1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐIỀU TRA KHẨU PHẦN ppsx

9 2,9K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 145,97 KB

Nội dung

115 §iỊu tra khÈu phÇn §iỊu tra khÈu phÇn§iỊu tra khÈu phÇn §iỊu tra khÈu phÇn Mơc tiªu Mơc tiªuMơc tiªu Mơc tiªu Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các phương pháp cơ bản của điều tra khẩu phần: ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm. 2. Có khả năng áp dụng điều tra khẩu phần bằng phương pháp nhớ lại 24 giờ qua và phương pháp hỏi ghi tần xuất tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Néi dung Néi dungNéi dung Néi dung Các kết quả về tiêu thụ lương thực thực phẩm, giá trò dinh dưỡng của khẩu phần được sử dụng tùy thuộc vào các đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau. Chính phủ, các nhà tài trợ cần các thông tin số liệu để đưa ra các quyết đònh xây dựng kế hoạch và chính sách. Chính quyền các cấp, các tổ chức phi chính phủ và các nhà chức trách của cộng đồng lại cần thông tin số liệu để xác đònh nhóm nguy cơ và các can thiệp thích hợp. Nói chung, việc điều tra mức tiêu thụ lương thực thực phẩm đã được các tác giả thống nhất là nhằm các mục đích sau: - Nhận biết được các loại lương thực thực phẩm đang được sử dụng và xác đònh số lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ. - Xác đònh giá trò dinh dưỡng, tính cân đối của khẩu phần và mối liên quan với tình trạng kinh tế, văn hoá và xã hội. - Xem xét mối liên quan giữa chất dinh dưỡng ăn vào với sức khỏe và bệnh tật. Sự khác nhau về nhu cầu số liệu sẽ yêu cầu các phương pháp thu thập số liệu khác nhau. Có nhiều phương pháp để điều tra tiêu thụ lương thực thực phẩm. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp nào là tuỳ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và các điều kiện để thực hiện nghiên cứu. 1. Ph−¬ng ph¸p ®iỊu tra träng l−ỵng l−¬ng thùc thùc phÈm 1.1. Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm 1.1. Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm1.1. Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm 1.1. Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm Việc theo dõi sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng và nhu cầu về tiêu thụ lương thực thực phẩm là công cụ chính để tính toán an ninh lương thực thực phẩm cho mỗi quốc gia. Để đánh giá được nhu cầu và mức tiêu thụ lương thực thực phẩm cho một người trong một khoảng thời gian (có thể là một năm hay một ngày) cần căn cứ vào: - Lượng lương thực thực phẩm có thể có từ các nguồn cung cấp: dự trữ, tồn, thực phẩm sản xuất ra, thực phẩm nhập khẩu; 116 - Lượng lương thực thực phẩm dùng cho mục đích khác không phải cho ăn uống như: chăn nuôi, làm giống, công nghiệp nội đòa, xuất khẩu; - Dân số và cơ cấu dân số; - Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghò cho các loại đối tượng. Phương pháp này có thể sử dụng để theo dõi trên một mẫu lớn trong thời gian dài. Nếu theo dõi tiến hành vào những thời điểm khác nhau trong năm có thể cho biết dao động theo mùa của tiêu thụ thực phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này không thể hiện được sự khác nhau ở những phạm vi chi tiết hơn, ví dụ như theo vùng, theo các quần thể dân cư khác nhau trong xã hội; do đó không cho thấy số người bò thiếu và thiếu ở đâu, cần loại giúp đỡ gì, không cho biết nguy cơ ban đầu của từng vùng, không phản ánh được