Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
334,45 KB
Nội dung
99 khớp kim loại hoặc chất dẻo). * Phòng bệnh: - Loại trừ các yếu tố thuận lợi bằng cách tuyên truyền giáo dục sức khỏe. - Theo dõi, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh tàn phế. - Chú ý tránh tai biến do điều trị thuốc kéo dài. Tóm lại: vì đây là bệnh khớp mạn tính thường gặp, gây hậu quả tàn phế nên cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tích cực đúng phương pháp, thích hợp với từng bệnh nhân và từng tuyến. 100 XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU 1. ĐỊNH NGHĨA Đây là bệnh xuất huyết do tiểu cầu bị phá huỷ quá nhiều ở máu ngoại vi trong khi ở tuỷ xương bình thường. 2. SINH LÝ BỆNH Trong bệnh này tuỷ xương sản xuất tiểu cầu bình thường, biểu hiện mẫu tiểu cầu táng sinh, trong khi đời sống tiểu cầu ngắn do phá huỷ ở ngoại vi vì lý do miễn dịch, cụ thể là các kháng thể kháng tiểu cầu. Người ta đ ã xác định được là một IgG do cơ thể tự sinh ra chống lại chính tiểu cầu của mình nên có thể xếp bệnh này là một bệnh tự miễn dịch. 3. SỰ THƯỜNG GẶP Bệnh gặp ở người trẻ tuổi từ 10 - 40 nhiều nhất là lứa tuổi từ 16 - 30 (72%), sau đó là 31 - 80 (20%), > 50 tuổi chỉ chiếm 0,7% (khoa huyết học Bệnh viện Bạch Mai nay là Bệnh viện Huyết học truyề n máu), giới nữ mắc nhiều hơn nam thừ 87% - nam 13%). 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là xuất huyết mang đầy đủ tính chất xuất huyết giảm tiểu cầu nghĩa là : - Xuất huyết tự nhiên không sau va chạm, nhưng đa phần được phát hiện ở sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, biểu hiện kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, có người rong kinh (56%). - Có khi xuất huyết dưới da dưới d ạng chấm, nốt, mảng. Các nốt này không xuất hiện cùng một lúc nên có nhiều màu khác nhau, thường là đỏ, tím, xanh, vàng (90%). - Nhiều khi lại xuất hiện lần đầu là chảy máu ở chân răng (65%), hoặc ở mũi, còn biểu hiện đái máu và đường tiêu hóa rất ít gặp (l và 9%). Điều nguy hiểm là có những biểu hiện rất ít gặp nhưng lại nguy hại cho tính mạng người bệnh đó là chảy máu não và màng não, nếu đây là biểu hi ện đầu tiên thì thầy thuốc ít nghĩ tới bệnh của dòng tiểu cầu. - Ngoài ra do xuất huyết nên người bệnh có biểu hiện thiếu máu ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo số lần và số lượng máu bị mất. - Trong khi đó gan - lách - hạch không to. - Người bệnh có thể sốt nhẹ khi bị xuất huyết nhiều. Khi hết xuất huyết thì tình trạng sốt và thiếu máu được hồi phụ c rất nhanh, người bệnh thì lại sinh hoạt bình thường. 101 5. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG - Số lượng tiểu cầu thường giảm dưới 80.000/1ml, thậm chí còn dưới 50.000/1ml. Số lượng này giảm thấp nhất khi gần có đợt xuất huyết và tăng lên bình thường sau khi hết xuất huyết. - Số lượng hồng cầu bình thường, trừ khi xuất huyết quá nhiều có thể gây thiếu hồng cầu. - Số lượng bạch cầu bình thường, công thức bạ ch cầu không có gì thay đổi - Ở tuỷ xương: tế bào tuỷ bình thường, riêng mẫu tiểu cầu tăng, nhất là những mẫu tiểu cầu đang sinh tiểu cầu (nguyên tiểu cầu, mẫu tiểu cầu kiềm, mẫu tiểu cầu có hạt), điều này nói lên tiểu cầu bị phá huỷ quá nhiều ở ngoại vi. - Dấu hiệu dây thắt (+). - Thời gian máu chảy kéo dài: thường có sự liên quan giữa thờ i gian máu chảy với số lượng tiểu cầu trong máu. Do vậy, thời gian máu chảy trở lại bình thường khi hết xuất huyết, đồng nghĩa số lượng tiểu cầu đã tăng, tuy nhiên cũng có khi thời gian máu chảy không tương xứng với mức độ xuất huyết. - Thời gian co hồi cục máu kéo dài, bình thường sau 2 giờ nhưng ở bệnh nhân này sau 4 giờ cục máu vẫn chưa co hoàn toàn, xét nghiệm này rất có giá tr ị vì tỷ lệ gặp cao (92%). - Mức độ tiêu thụ Prothrombin giảm, thường giảm <60 giây (bình thường ≥ 60 giây) - Đo độ đàn hồi cục máu đồ (TEG), chủ yếu là biên độ âm hẹp (bình thường là ≥ 54mm), thường là dưới 54mm - Thời gian Quick và phức hệ Prothrombin bình thường (12 giây và 100%). - Kháng thể kháng tiểu cầu: bằng phương pháp đặc biệt người ta phát hiện được kháng thể kháng tiểu cầu. Nếu phát hiện được kháng thể này càng ch ắc chắn là xuất huyết tiểu cầu tự miễn. 6. CHẨN ĐOÁN 6.1. Chẩn đoán phân biệt Nói chung xuất huyết giảm tiểu cầu về đặc điểm đều giống các xuất huyết có giảm tiểu cầu khác nên cần phân biệt với : - Bệnh bạch cầu cấp: xuất huyết trong bệnh bạch cầu cấp cũng giống như xuất huyết gi ảm tiểu cầu tự miễn nhưng ngoài xuất huyết ra các triệu chứng như sốt, gan to, lách, hạch to đều nặng nề hơn rất nhiều, đương nhiên khi xét nghiệm máu cũng như tuỷ đều thấy sự thay đổi đặc trưng. 102 - Bệnh bạch cầu kinh thể tuỷ: trên lâm sàng ngoài xuất huyết ra ta thấy lách rất to và xét nghiệm thấy bạch cầu tăng rất cao và tăng tất cả các giai đoạn tăng trưởng của dòng bạch cầu. Cần thiết làm thêm các xét nghiệm khác như P.A.L và nhiễm sắc thể Philladelphie. - Suy tuỷ xương: đây là bệnh khó phân định nhất. Ta phải dựa vào tuỷ đề. Lưu ý trong suy tuỷ không có sự tăng mẫ u tiểu cầu đang sinh tiểu cầu. 6.2. Chẩn đoán xác định Dựa vào đặc tính xuất huyết, cách tiến triển và đặc biệt là huyết đồ thấy giảm tiểu cầu nhưng tuỷ đồ lại tăng sinh mẫu tiểu cầu đang sinh tiểu cầu. Chắc chắn hơn ta đi tìm kháng thể kháng tiểu cầu 6.3. Chẩn đoán thể Có nhiều cách phân loại thể bệnh d ựa vào cách tiến triển ta có thể phân ra một số thể sau đây: - Thể ác tính: biểu hiện xuất huyết rầm rộ ở nhiều nơi cùng một lúc đặc biệt là xuất huyết não, màng não gây tử vong trong vài tuần mặc dù đã được điều trị. - Thể cấp tính: bệnh xuất hiện lần đầu và có thể khỏi tự nhiên trong vòng 1 tháng. Bệnh thường gặp ở trẻ em, thường xả y ra sau khi uống một loại thuốc gì đó thường là Sulfamid nên người ta thường nghĩ đến xuất huyết do thuốc. - Thể bán cấp: bệnh thường tiến triển trong vòng ≥ 3 tháng - Thể mạn tính: đây là thể hay gặp nhất bệnh tiến triển từng đợt trong vòng 6 tháng hoặc nhiều năm. - Thể xuất hiện từng lúc: bệnh xuất hiện từng đợt thời gian cách nhau ngắn hay dài tuỳ ý nhưng gi ữa hai đợt số lượng tiểu cầu và chất lượng trở lại hoàn toàn bình thường. 6.4. Chẩn đoán biến chứng Thường thì bệnh tiến triển rất phức tạp khó lường trước nhưng thường có hai biến chứng dẫn đến tử vong đó là: - Xuất huyết não, màng não: đang điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu mà đột ngột có liệt nửa ngườ i hoặc hội chứng màng não thì nên nghĩ đến biến chứng này. - Xuất huyết màng ngoài tim hoặc cơ tim: xuất huyết màng ngoài tim có thể dẫn đến ép tim cấp. Biểu hiện xuất huyết cơ tim giống như nhồi máu cơ tim. 7. TIẾN TRIỂN VÀ TIẾN LƯỢNG Như trên đã nói bệnh tiến triển rất phức tạp khó đoán trước nhưng cho dù thế nào đây cũng là bệnh không nên nói trước điều gì. - B ệnh tiến triển từng đợt ngắt quãng giữa các đợt bình thường cả lâm sàng và 103 xét nghiệm. - Bệnh tiến triển nặng ngay từ đầu có thể dẫn tới tử vong ngay do xuất huyết não và màng não - còn xuất huyết dưới da ít khi gây tử vong. - Bệnh giữ nguyên tình trạng ban đầu không đỡ cũng không nặng lên mặc dù vẫn được điều trị đúng cách. - Bệnh nhẹ dần khi tuổi càng lớn thường là > 25 tuổi. - Thai nghén thường làm bệnh nặng lên hoặc giảm đi, đôi lúc gây xuất huyế t ồ ạt khi đẻ. - Đến tuổi mãn kinh có khi lại làm bệnh nặng lên. - Một số cá biệt bệnh tiến triển trong nhiều năm nhẹ dần rồi khỏi hẳn. 8. ĐIỀU TRỊ Cho đến nay người ta thường dùng. 8.1. Corticoid - Mức độ xuất huyết nặng số lượng tiểu cầu < 50.000/ml có nguy cơ chảy máu não màng não thì dùng Prednisolon liều 2-5mg/lkg/24 giờ dùng liên tục trong 2 tuần rồi giảm dần liề u trong 2 tuần tiếp theo. - Mức độ nhẹ tiểu cẩu > 50.000/ ml thì dùng Prednisolon liều 1- 2mg/kg/24 giờ trong 2 tuần sau đó giảm dần liều trong 2 tuần tiếp. 8.2. Truyền máu tươi Đây là biện pháp cần thiết để hồi phục nhanh chóng số lượng tiểu cầu, nhất là những trường hợp tiểu cầu dưới 80.000/ml, truyền liên tục trong 3 ngày mỗi ngày từ 1- 2 đơn vị máu tươi. 8.3. Cắt lách Đây là phương pháp đi ều trị tích cực mang lại hiệu quả cao nhưng được chỉ định khi đã dùng corticoid và truyền máu ba đợt không có kết quả, theo thống kê chỉ định đúng bệnh khỏi đến 87%. 8.4. Các thuốc giảm miễn dịch Được chỉ định sau khi dùng corticoid + truyền máu + cắt lách mà bệnh vẫn tiến triển. Thuốc thường dừng: - Cyclophosphamid 200mg/ngày hoặc 6MP 200mg/ngày, trong hàng ngày, sau 2 tuần làm lại công thức máu để điều chỉ nh liều lượng. 104 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa Đái tháo đường (ĐTĐ) là nhóm của các bệnh chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết do thiếu hụt về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết kéo dài kéo theo những tổn thương, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. 1.2. Dịch tễ Đ ái tháo đường chiếm khoảng 60-70% các bệnh nội tiết. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam. Theo số liệu của viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế, năm 1994 số bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ typ 2 trên thế giới vào khoảng 98,9 triệu người, dự báo sẽ tăng lên 215 triệu người vào năm 2010. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng nước có n ền công nghiệp phát triển hay đang phát triển, thay đối theo từng dân tộc, từng vùng địa lý khác nhau. Tuổi càng lớn, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao, 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh tới 16% tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cao ở những người bệnh bị béo. Như vậy tuổi già và bệnh béo liên quan đến những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ ở những người có tố bẩm đối với bệnh này. Theo tài liệu nghiên cứu tính chất dịch tễ bệnh ĐTĐ, thì tỷ lệ bệnh tăng lên hàng năm, cứ 15 năm thì tỷ lệ bệnh tăng lên 2 lần, ĐTĐ được xếp vào một trong ba bệnh thường gây tàn phế và tử vong nhất (xơ vữa động mạch, ung thư, ĐTĐ). Ở Việt Nam, theo tài liệu nghiên cứ u thống kê của 3 nhóm tác giả nghiên cứu trên 3 vùng khác nhau của đất nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ từ 15 tuổi trở lên: Hà Nội 1,1% (Lê Huy Liệu và cộng sự, 1991). Thành phố Hồ Chí Minh 2,52% (Mai Thế Trạch và cộng sự, 1993), Huế 0,96% (Trần Hữu Dụng,1996). Vì tỷ lệ bệnh ngày càng tăng, nhất là những người đang tham gia lao động sản xuất, đặc biệt hiện nay bệnh Đái tháo đườ ng chưa thể chữa khỏi được, cho nên phòng chống bệnh ĐTĐ đang trở thành vấn đề y học của xã hội. 1.3. Phân loại, cơ chế bệnh sinh Theo ADA (American Diabete Association) (Hội đái tháo đường Mỹ) thì bệnh đái tháo đường được chia thành 4 nhóm chủ yếu sau: - Đái tháo đường typ 1: do tổn thương hoặc suy giảm chức năng tế bào β nguyên phát, đưa đến thiếu insulin hoàn toàn. 105 + Xảy ra ở người trẻ, phần lớn từ 10 - 20 tuổi. + Tỷ lệ mới mắc cao ở các gia đình có người bị đái đường typ 1, có xu hướng hôn mê toan huyết. + Thường ở người có HLA - DR 3 và DR 4 + Có kháng thể kháng tiểu đảo Langerhans. + Sự bài tiết insulin có thể còn ở giai đoạn đầu chẩn đoán, sau đó dẫn đến cạn kiệt ít năm sau. - Đái tháo đường typ 2: + Thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. + Đường huyết thường tăng cao nhiều năm trước khi được chẩn đoán. + Thường ở người có triệu chứng nhẹ, phát hiện tình cờ. + Đ a số bệnh nhân thuộc loại béo (90% các bệnh nhân ở các nước đã phát triển), nhưng ở Việt Nam tỷ lệ ở người béo rất thấp. + Sự tiết insulin thấp tương đối, có sự kháng tác dụng insulin ở tổ chức ngoại biên và gan. + Các yếu tố di truyền ở loại này rất quan trọng, thường thấy ở trẻ sinh đôi đồng hợp tử (100% ở týp 2, trong khi chỉ có 50% týp l). Đ ái đường týp 2 có thể chia ra 3 týp: • Đái đường týp 2 không béo. • Đái đường týp 2 béo • Thể MODY (Maturity onset Diabetes of youth), đái đường khởi phát ở người trẻ tuổi. - Đái tháo đường thai nghén + Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, gặp khi có thai lần đầu và thường mất đi sau đẻ. + Đái tháo đường ở người mang thai thường khởi phát từ tuần lễ thứ 24 của thai kỳ, đôi khi xuất hiện sớm hơn. + Một số phụ nữ được xếp vào nhóm có nguy cơ cao là: béo phì, tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, tiền sử sinh con trên 4 kg, tiền sử bị sẩy thai hoặc thai chết lưu không tìm được nguyên nhân, ở phụ nữ trên 30 tuổi. Để phát hiện sớm, tất cả phụ nữ có thai nên được kiể m tra đường huyết để phát hiện đái tháo đường vào tuần lễ thứ 24 và thứ 28 của thời kỳ mang thai. Những trường hợp phụ nữ có thai bị đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể có nhiều 106 khả năng mắc phải các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm độc thai nghén, đa ối, thai chết lưu. Vì vậy, các trường hợp này phải theo dõi và kiểm soát đường huyết thường xuyên. Nếu kiểm