1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA NHÓM BƯỚM NGÀY (RHOPALOCERA: LEPIDOPTERA) Ở KHU VỰC NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN A VƯƠNG, TỈNH QUẢNG NAM " pdf

9 937 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 166,38 KB

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA NHÓM BƯỚM NGÀY RHOPALOCERA: LEPIDOPTERA Ở KHU VỰC NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN A VƯƠNG, TỈNH QUẢ

Trang 1

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA NHÓM BƯỚM NGÀY (RHOPALOCERA: LEPIDOPTERA) Ở KHU VỰC

NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN A VƯƠNG, TỈNH QUẢNG NAM

Đỗ Anh Tuấn, Lê Trọng Sơn Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

TÓM TẮT

Tiến hành điều tra thành phần loài và đặc điểm phân bố của nhóm bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) ở khu vực nhà máy thuỷ điện A Vương, tỉnh Quảng Nam từ ngày 04 đến 20 tháng 01 năm 2006

Tổng số 124 loài, thuộc 76 giống, 10 họ đã được thu thập và ghi nhận trong thời gian khảo sát thực địa Trong đó, họ Papilionidae 11 loài; Pieridae 11 loài; Danaidae 8 loài; Satyridae 31 loài; Amathusiidae 3 loài; Nymphalidae 31 loài; Riodinidae 2 loài; Lycaenidae 11 loài; Hesperiidae 15 loài Phát hiện được 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 3 loài bướm hiếm và đặc hữu cho miền Trung Việt Nam

Phân bố của các loài trong các sinh cảnh bị tác động: Rừng ít bị tác động 14 loài; rừng

bị tác động 47 loài; trảng cây bụi, trảng cỏ, nương rẫy 30 loài; rừng tre nứa 22 loài; ven sông suối 63 loài; khu dân cư, vườn và ruộng 40 loài Sự phân bố của các loài theo độ cao từ 350 đến 650 m

I Đặt vấn đề

Công trình thuỷ điện A Vương thuộc tỉnh Quảng Nam hiện đang được xây dựng Việc đánh giá tài nguyên và những tác động đến môi trường sống của hệ động thực vật trong khu vực nhà máy thuỷ điện, trong đó có nhóm bướm ngày (Rhopalocera) là việc làm cần thiết cho kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên trong tương lai

Nhóm bướm ngày (Rhopalocera) khá đa dạng về thành phần loài và sinh cảnh phân bố Chúng có số lượng lớn và tác động rất mạnh mẽ đối với môi trường sống nhất

là đối với rừng đầu nguồn, nơi có công trình thuỷ điện Hầu hết các loài lại có xu hướng gắn liền với những nơi sinh sống tự nhiên nhất định, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thay đổi của môi trường sống Ở khu vực xây dựng nhà máy thuỷ điện

A Vương, nhóm bướm ngày còn chưa được đề cập đến mặc dù đã có một số kết quả khảo sát về các nhóm động vật khác (bò sát, ếch nhái, chim và thú) Báo cáo này trình

Trang 2

bày kết quả nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của nhóm bướm ngày, của

đề tài “Đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy Thuỷ điện A Vương”

II Phương pháp nghiên cứu

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Xã Ma Cooih huyện Đông Giang và xã Dang huyện Tây Giang, Quảng Nam

2.2 Phương pháp nghiên cứu

a Phân chia các sinh cảnh: Vùng khảo sát bao gồm khu vực lòng hồ chứa và các khu rừng hai bên bờ sông vùng hạ lưu có chiều dài 9 km, được chia thành 6 kiểu sinh cảnh

Rừng ít bị tác động: Độ cao từ 350 – 650 m Rừng thứ sinh giàu xen lẫn với

rừng nguyên sinh, dọc theo sông, độ dốc lớn, thảm thực vật ít bị tác động

Rừng bị tác động: Độ cao từ 350 – 650 m Rừng thứ sinh trên núi đá và núi

đất, độ dốc lớn Thảm thực vật chịu tác động chặt phá của người dân địa phương và đào bới do thi công công trình thuỷ điện

Trảng cây bụi, trảng cỏ, nương rẫy: Độ cao từ 350 – 400 m Có những bãi cát

trắng, nhiều cây bụi, trảng cỏ và nương rẫy bỏ hoang sau khi di dân

Rừng tre nứa: Độ cao từ 350 – 650 m Rừng thường Nm, nhiều lá tre nứa mục

nát, độ dốc tương đối lớn, xen kẽ có những mảng rừng mới trồng hay nương rẫy Nhìn chung hệ thực vật nghèo nàn

Ven sông, suối: Độ cao khoảng 350 m Sinh cảnh này rất phức tạp, hai bên bờ

có nhiều bãi cỏ, cây dại hoặc là nối tiếp với các dải rừng nguyên sinh hay thứ sinh tuỳ thuộc vào các sinh cảnh mà sông, suối chảy qua

