (*) - M1 : 2 tháng tuổi - M2 : 3 tháng tuổi - M3 : 4 tháng tuổi - Nhắc lại : 1 năm sau M3 3 - 5 năm Sabin Bại liệt < 5-6 tuổi - M1 : 2 tháng tuổi - M2 : 3 tháng tuổi - M3 : 4 tháng tuổi - Nhắc lại : 1 năm sau M3 10 năm Sởi Sởi < 2 tuổi - 9 – 12 tháng 5 - 10 năm VAT Uốn ván Thai phụ - M1 : khi có thai - M2 : 1 tháng sau M1, và trước sinh ít nhất 30 ngày 3 - 5 năm Phụ nữ tuổi sinh đẻ - M1 : thời điểm tiêm - M2 : 1 tháng sau M1 - M3 : 6 tháng sau M2 hoặc khi có thai lần sau - M4 : 1 năm sau M3 hoặc khi có thai lần sau - M5 : 1 năm sau M4 hoặc khi có thai lần sau Lâu dài, suốt đời (*) Trẻ lên 5 tuổi: tiêm nhắc DT để phòng Bạch hầu & Uốn ván. Trẻ lên 10 tuổi: tiêm nhắc DT để phòng Bạch hầu & Uốn ván. - Từ năm 1997, đưa thêm 4 loại vắc xin mới phòng các bệnh viêm gan B, Viêm não Nhật bản B, Thương hàn và Tả. Vắc xin Địa điểm Đối tượng (*) Lịch tiêm Miễn dịch Tả Vùng dịch lưu hành 3 - 5 tuổi - Lần 1 : thời điểm uống - Lần 2 : 2 tuần sau lần 1 2 năm Thương hàn Vùng dịch lưu hành 3 - 5 tuổi - Tiêm 1 lần duy nhất - Có thể nhắc lại mỗi 3 năm > 3 năm Viên não Vùng dịch 1 - 5 tuổi - M1 : thời điểm tiêm 3 năm Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Nhật Bản lưu hành - M2 : 1-2 tuần sau M1 - M3 : 1 năm sau M1 - Tái chủng : 1 năm sau Viêm gan B < 1 tuổi - M1 : lúc mới sinh - M2 : 2 tháng tuổi - M4 : 4 tháng tuổi > 5 năm (*) Đối tượng thuộc CT Tiêm chủng mở rộng, 4 loại vắc xin này có thể chủng cho người lớn. 2. Các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm khác ngoài Chương trình Tiêm chủng Mở rộng: (Người tham gia phải trả chi phí với giá cả thay đổi tùy loại thuốc ngừa) Vắc xin phòng bệnh Đối tượng Miễn dịch Viêm màng não não mô cầu type A&C Trẻ trên 18 tháng Người lớn 5 năm Viêm màng não do H. influenza type B Trẻ 2 - 5 tuổi 5 - 7 năm Bệnh dại (Tiêm ngừa dự phòng & điều trị sau khi bị súc vật cắn) Trẻ em Người lớn Bệnh Quai bị (Không có vắc xin Quai bị riêng rẻ mà chỉ có vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella) Trẻ 15 tháng – 15 tuổi Hơn 5 năm Bệnh thủy đậu Trẻ > 9 tháng Hơn 5 năm Bệnh Viêm gan A Trẻ 2 - 15 tuổi và người lớn 5 -10 năm Viêm phổi do phế cầu trùng Trẻ > 2 tuổi và người lớn, đặc biệt người già 3 - 5 năm Bệnh Cúm Trẻ > 36 tháng và người lớn, đặc biệt người già 1 năm 3. Các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm có thể chích tại các nơi có thu phí (trong đó kể cả các loại bệnh trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng) - Bệnh thương hàn Đối tượng: trẻ em > 5 tuổi và người lớn. Miễn dịch: > 3 năm - Bệnh viêm gan B Đối tượng: trẻ em và người lớn. Miễn dịch: > 5 - 10 năm Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai - 2 bệnh: Bạch hầu Uốn ván Đối tượng: trẻ em 5-10 tuổi. Miễn dịch: 5 năm - 4 bệnh: Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà-Bại liệt - 4 bệnh: Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà-Viêm gan B - 5 bệnh:Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà-Viêm gan B-Viêm màng não do H. influenza Rối loạn nội tiết do thiếu iốt Thiếu iốt sẽ dẫn đến thiếu hóc môn giáp và gây ra nhiều rối loạn khác nhau: bướu cổ, rối loạn bệnh lý khác như sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật bẩm sinh, thiểu nǎng trí tuệ, đần độn,cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả nǎng lao động . . . Khi cơ thể bị thiếu iốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Bướu cổ là cách thích nghi của cơ thể để bù lại một phần thiếu iốt, khi có kích thước to có thể chèn ép đường thở, đường ǎn uống gây ra các vấn đề ảnh hưởng cho sức khỏe. Thiếu iốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Các hậu quả đó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cả cuộc đời, hiện nay y học chưa chữa được. Thiếu iốt trong thời kỳ niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng hai chân. Trẻ bị thiếu iốt không thể đạt kết quả tốt trong học tập. Thiếu iốt ở người lớn gây ra bướu cổ với các biến chứng của nó như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả nǎng lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội. Dị vật đường thở cách phòng ngừa và cấp cứu. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Cách phòng ngừa: Không cho trẻ cầm , chơi những vật nhỏ tròn như: hạt đậu, viên bi, trứng đồ chơi Không cho trẻ ản các loại thức ăn còn nguyên hạt, không cho trẻ ăn khi trẻ khóc… Để xa tầm tay trẻ những vật dụng nhỏ Cấp cứu: Một khi xảy ra hiện tượng trẻ hít dị vật vào khí quản, cha mẹ và người ở hiện trường không nên vội vàng khi đi bệnh viện , mà mau chóng tiếng hành cấp cứu tai chỗ. Với bé nhỏ chưa đầy một năm khi khí quản hít vào dị vật, người cấp cứu nên lập tức để bé nằm nghiêng 60 độ trên cẳng tay người cứu hộ , đầu chúc xuống , giữ cho vị trí đầu ổn định , mà cẳng tay người cứu hộ nên áp sát trên người mình, cố đinh bất động. Người cứu hộ dùng bàn tay vỗ vùng lưng giữa hai xương bữ vai phải trái nhiều lần đê thúc đẩy thải dị vật ra ngoài , tránh tắc thở, néu vô hiệu có thể để mặt bé ngẩn lên nằm ngửa trên một mặt bằng vững, người cứu hộ dùng ngón tay chèn ép nhanh xưong ngực 4-5 lần, đẻ thúc dị vật ra. Với bé trên 1 tuổi khi xảy ra hít phải dị vật vào khí quản , nên lập tức để bé nằm ngữa, người cứu hộ quỳ ở bên phải bé , đặt bàn tay trên đường trung tuyến giữa rốn và bờ xương sườn , dùng sức ép 6-10 lần, cho tới khi dị vạt thải ra ngoài . Nếu bé lớn hơn thì chọn tư thế ngồi hoặc đứng thẳng , người cứu họ đứng sau lưng bé , một tay nắm , ngón tay cái của nắm đấm áp sát giữa bụng bé, một tay khác ôm nắm đám ép bụng về phía trong , phía trên, động tác phải dứt khóat. Cần nêu rõ , cùng lúc cấp cứu , nên quan sát sắc mặt và thấn thái của trẻ , khi cần vừa cấp cứu vừa đem đi bệnh viện. Tác hại của bột ngọt đối với cơ thể Bột ngọt là loại gia vị , khi xào nấu có thể cho thêm một chút bột ngọt có thể làm món ăn càng ngon , quả thật có htể tăng thêm khẩu vị cho bé, thành phần chủ yếu của bột ngọt trong cơ thể người được phân giải thành chất tham gia trao đỏi prô têin ở não, cải thiện và duy trì công năng ở não. Nhưng có nhiều cha mẹ trong quá trình nấu ăn cho rất nhiều bột ngọt, cách làm này không đúng Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Trênt hực tế ăn nhiều bột ngọt không có lợi cho sức khỏe , ngược lại còn dẫn đến một số phản ứng xấu, nếu trong bữa ăn có số bột ngọt hấp thu quá 5 gam, thì có thể xuất hiện các triiẹu chứng : đỏ mặt . tóay mồ hôi, váng đầu, nôn mửa, tinh thần uể oải , tòan thân ê ẩm , tim đập nhanh. Thực ra ,vị ngon của đồ ăn phải dựa vào bản thân của thực phẩm và mức độ tươi mới của nó. Ví dụ như gà , thịt, tôm cua tươi do trong đó có chứa số lượng khá về axít amin, đọ tươi mạnh, cho nên khi xào nấu không cần cho thêm bột ngọt, để món ăn mang mùi vị độc đáo của mình nhất là thực phẩm cho các cháu ăn , càng không nên bột ngọt. Thực phẩm nên dùng và nên tránh cho trẻ béo phì. Thực phẩm nên dùng Khuyến khích trẻ ăn rau, quả tươi vì trong rau có nhiều chất xơ , là thực phẩm giảm phì khá tốt, rau ăn vào có nhiều chất xơ có thể lưu lại trong dạ dày khá lâu , khiíen trẻ cảm thấy no, nhưng chứa nhiệt năng không nhiều Nên cho trẻ ăn đúng bữa, không ăn vặt Khi ăn tập cho trẻ thói quen nhai kỹ nuốt chậm , kéo dài thời gian ăn khiến thức ăn được tiêu hóa hấp thu rồi đường huyết lên, không xuất hiện cảm giác đói nữa bé sẽ không ăn một lúc nhiều , nếu ăn quá no cảm giác no xuất hiện chậm hơn bé sẽ càng ăn nhiều Thực phẩm không nên dùng Khi chế biến thức ăn cho trẻ , tránh cho nhiều dầu mỡ, bơ và đường nếu không cần thiết , tránh ăn một cách thường xuyên các món ăn xào rsn , thịt mỡ , không thường xuyên uống nước ngọt có ga, khong ăn nhiều bánh kẹo, hạn chế thời gian xem tivi và các trò chơi điện tử , tránh ăn vặt trong khi xem tivi, tránh đi ngủ muộn Trẻ trên 1 tuổi không nên uống quá nữa lít sữa tươi nguyên kem một ngày Không được bắt trẻ béo phì nhịn ăn , làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy bị quá đói, dẫn tới khi được ăn trẻ sẽ ăn trẻ thù. . ván Ho gà < 3 tuổi (*) - M1 : 2 tháng tuổi - M2 : 3 tháng tuổi - M3 : 4 tháng tuổi - Nhắc lại : 1 năm sau M3 3 - 5 năm Sabin Bại liệt < 5-6 tuổi - M1 : 2 tháng tuổi - M2 : 3 tháng. 3 tháng tuổi - M3 : 4 tháng tuổi - Nhắc lại : 1 năm sau M3 10 năm Sởi Sởi < 2 tuổi - 9 – 12 tháng 5 - 10 năm VAT Uốn ván Thai phụ - M1 : khi có thai - M2 : 1 tháng sau M1, và trước. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON Tháng 11 1. Cách sử dụng