Nghiên cứu khoa học " Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây) " doc

5 699 3
Nghiên cứu khoa học " Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây) " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kết quả điều tra thành phần sâu hạimức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo bạch đàn tại Đá chông Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây) Nguyễn Văn Độ Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam Keo bạch đàn là 2 nhóm cây có nguồn gốc từ úc được đưa vào nước ta trong đó một số loài như A. auriculiformis, A. mangium, E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla đã được gây trồng rộng rãi. Nhiều loài xuất xứ mới của 2 nhóm cây này hiện đang được trồng khảo nghiệm để tiếp tục đưa vào gây trồng phát triển. Cùng với việc mở rộng diện tích của 2 nhóm cây này, tình hình sâu hại hiện nay đang diễn biến rất phức tạp; nhiều loài sâu mới xuất hiện một số loài đã gây thành dịch ở các địa phương như sâu xám, sâu túi ăn lá keo tai tượng tại Tuyên Quang Hà Tây, xén tóc đục thân bạch đàn tại Kiên Giang, sâu đục thân keo lá tràm tại Gia Lai đòi hỏi phải tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại, đánh giá mức độ phá hại của chúng để xác định ưu tiên nghiên cứu đối tượng phòng trừ. Mặt khác những thông tin trên thế giới gần đây cho thấy ngoài biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hoá chất, các chế phẩm sinh học biện pháp tuyển chọn những loài, xuất xứ cây có tính kháng hoặc ít bị sâu bệnh hại đang được thịnh hành có nhiều kết quả đáng khích lệ. Việc tuyển chọn này không chỉ lợi ích về mặt kinh tế mà cả về môi trường do việc giảm hoặc không cần sử dụng các loại thuốc hoá học trong công tác phòng trừ sâu bệnh. Để góp phần vào công tác điều tra thành phần loài sâu hại cây rừng nói chung, đồng thời tìm hiểu về tính mẫn cảm sâu hại đối với các loài xuất xứ của keo bạch đàn, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại đánh giá mức độ hại trên các khu thử nghiệm loài xuất xứ của 2 nhóm cây này nhằm góp phần cho việc định hướng nghiên cứu phòng trừ tuyển chọn những loài xuất xứ ít bị sâu hại phục vụ cho việc quản lý bảo vệ rừng keo bạch đàn trong thời gian tới. 1. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: · Đối tượng địa điểm nghiên cứu: các côn trùng gây hại keo bạch đàn tại các khu thử nghiệm xuất xứ keo bạch đàn của Trung tâm Giống cây rừng tại Đá Chông Cẩm Quỳ huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. · Phương pháp điều tra đánh giá: + Điều tra định kỳ 5 ngày một lần sử dụng phiếu in sẵn để điều tra đánh giá mức độ phá hại của chúng. + Việc đánh giá mức độ hại của các loài sâu trên keo bạch đàn được chia thành 4 cấp : không đáng kể - nhẹ - trung bình - nặng. · Xử lý số liệu: các dữ liệu trong phiếu điều tra sẽ được lưu trữ xửtrên máy tính với chương trình ACIAR Database. 2. Kết quả nghiên cứu · Thành phần loài sâu hại thu thập tại khu vực nghiên cứu bao gồm : + Sâu hại keo: 24 loài thuộc 16 họ 5 bộ + Sâu hại bạch đàn: 9 loài thuộc 9 họ 3 bộ. · Mức độ hại của các loài sâu trên keo bạch đàn tại khu vực nghiên cứu nói chung không đáng kể, có một vài loài gây hại nhẹ nhưng diện tích bị hại không lớn. Sâu hại thường thấy trên cây keo là Hypomeces squamosus (Coleoptera, Curculionidae) Homoeocerus walkeri (Hemiptera, Coreidae). Sâu hại thường thấy trên cây bạch đàn là Strepsicrates rothia (Lepidoptera, Tortricidae) Trabala vishnou (Lepidoptera, Lasiocampidae). · Hình thức gây hại của các loài sâu hại trên keo được chia thành 3 nhóm, trong đó nhóm sâu ăn lá chiếm tỷ lệ 71%, nhóm sâu chích hút chiếm tỷ lệ 25%, nhóm sâu đục thân chiếm tỷ lệ 4% tổng số loài. Hình thức gây hại của côn trùng hại bạch đàn tại khu vực nghiên cứu được chia thành 2 nhóm; trong đó nhóm sâu ăn lá chiếm tỷ lệ 56%, nhóm sâu chích hút chiếm tỷ lệ 44 % tổng số loài. · Số lượng loài sâu hại trên các loài xuất xứ của cây keo tại khu vực nghiên cứu như sau: - Keo lai( A.auriculiformis x A. mangium) có 20 loài sâu hại. - Keo tai tượng (A. mangium) có 5 loài sâu hại, trong đó