Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 46 N ghiên cứu giá trị của nồng độ BN P trong dự đoán tăng áp lực cuối tâm trương thất trái ở các bệnh nhân N MCT cấp. Phương pháp: 56 bệnh nhân N MCT cấp được khám lâm sàng, làm siêu âm Doppler tim, xét nghiệm nồng độ BN P máu, chụp động mạch vành và thông tim huyết động đo áp lực cuối tâm trương thất trái. Kết quả: Các thông số có mối tương quan tuyến tính (p<0,05) với áp lực cuối tâm trương thất trái là: độ suy tim theo N YHA, chỉ số khối cơ thể BMI, nồng độ hemoglobin máu, chỉ số thể tích nhĩ trái, tỷ lệ E/A, thời gian giảm tốc sóng E, tỷ lệ E/E’ và nồng độ BN P máu. Trong đó, BN P (r = 0,58, p < 0.01), tỷ lệ E/A (r= 0,54, p< 0,01), và tỷ lệ E/E’ (r= 0,54, p< 0,01) có mối tương quan tuyến tính mức độ vừa với áp lực cuối tâm trương thất trái, còn các thông số khác chỉ có mối tương quan yếu. Các yếu tố dự báo tăng áp lực cuối tâm trương thất trái trên lâm sàng và siêu âm là BMI ≥ 30 kg/m 2 (p<0,01), tỷ lệ E/E’ ≥ 15 (p<0,05). Khi đưa nồng độ BN P vào mô hình hồi quy logistic, nồng độ BN P > 100 pg/ml làm tăng giá trị dự báo áp lực cuối tâm trương thất trái ≥ 20 mmHg với p< 0,001. Kết luận: N ồng độ BN P máu có mối tương quan tuyến tính mức độ vừa với áp lực cuối tâm trương thất trái đo bằng phương pháp thông tim huyết động ở các bệnh nhân N MCt cấp (r = 0,58, p < 0.01). Việc kết hợp thêm nồng độ BN P máu với các thông số lâm sàng và siêu âm tim làm tăng thêm giá trị dự báo tăng áp lực cuối tâm trương thất trái ở các bệnh nhân N MCT cấp. A404 Giá trị của một số yếu tố lâm sàng trong tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da Nguyễn Quang Tuấn Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Đặt vấn đề. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chNn đoán và điều trị, nhồi máu cơ tim (N MCT) cấp vẫn là một bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong của các yếu tố lâm sàng đối với bệnh nhân N MCT cấp được can thiệp động mạch vành (ĐMV) thì đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 83 bệnh nhân (62 nam) N MCT cấp được can thiệp ĐMV, sau đó được theo dõi các biến cố tim mạch trong thời gian 12 tháng. Kết quả và kết luận. Các bệnh nhân được theo dõi dọc theo thời gian trung bình 21,8 ± 4,5 tháng (12 đến 30 tháng). 15 bệnh nhân tử vong trong quá trình theo dõi, 14 ca do nguyên nhân tim mạch, 1 ca do bệnh phổi mạn tính. Các yếu tố lâm sàng tiên lượng tử vong độc lập bao gồm: tuổi ≥ 70, giới tính nữ, tiền sử đau ngực trái điển hình, tiền sử tai biến mạch não, Killip III-IV, nồng độ CK-MB đỉnh ≥ 8 lần giới hạn cao của bình thường. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 47 A405 Tình hình rối loạn nhịp tim và thiếu máu cục bộ cơ tim trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp có điện tim 12 chuyển đạo bình thương Trần Minh Trí, Đào Mỹ Dung Bệnh viện Nguyễn Trãi Huỳnh Văn Minh Đại học Y – Dược Huế Mục đích: để hiểu rõ hơn tình hình rối loạn nhịp với ứng dụng Holter điện tim 24 giờ trong lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu sau: (1) Khảo sát tỉ lệ rối loạn nhịp, thiếu máu cục bộ cơ tim trên Holter điện tim 24 giờ; (2) Xác định tỉ lệ , tần suất rối loạn nhịp trên Holter theo nhịp ngày đêm. Phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu cắt ngang tiền cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tăng huyết áp vào khoa tim mạch bệnh viện N guyễn Trãi từ tháng 9/2009 đến tháng 3/2010 có điện tim 12 chuyển đạo bình thường. Kết quả: (1) Tỉ lệ các ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu trên thất, cơn rung nhĩ và thay đổi ST được phát hiện trên holter 24 giờ khá cao. (2) Tỉ lệ các rối loạn nhịp phức tạp, nguy hiểm (ngoại tâm thu thất cặp đôi, nhanh thất, cơn rung nhĩ) khá cao, xảy ra ban đêm cao tương đương ban ngày. Kết luận: N ghiên cứu nhịp ngày đêm sẽ giúp phát hiện nhiều rối loạn nhịp tim hơn và sẽ giúp sử dụng thuốc điều trị tối ưu cho bệnh nhân. A406 Nghiên cứu khả năng phát hiện tái hẹp sau đặt stent động mạch vành 6 tháng và trắc nghiệm gắng sức thảm lăn Trần Hồng Nhật Bệnh viện Trung Ương Huế Huỳnh Văn Minh Trường đại học Y Dược Huế Tổng quan: Tái hẹp là hạn chế lớn nhất của can thiệp động mạch vành qua da với tỷ lệ khoãng 20 – 40% sau 6 tháng can thiệp. Phát hiện và điều trị sớm tái hẹp sẽ giúp giảm các biến cố tim mạch sau can thiệp. Mục tiêu: N ghiên cứu độ nhạy và độ đặt hiệu của phương pháp trắc nghiệm gắng sức trong phát hiện tái hẹp. Phương pháp: N ghiên cứu tiến cứu trên 31 bệnh nhân với bệnh lý 1 nhánh động mạch vành, đã được can thiệp 6 tháng. Số bênh nhân này sẽ được: Tiến hành trắc nghiệm gắng sức với ngưỡng đạt ≥ 85% tần số tim lý thuyết (220 – tuổi), hay cho kết quả dương tính (đau thắt ngực điển hình, đoạn ST chênh xuống hay chênh lên khi không có sóng Q đi kèm). Ch ụp động mạch vành đối chứng kết quả trong vòng 1 tuần sau trắc nghiệm gắng sức. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 48 Kết quả: 16,13% bệnh nhân có kết quả trắc nghiệm gắng sức dương tính. Chụp động mạch vành phát hiện tái hẹp +/- tổn thương tiến triển mới với tỷ lệ 32,26%. Độ nhạy và độ đặt hiệu của trắc nghiệm gắng sức cho phát hiện tái hẹp +/- tổn thương tiến triển mới lần lược là 30% và 90,48%. Kết luận: Khả năng phát hiện tái hẹ p sau can thiệp của phương pháp trắc nghiệm gắng sức là hạn chế. A407 Vai trò của siêu âm tim gắng sức bằng xe đạp lực kế trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ Trịnh Việt Hà, Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Mục tiêu: Đánh giá giá trị của phương pháp siêu âm tim gắng sức bằng xe đạp lực kế trong chNn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB). Phương pháp: 59 bệnh nhân đau ngực trái điển hình hoặc không điển hình tuổi trung bình 58 ± 7, 3 (năm), có yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV và điện tâm đồ không điển hình của BTTMCB, siêu âm tim khi nghỉ không có rối loạn vận động vùng, men tim bình thường. Các bệnh nhân này được tiến hành đồng thời siêu âm tim gắng sức đánh giá bằng rối loạn vận động vùng thành tim và biến đổi điện tâm đồ trong quá trình gắng sức. Sau đó, các bệnh nhân được chụp ĐMV đối chiếu. Siêu âm tim gắng sức được coi là dương tính khi xuất hiện rối loạn vận động vùng mới xuất hiện. Bệnh nhân được siêu âm tim khi nghỉ, giai đoạn gắng sức 25W, tại đỉnh gắng sức và giai đoạn hồi phục. Kết quả: 19 bệnh nhân có hẹp ĐMV ≥ 50%. Siêu âm tim gắng sức dương tính trong 17 trường hợp trong số 19 ca hẹp ĐMV có ý nghĩa (28,8%) và âm tính 52 trường hợp (71,2%). Độ nhậy, độ đặc hiệu, giá trị chNn đoán dương tính, giá trị chNn đoán âm tính của siêu âm tim gắng sức dựa vào rối loạn vận động vùng tương ứng là 84,2%, 97,5%, 94,1%, 92,8%. Khi phối hợp với biến đổi điện tâm đồ, giá trị của phương pháp tương ứng là 94,7%, 82,5%, 72%, 97%. Độ nhậy, độ đặc hiệu trong chNn đoán ĐM liên thất trước là 88,9%, 97,5%, ĐM mũ là 62,5%, 100%, và ĐMV phải là 50%, 100%. Kết luận: Siêu âm tim gắng sức là một phương pháp có giá trị trong chNn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ. A408 Nghiên cứu tỷ lệ biến cố tim mạch lớn và tương quan sau can thiệp động mạch vành bằng stent kim loại Hồ Anh Bình, Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim Mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Đặt vấn đề: Can thiệp mạch vành là kỹ thuật điều trị tích cực phục hồi khNu kính đoạn mạch vành bị hẹp. Tuy nhiên, tái hẹp mạch vành sau can thiệp là vấn đề gây nhiều quan tâm, đặc biệt Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 49 là với stent kim loại. N ghiên cứu này khảo sát các biến cố tim mạch chính liên quan đến tái hẹp sau can thiệp bằng stent kim loại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc những bệnh nhân được can thiệp mạch vành bằng stent kim loại. Chỉ định can thiệp khi tổn thương có ý nghĩa ≥ 70% Kết quả: 112 bệnh nhân trong đó có 40,17% là N MCT; 17,86% ĐTN ổn định; 26,79% ĐTN không ổn định và 15,18% ĐTN không điển hình/ không đau. Ðộng mạch được can thiệp: ĐM LTT chiếm 60,71%; ĐM Mũ 14,29% và ĐMV phải 25%. Độ hẹp tổn thương sau can thiệp là 0,92 ± 3,98%; so với trước can thiệp là 83,75 ± 10,13% (p< 0,0001). Tỷ lệ biến cố tim mạch lớn sau 6 tháng: tử vong 3,57%; N MCT: 1,78%; tái can thiệp/phẫu thuật cầu nối ĐMV: 10,71%. Số ÐMV bị tổn thương và đường kính giá đỡ có tương quan với các biến cố tim mạch lớn 6 tháng sau can thiệp (p< 0,05). Kết luận: Các biến cố tim mạch lớn có thể xảy ra trong vòng 6 tháng sau can thiệp mạch vành với stent kim loại và có tương quan với kích thước stent. A409 Nghiên cứu tần suất rối loạn tỷ lệ TG/HDL ở bệnh nhân bệnh mạch vành Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung Ương Huế Đặt vấn đề: Kích thước hạt LDL là yếu tố quyết định khả năng gây xơ vữa. Có thể dự đoán mức LDL nhỏ và đậm đặc qua tỉ TG/HDL. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu tần suất tăng TG/HDL ở bệnh nhân bệnh mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân bệnh mạch vành được chNn đoán lần đầu tiên (xác định chNn đoán bằng chụp mạch vành chọn lọc). Các thông số nghiên cứu: TC, TG, HDL-C, LDL-C, non HDL-C và tỉ TG/HDL. Kết quả: có 292 bệnh nhân bệnh mạch vành được chọn nghiên cứu, gồm 184 nam và 108 nữ, tuổi trung bình 65,57±11,26 (nam: 64,04±11,59; nữ: 68,19±10,20). Sự hiện diện của các mẫu rối loạn lipid máu được ghi nhận như sau: TC cao hơn 240mg/dl (6,2mM/l) trong 15,75% (nam: 11,41%; nữ: 23,15%), TG cao hơn 200mg/dl (2.26mM/l) trong 40,07% (nam: 35,33%; nữ: 48,15%), LDL-C cao hơn 100mg/dl (2.6mM/l) trong 55,14% (nam: 52,72%; nữ: 59,26%), HDL- C thấp hơn 40mg/dl (1mM/l) trong 45,21% (nam: 52,72%; nữ: 32,41%), nonHDL-C cao hơn 130mg/dl (3.36mM/l) trong 64,38% (nam: 58,70%; nữ: 70,07%), tỉ TG/HDL (mM/l) lớn hơn 1,8 trong 48,29% (nam: 46,20%; nữ: 51,85%), tỉ TG/HDL (mg/dl) lớn hơn 3 trong 66,44% (nam: 65,76%; nữ: 67,59%). Kết luận: ngoài LDL-C tăng, nonHDL-C và tỉ TG/HDL cao cũng hiện diện trong một số lớn các bệnh nhân bệnh mạch vành. Do đó, trong điều trị cần lưu tâm đến thành phần TG và HDL như là mục tiêu điều trị của bệnh mạch vành. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 50 A411 Khảo sát tình trạng nhiễm Chlamydia pneumoniae ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại bệnh viện nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh Hoàng Quốc Hòa Bệnh viện Gia Định, TP Hồ Chí Minh Khả năng tác nhân gây viêm nhiễm có thể kích hoạt một thác của các phản ứng dẫn đến viêm nhiễm, xơ vữa, mạch huyết khối. Chlamydia pneumoniae là một trong những tác nhân được chú ý đối với bệnh động mạch vành (CAD). N ghiên cứu này được thực hiện lần đầu tiên tại Việt N am để tìm hiểu mối quan hệ này. Một nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành ở 53 đối tượng (16 nữ và 37 nam), các đối tượng trên được chụp mạch và xét nghiệm Immunoglobulin G (IgG), và IgM kháng thể với kháng nguyên C. pneumoniae định tính trong các mẫu huyết thanh với phương pháp ELISA. Tỷ lệ kháng thể C. pneumoniae trong nhóm bệnh 33% so với 18% trong nhóm chứng. Các kết quả này cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm C. pneumoniae ở nhóm bệnh nhân bệnh động mạch vành cao nhưng so với nhóm chứng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa. A412 Hội chứng phình mỏm tim Huỳnh Văn Thưởng, Nguyễn Vĩnh Phương Đơn vị Tim mạch can thiệp – Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa Tổng quan: Dote và cộng sự là những người đầu tiên mô tả hội chứng phình mõm tim còn gọi bệnh cơ tim Takotsubo (Takotsubo cardiomyopathy) ở N hật năm 1991. Đặc trưng của hội chứng là rối loạn thoáng qua chức năng tâm thu vùng mõm và hoặc phần giữa thất trái giống với nhồi máu cơ tim, nhưng động mạch vành lại không có tổn thương đáng kể. Bệnh hay gặp ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh, phần lớn hồi phục sau 1 đến 4 tuần. Trong báo cáo này, chúng tôi xin trình bày 1 trường hợp tử vong được chNn đoán bệnh cơ tim Takatsubo ở nam giới. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 53 tuổi nhập viện vì đột ngột đau giữa ngực, cảm giác bóp nghẹt, lan ra tay trái và sau lưng. Đ au kèm vã mồ hôi, choáng váng và khó thở. Các triệu chứng khởi phát khoảng 30 phút trước nhập viện, bệnh nhân đang trên đường ra ga về nhà ở TP – HCM. Không có bằng chứng về tiền sử bệnh lý tim mạch và các bệnh lý khác trước đây. Bệnh nhân vào khoa Hồi sức cấp cứu trong tình trạng choáng nặng, đau ngực không giảm sau khi dùng Morphin. Xét nghiệm men tim tăng nhẹ (CK 171U/L, CK – MB 33U/L), công thức máu và các xét nghiệm sinh hóa khác trong giới hạn bình thường. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo cho thấy ST chênh lên từ V2 đến V6, D I, aVL. ChNn đoán ban đầu nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng. Điều trị kháng đông, chống kết tập tiểu cầu, statin kết hợp vận mạch (Dopamin) chống choáng. Chụp mạch vành được tiến hành sau 90 phút vào khoa. Kết quả hệ động mạch vành bình thường với dòng chảy TIMI 3, thất trái vô động vùng mõm, vùng đáy tăng co bóp với EF = 19%. Áp lực cuối tâm trương thất trái 34mmHg. Không có sự chênh áp trong buồng thất trái. ChNn đoán nhồi máu cơ tim được loại trừ và nghĩ đến hội chứng phình mõm tim không tắc nghẽn đường ra thất trái. Do chưa có bóng dội ngược động mạch chủ (IAPB) nên chúng tôi tiếp tục dùng Dopamin để nâng huyết áp. Tình trạng rối loạn huyết động không cải thiện, sau 10 giờ nhập viện, bệnh nhân xuất hiện rung thất nhiều lần và tử vong. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 51 Kết luận: Cần phân biệt bệnh cơ tim Takotsubo với nhồi máu cơ tim cấp vì hướng điều trị hoàn toàn khác nhau. Mặc dù một trong những đặc điểm quan trọng của bệnh cơ tim Takotsubo là rối loạn thoáng qua chức năng tâm thu thất trái. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tử vong nếu rối loạn nhịp, rối loạn huyết động nặng và không có phương tiện điều trị hổ trợ . A413 Mối liên quan giữa tiểu đường và tiên lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim có rối loạn chức năng thất trái Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Lân Việt. Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Mục tiêu: Tìm hiểu về mối liên quan giữa tiểu đường với tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (N MCT) có rối loạn chức năng thất trái. Phương pháp: 192 bệnh nhân N MCT cấp có rối loạn chức năng thất trái trên siêu âm Doppler tim được theo dõi trong vòng 6 tháng sau N MCT. Kết quả: Trong 192 bệnh nhân N MCT, có 67 bệnh nhân (34,9%) bị tiểu đường. So với các bệnh nhân không bị tiểu đường, các bệnh nhân tiểu đường có tuổi cao hơn, tỷ lệ nữ cao hơn, tỷ lệ tăng huyết áp và tiền sử N MCT cũ cao hơn, tỷ lệ béo phì cao hơn, tỷ lệ suy tim Killip ≥ II cao hơn, nhịp tim nhanh hơn, phân số tống máu EF thấp hơn, chỉ số Tei (chỉ số chức năng cơ tim) cao hơn. Sau 6 tháng theo dõi, tỷ lệ tử vong chung ở nhóm tiểu đường là 16,4%, tỷ lệ tử vong chung ở nhóm không có tiểu đường là 5,6% (p < 0,01). 62,7% bệnh nhân ở nhóm tiểu đường có ít nhất 1 biến cố chính về tim mạch (MACE), trong khi tỷ lệ này chỉ là 33,8% ở nhóm không có tiểu đường (p=0,0001). Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố dự báo độc lập đối với tử vong chung sau N MCT là tiểu đường (RR = 2,42; 95% CI: 2,06 - 4,84), phân số tống máu EF (RR= 2,39; 95% CI: 1,13 - 4,31), chỉ số Tei (RR = 2,18; 95%CI: 1,09 - 4,74), suy tim Killip≥II (RR = 1,81; 95%CI: 1,07 - 2,56). Các yếu tố dự báo độc lập đối với tử vong do nguyên nhân tim mạch là tiểu đường (RR = 2,54; 95%CI: 1,92 - 3,57), phân số tống máu EF<30% (RR = 2,27; 95%CI: 1,08 - 2,99), chỉ số Tei (RR = 2,42; 95%CI: 1,22 - 4,37). Trong số các bệnh nhân tiểu đường, các bệnh nhân phải điều trị bằng insulin có tỷ lệ tử vong cao hơn các bệnh nhân không phải điều trị bằng insulin (30% so với 5,4%, p<0,05). Kết luận: Ở các bệnh nhân N MCT có rối loạn chức năng thất trái, tiểu đường là yếu tố dự báo độc lập đối với tử vong chung và tử vong do nguyên nhân tim mạch. Các bệnh nhân N MCT có rối loạn chức năng thất trái bị tiểu đường phải điều trị bằng insulin có tỷ lệ tử vong cao hơn các bệnh nhân không phải điều trị bằng insulin. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 52 TIM MẠCH HỌC LÂM SÀNG A501 Nghiên cứu chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân – cánh tay (ABI) bằng phương pháp siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy thận mạn Nguyễn Việt Khoa, Lê Văn Học, Chu Minh Hà, Trần Hồng Nghị Khoa Nội Thận – Khớp (A15) – Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 Mục tiêu nghiên cứu: N ghiên cứu sự biến đổi của chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay (ABI) và tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD), cùng một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân suy thận mạn (STM). Đối tượng, phương pháp: Chúng tôi sử dụng máy siêu âm liên tục bỏ túi 5 Mhz để đo và so sánh ABI ở 72 bệnh nhân suy thận mạn và 50 đối tượng khỏe mạnh, phù hợp tuổi, giới. Kết quả: 72 bệnh nhân STM, 88,9% nam, 54,7± 13,6 tuổi, được đo ABI bằng máy siêu âm liên tục bỏ túi 5 Mhz MIN IDOP ES - 100VX , so sánh với nhóm chứng gồm 50 người khoẻ mạnh, phù hợp tuổi và giới. N hóm STM có chỉ số ABI cao hơn nhóm chứng (1,23 ± 0,05, n=72; so với 1,07 ± 0,04, n = 50; p = 0,0001). N hóm bệnh nhân STM đã lọc máu có chỉ số ABI và tỷ lệ có BĐMCD cao hơn nhóm chưa lọc máu (1,23± 0,05, n = 37 so với 1,18±0,07, n = 35; p < 0,01) và 18 BN (48,6%) so với 5 BN (14,2%) (p = 0,001). 23 bệnh nhân STM có BĐMCD (31,9%), gặp chủ yếu là xơ cứng (17BN ), không ép được, với ABI >1,3 (23,6%). ABI và BĐMCD tăng khi thời gian lọc máu trên 5 năm. Kết luận: Chỉ số ABI và tỷ lệ BĐMCD tăng lên ở bệnh nhân STM (31,9% số BN ), tăng ở bệnh nhân STM đã lọc máu so với chưa lọc máu và tăng theo thời gian lọc máu. A502 Nghiên cứu hiệu quả của chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe trên các yếu tố nguy cơ tim mạch ở người trưởng thành Nguyễn Thị Liên Trung tâm tuyên truyền giáo dục sức khỏe Quảng Nam Trần Lâm Bệnh viện đa khoa Quảng Nam Phạm Nguyễn Cẩm Thạch Sở Y tế Quảng Nam Huỳnh Văn Minh Đại học Y Dược Huế MỤC TIÊU: Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng nhằm làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở người trưởng thành. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: N ghiên cứu bao gồm 200 người trưởng thành có chỉ số nguy cơ Framingham thấp hoặc trung bình. Đối tượng được mời tham gia trong một nghiên cứu Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 53 can thiệp có đối chứng. N gười tham gia nghiên cứu được nhận một phiếu đánh giá sức khỏe, bao gồm cả chỉ số nguy cơ Framingham kèm theo những chỉ dẫn để bảo vệ sức khỏe. Sau đó, đối tượng được phân ngẫu nhiên vào một trong 2 nhóm can thiệp hoặc đối chứng. Đối tượng trong nhóm can thiệp được tư vấn trực tiếp lúc khởi đầu nghiên cứu và sau đó 2 tháng mộ t lần. Kết quả chủ yếu được đánh giá là sự thay đổi của chỉ số nguy cơ Framingham sau một năm theo dõi. KẾT QUẢ: Sau 1 năm, đã có những thay đổi có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng: giảm hoặc cai thuốc lá (-25% so với 00%, p< 0,01), chỉ số nguy cơ BMV (-2.9 sv +3.3, p= 0.006), chỉ số nguy cơ BMN (-0.27 sv +1.0, p= 0.01), tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (-0.02 sv 0.0, p= 0.042), TC (-0.07 mmol/L sv +0.16 mmol/L, p= 0.01), HDL (+0.18 mmol/L sv -0.31 mmol/L, p< 0.001). KẾT LUẬN: Bằng cách sử dụng phiếu đánh giá sức khỏe và tư vấn trực tiếp, nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng về hiệu quả 1 năm của chương trình can thiệp tập trung vảo những yếu tố nguy cơ tim mạch. A503 Ước tính mức lọc cần thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 qua so sánh giữa công thức MDRD và Cockcroff-Gault Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Văn Huy Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa Mục đích. Ước tính mức lọc cầu thận (MLCT) ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện tỉnh Đak Lak và Khánh Hoà bằng công thức MDRD và Cockcroff – Gault (CG) qua đó so sánh sự khác nhau giữa hai công thức này. Đối tượng Bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa và Đắc Lắc từ 9/2009- 4/2010 có chNn đoán đái tháo đường týp 2. Kết qủa: 107 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với tuổi trung bình 67,87 ± 12,19 được nghiên cứu ghi nhận MLCT trung bình theo MDRD là 48,77 ±27,40 (mL/phút/1,73m2 da) và theo công thức Cockcroft – Gault 43,96 ± 25,12 (mL/phút/1,73m2). Tỷ lệ BTM từ giai đoạn III-V theo MDRD có tỷ lệ 71,96% và CG là 84,11%. Phối hợp giữa MLCT và đánh giá nước tiểu ghi nhận tỷ lệ BTM theo MDRD là 83,17% và theo CG là 88,78%. Tuy nhiên trong lâm sàng có 11,21% chNn đoán BTM ở bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị. Giữa 2 công thứ c ước tính MLCT MDRD và Cockcroft – Gault có mối tương quan rất chặc chẽ với r=0,945. So sánh sự khác biệt trung bình về MLCT ước tính ghi nhận không có sự khác biệt ở nhóm tuổi 50-70, giai đoạn BTM 4 và 5, giới nữ và có thừa cân béo phì. So sánh tỷ lệ BTM giữa 2 công thức cũng không ghi nhận sự khác biệt qua các giai đoạn. Kết luận. Ước tinh MLCT bằng công thức MDRD và CG là có giá trị tương tự, trong đó MDRD là một công thức tính toán đơn giản nên có thể áp dụng rộng rãi ở dân địa phương trong việc sàng lọc phát hiện BTM như các nước phương Tây. Tuy nhiên nó có hạn chế ở người già > 70 tuổi, người gầy, và MLCT >60ml/phút/1,73m2 thì nên xem xét đánh giá thêm qua công thức CG. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 54 A504 Đặc điểm của bệnh nhân suy tim mạn tính phân số tống máu ≤ 30% và quan điểm ghép tim cho bệnh nhân suy tim tại một số bệnh viện ở Việt Nam Nguyễn Tiến Bình, Đặng Ngọc Hùng, Nguyễn Oanh Oanh, Bùi Thùy Dương, Nguyễn Duy Toàn, Trần Đức Hùng, Nguyễn Văn Luyến Học viện Quân Y Phạm Thị Hồng Thi Viện Tim Mạch Quốc gia Việt Nam Lê Thị Thu Thủy, Lê Ngọc Ánh Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Cửu Lợi Bệnh viện Trung ương Huế Bùi Văn Thìn, Trần Quốc Việt, Nguyễn Hồng Sơn Trung tâm nghiên cứu y học quân sự phía Nam N ghiên cứu trên 485 bệnh nhân có EF ≤ 30% trong tổng số 1450 bệnh nhân suy tim mạn tính tại một số bệnh viện lớn từ 2008 đến 2009, chúng tôi nhận thấy : - Tỷ lệ bệnh nhân suy tim mạn tính có phân số tống máu ≤ 30% là 33,4% và tăng dần theo nhóm tuổi. - N guyên nhân suy tim EF thấp hàng đầu là tăng huyết áp và bệnh ĐMV. - Tỷ lệ bệnh nhân EF ≤ 30% phải sử dụng thuốc cường tim Dopamin và Dobutamin chiếm 28,9%. Các biện pháp can thiệp và phẫu thuật điều trị suy tim có tỷ lệ 25,2%. Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định ghép tim (tuyệt đối và tương đối) là 14,2%. - Bước đầu khảo sát cho thấy tỷ lệ bệnh nhân EF thấp đồng ý tham gia ghép tim là 31%, cao hơn có ý nghĩa với nhóm suy tim EF > 30%. A505 Một số kinh nghiệm qua 13 trường hợp sinh thiết nội mạc cơ tim qua đường tĩnh mạch cảnh trong bên phải có chụp buồng tim Trần Đức Hùng, Trịnh Quốc Hưng, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Văn Luyến Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y N ghiên cứu nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của chụp buồng tim phải để giúp xác định vị trí các mốc giải phẫu, làm giảm tai biến biến chứng trong quá trình sinh thiết nội mạc cơ tim ở bệnh cơ tim thể giãn, suy tim nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 13 bệnh nhân (BN ), chNn đoán: bệnh cơ tim thể giãn, suy tim nặng N YHA III, IV, phân số tống máu thất trái < 30%, có chỉ định ghép tim, được sinh thiết nội mạc cơ tim. Kết quả: 92,3% BN được chụp buồng thất phải ở 2 tư thế là chếch trước phải (RAO) 30 độ và chếch trước trái (LAO) 40 độ đã có thể xác định rõ vị trí cần sinh thiết, chỉ có 1 BN (7,7%) cần . CK-MB đỉnh ≥ 8 lần giới hạn cao của bình thường. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 47 A405 Tình hình rối loạn nhịp tim và thiếu máu cục bộ cơ tim trên Holter điện tim 24 giờ ở. rung thất nhiều lần và tử vong. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 51 Kết luận: Cần phân biệt bệnh cơ tim Takotsubo với nhồi máu cơ tim cấp vì hướng điều trị hoàn toàn khác nhau người gầy, và MLCT > ;60 ml/phút/1,73m2 thì nên xem xét đánh giá thêm qua công thức CG. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 54 A504 Đặc điểm của bệnh nhân suy tim mạn tính phân số