1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung chuyên đềx

86 540 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 141,51 KB

Nội dung

chuyên đề môn học

Phần mở đầu i.Lời mở đầu Ngành du lịch trên thế giới đang ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành công nghiệp hấp dẫn bậc nhất tại các quốc gia trên thế giới. Trong đó du lịch biển luôn được 70% số lượng du khách ưu tiên cho chuyến đi nghỉ ngơi thư giản của mình. Với các quốc gia lạnh giá quanh năm, thì việc được thả mình tắm nắng trên một bãi biển tràn ngập ánh nắng, biển xanh, cát trắng như TP. Nha Trang thì quả thật là thiên đường. Việt Nam là quốc gia có rất nhiều các tỉnh thành giáp với biển Đông, một điều kiện thuận lợi và tiên quyết trong việc phát triển ngành du lịch nghỉ biển. Việc khai thác tốt du lịch biển, đảo không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà còn là chiến lược đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Nha Trang là thành phố ven biển đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển du lịch quốc gia, được đánh giá là bãi biển đẹp nhất nước và đem lại nguồn thu lớn cho GDP của tỉnh Khánh Hòa và của Việt Na. Vì vậy mà việc làm sao để du lịch biển Nha Trang phát triển trở thành một ngành kinh tế quan trọng và bền vững, đảm bảo nhu cầu của quốc gia nhưng vẫn giữ vững được những nét đẹp rạng rỡ cho con cháu đời sau cùng được thụ hưởng. Đó là nhờ vào sự tâm huyết và trách nhiệm của lãnh đạo thành phố nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung, đặc biệt là sự chung tay đóng góp của mỗi công dân đang sống và làm việc tại Nha Trang, ii.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Ngày nay, cả thế giới đang phải đối mặt với những vấn nạn liên quan đến môi trường sống, tình trạng ô nhiễm, thiếu nguồn nước sạch, môi trường sống thu hẹp, rừng cây bị tàn phá con người ngày càng phát triển, đổi lại là môi trường xanh ngày càng mất đi. Ngành công nghiệp du lịch từng được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, ngành kinh doanh dịch vụ cung ứng cho các thượng đế và ít tạo ra chất thải công nghiệp cho môi trường , tuy nhiên nó đang ngày càng đi xa khỏi những gì mà chúng ta từng nghĩ. Ngày nay du lịch không còn được 100% số người hưởng ứng là 1 ngành công nghiệp không khói nữa vì những tác hại của nó đến với môi trường, du lịch đã góp phần nhiều vào ô nhiễm không khí khi đi du khách di chuyển bằng các phương tiện như máy bay, tàu xe, tàu thuyền du lịch….,sản xuất sản phẩm du lịch cũng mang lại khí carbon khá cao! Đó là chưa kể tổn hại môi sinh do rác thải của khách du lịch đưa vào thiên nhiên, phá hủy môi trường để làm các khu du lịch, săn bắt thú .vv . Vậy làm sao để có thể phát triển một ngành du lịch sạch hơn, đảm bảo các giá trị được bảo tồn nguyên vẹn cho các thế hệ mai sau. Đó là lý do mà đề tài du lịch biển bền vững TP. Nha Trang được đưa ra nghiên cứu trong chuyên đề này. iii.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về hoạt động du lịch biển tại thành phố Nha Trang, phân tích thực trạng các giá trị du lịch đây và đưa ra các giải pháp để phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang. iv.Ý nghĩa của nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: đề tài hệ thống lại các thông tin có giá trị cho việc tìm hiểu, phân tích quá trình hoạt động phát triển du lịch biển của thành phố Nha Trang, đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về sự tăng trưởng và phát triển của TP. Nha Trang. Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra các giải pháp và kiến nghị cá nhân để giúp cho Nha Trang có thể vừa phát triển du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, vừa bảo đảm tính bền vững cho môi trường hoạt động du lịch biển Nha Trang. v.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Sự phát triển du lịch biển tại thành phố Nha Trang trong những năm 2000-2012 vi.