soát tốt đường huyết, những biến chứng nguy hiểm trên sẽ rất ít xảy ra. - Rối loạn dung nạp glucose Rối loạn dung nạp glucose chỉ được phép kết luận sau khi đã tiến hành nghi ệm pháp tăng đường huyết bằng đường uống. Những trường hợp đã được chẩn đoán bị rối loạn dung nạp glucose thường có nguy cơ cao về bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và tăng cân hơn là các trường hợp không bị rối loạn dung nạp glucose. Như vậy sau khi được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose, chúng ta cần can thiệp tích cực bằng ch ế độ ăn, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, giảm cân khi béo, theo dõi đường huyết định kỳ để có thể ngăn cản sự xuất hiện của đái tháo đường thực sự hoặc làm chậm sự xuất hiện bệnh. 2. NGUYÊN NHÂN * Nguyên nhân do tụy: - Viêm tụy. - Ung thư tụy. - Sỏi tụy - Bệnh thiết huyết tố (Hémochromatosse). * Nguyên nhân ngoài tụy: - Cường thu ỳ trước tuyến yên. - Cường vỏ thượng thận. - U tuỷ thượng thận. - Cường giáp trạng. * Một số nguyên nhân khác; - Do di truyền. - Do tự miễn. - Do nhiễm khuẩn, virus. - Do thuốc: Corticoid, Thiazid. - Do rượu: ức chế AMPC dẫn tới giảm sản xuất insulin. - Tổn thương não. 3. TRIỆU CHỨNG 3.1. Lâm sàng * Khởi phát: - Thường không có biểu hiện gì đặc biệt, chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệ m 107 máu và nước tiểu. - Bệnh có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bị cảm, cúm. * Toàn phát: - Đái nhiều: bệnh nhân đái 6 - 7 lít / 24h. - Uống nhiều: đái nhiều nên bệnh nhân mất nước, khát và bệnh nhân sẽ uống nhiều. - Ăn nhiều, nhanh đói. - Gầy nhiều: + Do giảm đồng hóa, tăng dị hóa protid, lipid làm teo cơ và tổ chức mỡ dưới da. + Do mất nước. - Nước ti ểu có ruồi đậu, kiến bâu. - Bệnh nhân mệt mỏi, khô mồm, khô da. - Có khi bệnh nhân có các biểu hiện do biến chứng: tắc mạch chi, nhồi máu cơ tim, viêm đa dây thần kinh, nhiễm trùng, rụng răng sớm, ngứa ngoài da, mụn nhọt lâu khỏi, hôn mê. 3.2. Cận lâm sàng - Glucose máu lúc đói tăng cao. - Glucose niệu (+). Có một cách để thử nước tiểu là dùng một loại giấy thử đặc biệt, nếu các mảnh giấy này đổi màu khi nhúng vào trong nướ c tiểu là nước tiểu có đường. - Nghiệm pháp tăng đường máu (+). + Lấy máu định lượng glucose lúc đói. + Cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 250ml nước sôi để nguội, uống trong thời gian 5 phút. + 2 giờ sau khi uống, lấy máu định lượng glucose. Chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose khi đường huyết sau 2 giờ là 7,8- 11 mmol/l. Nếu kết quả > 11, 1 mmol/l thì chẩn đoán xác định là đái tháo đường. - Nghiệm pháp Conn (+) (nghiệm pháp với Cortison), nhưng hiện nay ít làm. - Thể xeton niệu (+). - HbA1c tăng cao so với bình thường. Xét nghiệm này chỉ có giá trị đánh giá kết quả điều trị, nó phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong 4-8 tuần đã qua, mà ít có giá trị chẩn đoán xác định đái tháo đường. - Định lượng insulin huyết thanh. 