Meletinsky nhận xét về đặc điểm của nhân vật huyền thoại Trung Hoa mà cũng đúng với huyền thoại Việt Nam là: “Xu hướng lịch sử hoá, đã sử hoá, là việc xem các nhân vật huyền thoại như cá
Trang 1ĐẶC TRƯNG THI PHÁP TRUYỆN
TRUYỀN THUYẾT
Nếu xem Hùng Vương và An Dương Vương là nhân vật chính thì các nhân vật khác là nhân vật phụ nhưng xem Hùng Vương, An Dương
Vương là nhân vật trung tâm mà các truyện xung quanh có ý nghĩa độc lập tương đối của nó thì các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mai An
Tiêm, Lang Liêu, Mỵ Châu Trọng Thủy là nhân vật chính Bên cạnh nhân vật thần, bán thần và nhân vật là con người thì còn có các loại vật thần như Ngựa sắt phun lửa, Gươm thần, Nỏ thần Tất cả nhân vật thần
và vật thần đều được dựng lên để giúp đỡ nhân vật chính Khác với thần thoại đa số mỗi truyện là một nhân vật duy nhất thì truyền thuyết ngoài nhân vật chính còn có các nhân vật phụ
Meletinsky nhận xét về đặc điểm của nhân vật huyền thoại Trung Hoa
mà cũng đúng với huyền thoại Việt Nam là: “Xu hướng lịch sử hoá, đã
sử hoá, là việc xem các nhân vật huyền thoại như các nhà cầm quyền của lịch sử thời cổ đại cũng như sự hiện hữu trong các huyền thoại các bình diện thực tại sinh hoạt và lịch sử thời kì muộn hơn: các tể tướng, quan lại, các mưu kế trong triều đình, hoạt động ngoại giao, các đặc điểm sinh hoạt gia đình.v.v… Ở đó còn lưu giữ các thuộc tính ma quái cho đến các
Trang 2thuộc tính hình động vật, những sự biến hoá siêu thường…”, (Thi pháp của huyền thoại, Sđd, tr 352-353) Các nhân vật Hùng Vương, An
Dương Vương, Triệu Đà, Lê Lợi…đều mang những đặc điểm nói trên
Hai biện pháp song hành trong việc xây dựng nhân vật truyền thuyết là thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và thần thánh hóa các hoạt động của con người Thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên trong việc xây dựng nhân vật phụ như thần Kim Quy trong truyền thuyết An Dương Vương (Sự tích Loa Thành), vật thần như Ngựa sắt trong truyền thuyết
“Thánh Gióng” Nhưng biện pháp chủ yếu, phổ biến trong truyền thuyết vẫn là thần thánh hóa các hoạt động con người Có hai cách xây dựng nhân vật chính: Thần thánh hóa bản thân nhân vật như Lạc Long Quân,
Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng Thánh Gióng là nhân vật đặc biệt, nhân vật trung gian quá độ của kiểu nhân vật bán thần và nhân vật người Việc sinh nở, ăn uống, hoạt động là con người nhưng sự lớn nhanh như thổi, sức mạnh phi thường của Gióng là biểu hiện của thần thánh Ở đây có sử dụng biện pháp tổng hợp và khái quát sức mạnh của cộng đồng theo kiểu nhân vật sử thi anh hùng
Cách thứ hai là thần thánh hóa nhân vật bằng cách bao quanh nhân vật chính những yếu tố hoang đường, kỳ diệu An Dương Vương, Lê Lợi không có yếu tố của thần thánh nhưng được các lực lượng thần thánh giúp đỡ như thần Kim quy, Long Quân Đây là xu hướng chủ đạo trong
Trang 3truyền thuyết Nhân vật xây dựng theo cách này có nhân tính, nhân cách
rõ hơn loại nhân vật được xây dựng theo cách thứ nhất Phần lớn, nhân vật truyền thuyết được xây dựng theo một chu trình, kết cấu theo công thức sau: Lai lịch (bao gồm sinh đẻ thần kỳ và hình dáng dị thường > Tài đức và sự nghiệp > Cái chết thần kỳ Nếu có thần tích thì có hiển linh: âm phù > gia phong, sắc phong của triều đình phong kiến
Các nhân vật lịch sử được truyền thuyết xây dựng vào thời kỳ sau thời đại Hùng Vương, dù là có nhiều công trạng nhưng gần với nhân dân và cuộc sống đời thường hơn các nhân vật anh hùng lịch sử từ Hùng Vương trở về trước Công trạng của họ là một phần của nhân dân, được nhân dân bảo vệ, chở che Điển hình là truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi Phần lớn các câu chuyện xung quanh Lê Lợi đều kể về những lần
Lê Lợi bị giặc vây đuổi và được dân cứu thoát Những người làm chức năng cứu tinh ấy là những con người bình thường chứ không phải là thần thánh Có lần là một người nông dân đang làm ruộng, có lần là một
bà lão bán nước ở quán bên đường, có khi chỉ là tử thi một cô gái bị giặc hãm hiếp đến chết Truyền thuyết không ngại để cho người dân thường quát mắng người anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa, cũng chẳng e dè để đấng nam nhi anh hào như Lê Lợi núp dưới chân bà hàng nước Rõ ràng, nhân vật Lê Lợi được đặt giữa lòng dân và mối quan hệ cá nhân – tập thể quần chúng rộng lớn được truyền thuyết dùng để lý giải thành công của người anh hùng (Lê Trường Phát: Thi pháp văn học dân gian,tr 22)
Trang 4Những yếu tố chân thực lịch sử đã được đưa vào để xây dựng nhân vật anh hùng, điều này khác xa với cách xây dựng nhân vật lịch sử của bộ phận truyền thuyết trước đó Lê Trường Phát phát hiện thêm một đặc điểm nữa thuộc thi pháp nhân vật của truyền thuyết lịch sử cần lưu ý là: nhân vật không chỉ sống trong lời kể mà còn sống trong nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, tập tục sinh động và tập quán lâu đời của các địa phương Trong cuộc đời mìn, hành động của nhân vật lịch sử trải qua nhiều địa phương Hoạt động của họ để lại những dấu tích khác nhau Chính từ những dấu tích ấy mà nảy sinh hàng loạt truyền thuyết địa danh gắn liền với tên tuổi và hoạt động của nhân vật Mỗi địa phương mà nhân vật lịch sử đi qua và để lại dấu tích xuất hiện những hình thức tế lễ với những qui định riêng về nghi thức, tập tục của địa phương Thế là đã hình thành nên một hợp thể hết sức độc đáo bao gồm truyền thuyết lịch
sử về nhân vật và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, trong đó truyền thuyết đóng vai trò làm lời minh giải cho các hình thức sinh hoạt văn hoá, ngược lại, các hình thức sinh hoạt văn hoá là minh chứng cho tính chất thực tại của truyền thuyết dân gian Có thể nói, cùng với cái hợp thể mà phần lời kể (truyền thuyết lịch sử) đóng vai trò quan trọng làm cho mọi hình thức sinh hoạt văn hoá trở nên sáng tỏ và nhân vật lịch
sử nhờ đó mà trở nên bất tử, luôn có mặt trong sự nghiệp của các thế hệ con cháu muôn đời sau (Thi pháp văn học dân gian, Sđd, tr 23-24)
3 Đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết
Trang 5Truyền thuyết và thần thoại là hai thể loại xâm nhập nhau một cách
mạnh mẽ, xu hướng là truyền thuyết hoá thần thoại Truyện Sơn tinh Thuỷ tinh ban đầu có thể là thần thoại gắn liền với việc giải thích hành động của thần núi và thần nước Sơn tinh lại được nhập thân thành vị thần của núi Tản và thành Tản Viên sơn thần rồi lại được truyền thuyết hoá gắn với công trạng của thần Tuy nhiên ngôn ngữ kể hai thể loại này vẫn khác nhau Nhân vật thần thoại được kể với một ngôn ngữ hồn
nhiên, mộc mạc, nhân vật không có lý lịch rõ ràng như nhân vật truyền thuyết Nhân vật truyền thuyết cũng gọi là thần thánh nhưng đó là sự tôn xưng của nhân dân và chính quyền phong kiến đối với nhân vật anh hùng còn thần trong thần thoại là hình ảnh của lực lượng tự nhiên
Đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết bắt nguồn từ đặc điểm lời kể truyền thuyết Có ba loại văn bản lời kể của truyền thuyết về nhân vật lịch sử Văn bản lời kể được truyền tụng trong dân gian, gọi là văn bản truyền thuyết dân gian Loại văn bản thứ hai là bản thần tích do chính quyền phong kiến thể chế, hành chính hoá dựa trên truyền thuyết dân gian như
là bản tiểu sử về nhân vật anh hùng Trong quá trình lưu truyền qua
nhiều thế hệ thì lại xuất hiện một loại văn bản mới do sự kết hợp pha trộn hai loại văn bản kẻ vừa nêu trên Tuy nhiên, văn bản kể mà chúng ta được biết ngày nay không thể nào xác định rõ nó là loại văn bản nào trong ba loại trên Đặc điểm tiêu biểu của lời kể truyền thuyết là ngôn
