PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Từ năm 1831-1832, vua Minh Mạng lần đầu tiên chia thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, trực tiếp dưới cấp trung ương (triều đình). Dưới tỉnh là phủ, huyện. Bắc Kỳ gồm 13 tỉnh (1831)(Bắc Kỳ thập tam tỉnh): Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa,Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Yên, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Miền Trung gồm 11 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (5 tỉnh này lập ra năm 1831, các tỉnh còn lại lập ra năm 1832), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận. Ngoài ra vẫn tồn tại phủ Thừa Thiên ngang cấp tỉnh, trực thuộc kinh sư. Thời kỳ 1853-1876, tỉnh Quảng Trị đổi thành đạo Quảng Trị, thuộc phủ Thừa Thiên. Từ ngày 6 tháng 6 năm 1884, miền Trung có 12 tỉnh, trong đó hai tỉnh mới là Thừa Thiên và Quảng Trị. Nam Kỳ gồm 6 tỉnh (1832)(Nam Kỳ lục tỉnh): Phiên An (năm 1836 đổi thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Những tỉnh tồn tại thời vua Minh Mạng, nhưng sau Pháp chia tách: tỉnh Gia Định, sau Pháp chia ra 3 tỉnh: Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh tỉnh Biên Hòa, sau Pháp chia ra 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một tỉnh Định Tường, sau Pháp chia ra 3 tỉnh: Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc tỉnh Vĩnh Long, sau Pháp chia ra 3 tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre tỉnh An Giang, sau Pháp chia ra 3 tỉnh: Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng tỉnh Hà Tiên, sau Pháp chia ra 4 tỉnh: Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên, Bạc Liêu Như vậy, vùng đất Nam kỳ lục tỉnh người Pháp chia ra làm 19 tỉnh có vị trí gần tương tự như ngày nay. Thời Pháp thuộc Người Pháp chia cả nước ra làm 3 kỳ (tương đương với 3 quốc gia cùng với Campuchia, Lào gồm 5 xứ trực thuộc vùng Đông Pháp). Tonkin (Bắc kỳ): từ Ninh Bình ra bắc Annam (Trung kỳ): từ Thanh Hóa vào Bình Thuận Cochinchine (Nam Kỳ): từ Đồng Nai vào Hà Tiên Trị sự các kỳ gồm có Thống Đốc ở Nam kỳ, Thống Sứ ở Bắc kỳ, Khâm Sứ ở Trung kỳ tương đương với "thủ tướng". Dưới các kỳ là các tỉnh với một viên Công sứ tương đương với "tỉnh trưởng/chủ tịch tỉnh" người Pháp đứng đầu. Quy mô và vị trí các tỉnh tương tự các tỉnh ngày nay Các tỉnh mới ở Bắc kỳ Ở Bắc kỳ thành lập mới các tỉnh: tỉnh Chợ Bờ (tỉnh Mường), năm 1886 (sau là tỉnh Hòa Bình), từ các khu vực người Mường của các tỉnh: Hưng Hóa, Sơn Tây, Ninh Bình và Hà Nội cũ tỉnh Lào Cai (1886-1891, tái lập 1907) từ Đạo quan binh thứ IV (một phần của tỉnh Hưng Hóa cũ) thành phố Hải Phòng, năm 1888 (năm 1887 là tỉnh Hải Phòng), từ vùng biển Ninh Hải của tỉnh Hải Dương cũ thành phố Hà Nội, năm 1888 tỉnh Hà Nam năm 1890, từ phủ Lý Nhân của tỉnh Hà Nội cũ tỉnh Thái Bình, năm 1890 từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình (sau đổi thành Thái Ninh) của tỉnh Nam Định, kết hợp với phủ Tiên Hưng từ tỉnh Hưng Yên cắt sang. tỉnh Lai Châu, năm 1893 tách từ tỉnh Vạn Bú tỉnh Bắc Giang năm 1895, tách từ tỉnh Bắc Ninh tỉnh Vĩnh Yên năm 1899, tách từ tỉnh Sơn Tây và huyện Bình Xuyên của tỉnh Thái Nguyên tỉnh Yên Bái (năm 1900) từ Đạo quan binh thứ IV (một phần của tỉnh Hưng Hóa cũ) tỉnh Cầu Đơ, năm 1902, (sau đổi thành tỉnh Hà Đông), từ hai phủ Ứng Hòa và Thường Tín, là phần còn lại của tỉnh Hà Nội cũ tỉnh Phú Thọ (năm 1903), từ phần đất còn lại của tỉnh Hưng Hóa cũ tỉnh Phúc Yên năm 1904 tỉnh Sơn La, năm 1904 (lúc đầu tên là tỉnh Vạn Bú, năm 1895), tách từ tỉnh Hưng Hóa tỉnh Kiến An, năm 1906 (trước đó là tỉnh Hải Phòng, năm 1887, rồi đổi tên là tỉnh Phủ Liễn, năm 1902) tỉnh Hải Ninh, năm 1906 tỉnh Hà Giang Tinh Đông Giang Các tỉnh mới ở Trung kỳ Các tỉnh duyên hải Trung kỳ gần như là giữ nguyên. Riêng các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, vào thời trước chưa được phân chia hành chính, thì đến thời kỳ này mới được phân chia mới: tỉnh Kon Tum tỉnh Đăk Lăk, được tách từ xứ Lào thuộc Pháp năm 1904 Ở Nam kỳ Nam kỳ bị Pháp chiếm đóng sớm nhất, nên việc hoạch định hành chính ở xứ này cũng được Pháp thực hiện sớm nhất. Việc thay đổi địa chính xứ này thời thuộc Pháp đã được nói ở phần trên. Thời