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp: Bài nghiên cứu thu thập các dữ liệu, thông tin về Đại Nam, các báo cáo về tình hình hoạt động của khu du lịch Đại Nam để đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của Đại Nam trong thời gian qua. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 2 Lập bảng khảo sát mức độ hài lòng của du khách đối với một sản phẩm dịch vụ nhỏ trong những sản phẩm du lịch biển của thành phố Nha Trang, đối tượng là 100 sinh viên đại học Công Nghiệp đã từng tham gia tour này để thu thập một vài dữ liệu sơ cấp cần thiết cho việc nghiên cứu. Phương pháp đánh giá tổng hợp Dựa vào toàn bộ các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã được thu thập, tác giả phân tích thông tin, và đưa ra kết luận về tình hình hoạt động, cũng như đề ra giài pháp cho du lịch biển Nha Trang. 3 Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch biển bền vững 1.1. Du lịch biển 1.1.1. Tìm hiểu về du lịch Khái niệm du lịch đã bắt đầu được biết đến từ trước Công nguyên, tuy nhiên cho đến thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu biết đến du lịch một cách rộng rãi và rõ ràng hơn, và người đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành công nghiệp du lịch đó chính là Thomas Cook. Thomas Cook (22/11/1808 - 18/7/1892, người Anh) được lịch sử ngành du lịch vinh danh với tư cách là ông tổ của ngành lữ hành, người sáng lập ra Thomas Cook Travel Inc - công ty du lịch lữ hành đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1841Thomas Cook tổ chức cho 570 người đi từ Leicester tới Longborough bằng tàu hoả để tham gia một cuộc biểu tình chống uống rượu. Ông đã liên lạc với hãng tàu hoả để có giá vé giảm đặc biệt, cung cấp thực phẩm và nước uống trên tàu, tổ chức sắp xếp cho 570 người ở Longborough . - đó là những hoạt động thể hiện bản chất của ngành lữ hành hiện đại. Với tài năng và sự sáng tạo của mình, Thomas Cook đã biến du lịch trở thành một ngành công nghiệp mới của thời đại. Hậu thế vẫn còn phải nghiêng mình thán phục Thomas Cook, bởi ông là người đầu tiên nghĩ ra rất nhiều loại hình dịch vụ chính của ngành lữ hành, mà đến tận ngày nay các loại hình này vẫn còn hoạt động và sinh lời một cách hiệu quả. Du lịch ngày càng phát triển, các loại hình du lịch không chỉ còn bó hẹp trong một phạm vi, mà bắt đầu mở rộng với nhiều loại hình du lịch khác nhau và ngày càng phức tạp hơn trong việc định nghĩa một cách chính xác về du lịch hiện đại. Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc cho rằng Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi 4 trường sống định cư; nhưng loại trừ các chuyến du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Họ đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “ Du lịch (tourism) là những hoạt động của người đi du hành đến và lưu trú tại nơi ngoài môi trường thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không quá 1 năm để nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác.” Ở Việt Nam, du lịch được hình thành và phát triển đã hơn 40 năm, nhưng chỉ mới thật sự diễn ra sôi động từ thập niên 90 gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà Nước. Các khái niệm liên quan đến du lịch cũng đã được Nhà nước quy định rõ trong các văn bản pháp luật được ban hành. Theo Pháp lệnh Du lịch, 2/1999 do Quốc hội Việt Nam ban hành thì: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Theo TS. Nguyễn Văn Hóa, trưởng khoa Thương mại – Du lịch Đại học Công Nghiệp TP.HCM thì du lịch được định nghĩa như sau:“ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với thời gian không quá 1 năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.” Và còn rất nhiều những định nghĩa khác đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra một định nghĩa chính xác hơn, phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch. 1.1.2. Du lịch biển Việt Nam của chúng ta có bờ đường biển dài trên 3.260 km, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển và trên 2773 đảo ven bờ cùng hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển, là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch biển, đảo của Việt Nam phát triển. Dọc theo bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch tiêu biểu như: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa 5 Việt (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Huế), Nha Trang, Vũng Tàu . trên 30 bãi biển được đầu tư, khai thác. Có thể thấy, du lịch biển, đảo đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Vậy thì chúng ta đã hiểu được gì về du lịch biển, mặc dù hiện nay du lịch biển đảo của Việt Nam chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch, nhưng chưa có một khái niệm chính thức nào được đưa ra cho ngành du lịch đặc trưng này. Từ một vài các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu tạm hiểu “Du lịch biển là các hoạt động di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú đến một địa điểm có tài nguyên biển để thực hiện các mục đích của mình như tham quan, vui chơi, giải trí, tại biển hay khám phá, , học hỏi về biển và sinh thái biển ., trong một khoảng thời gian nhất định.” 1.2 Khái niệm cơ bản về du lịch bền vững 1.2.1 Sự cần thiết phát triển bền vững Thế giới hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn về môi trường sống. Năm 2010, 30,6 tỷ tấn CO2 phát thải vào bầu khí quyển. Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tính riêng năm 2010, lượng phát thải nhà kính trên toàn thế giới đã gia tăng ở mức kỷ lục, phủ bóng mờ lên niềm hy vọng về việc duy trì sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng an toàn. Sự ấm lên toàn cầu làm tan băng ở Bắc Cực, khiến mực nước biển toàn cầu dâng thêm tới 1,6 m trong thế kỷ này, đe dọa nhiều vùng châu thổ và thành phố ven biển của Việt Nam. Theo các nhà khoa học Australia dự báo, thì sự thay đổi khí hậu trong 100 năm tới sẽ khắc nghiệt hơn nhiều so với dự đoán trước đây. Ngoài ra, các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước, không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới. Theo danh sách đỏ 2011 được công bố mới đây, động vật lưỡng cư là một trong những nhóm động vật chịu ảnh hưởng nặng nhất do ô nhiễm từ môi trường. Thêm vào đó, tài nguyên của Trái Đất đã bị khai thác quá mức. Với nhịp độ sử dụng nguồn tài nguyên như hiện nay, nhân loại phải cần 1 6 Trái Đất nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai cho nông nghiệp, rừng và chăn nuôi. Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu hécta rừng nhiệt đới, tương đương diện tích của Hy Lạp. Môi trường ô nhiễm, nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, con người đang mất dần những nguồn sống tự nhiên, để lại cho con cháu một thế giới đầy ô nhiễm, và sự đe dọa từ các dịch bệnh.Với tốc độ phát triển như hiện nay, chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ phải đối diện với sự diệt vong. Sự phát triển của xã hội văn minh được đánh đổi bằng thiên nhiên sẽ không phải là một sự phát triển bền vững, bởi nó sẽ hủy hoại sự sống của chúng ta trong tương lai. 1.2.2 Phát triển bền vững Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu của toàn cầu, phát triển phải gắn với bền vững vì nếu chỉ phát triển là chưa đủ. Phát triển bền vững là phát triển để cải thiện nâng cao sức khỏe cộng đồng và phúc lợi xã hội. Phát triển bền vững là tạo sự công bằng xã hội, công bằng giữa các thế hệ đi trước, đương đại và đi sau. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới(IUNC/80) đưa ra quan điểm “ phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác của nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn, đan xen nhau”. Sự bền vững nói chung có ý nghĩa là sự hiện hữu của những điều kiện về sinh thái học cần thiết để hỗ trợ cho cuộc sống của con người ở mức độ đặc trưng nào đó về tình trạng vững mạnh cho những thế hệ mai sau. Nó bao gồm: + Không dùng những tài nguyên không có khả năng khôi phục nhanh, tốc độ tìm ra những thay thế có khả năng khôi phục. + Không dùng những tài nguyên với khả năng khôi phục chậm hơn tốc độ chúng có thể được bổ sung. + Không thải chất gây ô nhiễm nhanh hơn tốc độ bầu sinh quyển tự tiến triển sang vô hại. Việc phát triển bền vững cũng phải tuân theo những nguyên tắc riêng, 4 nguyên tắc của phát triển bền vững là: phát triển, lâu dài, công minh và đạo đức 7 - Phát triển Nguyên tắc này phát triển để đạt mục tiêu chính yếu là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương. Điều đó có nghĩa là để phát triển thì phải gắn với xã hội, nếu không gắn với xã hội thì chỉ là tăng trưởng chứ không phát triển. - Lâu dài – đảm bảo, bảo vệ nguồn sống lâu dài Nguyên tắc này nhấn mạnh là “sự phát triển” và môi trường phải tương hợp, giữ gìn, bảo vệ lâu dài những nguồn sống và tôn trọng sức chịu đựng của môi trường sinh thái. - Công minh Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự hợp lý, sự cân bằng trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên tự nhiên nói chung, đảm bảo giữa hiện tại và tương lai. - Đạo đức - không xâm phạm văn hóa, giá trị văn hóa, xã hội, đạo đức của các dân tộc. Nguyên tắc này hỗ trợ phát triển bền vững, không làm thay đổi các giá trị, thái độ và những hành vi. Thiết lập – đề ra các chính sách, kinh tế xã hội, môi trường, kể cả các hành vi của người dân nói chung. 1.2.3 Du lịch bền vững Du lịch thế giới đang ngày càng phát triển, và diện mạo đang ngày càng thay đổi, đa dạng hơn, phức tạp hơn và cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xuang quanh nhiều hơn nếu nó không được không được kiểm soát, và thể hiện sự không tôn trọng đối với môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội.“Tính bền vững của sự phát triển du lịch được thừa nhận là tính chất để có các biện pháp phù hợp mang tính vĩnh cửu, cân bằng và nhân bản hơn của xã hội.” Phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài đối với ngành du lịch, hướng đến tinh thần trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên sau khi đã sử dụng thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích trước mắt của mình. Một số các định nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là đáp ứng các nhu cầu về du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Điều này được thực hiện 8 bằng cách điều chỉnh mức độ sử dụng tài nguyên du lịch trong giới hạn của khả năng tái sinh là tăng trưởng tự nhiên của chúng”. Hội đồng thế giới về tham quan và du lịch(WTTC), tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng về Trái đất(CT) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững : “Là loại du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những vùng đón tiếp, mà vẫn đảm bảo và cải thiện nguồn lực trong tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực, sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống.” Việc phát triển du lịch bền vững phải đạt bốn mục đích chủ yếu là: - Phát triển du lịch bền vững nhằm tối ưu hóa các lợi ích kinh tế xã hội. - Phát triển du lịch bền vững là để bảo tồn môi trường tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này. - Phát triển du lịch bền vững là để bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa truyền thống và khai thác tốt các giá trị này. - Phát triển du lịch bền vững đảm bảo chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch. 1.2.4 Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch phải phù hợp với những nguyên tắc phát triển bền vững( theo Cormin 1990) như sau: - Phải theo những nguyên tắc cơ bản là tôn trọng văn hóa và môi trường của khu vực tiếp nhận khách, kinh tế và lối sống truyền thống, thái độ bản địa, sự lãnh đạo và mô hình chính trị. - Phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương, hoạt động chỉ có thể thực hiện được với sự chấp thuận và cung cấp của họ, có sự giám sát với mức độ nhất định của địa phương. 