Khu dân cư, vườn và ruộng: Độ cao 350 – 400 m Tập trung thành từng bản

khoảng 10 đến 20 gia đình phân bố dọc theo hai bên bờ sông, suối Quanh nhà có các vực nước nhỏ như ao, khe rãnh nước, bể nước; chuồng nhốt gia súc và gia cầm; ruộng trồng lúa, hoa màu hoặc là những cây lâu năm như Quế, Cam, Chanh, Mít

b Thu thập và xử lý mẫu vật theo các phương pháp thường quy [1]: thu mẫu vật,

xử lý và dựng mẫu đạt điều kiện cho việc định loại

c Định loại căn cứ vào các tài liệu tra cứu chuyên sâu [2], [4], [5], [6]

d Đánh giá mức độ đe doạ dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2000); xác định các loài phổ biến theo tài liệu đã công bố [3]

Trang 3

III Kết quả và thảo luận

3.1 Thành phần loài

Kết quả điều tra phát hiện được 124 loài, thuộc 76 giống, 10 họ Trong đó, họ Papilionidae có 11 loài, Pieridae có 11 loài, Danaidae có 8 loài, Satyridae có 31 loài, Amathusiidae có 3 loài, Nymphalidae có 31 loài, Riodinidae có 2 loài, Lycaenidae có 11 loài và Hesperiidae có 15 loài, (bảng 1)

Bảng 1: Thành phần loài bướm ngày ở A Vương - Quảng Nam

1 2 3 4 5 6

I Papilionidae Latrelle, [1802]

1 Pachliopta aristolochiae (Fabricius, 1860) 500 x x

3 Graphium agamemnon (Linnaeus, 1758) 350 x x x

5 Graphium doson (C & R Felder, 1864) 350 x

II Pieridae Duponchel, [1835]

12 Appias lyncida (Cramer, 1777) 600 x

13 Appias albina (C & R Felder, 1865) 400-600 x

14 Pieis canidia (Linnaeus, 1768) 400-650 x x

15 Catopsilia pomona (Fabricius, 1775) 400-600 x

18 Eurema blanda (Boisduval, 1836) 350-600 x x x x

19 Eurema hecabe (Linnaeus, 1758) 350-600 x x x x

21 Ixias pyrene (Linnaeus, 1764) 400 x

22 Peris canidia (Linnaeus, 1768) 400 x x

III Danaidae Boisduval, [1833]

25 Euploea core (Cramer, 1780) 350-500 x

Trang 4

26 Euploea mulciber (Cramer, 1777) 350-500 x x x

27 Euploea radamanthus (Fabricius, 1793) 400 x

28 Euploea tulliolus (Lucas, 1853) 400 x

29 Ideopsis similis (Linnaeus, 1758) 400 x

30 Tirumala septentrionis (Butler, 1874) 350-500 x x

IV Satyridae Boisduvall, [1833]