Trang 6ngữ cô động, ít miêu tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật, chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời thoại nhân vật một cách cô động Những lời thoại nhân vật được chú ý kể là lời thể hiện khí khái, lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy như lời của Dóng nói với sứ giả vua Hùng, lời khảng khái của bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi qua Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người” Đối với bộ phận truyền thuyết kết chuỗi, do có nhiều truyện cùng song hành tồn tại trong hệ thống chuỗi kể về nhân vật lịch sử nên chúng ta dễ nhận ra truyện mang đậm yếu tố thần tích, truyện mang đậm truyền thuyết dân gian Ở những truyện mang đậm chất dân gian thì ngôn ngữ đầy ắp chất tưởng tượng tươi mát, bay bổng mà vẫn mộc mạc chất dân gian Đó là những truyện Tại sao đầm Đượng có
mười sáu đường nước chảy, Thuồng luồng ở cầu Hang, Núi chàng rể gù lưng, Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt…trong chuỗi truyền thuyết về Tản Viên sơn thánh (Dẫn theo Lê Trường Phát, Sđđ, tr 30-31)
4 Không gian truyền thuyết
Không gian truyền thuyết là không gian đời thường, không gian chiến trường và không gian xã hội, đất nước, khác với thần thoại chủ yếu là không gian vũ trụ, không gian thiên nhiên Trong truyền thuyết Thánh
Trang 7Gióng có không gian đời thường khi Gióng còn nhỏ và không gian chiến trường khi Gióng ra trận Truyền thuyết An Dương Vương vừa có không gian đất nước bao quát một vùng đất vừa có không gian đời thường
trong phạm vi gia đình Vua, vừa có không gian chiến trường Không gian truyền thuyết gắn liền với các địa danh, di tích cụ thể như làng Phù Đổng, huyện Quế Võ, Trân Sơn, núi Sóc Sơn (Thánh Gióng), Phong Khê, núi Thất Diệu, Dạ Sơn (An Dương Vương), Thanh Hóa, Lam Sơn,
hồ Tả Vọng (Sự tích Hồ Gươm) Những địa danh di tích ấy đều gắn liền với sự nghiệp của nhân vật truyền thuyết
Theo Meletinsky, không gian huyền thoại được phân chia theo hệ thống chiều ngang và chiều dọc “Mô hình vũ trụ theo chiều ngang – đó là cái nền không gian cho nhiều truyền thuyết về các cuộc phiêu lưu của các thượng thần Cuộc chiến với những khổng lồ được tiến hành nhằm tranh giành các nữ thần và các báu vật…Yếu tố nước trong mô hình chiều ngang (biển) chủ yếu được nhắc tới với dấu hiệu phủ định”, (Thi pháp của huyền thoại, Sđd, tr.335-336) Đặc điểm này thể hiện rõ trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh của người Việt, hai vị thần đánh nhau để tranh giành người đẹp và của cải Thuỷ Tinh thần nước hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh là sự phủ định vai trò thống lĩnh của Sơn Tinh đối với vương quốc Núi và người đẹp
5 Thời gian truyền thuyết
Trang 8Thời gian truyền thuyết là thời gian lịch sử , thời gian thời đại, triều đại
nó được xác định cụ thể hơn so với thời gian thần thoại Câu chuyện xảy
ra có khi kéo dài nhiều triều đại như truyền thuyết “Họ Hồng Bàng”, một triều đại như truyện An Dương Vương kể từ khi ông vua này mở mang bờ cõi, xây thành cho đến khi thất bại Truyện “Sự tích Hồ Gươm”
kể từ khi Lê Lợi mới dấy binh khởi nghĩa cho đến khi đất nước thanh bình Truyện “Thánh Gióng” kể từ khi đất nước có giặc ngoại xâm đến khi giặc tan Tuy nhiên thời gian của truyền thuyết không ghi rõ thời điểm, ngày tháng, câu chuyện xảy ra bao lâu Nhân vật trong truyền thuyết xác định được thời gian sinh thành và kết thúc Nhân vật truyền thuyết là bất tử, nhưng có lý lịch rõ ràng, trải qua các bước đường của cuộc đời như Thánh Gióng, bước đường sự nghiệp như An Dương
Vương, Lê Lợi, Hai bà Trưng, Bà Triệu Nhân vật thần thoại không có tuổi thì nhân vật truyền thuyết có tuổi mặc dù truyện không nêu rõ bao nhiêu năm, chỉ trừ Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thủy Tinh là các nhân vật theo phong cách thần thoại nên không có tuổi