9 - Đảm bảo tính công bằng, kể cả trong ý nghĩ. Chẳng hạn như ý kiến phân phối hợp lý lợi tức và chi phí giữa nhà tổ chức du lịch với những người chủ và địa phương không chỉ hiện tại mà cả tương lai. - Được hoạch định và quản lý trong mối quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên cho thế hệ tương lai. - Được hoạch định trong mối quan hệ thống nhất với các lĩnh vực kinh tế khác. - Được đánh giá đặt trên nền tảng đang tiến triển, đánh giá những mặt tác động và cho phép hành động nhằm ngăn chặn bất cứ những tác động tiêu cực nào. Bản so sánh đặc trưng của phát triển du lịch bền vững và du lịch riêng lẻ, đại chúng, kém bền vững: Phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch riêng lẻ, du lịch đại chúng, kém bền vững - Dựa vào thị trường mục tiêu để sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm - Tài nguyên du lịch được khai thác nhưng vẫn được bảo tồn, môi trường được bảo vệ và chất lượng được nâng cao - Làm hài lòng du khách, mang lại lợi ích cho địa phương - Giáo dục về môi trường cho cả nhân viên, du khách và cộng đồng địa phương - Quản lý hoạt động du lịch và hoạt động bền vững (môi trường) từ sự phối hợp các ngành hữu quan, địa phương và cộng đồng - Chỉ dựa vào tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa, nhân văn) để phát triển sản phẩm du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và du lịch - Dựa vào tài nguyên du lịch để lôi kéo và để làm hài lòng du khách và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngành du lịch - Phát triển các loại hình du lịch riêng lẻ không mang tính bền vững 10 [...]... 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều chim yến nhất Vì thế, Hòn Nội và Hòn Ngoại còn có tên là đảo yến Tuy nhiên, trong vịnh Nha Trang có gần 10 đảo có chim yến làm tổ nên “đảo yến” không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì có tên gọi như vậy Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài Hòn Nội còn có bãi tắm đôi (có hai bờ... Đây là lần đầu tiên các chuyên gia đầu ngành về biển và văn hóa biển trong cả nước tập trung tại Nha Trang để công bố kết quả nghiên cứu cùng nhiều tài liệu, tư liệu mới về văn hóa biển của một quốc gia biển Nhiều tài liệu nghiên cứu của chuyên gia nước ngoài kết luận: người Đông Sơn (người Việt Cổ) là cộng đồng cư dân thạo sông nước biển khơi Tại hội thảo, các nhà khoa học và chuyên gia văn hóa lịch... chú trọng hơn Các khu thương mại trên các tuyến phố chính được đầu tư xây dựng tạo nên bộ mặt đô thị và thu hút nhiều khách đến mua sắm Một số tuyến phố chuyên doanh bước đầu được hình thành như phố xe máy- điện lạnh (đường Quang Trung), phố trang trí nội thất (đường Thống Nhất), phố thời trang (đường Phan Chu Trinh, Lý Thánh Tôn), phố dịch vụ ăn uống- khách sạn (Trần Phú, Biệt Thự, Trần Quang Khải,... đê Xuân Hải bị vỡ (1996) Rừng ngập mặn hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm Nhờ có nhiều kênh rạch cùng với hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường Ở TP Hồ Chí Minh, trong thời gian gần đây triều cường đã gây ngập nhiều khu dân cư, trong đó có một nguyên nhân là hầu hết các kênh rạch có những dải dừa nước và nhiều loài cây... urbain) Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư . hình hoạt động, cũng như đề ra giài pháp cho du lịch biển Nha Trang. 3 Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch biển bền vững 1.1. Du lịch biển 1.1.1.. mà đề tài du lịch biển bền vững TP. Nha Trang được đưa ra nghiên cứu trong chuyên đề này. iii.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu

Ngày đăng: 17/03/2013, 15:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.5. Đánh giá tính bền vững của du lịch biển NhaTrang - Nội dung chuyên đềx
3.5. Đánh giá tính bền vững của du lịch biển NhaTrang (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w