31 Elymnias hypermnestra (Linnaeus, 1763) 350-650 x

32 Erites falcipennis (Wood – Masson, 1883) 350-650 x

33 Erites medura (de Nicéville, 1893)

34 Orsotriaena medus (Fabricius, 1775) 350 x x

35 Lethe confusa (Aurivillius, 1898) 350-650 x x

36 Lethe dura (Marshall, 1882) 350-650 x x

37 Lethe mekara (Fruhstorfer, 1911) 350-650 x x x

40 Melanitis zitenius (Fruhstorfer, 1908) 400-500 x x

41 Melanitis leda (Linnaeus, 1758) 350-650 x x x

42 Melanitis phedima (Cramer, 1870) 350-650 x x x x

43 Mycalesis adamsonii (Watson, 1897) 350-650 x

44 Mycalesis deficiens (Fruhstorfer, 1906) 350-650 x

45 Mycalesis pereoides (Moore, [1892]) 400 x

46 Mycalesis francisca (Fruhstorfer, 1908) 350-650 x x

47 Mycalesis mucianus (Fruhstorfer, 1908) 400 x

48 Mycalesis minius (Linnaeus, 1758) 350-500 x x

51 Ragadia crisilda (Hewitson, [1962]) 400 x

52 Ragadia critias (Riley & Godfrey, 1921) 350-500 x x x x x

57 Ypthima nebulosa (Aoki & Uémura, 1982) 400 x

59 Ypthima persimilis (Elwes-Edwards, 1893) 400 x

60 Ypthima similis (Elwes & Edwards, 1893) 350 x x

V Amathusiidae Moore, 1890

62 Faunis caneus (Stichel, 1933) 350-650 x x

63 Faunis eumeus (Staudinger, 1887) 350-650 x x x

Trang 5

64 Discophora sondaica (Boisduval, 1836) 400-650 x x

VI Nymphalidae Swainson, 1872

67 Argyreus hyperbius (Linnaeus, 1763) 500 x

68 Athyma perius (Linnaeus, 1758) 350-650 x x

71 Chersonesia risa (Doubleday, 1848) 400 x

73 Cyrestis cocles (Fabricius, 1787) 400 x

75 Cyrestis thyodamas (Doyere, 1840) 500 x

76 Euripus nyctelius (Doubleday, 1854) 500 x

77 Euthalia aconthea (Moore, 1858) 400-600 x x x

82 Junonia atlites (Linnaeus, 1763) 400 x x x

83 Lexias pardalis (Moore, 1878) 350-650 x x x

85 Neptis hylas (Linnaeus, 1758) 400 x x x x

88 Polyura athamas (Drury, 1773) 350-650 x x

89 Stibochiona nicea (G.R Gray, 1846) 350-650 x

90 Symbrenthia hypselis (Godar, [1824]) 400 x x

91 Symbrenthia lilaea (Hewitson, 1864) 400 x x x

92 Tanaecia julii (Lesson, 1837) 350-500 x x

93 Tanaecia lepidea (Butler, 1869) 350-500 x x

95 Vindula erota (Fabricius, 1793) 350-400 x x

VII Lybytheidae Boisduval, 1829

VIII Riodinidae Grote, 1895

97 Abisara echerius (Stoll, 1790) 350-500 x x

98 Zemeros flegyas (Cramer, 1780) 400 x

IX Lycaenidae Leach, [1815]

Trang 6

100 Caleta elna (Frushtorfer, 1918) 400 x

101 Castalius rosimon (Fabricius, 1775) 350-500 x x x

102 Catochryrops panormus (C Felder, 1860) 350-500 x x

104 Jamides celeno (Cramer, 1775) 350-650 x x x

105 Lampides boeticus (Linnaeus, 1767) 350-500 x x x

107 Prosotas nora (C Felder, 1860) 400 x

108 Spidasis lohita (Fruhstorfer, 1912) 400 x

109 Zizeeria maha Kollar [1844] 350-500 x x

X Hesperiidae Latreille, 1809

110 Ancistroides nigrita (Moore, 1866) 350-650 x x

111 Arnetta atkinsoni (Moore, 1878) 350-650 x x x

113 Iambrix salsala (Moore, 1866) 350-650 x x x

116 Polytremis lubricans (Herr-Schaf, 1869) 350-650 x x x

117 Pseudocoladenia dan (Fruhstorfer, 1909) 400 x x

118 Potanthus ganda (Fruhstorfer, 1911) 350-650 x x x

122 Stimula swinhoei (Elwes-Edwards, 1897) 350 x

123 Tagiades japetus (Moore, [1866]) 350 x

124 Tagiades gana (Fruhstorfer, 1910) 350-650 x x x

Ghi chú: 1- Rừng ít bị tác động; 2- Rừng bị tác động; 3- Trảng cây bụi, trảng cỏ, nương rẫy; 4- Rừng tre nứa; 5- Ven sông suối; 6- Khu dân cư, vườn và ruộng; ** Loài chưa xác định

Hiện trạng các loài: Phát hiện được 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam:

Graphium antiphates (mức độ nguy cấp) và Lamproptera curius (mức độ ít gặp) Xác định được 3 loài bướm hiếm và đặc hữu cho miền Trung Việt Nam, bao gồm: Ypthima similis, Ragadia critias, Erites medura (Satyridae) Bổ xung 2 loài cho vùng phân bố

miền Trung Việt Nam, bao gồm: Lethe minerva và Mycalesis francisca (Satyridae)

Đã ghi nhận 74 loài thuộc các loài phổ biến, chiếm 60 % tổng số loài thu được Tất cả các loài này phân bố rộng rãi ở Việt Nam và rất phổ biến ở các quốc gia lân cận Nơi sinh sống điển hình của chúng thường là những khu vực rừng bị tác động, ven rừng nguyên sinh, thảm thực vật thứ sinh, đất nông nghiệp và khu vực dân cư Chúng xuất

Trang 7

hiện quanh năm, dễ quan sát thấy và có độ phong phú rất cao… Vì những lý do đó, các loài này được xem như là chỉ thị sinh thái của loài cho mức độ tự nhiên hay mức độ tác động của khu vực

3.2 Sự phân bố các loài bướm ngày

Trong tổng số 124 loài thu thập được trong vùng khảo sát có 14 loài thu thập được ở khu vực rừng ít bị tác động, 47 loài ở khu vực rừng bị tác động, 30 loài ở các trảng cây bụi, trảng cỏ và nương rẫy, 22 loài thu được ở rừng tre nứa, 63 loài thu được ở các thảm thực vật ven sông suối, 40 loài thu được ở các khu dân cư, vườn và ruộng Sự phân bố của các họ bướm được trình bày ở bảng 2