108 - Định lượng C-peptid. - Định lượng các tự kháng thể: kháng thể kháng insulin, kháng tế bào β tụy: GAD (acid glutamic decarboxylase). - Rối loạn chuyển hóa lipid kèm theo. Chủ yếu thấy tăng cholesterol, triglycend, LDL-c và giảm HDL-c 4. CHẨN ĐOÁN 4.1. Chẩn đoán bệnh dựa vào: (Có thể chẩn đoán được ở tuyến cơ sở) * Các triệu chứng kinh điển: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. * Các biến chứng thường gặp: thần kinh, mắt, bệnh lý mạch máu, nhiễm trùng. * Một số yếu tố nguy cơ gợi ý: - Béo. - Tiền sử gia đình có người bị bệnh ĐTĐ. - Phụ nữ có ĐTĐ lúc thai nghén. - Tiền sử đẻ con nặng trên 4 kg. * Xét nghiệm: - Đường huyết lúc đói hay xét nghiệm đường huyết bất kỳ trong thời gian nào. - Nghiệm pháp tăng đườ ng huyết. - Định lượng HbA1c. - Đường niệu. 4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán (Được WHO công nhận năm 1998): Dựa vào một trong ba tiêu chuẩn - Một mẫu đường huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/ dl (11,l mmol/l), kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết. - Đường huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/ dl (7 mmol / l). - Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75 g glucose ≥ 200mg/dl (11,l mmol/l). Chẩn đoán ch ắc chắn khi kết quả được lặp lại 12 lần trong những ngày sau đó. 4.3. Chẩn đoán phân biệt - Đái nhạt: uống nhiều, đái nhiều, xét nghiệm đường máu bình thường, đường niệu (-), tỷ trọng nước tiểu thấp. - Đái đường phối hợp với đái nhạt: - Đường huyết cao không tương xứng với đường niệu. [...]... chiếm 45,8% các bệnh nội tiết và 2 ,6% các bệnh nội khoa điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Lê Huy Liệu và cộng sự -1991) Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh Basedow chiếm 0,02 - 0,4% dân số, trong khi đó theo thông báo của Tunbridge và cộng sự thì ở Bắc Anh tỷ lệ mắc bệnh Basedow là khoảng 1% 1.2 Định nghĩa Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp, kết hợp với phì đại bướu lan toả Những biến đổi bệnh lý trong... Phòng bệnh cấp l: ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát bệnh ở cộng đồng và cá nhân người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường - Phòng bệnh cấp 2: ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển các biến chứng của bệnh - Phòng bệnh cấp 3: tăng cường khả năng của hệ thống sức khỏe quốc gia phục vụ có hiệu quả cho việc ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh đái tháo đường 114 BASEDOW 1 ĐẠI CƯƠNG 1.1 Đặc điểm dịch tễ Bệnh. .. ở bệnh nhân đái tháo đường, cần xử trí bước đầu sau đó tìm cách chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để xử trí 7 PHÒNG BỆNH Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cho cộng đồng về việc thực hiện chế độ ăn kiêng, luyện tập, hạn chế yếu tố nguy cơ, đặc biệt là việc quản lý bệnh nhân ngoại trú nhằm hạn chế biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra Cho đến nay có 3 cấp phòng bệnh. .. điểm dịch tễ Bệnh Basedow còn được gọi là bệnh Parry hay bệnh Graves, bệnh bướu cổ có lồi mắt hay bệnh tăng năng giáp tự miễn Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều ở tuổi 20 - 40, trong đó ở Việt Nam thường gặp nhiều ở lứa tuổi 20 - 30 (31,8%), nữ chiếm nhiều hơn nam, tuỳ theo thống kê có thể chiếm tỷ lệ 4/1 - 7/1 (Williams, Lê Huy Liệu) Đây là một bệnh nội tiết thường gặp ở nước ta, hiếm gặp... hợp) mà không kiểm soát được đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, nên đặt vấn đề điều trị bằng insulin, thường tiếp tục phối hợp với thuốc hạ đường huyết uống - Điều trị bệnh kèm theo và biến chứng (nếu có) Đặc biệt chú ý biến chứng tim mạch, hôn mê và bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường - Trách nhiệm quản lý, theo dõi người bệnh, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chế độ ăn, chế độ luyện... glucose, nếu nặng cần tiêm 20 - 40 mỡ dung dịch glucose 20%, nếu không đỡ phải đưa bệnh nhân vào bệnh viện 6. 2 Điều trị đái tháo đường typ 2 * Chế độ ăn: - Áp dụng như đái tháo đường typ 1 - Chế độ ăn nên được áp dụng đầu tiên cho mọi bệnh nhân - Nếu không đỡ, phải dùng thêm thuốc để điều chỉnh đường huyết - Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cần điều trị bằng thuốc hạ đường huyết uống, những thuốc... tự miễn + Yếu tố cơ địa di truyền: bệnh có tính gia đình rõ rệt, thường trong gia đình đã có người có biểu hiện bệnh lý ở tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, viêm tuyến giáp hoặc Basedow Bệnh cũng thường xảy ra ở cơ địa những người có rối loạn thần kinh thực vật thuộc loại cường giao cảm Các tác giả cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh Basedow nhiều hơn so với nam giới, bệnh Basedow còn liên quan tới hệ... khác: - Bệnh nhân nóng bức, sợ nóng, có những cơn bốc hoả Ra mồ hôi, nhất là hai lòng bàn tay - Thay đổi tính tình: bệnh nhân bồn chồn không yên, hay cáu gắt, dễ xúc động Bệnh nhân lo lắng nhiều về bệnh tật - Rối loạn tiêu hóa: thường đi ngoài phân lỏng nhưng không có máu, mũi - Mỏi cơ: thường gặp ở thể trung bình và nặng, phát hiện bằng dấu hiệu ghế đẩu, khi điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, bệnh. .. dụng trong ngày ra các bữa ăn chính và phụ hợp lý Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất Thông thường người bệnh đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn: - Hạn chế glucid, đảm bảo 30-35 Kcalo/kg/24h Protid 16% - 20%, lipid 20% 30%, glucid 50% - 60 % - Chia ra nhiều bữa ăn trong ngày theo tỷ lệ 1- 1-... máu - pH máu giảm - Xeton niệu (-) - Kèm theo có bệnh gan, thận * Hôn mê do hạ đường máu: Cần phải nghĩ tới hạ đường máu khi bệnh nhân có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay Thường xuất hiện ở những bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị tại nhà bằng thuốc hạ đường huyết nhưng ăn kiêng quá mức, hoặc dùng thuốc không đúng 6 ĐIỀU TRỊ Nếu thấy rõ nguyên nhân thì phải điều . Huy Liệu). Đây là một bệnh nội tiết thường gặp ở nước ta, hiếm gặp ở trẻ nhỏ và người già > 50 tuổi, chiếm 45,8% các bệnh nội tiết và 2 ,6% các bệnh nội khoa điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. mắc bệnh tới 16% tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cao ở những người bệnh bị béo. Như vậy tuổi già và bệnh béo liên quan đến những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ ở những người có tố bẩm đối với bệnh. nước tiểu. - Bệnh có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bị cảm, cúm. * Toàn phát: - Đái nhiều: bệnh nhân đái 6 - 7 lít / 24h. - Uống nhiều: đái nhiều nên bệnh nhân mất nước, khát và bệnh nhân sẽ