kỳ 1945-1954 Theo quy định tại Hiến pháp Việt Nam thì sự phân cấp hành chính có sự thay đổi khá rõ theo từng thời gian nhất định: Sự phân cấp hành chính theo Hiến pháp năm 1946: Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã(chương V, Điều thứ 57). Như vậy vào thời kỳ này các đơn vị hành chính của Việt Nam được phân thành 4 cấp, ngoài các cấp xã, huyện, tỉnh như sau này vẫn còn thì còn có cấp Bộ (cả nước có 3 Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ). Các tỉnh thời kỳ 1945-1946 (65 tỉnh): Bắc Bộ có 27 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương,Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ,Phúc Yên, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái và 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng). Trung Bộ có 18 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Phan Rang, Bình Thuận, Kon Tum, Plây Cu, Lâm Viên(Lang Bian/Biang), Đắc Lắc, Đồng Nai Thượng. Nam Bộ có 20 tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Gò Công,Rạch Giá, Bạc Liêu và 2 thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn. Tuy nhiên, đơn vị hành chính cấp Bộ (của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) chỉ tồn tại trong khoảng vài năm rồi bỏ. Nhưng chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp thì lập chức Thủ hiến cho mỗi Phần (chính là Bộ theo cách gọi của họ). Năm 1950 2 tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Thời kỳ 1954-1975 Miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) Sự phân cấp hành chính theo Hiến pháp năm 1959: Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn. Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định (chương VII, Điều 78). Như vậy ở thời kỳ này cấp Bộ đã không còn, nhưng lại xuất hiện các khu tự trị. Miền Bắc Việt Nam có 2 khu tự trị, được thành lập từ năm 1955- 1956: Khu tự trị Tây Bắc (ban đầu gọi là Khu tự trị Thái Mèo) và Khu tự trị Việt Bắc. Khu tự trị Tây Bắc lúc đầu chỉ có các cấp châu (tương đương huyện) và xã, bỏ cấp tỉnh, nhưng đến năm 1963 đã lập lại các tỉnh. Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954-1958 có các cấp hành chính quận (ở cả nội thành và ngoại thành), dưới quận có khu phố (ở nội thành) và xã (ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội). Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu phố (gọi tắt là khu), dưới khu phố là khối dân phố, ngoại thành có quận (từ năm 1961 đổi là huyện) và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1954 có 30 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc Trung ương(Hà Nội, Hải Phòng), 1 đặc khu (Hòn Gai) và khu vực Vĩnh Linh: Bắc Bộ có 26 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, đặc khu Hòn Gai, và 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng Trung Bộ có có 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh (vốn thuộc tỉnh Quảng Trị). Năm 1955: tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai hợp nhất thành khu Hồng Quảng; bỏ 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La để lập Khu tự trị Thái Mèo. Năm 1962: 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh Kiến An nhập vào thành phố Hải Phòng; tái lập 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Tây Bắc. Năm 1963: tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh. Năm 1965: 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái; 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định hợp nhất thành tỉnh Nam Hà, 2 tỉnh Hà Đông, Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây. Năm 1968: 2 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. . PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Từ năm 18 31- 1832, vua Minh Mạng lần đầu tiên chia thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, trực tiếp dưới cấp trung. Việt Nam thì sự phân cấp hành chính có sự thay đổi khá rõ theo từng thời gian nhất định: Sự phân cấp hành chính theo Hiến pháp năm 19 46: Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba. (chính là Bộ theo cách gọi của họ). Năm 19 50 2 tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Thời kỳ 19 54 -19 75 Miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) Sự phân cấp hành