Bảng 2: Số lượng loài của các họ bướm phân bố trong các sinh cảnh

Họ

Rừng ít bị tác động 350-650 m

Rừng bị tác động 350-650

m

Trảng cây bụi,

cỏ, nương rẫy 350-400

m

Rừng tre nứa 350-650

m

Ven sông suối

350 m

Khu dân

cư, vườn

và ruộng 350-400

m

Các loài bướm phổ biến thường sống ở những nơi bị tác động như các khu rừng

bị chặt phá, thảm thực vật thứ sinh, ven sông suối, khu canh tác nông nghiệp và thường

có độ cao vừa và thấp Các loài phân bố hẹp hoặc chỉ sống dưới tán rừng và phần lớn các loài bướm thuộc hai họ Satyridae và Riodinidae có thể làm chỉ thị sinh thái của loài cho tình trạng của rừng, khi rừng bị phá đều gây ảnh hưởng đến chúng Số loài bướm núi không cao, do địa hình nghiên cứu có độ dốc lớn và độ cao khảo sát hạn chế từ 350 đến 650 m

Trang 8

IV Kết luận

Tổng số 124 loài, thuộc 76 giống, 10 họ đã được thu thập và ghi nhận trong thời gian khảo sát thực địa Trong đó, họ Papilionidae 11 loài; Pieridae 11 loài; Danaidae 8 loài; Satyridae 31 loài; Amathusiidae 3 loài; Nymphalidae 31 loài; Riodinidae 2 loài; Lycaenidae 11 loài; Hesperiidae 15 loài

Phát hiện được 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam: Graphium antiphates (mức độ nguy cấp) và Lamproptera curius (mức độ ít gặp) Đã xác định được 3 loài

bướm hiếm, đặc hữu và bổ xung 2 loài cho vùng phân bố miền Trung Việt Nam

Phân bố của các loài trong các sinh cảnh bị tác động: Rừng ít bị tác động 14 loài; rừng bị tác động 47 loài; trảng cây bụi, trảng cỏ, nương rẫy 30 loài; rừng tre nứa 22 loài; ven sông suối 63 loài; khu dân cư, vườn và ruộng 40 loài Sự phân bố của các loài theo

độ cao từ 350 đến 650 m Đặc tính của khu vực khảo sát là sự phân bố chiếm ưu thế của các loài bướm phổ biến, có mức độ phong phú cao, dễ bắt gặp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự án SPAM - Việt Nam Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học Nxb

Giao thông - Vận tải, (2003), trang 227 – 286

2. D’ Abre B., 1982-1990 Butterflies of the Oriental Region Hill House Melburne Vol

1-3, 1230

3. Monastyskii A L Các loài bướm phổ biến ở Việt Nam Nxb Lao động - Xã hội, (2002)

4. Monastykii A L Butterflies of Vietnam (Nymphalidae: Satyridae) Cartographic

Publishing House, Ha Noi, Vietnam, (2005)

5. Pinratana A Butterflies in Thailan Vol 1-6 St Gasienl, (1977-1988)

6. Osada S., Uémura Y., Uehara J An Illustrated Checklist of the Butterflies of Laos P.D.R

Mokuyo-sha, Tokyo 1999

Trang 9

RESULTS FROM THE SURVEY ON THE SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF BUTTERFLIES (RHOPALOCERA: LEPIDOPTERA)

IN A VUONG HYDROELETRIC PLANT, QUANG NAM PROVINCE

Do Anh Tuan, Le Trong Son College of Sciences, Hue University

SUMMARY

The studies were carried out in January, 2006 in A Vuong hydroeletric plant of Dong Giang and Tay Giang district, Quang Nam province, Central Vietnam There were 124 butterfly species belonging to 76 genera and 10 families of Lepidoptera: Ropalocera, inhabiting hydroeletric plant sector There were 11 species belonging to Papilionidae, Pieridae: 11 sp., Danaidae: 8 sp., Satyridae: 31 sp., Amathusiidae: 3 sp., Nymphalidae: 31 sp., Riodinidae: 2 sp., Lycaenidae: 11 sp., and Hesperiidae: 15 sp There were 2 rare butterfly species (in Red Data Book of Vietnam, 2000), namely Graphium antiphates and Lamproptera curius (Papilionidae)

Distribution in the ecosystem: 14 species in forest few injury; 47 species in forest serious injury; 30 species in scrub, grass-plot and kaingin; 22 species in bamboo forest; 63 species in riverine and stream-side; 40 species in residential, garden and fleld

Ngày đăng: 19/06/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w