khả năng tiếp cận và thường ước tính thấp các thực phẩm không có giá trò thương mại. Để có được các số liệu thường xuyên đáng tin cậy, đòi hỏi bộ máy thống kê có chất lượng cao, các cán bộ cộng tác có trình độ chuyên môn. 1.2. Phương pháp xác đònh lương thực thực phẩm theo trọng lượng (cân đong): 1.2. Phương pháp xác đònh lương thực thực phẩm theo trọng lượng (cân đong): 1.2. Phương pháp xác đònh lương thực thực phẩm theo trọng lượng (cân đong): 1.2. Phương pháp xác đònh lương thực thực phẩm theo trọng lượng (cân đong): Phương pháp này chính xác, chất lượng cao, cho phép đánh giá lượng thức ăn và chất dinh dưỡng ăn vào thường ngày của đối tượng. Có thể áp dụng cho cả nhà ăn tập thể, gia đình và cá nhân. Phương pháp này đòi hỏi người điều tra cân đong tất cả các loại thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ cho một người hay một nhóm đối tượng trong một thời gian nhất đònh. Công việc này được coi là khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian và kinh phí. Người điều tra cân các loại thức ăn mà gia đình sử dụng một cách chính xác ở 4 giai đoạn: trước khi làm sạch, sau khi làm sạch, sau khi nấu chín và lượng thức ăn còn lại sau khi ăn để tính được lượng lương thực thực phẩm thực tế đã ăn. Thời gian điều tra dài hay ngắn tuỳ thuộc vào chu kỳ của thực đơn, vòng quay của thực phẩm, thông thường là một tuần lễ và không ít hơn 3 ngày. 2. Ph−¬ng ph¸p hái ghi: 2.1. Phương pháp pháppháp pháp ghi ghighi ghi s ss sổ và vàvà và ki kiki kiểm mm m kê kêkê kê - Ứng dụng: Phương pháp này có thể tiến hành ở cả bếp ăn tập thể và gia đình, đòi hỏi người nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với người quản lí hay người nội trợ trong gia đình. - C¸ch tiÕn hµnh: Cần ghi chép được số người ăn mỗi bữa cùng với các lương thực thực phẩm đã sử dụng vào mục đích ăn uống trong ngày để tính được lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ cho một người/ngày. 117 Đối với bếp ăn tập thể , nếu sổ sách xuất nhập hàng ngày không đầy đủ mà chỉ có sổ nhập xuất từng đợt thì cần tiến hành kiểm kê số lượng tồn kho để tính ra lượng lương thực thực phẩm đã tiêu thụ. Nên lấy số liệu hàng tháng, hàng q. Ở điều kiện gia đình, khi bắt đầu và khi kết thúc điều tra cần xem xét đến các thực phẩm còn tồn chưa sử dụng hoặc một số thực phẩm sử dụng cho mục đích khác như chăn nuôi, để giống, bán đi hoặc làm quà tặng. 2.2. Phương pháp ghi chép Phương pháp ghi chép theo ngày (còn gọi là nhật ký) u cầu đối tượng ghi lại các đồ ăn, thức uống đã dùng trong một thời gian nhất định (thường từ 1- 7 ngày). Ghi số lượng thực phẩm đã sử dụng càng chính xác càng tốt bằng cách cân hay ước lượng. Phương pháp naứy đòi hỏi sự hợp tác cao của đối tượng và có sự hướng dẫn tỷ mỉ của điều tra viên. 2.3. Điều tra tần xuất tiêu thụ của LTTP Mơc ®Ých: Phương pháp điều tra tần xuất tiêu thụ lương thực thực phẩm được sử dụng để thu thập các thông tin về chất lượng khẩu phần, tìm hiểu tÝnh th−êng xuyªn của c¸c lo¹i thùc phÈm trong thêi gian nghiªn cøu, sè b÷a ¨n, kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c b÷a ¨n vµ giê ¨n. Tần xuất tiêu thụ một thực phẩm nào đó trước hết phản ánh sự có mặt của một chất hay một nhóm chất dinh dưỡng tương ứng có mặt trong khẩu phần (sự tiêu thụ rau lá xanh và cà rốt với tần xuất cao là biểu hiện sự có mặt của caroten…) Kết quả của phương pháp này cho biết : những thức ăn phổ biến