xuất xứ Kini WP có số lượng loài sâu hại cao nhất. - Keo lá tràm (A.auriculiformis) có 8 loài sâu hại, trong đó xuất xứ Sakaerat có số lượng loài sâu hại cao nhất. · Số lượng loài sâu hại trên các loài xuất xứ của bạch đàn tại khu vực nghiên cứu như sau: - Bạch đàn E. camldulensis gồm có 3 loài sâu hại, đó xuất xứ Petford có số lượng loài sâu hại cao nhất. - Bạch đàn E. urophylla gồm có 8 loài sâu hại, trong các xuất xứ của chúng xuất xứ Lewotobi có số lượng loài sâu hại cao nhất. - Bạch đàn E. exerta bạch đàn lai (E. camldulensis x E. tereticornis) chỉ có 1 loài sâu hại. 3. Thảo luận · Nhóm gây hại chính của sâu hại keo bạch đàn tại khu vực nghiên cứu là nhóm sâu ăn lá, điều này cũng phù hợp với các kết quả điều tra của chúng tôi tại một số tỉnh tại miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta của các tác giả trước đây ở Việt nam cũng như trong khu vực Châu á Thái Bình Dương. Việc phân nhóm dựa trên hình thức gây hại xác định nhóm gây hại chính của sâu keo bạch đàn có ý nghĩa trong việc định hướng nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng trừ hữu hiệu để quản lý phòng trừ chúng. · Trong các loài keo, bạch đàn trồng thử nghiệm tại khu vực nghiên cứu thì keo lai (A. auriculiformis x A. mangium) bạch đàn E. urophylla có số lượng loài sâu hại cao nhất. Đây cũng là điểm cần chú ý trong việc theo dõi diễn biến tình hình sâu hại trên các loài keo bạch đàn, nhất là hiện nay keo lai bạch đàn E. urophylla đang được phát triển mở rộng ở nước ta. · Việc phân tích thành phần sâu hại trên các xuất xứ của keo bạch đàn tại khu vực nghiên cứu sẽ là gợi ý cho các cán bộ trồng rừng trong việc chọn các xuất xứ thích hợp để trồng phát triển rừng. Tài liệu tham khảo 1. Đào Xuân Trường, Cục Kiểm Lâm . Sâu hại vườn ươm rừng trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp . 1995. 155 trang. 2. Nguyễn Văn Bích. Tình hình sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm Nghiệp 1991-1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp . 1996. Trang 300-303. 3. Hà Văn Hoạch. Sâu bệnh hại rừng trồng vùng Đông Bắc. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm Nghiệp 1991-1995. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 1996. Trang 303-306. 4. Wylie F. R., R.B. Floyd, H.Elliott, Chey Vun Khen, Jurie Intachat, Chaweewan Hutacharern, Nopachon Tubtim, Le Dinh Kha, Nguyen Van Do, O. Rachmatsiah, K. Gale, A. Zulfiuah and R. Vuokko. Insect pests of tropical acacias : a new project in southeast Asia and Northern Australia . Proceedings of an international workshop held in Hanoi, Vietnam, 27-30 October 1997. pp 234 -239 . Summary Results of survey on species composition of insect pest and their damage levels at acacia and eucalypt trials in Ba Vi - Ha Tay Survey of insect pests was conducted from 1997 to 1999 at acacia and eucalypt provenance trials at the Center for Forest Tree Improvement- Forest Science Institute of Vietnam at Da Chong, Cam Quy communes, Ba Vi district, Ha Tay province. Number of pest insect species on acacia and eucalypt have been mentioned of which Hypomeces squamosus, Homoeocerus walkeri (on acacia) and Strepsicrates rothia, Trabala vishnou (on eucalypt) are common pest insect species in these areas. Besides, damage types of the insect pests and their grouping have been determined. Further more composition of the insect pests has also been analyzed at species and provenance levels of acacias and eucalyptus for forest protection and management. . Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây) Nguyễn Văn Độ Viện Khoa học Lâm Nghiệp. cứu: · Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: các côn trùng gây hại keo và bạch đàn tại các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn của Trung tâm Giống cây rừng tại Đá Chông và Cẩm Quỳ huyện Ba Vì. pháp điều tra và đánh giá: + Điều tra định kỳ 5 ngày một lần và sử dụng phiếu in sẵn để điều tra và đánh giá mức độ phá hại của chúng. + Việc đánh giá mức độ hại của các loài sâu trên keo và bạch

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan