Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 19 A013 Giá trị điện tâm đồ bề mặt trong chẩn đoán cơ chế cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất đều phức bộ QRS hẹp Nguyễn Lương Kỷ Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện đa khoa Tỉnh Khánh Hòa. Tôn Thất Minh Khoa Tim mạch – Bệnh viện Tim Tâm Đức, TP. Hồ Chí Minh Mở đầu: ChNn đoán cơ chế cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) giúp lựa chọn thuốc cắt cơn và phòng ngừa cơn, giúp người khảo sát điện sinh lý rút ngắn thời gian thủ thuật và chiếu tia X đồng thời tiên l ượng kết quả can thiệp. Các tiêu chuNn kinh điển trên điện tâm đồ bề mặt (ĐTĐBM) chỉ dự đoán đúng cơ chế 60-80% theo y văn. N ghiên cứu này đánh giá thêm vai trò của các tiêu chuNn mới trên ĐTĐBM. Mục tiêu: Xác định giá trị các tiêu chuNn trên ĐTĐBM để chNn đoán cơn NNKPTT đều phức bộ QRS hẹp thường gặp trên lâm sàng: nhịp nhanh vào lại nút nh ĩ thất (NNVLNNT), nhịp nhanh vào lại nhĩ thất (NNVLN T) và nhịp nhanh nhĩ (NNN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang. Phân tích các tiêu chuNn trên 103 ĐTĐBM của bệnh nhân NNKPTT đều phức bộ QRS hẹp đã được khảo sát điện sinh lý tại bệnh viện Tim Tâm Đức TP. HCM từ 02/2008 đến 06/2009. Kết quả: NNKPTT có tuổi trung bình: 44±13,7; tỉ lệ nam/nữ: 1/2,12; bao gồm: 41,7% NNVLNNT (43/103), 53,4% NNVLN T (55/103), 4,9% NNN (5/103). Sóng P’ rõ gặp nhiều trong NNVLN T (76,4%) và NNN (100%). Sóng s giả/D II ,D III ,aVF và sóng r’ giả/V 1 gặp nhiều ở NNVLNNT (18,6% và 37,2%). Sóng delta lúc nhịp xoang chỉ gặp ở NNVLN T (30,9%). Luân phiên biên độ QRS và ST chênh gặp nhiều trong NNVLN T (29,1% và 40%), gặp ít hơn trong NNVLNNT (7% và 11,6%), không gặp trong NNN. RP’/P’R>1 khi sóng P’ rõ chỉ gặp trong NNN (80%). Phân tích hồi quy đa biến thấy rằng sóng P’ rõ, r’ giả/V 1 và sóng delta lúc nhịp xoang là 3 yếu tố tiên đoán độc lập cơ chế nhịp nhanh với mức độ chính xác 88,3%. Kết luận: Các tiêu chuNn trên ĐTĐBM có thể dự đoán cơ chế cơn NNKPTT với độ chính xác cao. A015 Nghiên cứu theo dõi ngắn hạn các thông số tạo nhịp thất từ vùng vách đường ra thất phải Tô Hưng Thụy, Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Mở đầu: Tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải dần dần trở thành phương pháp tạo nhịp thất được lựa chọn. N goài các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cắm điện cực vào vùng vách đường ra thất phải thì các thông số tạo nhịp cũng cần được nghiên cứu để bảo đảm cho tính ổn định của tạo nhịp thường xuyên lâu dài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu mô tả có theo dõi tất cả bệnh nhân được tạo nhịp vùng vách đường ra thất phải tại Trung Tâm tim Mach Huế từ tháng 12/2009 đến tháng Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 20 6/2010. Theo dõi các thông số: trở kháng (Impedance), độ nhận cảm (sensitivity) và ngưỡng (Threshold) lúc cấy điện cực, sau 24 giờ và sau 1 tháng. Kết quả: Có tất cả 35 bệnh nhân được đánh giá và theo dõi. Độ nhận cảm trung bình không thay đổi theo thời gian: 12.5 ± 5.9 mV tại lúc cấy điện cực; 12.8 ± 6.4 mV sau 24 giờ và 12.6 ± 6.2 mV sau 1 tháng (p > 0.05). Trở kháng trung bình là 712 ± 172 ohms; sau 24 giờ trở kháng của Medtronic 5076 có tăng lên (795.71± 132.8ohms) trong khi Tendril 1688 TC thì ít thay đổi (703.62 ± 77.2 ohms). Sau 1 tháng trở kháng của từng điện cực là ổn định: với Medtronic 5076 là 794.3 ±117 ohms (p=0.97) và Tendril 1688 TC là 701.33 ± 72.30 ohms (p= 0.9). N gưỡng trung bình ngay khi vặn vít vào vách cơ thất (ngưỡng 0) là 1.077 ± 0.34 V @ 0.5 ms; giảm nhanh sau 15 phút chỉ còn 0.638 ± 0.578 V @ 0.5 ms (p < 0.0001). Kết luận: Tạo nhịp vùng vách đã và đang là một hướng đi mới. Các thông số tạo nhịp qua theo dõi ngắn hạn cho thấy chức năng tạo nhịp ổn định. A017 Nhận xét về 316 bệnh nhân được cấy máy phá rung tự động Phạm Trường Sơn Bệnh viện trung ương Quân đội 108 Teo Wee Siong Trung tâm tim mạch quốc gia Singapore Tổng quan Chết đột tử do nguyên nhân tim mạch (SCD: sudden cardiac death) ước tính chiếm 15% trong tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Hàng năm tại mỹ, có khoảng 500.000 người chết do SCD. N guyên nhân tử vong của SCD chủ yếu là do nhịp nhanh thất và rung thất. Chính vì vậy, cấy máy phá rung tự động (AICD: Automated implantable cardioverter defibrillator) rất có hiệu quả trong ngăn ngừa SCD. Đối tượ ng và phương pháp nghiên cứu N ghiên cứu hồi cứu 316 bệnh nhân được cấy máy AICD dựa theo hướng dẫn của hội tim mạch hoa kỳ năm 2003. Bệnh nhân được điều trị tại trung tâm tim mạch quốc gia Singapore thời gian từ 20/01/2002 đến 15/12/2008. Kết quả nghiên cứu Tổng số bệnh nhân nam là 281 (88,9 %), nữ là 35 ( 11,1%). Tuổi trung bình là 59,12 ± 12,3. Thời gian theo dõi trung bình là 26.6 ± 21.4 tháng. Chỉ định phòng ngừa nguyên phát chiếm tỷ lệ 55,4 % gặp nhiều hơn so với chỉ định phòng ngừa thứ phát 44,6%. Bệnh nhân bị bệnh ĐMV chiếm tỷ lệ 71,2 % trong đó có 40 % đã từng mổ cầu nối chủ vành trước đó. Thăm dò điện sinh lý được tiến hành ở 106 bệnh nhân (29,7 %) bệnh nhân, trong đó gây được cơn nhanh thất và rung thất giúp chỉ định đặt AICD ở 25,4%. Có 20,7% bệnh nhân nhận được sốc từ máy AICD, trong đó sốc khi không có loạn nhịp (sốc không đ úng) là 8,9% và sốc khi có loạn nhịp (sốc đúng) là : 11,8%. N ghiệm pháp thử ngưỡng phá rung được thực hiện ở 237 bệnh nhân (70,3%). Không có bệnh nhân nào bị biến chứng do thực hiện nghiệm pháp này. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 21 A019 Nghiên cứu biến thiên nhịp tim theo thời gian và theo phổ tần số ở người bình thường Trần Minh Trí Bệnh viện Nguyễn Trãi – TP Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Minh Đại học Y Dược Huế ĐẶT VẤN ĐỀ: Mất cân bằng thần kinh tự chủ với sự gia tăng hoạt tính thần kinh giao cảm và giảm hoạt tính thần kinh phó giao cảm, là yếu tố tiên lượng quan trọng các bệnh lý tim mạch. Biến thiên nhịp tim (BTN T) phản ánh tác động của thần kinh tự chủ lên điều hoà hệ thống tim mạch. Các công trình nghiên cứu trước đây trên đối tượng khoẻ mạnh ở người Việt nam chỉ mới áp dụng phân tích theo thời gian, đây là phương pháp tĩnh. Để tìm hiểu BTN T theo phương pháp phân tích phổ, là phương pháp động, chúng tôi bước đầu thực hiện nghiên cứu đề tài . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đối tượng là những người khoẻ mạnh. Tất cả đều được hỏi kỹ triệu chứng và khám lâm sàng, xét nghiệm để loại trừ các dấu chứng tim mạch cũng như các bệnh lý cấp và mãn. Sử dụng máy ghi Holter hiệu DigiTrak XT của hãng Philips, Mỹ sản xuất 2008 với phần mềm xử lý Philips Zymed Holter 1810 series Version: 2.9.2, chạy trên môi trường Window XP/ Win 7/Vista. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các thông số biến thiên nhịp tim theo phổ tần số HF (ms 2 ) 207.38±23.24 LnHF 4.87±0.10 LF (ms 2 ) 155.29±32.05 LnLF 4.48±4.48 VLF (ms 2 ) 141.93±32.25 LnVLF 4.42±0.09 ULF (ms 2 ) 15.52±1.23 LnULF 2.49±0.08 TF (ms 2 ) 2029.69±309.04 LnTF 7.19±0.09 2. Các thông số biến thiên nhịp tim theo thời gian SDNN, ms 122.89 ± 3.92 ASDNN,ms 55.69 ± 1.64 SDANN,ms 110.26 ± 3.59 RMSSD,ms 37.15 ± 2.30 3. Không có khác biệt về giới tính của biến thiên nhịp tim.Biến thiên nhịp tim giảm dần theo tuổi và sự giảm này vẫn giữ tính cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.Có tính tương quan nghịch giữa biến thiên nhịp tim và nhịp tim trung bình trong 24 giờ ghi. KẾT LUẬN: Cần áp dụng phân tích phổ trên lâm sàng để đánh giá tiên lượng, phân loại nguy cơ rối loạn nhịp bệnh nhân tim mạch. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 22 A020 Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim của luân phiên sóng T ở bệnh nhân suy tim Hoàng Anh Tiến, Phạm Như Thế, Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Đặt vấn đề N hững nghiên cứu trong những thập niên gần đây đã liên kết TWA với rối loạn nhịp thất do kích thích và rối loạn nhịp thất tiên phát. N hững bằng chứng trên lâm sàng đã làm TWA là một chỉ điểm đáng tin cậy đối với khả năng đột tử do tim và là động cơ thúc đNy nhu cầu tìm một giá trị tối ưu đối với TWA trong việc dự báo những nguy cơ đó. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu: N ghiên cứu giá trị của luân phiên sóng T ở bệnh nhân suy tim. Chọn điểm cắt tối ưu của TWA trong dự báo đột tử do tim ở bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dọc, đối tượ ng nghiên cứu của chúng tôi gồm 132 người chia làm 2 nhóm: - N hóm nghiên cứu: 82 bệnh nhân suy tim nhập viện tại khoa N ội Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010. - N hóm chứng: 50 bệnh nhân khoẻ mạnh, không có tiền sử bệnh lý tim mạch, không dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, điện tâm đồ bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giới hạn bình thường theo WHO/ISH 2003, cùng độ tuổi. Bi ến cố rối loạn nhịp thất: nhịp nhanh thất, rung thất. Thời gian theo dõi trung bình: 13,63±8,19 tháng. Kết quả nghiên cứu N ghiên cứu thực hiện trên 82 bệnh nhân suy tim, 43 nam, 59 nữ, lứa tuổi từ 24-69. Giá trị TWA ở nhóm chứng và nhóm bệnh lần lượt là 19,75 ± 9,39(μV), 55,54 ± 24,96(μV) (p<0.001). Với điểm cắt giá trị TWA là 77 μV thì giá trị tiên lượng đột tử tim mạch ở bệnh nhân suy tim có độ nhạy: 69,2% (95% CI:52,4- 83,0); Đặc hiệu: 60,5 % (95% CI: 44,4- 75,0), vùng dưới ROC là 0,60 (95% CI: 0,49 - 0,71), khoảng tin cậy 95%. Phân tích Kaplan-Meier cho thấy tần suất tử vong ở nhóm Luân phiên sóng T >77μV thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm còn lại (p<0,05), HR= 1,30; 95% CI: 0,98 – 1,43. Kết luận Với giá trị TWA > 77μV có thể cho một dự báo về khả năng đột tử do tim ở bệnh nhân suy tim. A021 Rối loạn đồng bộ ở bệnh nhân suy tim có QRS hẹp Quyền Đăng Tuyên, Phạm Nguyên Sơn Viện Tim mạch Quân đội - Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 Mục đích nghiên cứu: nhằm khảo sát tình trạng rối loạn đồng bộ tim ở bệnh nhân suy tim có QRS hẹp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 104 bệnh nhân suy tim được chia làm 2 nhóm: 28 bệnh nhân nhóm1 suy tim có QRS rộng (QRS≥120ms) và 76 bệnh nhân thuộc nhóm 2 suy tim có QRS hẹp (QRS<120 ms). Sử dụng siêu âm - Doppler và Doppler mô (TVI) đánh giá các thông số rối loạn đồng bộ chính gồm mức độ và tỷ lệ rối loạn đồng bộ tim thông qua các thông số: tỷ lệ giữa thời gian của thì tâm trương và thời gian của chu chuyển tim (DFT); chênh lệch thời gian của vách liên thất và thành sau (SPWMD), chênh lệch thời gian tiền tống máu của thất Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 23 phải và thất trái (IVMD), chênh lệch thời gian của các thành đối diện, chênh lệch lớn nhất thời gian đạt vận tốc tối đa giữa các vùng thì tâm thu (Ts-Diff), thì tâm trương(Te-Diff) và độ lệch chuNn của chênh lệch thời gian đạt vận tốc tối đa của 12 vùng thất trái (Ts-SD) trong thì tâm thu và trong thì tâm trương(Te-SD). Kết quả nghiên cứu: N hóm suy tim có QRS hẹp có tỷ lệ rối loạn đồng bộ hai thất thấp hơn nhóm có QRS rộng (7,9% so với 46,4%; p<0,001), chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt về rối loạn đồng bộ nhĩ - thất và rối loạn đồng bộ trong thất ở nhóm suy tim QRS hẹp so với nhóm suy tim có QRS giãn rộng. Ở nhóm suy tim có QRS hẹp, 34,2% bị rối loạn đồng bộ nhĩ - thất, 44,7% rối loạn đồng bộ trong thất thì tâm thu và 40% rối loạn đồng bộ trong thất thì tâm trương. Kết luận: Rối loạn đồng bộ ở bệnh nhân suy tim có QRS hẹp là một vấn đề cần được quan tâm trong thực hành hàng ngày. A022 Một số nhận xét về thăm dò điện sinh lý ở bệnh nhân có điện tâm đồ hội chứng Brugada Hoàng Văn Quý, Tô Hưng Thụy, Nguyễn Cửu Lợi, Huỳnh Văn Minh Trung tâm Tim mạch - Bệnh Viện Trung Ương Huế Tổng quan: Hội chứng Brugada thường gây ra rối loạn nhịp thất ác tính, là một trong những nguyên gây đột tử ở người trẻ, chiếm 4- 12% nguyên nhân đột tử. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở châu Á và Việt N am. Mục tiêu nghiên cứu: N ghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện tâm đồ, test Flecain, khả năng gây rối loạn nhịp thất bằng thăm dò điện sinh lý ở bệnh nhân có điện tâm đồ hội chứng Brugada để phân tầng nguy cơ, góp phần vào nghiên cứu đặc điểm hội chứng Brugada và có hướng điều trị tích cực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có điện tâm đồ dạng Brugada type 1 hay chuyển sang type 1 sau test thuốc Flecain (2mg/kg) ở khoa Cấp Cứu- Tim Mạch Can Thiệp Bệnh Viện Trung Ương Huế. Tất cả những bệnh nhân này được kích thích thất theo chương trình ở 2 vị trí mỏm và buồng tống thất phải. Kết quả: N ghiên cứu có 15 bệnh nhân (14 nam và 1 nữ), tuổi trung bình 39 ±11. Không có bệnh nhân nào có tiền sử đột tử được cứu sống. 8 bệnh nhân có điện tâm đồ tự nhiên typ1, 7 bệnh nhân có điện tâm đồ chuyển sang typ 1 sau test Flecain. Có 1 trường hợp xuất hiện nhịp nhanh thất khi kích thích ở buồng tống thất phải ở nam giới và có điện tâm đồ typ1 tự nhiên. Kết luận: Biểu hiện điện tâm đồ hội chứng Brugada xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới, cần test Flecain để chNn đoán những trường hợp Nn, nghi ngờ. Thăm dò điện sinh lý cơ tim ở những bệnh nhân có điện tâm đồ type 1 hoặc chuyển type 1 khi test Flecain. Kích thích thất theo chương trình ở buồng tống thất phải dễ gây rố i loạn nhịp thất hơn kích thích ở mỏm. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 24 A023 Đánh giá 5 năm áp dụng thăm dò và điều trị điện sinh lý tại trung tâm Tim mạch Huế Tô Hưng Thụy, Hoàng Văn Quý, Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Mở đầu: ChNn đoán và can thiệp Điện sinh lý (ĐSL) bằng sóng cao tần là một phương pháp chNn đoán - điều trị các rối loạn nhịp đang được áp dụng rộng rãi vì nó có khả năng chNn đoán và định vị chính xác, nhờ đó điều trị triệt để đa số các trường hợp rối loạn nhịp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu hồi cứu đánh giá 174 trường hợp được chNn đoán và điều trị Điện sinh lý tại Trung tâm Tim Mạch Huế từ 2005 đến 7/2010. Kết quả: số ca tăng hằng năm với tổng cộng 100 trường hợp thăm dò và 88 trường hợp điều trị ĐSL. Trong nhóm điều trị, có 21 nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVN RT), 55 nhịp nhanh vào lại nhĩ thất (AVRT), 4 cuồng nhĩ, và 8 nhịp nhanh thất. Tỉ lệ thành công 88,1% và biến chứng 2,3 % bao gồm 2 trường hợp bloc nhĩ thất. Kết luận: ChNn đoán và can thiệp Điện sinh lý (ĐSL) bằng sóng cao tần là một phương pháp chNn đoán điều trị các rối loạn nhịp hiệu quả đang được tiến hành thường quy với số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao tại Trung tâm Tim Mạch Huế. A025 Đánh giá các yếu tố kỹ thuật của phương pháp tạo nhịp vùng vách đường ra thất phải Tô Hưng Thụy, Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Mở đầu: Tạo nhịp từ mỏm thất phải là phương pháp truyền thống nhưng không sinh lý đối với tim. Tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải được giới thiệu gần đây đã chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn Đối tượng và phương pháp: Phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu những trường hợp tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải thực hiện tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 12/2009 đến tháng 7/2010 Kết quả: 35 bệnh nhân có chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn và được đặt điện cực thất vào vùng vách đường ra thất phải, tuổi trung bình 71 ± 15,3 gồm 17 nữ và 18 nam. Chỉ định tạo nhịp gồm: 13 trường hợp bloc nhĩ thất cấp 3, 1 trường hợp bloc nhĩ thất cao độ có Ventricular standstill, 5 trường hợp rung nhĩ chậm, 14 trường hợp hội chứng nút xoang bệnh lý, 2 trường hợp tạo nhịp mỏm trước đó bị nhiễm trùng chuyển sang tạo nhịp vách đường ra thất phải. Thời gian cố định điện cực là 21 ± 21,8giây với thời gian phát tia tương ứng là 17 ± 16,9 giây; thời gian đưa điện cực qua van ba lá lên ĐM phổi 12 ± 18,6 giây với thời gian phát tia tương ứng là 10 ± 14,4 giây; thời gian kéo điện cực từ ĐM phổi đến khi cố định vào vách đường ra thất phải 10 ± 4,8 giây với thời gian phát tia tương ứng là 7 ± 3,7 giây. Độ nhận cảm 12,5 ± 5,9 mV ngay sau khi cấy điện cực; trở kháng trung bình là 712 ± 172 ohms; ngưỡng trung bình Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 25 ngay khi vặn vít vào vách cơ thất là 1,077 ± 0,34 V / 0,5 ms và giảm nhanh sau 15 phút là 0,638 ± 0,17ms (p<0,0001). Kết luận: Tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải là kỹ thuật dễ thực hiện, nhanh chóng, ít khả năng gây ra các biến chứng, sinh lý hơn với hoạt động hai thất, với các thông số tạo nhịp trong giới hạn chấp nhận. A026 Đánh giá kỹ thuật cắm điện cực tạo nhịp vào vùng vách đường ra thất phải với phương pháp bẻ lui sau dây lái bằng nhát chụp chếch trước trái 40 0 Tô Hưng Thụy, Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Mở đầu: Tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải tuy có ưu điểm là tạo nên hướng khử cực thất gần với sinh lý hơn so với tạo nhịp từ mỏm thất phải. Tuy nhiên phương pháp này cũng đặt ra vấn đề kỹ thuật là làm thế nào để cố định điện cực vào vùng vách đường ra thất phải chính xác và giới hạn tia xạ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tất cả các trường hợp được tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải từ tháng 12/2009 đến tháng 07/2010 tại Trung tâm Tim mạch Huế. Dây lái được bẻ cong theo phương pháp Harry Mond, định vị nơi cắm điện cực bằng tư thế soi huỳnh quang trước sau (PA) và đánh giá lại bằng thang điểm dựa trên nhát chụp chếch trước trái 40 0 (LAO40). Kết quả: 35 trường hợp tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải được thực hiện. Điện cực được cắm vào vùng vách trong 100% trường hợp, trong đó 80% đạt điểm LAO40 score từ 2 đến 3. Không có trường hợp nào bị biến chứng do đầu điện cực gây ra. Kết luận: Kỹ thuật bẻ lui dây lái theo phương pháp Hary Mond giúp cắm điện cực vào vùng vách đường ra thất phải chính xác và nhanh chóng hơn, giới hạn được thời gian nhiễm xạ cho bệnh nhân và phẫu thuật viên. A027 Đánh giá đặc điểm điện tâm đồ bề mặt trong tạo nhịp vùng vách đường ra thất phải Tô Hưng Thụy, Nguyễn Cửu Lợi Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Mở đầu: Tạo nhịp từ mỏm thất phải là phương thức tạo nhịp truyền thống. Tuy nhiên hướng khử cực không sinh lý và gây rối loạn chức năng tim về lâu dài. Tạo nhịp từ vùng vách đường ra thất phải được giới thiệu gần đây và cho thấy nhiều ưu đ iểm hơn Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tất cả các trường hợp được tạo nhịp từ đường ra thất phải, thực hiện tại Trung tâm Tim mạch từ tháng 12/2009 đến tháng 7/2010. Thông số nghiên cứu: độ rộng QRS tạo nhịp so với QRS nội tại, hình dáng và sự chuyển tiếp của QRS tạo nhịp trên các chuyển đạo điện tâm đồ bề mặt. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 26 Kết quả: 35 bệnh nhân có chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn và được đặt điện cực thất vào vùng vách đường ra thất phải, tuổi trung bình 71 ± 15,3 gồm 17 nữ và 18 nam. Chỉ định tạo nhịp gồm: 13 trường hợp bloc nhĩ thất cấp 3, 1 bloc nhĩ thất cao độ có Ventricular standstill, 5 rung nhĩ chậm, 14 hội chứng nút xoang bệnh lý, 2 trường hợp tạo nhịp mỏm trước đó bị nhiễm trùng ổ máy nay chuyển sang bên đối diện và đặt lại điện cực thất. Độ rộng trung bình QRS của nhát tạo nhịp là 140 ± 10,5ms (rộng nhất 160 ms, hẹp nhất 120 ms) so với QRS nội tại là 103 ± 22,9 ms. QRS dương cao ở các chuyển đạo DII, DIII, aVF trong 100% trường hợp; âm ở DI trong 77%; dương ở aVL trong 8,57%; âm ở aVL và âm sâu hơn aVR trong 82 %. Chuyển tiếp QRS trước hay ngang V4 trong 60 % trường hợp, trước hay ngang V5 trong 94,3 %. Kết luận: Độ rộng QRS trong tạo nhịp vùng vách đường ra thất phải hẹp hơn so với tạo nhịp từ mỏm thất phải. Các đặc điểm điện tâm đồ cho thấy hình thái và chiều khử cực rất gần với khử cực tự nhiên nội tại, và như vậy nguy cơ bị suy tim sau tạo nhịp là thấp hơn nhiều so với tạo nhịp từ mỏm thất phải. A028 Nhận xét về một trường hợp cấy máy tái đồng bộ tim ở bệnh nhân suy tim có ECG dạng WPW Vũ Điện Biên, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Trường Sơn, Phạm Thái Giang, Đặng Việt Đức, Nguyền Kiều Ly Viện tim mạch quân đội - Bệnh viện trung ương Quân đội 108 Tổng quan: Đối với bệnh nhân suy tịm nặng, có QRS giãn rộng, trơ với thuốc điều trị thì tái đồng bộ tim là biện pháp điều trị có hiệu quả ở phần lớn các bệnh nhân.Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa thấy thông báo nào về vai trò của tái đồng bộ tim ở bệnh nhân có chỉ định cấy máy tái đồng bộ tim mà có kèm theo điện tim có dạng WPW. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu bệnh nhân nữ 23 tuổi, bị bệnh cơ tim thể giãn từ 3 năm nay, đã điều trị đầy đủ, đúng phác đồ nhưng tình trạng suy tim không cải thiện với N YHA 3. Trên siêu âm có Dd: 52 mm, Ds:43 mm, EF (simpson):34 % đồng thời thấy mất đồng bộ trong thất và giữa hai thất với các thông số sau: trên siêu âm TM thấy chênh lệch giữa vách và thành sau thất trái (SPWMD) là 340 ms, thời gian chênh lệch tiền tống máu giữa hai thất (IVMD) là 59 ms; Trên siêu âm doppler mô thấy độ lệch chuNn về chênh lệch giữa 12 vùng (Ts – SD ) là 72,33 ± 30,18 ms, khi dùng phần mềm đồng bộ mô thấy thời gian chênh lệch giữa thành bên – vách (Septal Lateral delay) và thành sau - vách (Septal Posterior delay) lần lượt là: -46ms và 99ms. Trên ECG có Block phân nhánh trái hoàn toàn với QRS:173 ms, tuy nhiên có kèm theo điện tim kiểu WPW với đường dẫn truyề n ở vị trí thành bên vùng bên phải. Bệnh nhân đã được đốt đường dẫn truyền phụ và ngay sau đó được đặt máy tạo nhịp tái đồng bộ CRT-P vào ngày 05/08/2010 tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 Kết quả: Kết quả sau đốt thấy không còn block nhánh trái, QRS còn 90 ms tuy nhiên siêu âm cho thấy còn mất đồng bộ tim. Sau khi cấy máy CRT, bệnh nhân giảm khó thở, chỉ còn N YHA 2, so với sau khi đốt, thấy mặc dù kích thước buồng tim không thay đổi nhiều Dd(51 mm so với 51 mm) và Ds( 45 mm so với 41 mm) nhưng không còn mất đồng bộ tim với sự cải thiện đáng kể về các thông số siêu âm: EFsimpson (25% so với 43%), SPWMD (100 ms so với 40 ms), Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 27 IVMD (30 ms so với 22ms), Ts – SD (86,83 ± 27,83 so với 18,33 ± 11,18), Septal Lateral delay (-13ms so với 7 ms); Septal Posterior delay (33ms so với 7 ms) Kết luận: Với bệnh nhân có chỉ định đặt máy tái đồng bộ tim, mà ECG có dạng WPW, thì trước tiên nên tiến hành đốt đường dẫn truyền phụ. N ếu sau đốt , QRS hẹp lại <120ms, thì nên tiếp tục đánh giá bằng siêu âm, nếu còn tồn tại mất đồng bộ trong thất thì vẫn nên cấy máy tái đồng bộ tim. A029 Tái sử dụng máy tạo nhịp Lê Trần Anh Thi, Nguyễn Vĩnh Phương Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa Một phụ nữ 48 tuổi, tiền sử nhịp chậm và đã bị ngất nhiều lần trong 2 năm qua, vào Bệnh Viện Khánh Hòa ngày 8/10/09 với chNn đoán bloc nhĩ thất độ 2 Mobitz 2. Bệnh nhân không đáp ứng với Atropine, Diaphylline; dùng Dopamine đáp ứng từng lúc, có lúc nhịp tim về xoang 70 ck/ph, nhưng sau đó chuyển độ phức tạp, có lúc blốc nhĩ thất hoàn toàn. N gày 11.10.2009, bà bị ngừng tim; sau 15 phút hồi sinh tim đập lại, nhưng hôn mê sâu và phải thở máy. Sáng 12.10.2009: cai máy thở, rút ống nội khí quản, tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời. N gày 14.10.2009 bà tỉnh táo đi lại được. Bà là một nông dân nghèo ở Thị Trấn Vạn Giả, Huyện Vạn N inh. Gia đình được thông báo bà cần đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, nhưng họ không có tiền để đặt máy mới, do đó bà tiếp tục nằm ở Khoa Hồi Sức Cấp Cứu để chờ dàn xếp. Sau 8 ngày vào viện, bà đã được hiến tặng máy tạo nhịp của một bệnh nhân đã qua đờ ở Mỹ, tuổi thọ pin ước còn khoảng 5.5 năm. N gày 16/10/09 bà đã được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn thành công: không có bằng chứng nhiễm trùng nào và máy vẫn hoạt động tốt sau 9 tháng theo dỏi. A031 Điều trị ngoại tâm thu thất bằng sóng có tần số radio Phạm Như Hùng, Trần Văn Đồng, Trần Song Giang, Phạm Quốc Khánh, Phạm Trần Linh, Phan Đình Phong Viện Tim mạch quốc gia Việt nam Trần Ngọc Tuấn Bệnh viện Nguyễn Trãi – TP Hồ Chí Minh Mục đích: Điều trị ngoại tâm thu thất (N TT/T) bằng sóng có tần số radio (SCTSR) vẫn còn là môt chỉ định còn tranh cãi trên lâm sàng. Chúng tôi nghiên cứu tính an toàn, hiệu quả của điều trị bằng SCTSR cho N TT/T trên bệnh nhân (bn) không có bệnh tim cấu trúc. Phương pháp: 174 bệnh nhân không có bệnh tim cấu trúc có N TT/T được điều trị bằng SCTSR tại Viện Tim mạch quốc gia Việt nam từ năm 5/2007 đến 5/2010. Tất cả các bn này đều có triệu chứng và trước đó đã được điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp không có kết quả. Kết quả được đánh giá ngay và sau ít nhất 3 tháng sau thủ thuật. K ết quả: 174 bệnh nhân (56 nam/118 nữ) có N TT/T được điều trị bằng SCTSR, trong đó có 156 bn (89,9) có 1 ổ N TT/T, 17 bn (9,9%) có 2 ổ N TT/T, 1 bn (1,2%) có 3 ổ N TT/T. Bên phải chiếm . rối loạn nhịp bệnh nhân tim mạch. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 22 A020 Nghiên cứu vai trò dự báo đột tử do tim của luân phiên sóng T ở bệnh nhân suy tim Hoàng Anh Tiến, Phạm. hiện ở 237 bệnh nhân (70 ,3% ). Không có bệnh nhân nào bị biến chứng do thực hiện nghiệm pháp này. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 21 A019 Nghiên cứu biến thiên nhịp tim theo. thất hơn kích thích ở mỏm. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 24 A0 23 Đánh giá 5 năm áp dụng thăm dò và điều trị điện sinh lý tại trung tâm Tim mạch Huế Tô Hưng Thụy, Hoàng Văn