nhất (nhiều gia đình hoặc nhiều người dùng nhất), những thức ăn có số lần sử dụng cao nhất và cả những dao động theo mùa. Có thể lượng hóa một phần khẩu phần của đối tượng qua đó có thể dự báo thiếu những chất dinh dưỡng quan trọng như protid, vitamin A, sắt… Ưu điểm : nhanh, ít tốn kém về thời gian, kinh phí, nhân lực và ít gây phiền toái cho đối tượng. Thường được sử dụng để nghiên cứu mối liên quan giữa tập quán ăn uống hoặc khả năng tiêu thụ những loại thực phẩm đặc hiệu nào đó theo điều kiện kinh tế của hộ gia đình hoặc cộng đồng với những bệnh do thiếu hoặc thừa một chất hay nhóm chất dinh dưỡng có liên quan. Hạn chế : thường chỉ cho biết tần xuất sử dụng, mang ý nghóa đònh tính hơn là đònh lượng. Người ta còn có thể điều tra tần xuất bán định lượng (semiquantative food frequency). Với cách này, mức tiêu thụ thực phẩm và chất dinh dưỡng cần quan tâm 118 được ước lượng dựa vào kích cỡ qui ước (nhỏ, trung bình, lớn) và tần xuất xuất hiện của thực phẩm. 2.3. Phương pháp hỏi tiền sử dinh dưỡng Ph−¬ng ph¸p nµy thường ®−ỵc áp dụng khi nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trẻ em hay ở các tình trạng bệnh lý. Có thể sắp xếp các câu hỏi về tiền sử dinh dưỡng theo 3 nội dung là tần xuất lương thực thực phẩm, thức ăn thích và không thích, tường thuật cách ăn 3 ngày gần nhất. Ở trẻ em, phương pháp này thu thập các tài liệu về nuôi dưỡng trẻ em qua thời gian dài để đối chiếu với tài liệu phát triển về thể chất. Phần chính của phương pháp này hỏi về các bữa ăn chính, các lương thực thực phẩm quan trọng nhất của từng thời kỳ. Một số câu hỏi chéo được sử dụng để kiểm tra tính chân thực của câu trả lời. Theo kinh nghiệm thì nên để người mẹ tự kể lại một cách thoải mái cách ni con của mình và người nghiên cứu chỉ chi tiết hố câu hỏi khi cần thiết. 2.4. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 gi 2.4. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 gi2.4. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 gi 2.4. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 giê qua ê quă qua ê qua Trong phương pháp này, đối tượng kể lại tỷ mỉ những gì đã ăn ngày hôm trước hoặc 24 giờ trước khi phỏng vấn. Người phỏng vấn cần được huấn luyện kỹ để có thể thu được các thông tin chính xác về số lượng các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng đã tiêu thụ. Người phỏng vấn cần sử dụng những dụng cụ hỗ trợ (mÉu dơng cơ ®o l−êng, album ảnh món ăn, cân thực phẩm … ) để giúp đối tượng có thể dễ nhớ, dễ mô tả các kích cỡ thực phẩm đã được tiêu thụ và giúp cho qui đổi đơn vò đo lường của hộ gia đình ra gam. Ưu điểm - Là một phương pháp rất thông dụng, có giá trò khi áp dụng cho số đông đối tượng. - Đơn giản, nhẹ nhàng đối với đối tượng nghiên cứu nên thường có sự hợp tác rất cao. - Nhanh, chi phí ít và có thể áp dụng rộng rãi ngay cả với những đối tượng trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ. Nhược điểm - Phụ thuộc nhiều vào trí nhớ, thái độ cộng tác của đối tượng và cách gợi vấn đề của điều tra viên. Hiện tượng trung bình hóa khẩu phần có thể xảy ra. - Không thể áp dụng cho người có trí nhớ kém. - Khó ước tính chính xác trọng lượng một số thực phẩm. Cách thu thập số liệu: 119 - Đối với điều tra viên (ĐTV): trước khi tiến hành thu thập số liệu, cần được tập huấn kỹ về mục đích, ý nghóa, tầm quan trọng của cuộc điều tra, đặc biệt về kỹ thuật và kỹ năng điều tra. Sau