Điềutracâyphântánởấnđộ Trồng cây là một phần trong toàn bộ hệ thống canh tác nông nghiệp, một tập quán lâu đời gắn liền với đặc tính văn hoá của ấn độ. Cây trồng phântán là nguồn gỗ, củi, thức ăn gia súc quan trọng và những sản phẩm hữu ích khác được các cộng đồng địa phương sử dụng rộng rãi. Vai trò của những cây trồng này trong việc bảo tồn đất và nước, trong kinh tế địa phương và trong bối cảnh rộng hơn- trong bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ cacbon và cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng. Một chương trình lâm nghiệp xã hội được phát động vào những năm 1970 ởấnđộ đã thúc đẩy người dân tham gia rộng rãi vào việc trồng cây trên đất cộng đồng không có rừng và đất tư nhân bằng cách khuyến khích, hướng dẫn và trợ giúp họ. Mục tiêu chủ yếu của chương trình này là tăng cường nguồn gỗ củi, gỗ nhỏ và thức ăn gia súc nhằm giảm bớt áp lực lên rừng tự nhiên, chắn gió cho cây nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân. Đến những năm 1980, những khu vực rộng lớn đã được trồng theo chương trình này. Mặc dù nhận thấy tầm quan trọng của câyphântán được trồng từ khi phát động chương trình Lâm nghiệp Xã hội và trước đó nhưng vẫn chưa có một nghiêncứu toàn diện nào về khả năng cung cấp gỗ từ câyphân tán. Việc thiếu các thông tin có hệ thống có nghĩa là các nguồn câyphântán có xu hướng không được biết đến trong việc xây dưng chính sách cũng như trong các quy hoạch quốc gia và quản lý tài nguyên cây và rừng. Khắc phục điều này, cơ quan điềutra rừng của ấnđộ (FSI) đang tiến hành điềutra để đánh giá hiện trạng của gỗ từ câyphân tán. Cuộc điềutra này đã xem xét tất cả những cây đứng trong các khu vực nghiêncứu trừ những câyở trong rừng và những câyở khu vực đô thị được trồng chủ yếu vì mục đích môi trường và giải trí. Thiết kế mẫu điều tra, kế hoạch hiện trường và phương pháp sử lý số liệu do FSI xây dựng. Bốn bang được lựa chọn để điềutra là: Haryana, Uttar, Pradesh, Karnataka và West Bengal. Phương pháp luận Cuộc điềutra sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên được phân tầng, lấy làng làm đơn vị mẫu. Điềutra thử được tiến hành vào năm 1991 để kiểm tra lại các kế hoạch và xác định dung lượng mẫu — số lượng làng cần phải điềutra để thu được một bức tranh đáng tin cậy về số lượng câyphântán trong một bang và trữ lượng của chúng. Sự phân bố cần thiết của các làng cần điềutraở những huyện khác nhau được vạch ra bằng cách phân chia theo tỷ lệ trên cơ sở diện tích không có rừng của huyện. Các làng mẫu trong một huyện được lựa chọn ngẫu nhiên. Phân loại cây Tiến hành đo đếm tất cả những cây có đường kính 10cm trở lên ở các làng đã được lựa chọn. Cây trồng được phân thành 8 loại: *Lâm nghiệp trang trại: Những cây mọc tự nhiên hoặc được trồng ở những mảnh đất nhỏ có diện tích tối đa 0.1 ha; *Rừng làng: Những cây mọc tự nhiên hoặc được trồng trên đất cộng đồng làng; *Rừng trồng: Cây trồng phủ kín một diện tích lớn hơn 0.1 ha trên đất tư nhân/Chính phủ trừ cộng đồng làng; *Cây bên đường; *Cây dọc đường sắt; *Cây trên kênh mương; *Cây xung quanh bờ ao; *Cây khác (những cây không rơi vào một trong những loại trên). Tất cả các loài cây được ghi chép lại. Số liệu về loài cây quan trọng được phân tích riêng, những loài còn lại được nhóm với nhau như là “loài khác”. Phương pháp đánh giá theo tỷ lệ được áp dụng để đánh giá số lượng cây và trữ lượng. Kết quả được sắp xếp theo huyện. Điềutraở Haryana Pha đầu tiên của cuộc điềutra này tập trung vào bang Haryana. Haryana ở Tây Bắc của ấnđộ, có diện tích tự nhiên 4,42 triệu ha và diện tích không có rừng 4,36 triệu ha. Bang này được chọn vì sự thành công của nó trong chương trình Lâm nghiệp Xã hội trước đó. Giữa năm 1991 và 1995, tổng cộng 219 làng trải khắp 12 huyện của bang Haryana đã được điều tra. Theo số liệu điều tra, tổng số câyphântánở Haryana là 54.984 triệu cây trải rộng trên 4,36 triệu ha hay 12,6 cây/ ha. Tổng trữ lượng của câyphântán được đánh giá là 10,3 triệu m3 hay 2,36m3/ha. Các loài cây quan trọng là Acacia nilotica, Eucalyptus spp., Dalbergia sissoo, Prosopis cineraria, Salvadora spp., Populus spp., Acacia tortilis, Azadirachta indica và Mangifera indica. Những loài này chiếm 80% trữ lượng, 20% còn lại là những loài khác. Loại cây trồng chiếm phần lớn nhất, khoảng 41%, là thuộc lâm nghiệp trang trại. Tiếp theo là rừng làng chiếm (23 %), cây bên đường (13 %), rừng trồng (11 %) và cây dọc kênh mương( 9 % ), những loại còn lại 3 %. Khi so sánh những con số này với trữ luợng của rừng tự nhiên được đánh giá là 1,41 triệu m3, ta có thể thấy rằng trữ lượng của câyphântán gấp gần 7 lần trữ lượng của rừng tự nhiên. Tự những con số này đã chứng tỏ tầm quan trọng của câyphân tán. Diễn tiến của cuộc điềutra Việc điềutracâyphântán đã được mở rộng vượt ra ngoài 4 bang ban đầu đến một số bang khác khắp ấn độ. Công việc điềutra hiện đang tiến hành ở Andhra Pradesh, Madhya Pradesh, orissa, Punjab. Tuổi và diện tích của câyphântán được bổ sung vào như những tham số mới, đặc biệt đối với lâm nghiệp trang trại, rừng làng và rừng trồng. Điều này sẽ có ích trong việc đánh giá khả năng cung cấp gỗ theo định kỳ của câyphân tán. Ngoài những thông tin đã thu thập được, một số khía cạnh cơ bản khác cũng cần được phân tích, trong đó có sử dụng cuối cùng của gỗ, khả năng cung cấp theo định kỳ, các mô hình sử dụng, buôn bán và thị trường. Cơ sở dữ liệu như vậy sẽ rất hữu ích trong việc xây dựng chính sách, trong quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên quan trọng này. . Điều tra cây phân tán ở ấn độ Trồng cây là một phần trong toàn bộ hệ thống canh tác nông nghiệp, một tập quán lâu đời gắn liền với đặc tính văn hoá của ấn độ. Cây trồng phân tán là nguồn. rừng của ấn độ (FSI) đang tiến hành điều tra để đánh giá hiện trạng của gỗ từ cây phân tán. Cuộc điều tra này đã xem xét tất cả những cây đứng trong các khu vực nghiên cứu trừ những cây ở trong. của cây phân tán gấp gần 7 lần trữ lượng của rừng tự nhiên. Tự những con số này đã chứng tỏ tầm quan trọng của cây phân tán. Diễn tiến của cuộc điều tra Việc điều tra cây phân tán đã được mở