đó phải được điều tra thử (pretest) rồi mới tham gia điều tra chính thức. - Đối tượng được hỏi: + Nếu là người lớn: Hỏi trực tiếp đối tượng. + Nếu là trẻ em: Hỏi người trực tiếp cho trẻ ăn trong thời gian cần nghiên cứu. - Thời gian: có 2 cách ấn đònh thời gian cần thu thập thông tin: + Cách 1: Hỏi ghi tất cả các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong 24 giờ kể từ lúc ĐTV bắt đầu phỏng vấn trở về trước. Ví du ï : Cuộc phỏng vấn bắt đầu vào lúc 10 giờ ngày 20/9/2000 thì giai đoạn 24 giờ được tính từ 10 giờ ngày 19/9/2000. + Cách 2: Hỏi ghi tất cả các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong 1 ngày hôm trước (kể từ lúc ngủ dậy buổi sáng hôm qua cho đến trước lúc thức dậy của sáng hôm sau). Chú ý: trong mỗi cuộc điều tra cần thống nhất cách ấn đònh thời gian trước khi tiến hành và không điều tra những ngày có sự kiện đặc biệt như giỗ, tết, liên hoan…. - Các thông tin cần thu thập: + Một số thông tin về đối tượng: họ và tên, tuổi, giới, tình trạng sinh lý. + Số bữa ăn/ngày, chú ý phân biệt bữa chính, bữa phụ và sự phân bố bữa ăn. + Cơ cấu bữa ăn bao gồm: thu thập số lượng các lương thực thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong khoảng thời gian 24 giờ qua và có ghi chú rõ là ăn tại hộ gia đình hay ngoài hộ gia đình. - Các dụng cụ hỗ trợ: mỗi ĐTV cần có dụng cụ hỗ trợ như các mÉu thùc phÈm, dơng cơ ®o l−êng b»ng nhùa, kim lo¹i hc tranh mµu, ¶nh chơp ®Ĩ ®èi t−ỵng cã thĨ dƠ nhí, dƠ m« t¶ c¸c kÝch cì thùc phÈm ®· sư dơng. Ngoµi ra, nªn cã thªm 1 chiếc cân nhỏ giúp cho qui đổi các đơn vò đo lường của đối tượng ra đơn vò đo lường chung là gam. - Kỹ thuật : + Trước khi đi vào phỏng vấn, ĐTV phải giải thích rõ mục đích, ý nghóa và tầm quan trọng của cuộc điều tra với đối tượng được điều tra để họ hiểu và cùng cộng tác nhằm đảm bảo tính chân thực của số liệu. 120 + Nếu áp dụng phương pháp này trong điều tra khẩu phần ăn của hộ gia đình thì ĐTV sẽ phỏng vấn người nội trợ của hộ gia đình về những LTTP mà hộ gia đình đã sử dụng ngày hôm qua tại hộ gia đình . ĐTV cũng cần hỏi từng thành viên trong hộ gia đình về những thực phẩm mà họ đã sử dụng ngày hôm qua ngoài hộ gia đình và ghi chú rõ ràng để có thể tách riêng ra khi sử lý số liệu. Một ngày ăn của hộ gia đình cần được chia làm 6 khoảng thời gian khác nhau để giúp gợi lại trí nhớ của đối tượng, tránh bỏ sót các bữa ăn thêm nhất là đối với các cháu nhỏ: 1. Bữa sáng. 2. Bữa giữa bữa sáng và bữa trưa. 3. Bữa trưa. 4. Bữa giữa bữa trưa và bữa tối. 5. Bữa tối. 6. Bữa giữa bữa tối cho đến trước khi thức dậy của ngày hôm sau. Qui đònh phân chia khoảng thời gian thành 6 bữa như vậy được tôn trọng tối đa để tránh bỏ sót (hỏi riêng từng bữa) . . . . Nên bắt đầu thu thập thông tin từ bữa 1 rồi hỏi tiếp tục diễn biến theo thời gian cho đến bữa cuối cùng của ngày điều tra. Cần chấm cơm từng bữa trong ngày điều tra một cách cẩn thận, chính xác cho đối tượng nghiên cứu hoặc cho từng người trong hộ gia đình (kể cả khách mời): nếu có ăn thì đánh dấu “x”, nếu vắng mặt thì viết số “0” (tương ứng với tuổi, giới, tình trạng sinh lý đặc biệt của từng người) và ghi rõ là ăn tại hộ gia đình hay ăn ở ngoài. Tên thực phẩm mà đối tượng đã tiêu thụ cần được mô tả thật cụ thể, chính xác (ví dụ: rau muống, cá chép, thòt lợn nửa nạc nửa mỡ…). Đối với các thức ăn chín, chế biến sẵn, sản phẩm truyền thống của đòa phương được nhiều đối tượng sử dụng mà không có trong “Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam” cần được qui về thức ăn sống riêng biệt của từng loại thực phẩm dùng để chế biến nên thức ăn đó. Số lượng thực phẩm đã tiêu thụ cần được đánh giá một cách chính xác bằng cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hỏi ghi thích hợp kết hợp với quan sát, cân kiểm tra đối với các dụng cụ đo lường đòa phương (bơ, bát, thìa…) để qui đổi ra gam. Các lương thực thực phẩm sẵn có của hộ gia đình (trước hết là gạo) nên đề nghò hộ gia đình biểu diễn đong đo lại để cân trực tiếp. Ngoài ra, thu thập giá tiền của một đơn vò đo lường được sử dụng trong trao đổi hàng hóa tại đòa phương là 121 rất cần thiết ( mơ ù rau, bìa đậu, cái bánh rán… giá bao nhiêu tiền?). Trên cơ sở đó, cán bộ phụ trách điều tra sẽ tiến hành quan sát giá cả tại chợ của đòa phương, mua và cân kiểm tra để qui đổi ra đơn vò đo lường chung (gam). Trong quá trình phỏng vấn những câu hỏi chi tiết luôn được đặt ra để kiểm tra độ chính xác của thông tin. Mục đích cuối cùng là để ước lượng chính xác nhất tên và trọng lượng thực phẩm đã được đối tượng sử dụng trong thời gian nghiên cứu. Ví dụ: đối với cơm : cơm gì? (cơm nếp hay cơm tẻ, cơm rang hay cơm nấu?), ăn bao nhiêu bát?, loại bát gì? (bát Hải Dương, bát Trung Quốc, bát to ), đơm (xới) như thế nào (nửa bát, lưng bát, miệng bát hay đầy bát). Trong một số trường hợp cần thiết, việc biểu diễn lại cách và mức độ đơm (xới) như đối tượng mô tả cũng cần được thực hiện. Quá trình phỏng vấn nên tiến hành tại nhà đối tượng với một không khí thân mật, cởi mở, thái độ thông cảm, ân cần để làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm, gần gũi giúp họ trả lời một cách thoải mái, chính xác, đầy đủ các câu hỏi về sự ăn uống của bản thân, gia đình đặc biệt là của trẻ em. Hạn chế tối đa các câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh câu trả lời của đối tượng. Các thông tin cần thiết trên phiếu điều tra đều được kiểm tra và hoàn chỉnh ngay tại thực đòa. 2.5. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 giê qua nhiỊu lÇn 2.5. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 giê qua nhiỊu lÇn2.5. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 giê qua nhiỊu lÇn 2.5. Ph−¬ng ph¸p nhí l¹i 24 giê qua nhiỊu lÇn Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ có thể được tiến hành trong nhiều ngày liên tục (3-7 ngày) hoặc được nhắc lại vào các mùa khác nhau trong năm để đánh giá khẩu phần trung bình của đối tượng hoặc theo dõi diễn biến ăn uống theo mùa. Số ngày điều tra đòi hỏi để đánh giá khẩu phần trung bình của đối tượng phụ thuộc vào mức độ chính xác cần đạt được, chất dinh dưỡng cần quan tâm nghiên cứu, chu kỳ thực phẩm và loại quần thể nghiên cứu. Một số tác giả khuyên rằng có thể điều tra trong thời gian 3 ngày liên tục. Nếu phương pháp chọn mẫu đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện, khoảng thời gian nghiên cứu có chú ý tới ảnh hưởng của các ngày mà bữa ăn có thể được cải thiện hơn ngày thường (ngày nghỉ, chủ nhật ), ảnh hưởng của mùa vụ thì kết quả có thể cho ta đánh giá được mức độ tiêu thụ lương thực thực phẩm khá chính xác. Kỹ thuật tiến hành tương tự phương pháp hỏi ghi 24 giờ. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng 4 lần hỏi ghi 24 giờ trên cùng một đối tượng trong vòng một năm nên được dùng để đánh giá khẩu phần ăn thường ngày của đối tượng. 122 3. ĐIỀU TRA TẬP QUÁN ĂN UỐNG Đó là các phương pháp nhằm thu thập các thông tin như các quan niệm, niềm tin sở thích đối với thức ăn cũng như cách chế biến, phân bố các thức ăn trong ngày, cách ăn uống trong các dịp lễ hội Tìm hiểu tập quán ăn uống và xác định nguyên nhân của chúng là cần thiết, vừa để tiến hành giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả, vừa đề ra phương hướng sản xuất thích hợp. Sự hình thành và phát triển tập quán ăn uống chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí, kinh tế, xã hội, tôn giáo, lịch sử và địa lí. Để đạt được các yêu cầu trên, người ta thường sử dụng các phương pháp định tính, bao gồm: 3.1 Phương pháp phỏng vấn và trò chuyện Phương pháp dùng để tìm hiểu những ý nghĩ, quan niệm và thái độ của đối tượng. Có thể phỏng vấn trực tiếp người mẹ hoặc những người khác trong gia đình hay hàng xóm. Nguyên tắc làm việc: - Tôn trọng đối tượng phỏng vấn, không bình luận về họ và con họ với những người khác. - Không nên tỏ thái độ đồng tình, phản đối hay ngạc nhiên trước câu trả lời của đối tượng. - Luôn tỏ ra quan tâm chăm chú trong khi trò chuyện. - Thái độ chân tình, cởi mở và không áp đặt. 3.2. Phương pháp quan sát Phương pháp này dùng để mô tả hành vi của đối tượng (có thể là cá thể hay cộng đồng). Khi quan sát nên chú ý những điểm sau: - Cách chuẩn bị bữa ăn của trẻ như thế nào ? Cách chế biến ? Thực phẩm dùng để nấu bữa ăn ? Có đảm bảo vệ sinh không ? - Thái độ của người mẹ khi trẻ bị ốm, bị suy dinh dưỡng ? - Ai là người cho trẻ ăn ? Trẻ ăn được bao nhiêu ? - Đối tượng được ưu tiên là ai ? Có sự phân biệt giữa con trai và con gái không ? - Ai là người quyết định cách cho trẻ ăn? - Dụng cụ chế biến thức ăn là gì ? Khi quan sát chú ý đánh giá tình trạng dinh dưỡng của đứa trẻ qua các biểu hiện thực thể (da, bắp cơ, tóc ) 3.3. Phương pháp thảo luận nhóm có trọng tâm Thảo luận nhóm được tổ chức cho khoảng 8 - 12 người. Có một người dẫn chuyện, đưa ra chủ đề cụ thể liên quan đến cuộc điều tra và một người quan sát, ghi chép, nếu có điều kiện có thể dùng máy ghi âm. Kết quả thảo luận thường đưa ra 123 được một bức tranh về hành vi dinh dưỡng của cộng đồng, giúp xây dựng các câu hỏi điều tra sát trọng tâm hơn và lí giải cho các thông tin định lượng. 3.4. Tìm hiểu thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là một thói quen phổ biến ở nhiều cộng đồng. Cho ăn sam (hay ăn bổ sung) sớm trước 4 tháng tuổi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và kém phát triển ở trẻ em, ngược lại nếu cho ăn sam quá muộn (sau 6 tháng) trẻ sẽ bị thiếu dinh dưỡng vì số lượng và chất lượng của sữa mẹ lúc này không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. . năng: 1. Trình bày được các phương pháp cơ bản của điều tra khẩu phần: ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm. 2. Có khả năng áp dụng điều tra khẩu phần bằng phương pháp nhớ lại 24 giờ qua và phương. Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm 1.1. Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm1.1. Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm 1.1. Phương pháp điều tra tổng. trọng của cuộc điều tra với đối tượng được điều tra để họ hiểu và cùng cộng tác nhằm đảm bảo tính chân thực của số liệu. 120 + Nếu áp dụng phương pháp này trong điều tra khẩu phần ăn của

Ngày đăng: 26/07/2014, 02:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w