skkn đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần phù hợp với nhiệm vụ năm học

11 1.6K 1
skkn đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần phù hợp với nhiệm vụ năm học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN PHÙ HỢP VỚI NHIỆM VỤ NĂM HỌC LỜI NÓI ĐẦU Ở nhà trường THCS các hoạt động giáo dục chính khoá và các tiết HĐNDLL có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng , hoàn thiện cho Học sinh.Nghị quyết đại hội đảng lần thức IX của BCH TW và các văn bản của ngành giáo dục đều nêu mục tiêu giáo dục là đào tạo cả trí, đức , thể, mỹ , nhằm phát triển toàn diện nhận cách cho HS , phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đất nước. Vì nhiều lí do khác nhau , hiện nay các nhà trường chỉ chú ý đến các tiết dạy văn hóa, còn các hoạt động khác chưa được quan tâm đúng mức , phần nào đã làm giảm sút hiệu quả giáo dục. Một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng thiết thực là tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Từ thực trạng và ý nghĩa đó tôi xin mạnh dạn tìm hiểu về đề tài “Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần phù hợp vớinhiệm vụ năm học" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, quý thầy cô và các cấp lãnh đạo , để cho đề tài thực sự có hiệu quả trong tình hình hiện nay. Nội dung trong đề tài này tôi chia thành ba phần: I. Thực trạng của tiết sinh hoạt lớp. 1.Về thời khoá biểu: 2.Quan niệm của thầy và trò: 3.Nội dung tiết sinh hoạt : II. Một số nội dung và biện pháp tiến hành đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần: 1.Tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp: 2.Một số nội dung và biện pháp tiến hành : III. Kết luận : PHẦN A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Chất lượng và hiệu quả giáo dục của HS không chỉ là các môn văn hoá, mà các hoạt động khác cũng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn , nhiều khi có ý nghĩa quyết định trong việc giáo dục nhân cách toàn diện cho HS, tức là đào tạo cho HS cả tài và đức, nói như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng “dạy chữ và dạy người” phải kết hợp hài hoà,điều đó phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay. Trong quá trình công tác dần dần mỗi người thầy đều rút ra được những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Những điều giản dị được tích lũy chắt chiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập của học sinh đều rất quý. Nhưng bản thân tôi thấy trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần rất ít quan tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt, những điều liên quan đến hoạt động thường nhật của nghề giáo. Đó là những vướng mắc, những nhược điểm, những khó khăn và cả những thành công mà mỗi người thầy trong quá trình chủ nhiệm lớp. Ngoài những vấn đề trên , tiết sinh hoạt cuối tuần hiện nay ở các trường chưa thực sự chú ý đúng mức , nhất là những ảnh hưởng và tác động bên ngoài môi trường đối với HS là rất lớn . Vì lí do đó tôi chọn đề tài “Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần” cố gắng đưa ra một số định hướng và biện pháp , nhằm khắc phục một số tồn tại trong tiết sinh hoạt , làm cho tiết sinh hoạt lớp có ý nghiã và tác dụng thiết thực, sinh động và phong phú hơn. 2. Nhiệm vụ nghiên cưú: Tìm ra những biện pháp thiết thực để đề tài mang ý nghĩa đúng của nó , cải thiệt thực trạng , tạo hứng thú cho HS trong những tiết sinh hoạt . II.Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ đề cập đến việc đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần, làm cho tiết sinh hoạt thật sự có ý nghĩa và nâng cao chất lượng của tiết học. 1.Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu trong các tiết sinh hoạt ở các lớp trong trường THCS Đăk Ui 2.Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thực nghiệm. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp thống kê toán học + Phương pháp quan sát + Phương pháp trò chuyện + Phương pháp trò chuyện Ngoài ra còn phối hợp một số phương pháp khác như: trò chuyện, quan sát khách quan… PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Thực trạng của tiết sinh hoạt lớp. 1.Về thời khoá biểu: Trong thời khoá biểu hiện nay có một tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ bảy hằng tuần.Đó là quy định bắt buộc theo chương trình của Bộ giáo dục – đào tạo ban hành .Như vậy , nếu theo quy định thì một năm có 37 tiết sinh hoạt lớp. Vậy số tiết sinh hoạt lớp bằng số tiết của một môn học bắt buộc như (Vật lý 6, Vât lý 7…) nếu so sánh như vậy thì không phải là không quan trọng . Thông thường , ngày thứ 7 có 5 tiết thì tiết thứ 5 là tiết sinh hoạt lớp. 2.Quan niệm của thầy và trò: Vị trí và tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp như trên , rõ ràng phải coi nó như một tiết học chính khoá . Thế nhưng , theo thói quen lâu nay , thông thường tâm trạng và ý nghỉ của thầy và trò , coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết như để xả hơi , thư giản , không quan trọng , nội dung không rõ ràng , tính “linh hoạt ” mỗi lớp một cách , một chương trình , không khí tiết sinh hoạt trở nên nhàm chán , nặng nề , ảnh hưởng đến tâm lí của thầy và trò muốn cho tiết sinh hoạt mau kết thúc .Có lớp còn khoán trắng cho HS.Nên có lúc xảy ra tình trạng lớp ra trước lớp ra sau, dẫn đến tiết sinh hoạt lớp không có hiệu quả và tác dụng thiết thực. 3.Nội dung tiết sinh hoạt : Thông thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để tự nhận xét , kiểm điểm , nhắc nhở những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch ,công việc tuần tới.Đôi khi GVCN cũng giao cho HS điều khiển một phần tiết sinh hoạt , chủ yếu dưới dạng sơ kết , đánh giá kết quả học tập , thi đua trong tuần , sau đó GVCN nhắc lại làm cho tiết sinh hoạt thường tẻ nhạt, nặng nề , . Ngoài ra tiết sinh hoạt GVCN còn dùng đây là một tiết để nhắc đến các khoảng thu ,hay lăng mạn HS.Việc làm mang tính hình thức , hiệu quả tiết sinh hoạt còn thấp , học sinh ít hứng thú.Đôi lúc nội dung sinh hoạt chỉ 10- 15 phút , thời gian còn lại là nói chuyện , hát…. Không biết làm gì cho hết thời gian, lúc đó cả thầy và trò ngồi chờ tiếng trống. Vì thế tiết sinh hoạt lớp nhiều lúc bị coi thường , hiểu quả thấp. II. Một số nội dung và biện pháp tiến hành đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần: 1.Tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp: Tiết sinh hoạt lớp là một loại hình hoạt động tập thể của học sinh , được phân bố thời gian chính thức mỗi tuần 1 tiết , để học sinh tiến hành những hoạt động giáo dục và xây dựng tập thể dưới sự hướng dẫn và cố vấn trực tiếp của GVCN.Vì thế , tiết sinh hoạt lớp phải gắn với các yêu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp , đồng thời cập nhất những thông tin của đời sống xã hội. Đối với HS THCS , tiết sinh hoạt lớp là rất cần thiết và phải là tất yếu . Điều đó phù hợp với khả năng và đặc điểm lứa tuổi của các em.Quá trình tham gia tổ chức , điều kiển và tổ chức các hoạt động do những nội dung cần tiến hành ,chỉ diễn ra trong một tiết, đòi hỏi HS có phẩm chất và tính kế hoạch , tính tổ chức ,tính sáng tạo và năng lực hoạt động của tập thể, tương ứng với hoàn thành nhiệm vụ .Như vậy , có thể nói tiết sinh hoạt hằng tuần là điều kiện rất tốt giúp HS hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động và giao tiếp (Nhất là HS dân tốc thiểu số).Đặc biệt giáo dục HS về lối sống, động cơ xã hội, hướng nghiệp và các giá trị đạo đức nhân văn. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi HS THCS có một số em có những biểu hiện sai lệch có thể do nhiều nguyên nhân khác như: + Do cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ về các chuẩn mực , dẫn đến sai, vi phạm. +Do các quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung , nên các cá nhân không chấp nhận chuẩn mực chung. +Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường , nên cũng ảnh hưởng tới đạo đức lối sống của HS. Vì vậy:đối với nhà trường , phải có quy định , có chương trình , kế hoạch hoạt động cụ thể , tạo ra tính đồng bộ ,nhất quán trong phạm vị toàn trường . Giờ sinh hoạt được coi là gạch nối giữa các phương hướng , nhiệm vụ , các chỉ tiêu của hoạt động giáo dục của nhà trường . Đối với HS , tiết sinh hoạt là cơ hội phát triển nhân cách , phát triển năng lực hoạt động , giáo dục dạo đức , phẩm chất , lối sống , nâng cao nhận thức , giáo dục hoạt động tự quản , xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường . 2.Một số nội dung và biện pháp tiến hành : Để đáp ứng được yêu cầu tích cực , cũng như khắc phục những hạn chế non yếu , cần phải đổi mới tiết sinh hoạt , theo hướng kế hoạch hoá và xây dựng qui trình tiết sinh hoạt mang tính cập nhất về nội dung, phương pháp , hình thức … nhằm góp phần giúp GVCN khai thác tối đa hiệu quả giáo dục đạo đức , hình thành nhân cách cho HS qua loại hình hoạt động này . Các hình thức và nội dung tiết sinh hoạt rất phong phú và đa dạng , tuỳ thuộc và tình hình nhiệm vụ , đặc đỉêm cụ thể của từng địa phương , từng trường , từng lớp.Tôi tạm chia sinh hoạt thành 5 loại hình chủ yếu : 1. Hoạt động tổ chức lớp GVCN tiến hành vào đầu năm học để tổ chức “bộ máy tự quản” của lớp và hướng dẫn HS về nội dung, phương pháp hoạt động cụ thể. 2. Hoạt động có tính truyền thống , định kỳ như: Phát động thi đua sinh hoạt đoàn thể, học tập nội quy , truyền thống , sơ kết , tổng kết , hoạt động hưởng ứng các sinh hoạt chủ điểm hàng tháng , các ngày lễ, các ngày kỹ niệm. 3. Hội thảo chuyên đề: chính trị , xã hội , nghề nghiệp, lối sống , quan hệ , các vấn đề nội bộ , các vấn đề có tính thời đại như : Dân số , sức khoẻ SSVTN, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội, 4. Hoạt động phục vụ giờ học trên lớp , trao đổi kinh nghiệm , phương pháp học tập, các câu lạc bộ nhằm tạo hứng thú trong học tập …. 5. Các hoạt động văn nghệ, văn hoá , thông tin , sinh báo chí (đọc báo , bình báo ), sinh hoạt văn nghệ, nói truyện truyền thống về nhà trường , địa phương, các anh hùng qua các thời kì, Trên cơ sở xác định nội dung và hình thức tiết sinh hoạt ,phối hợp với những yêu cầu và kế hoạch giáo dục của nhà trường , căn cứ vào tình hình hoạt động có tính định kỳ ,GVCN có kế hoạch tiết sinh hoạt lớp ,từng tuần, từng tháng và cả năm học .Nên chọn những nội dung cơ bản và chủ yếu để lập kế hoạch (ngoài các chủ đề chính , cần xen kẽ các hình thức hoạt động hướng dẫn khác như sinh hoạt văn nghệ , trò chơi … để thu hút sự chú ý của học sinh. Kế hoạch hằng tháng gồm có sơ kết thi đua hàng tháng , sinh hoạt đoàn thể , hưởng ứng chủ điểm hoạt động của tháng và tiết dành cho các hoạt động tự chọn theo yêu cầu giáo dục cụ thể của trường lớp , hội thảo , sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động hướng nghiệp, sinh hoạt văn hoá khác… ), có sự phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường như Đoàn , Đội , ban thân thiện để tất cả phối kết hợp nhịp nhàng hơn. Kế hoạch trên phải được GVCN cụ thể hoá về nội dụng và yêu cầu , lựa chọn hình thức hợp lí để tiến hành xây dựng các quy trình hoạt động, nghĩa là tổ chức mô hình hướng dẫn để giúp đở HS thực hiện một cách dễ dàng tiết sinh hoạt của mình .Nội dung phải được thể hiện rõ trong GACN không mang hình thức đối phó , soạn để kiểm tra, hay chép , copy giáo án của đồng nghiệp. Việc thiết kế qui trình đối với mỗi hình thức hoạt động trước hết phải xác định mục đích , yêu cầu giáo duc mà tiết hoạt động đó nhằm đạt được , sẽ hoàn thành cho HS những gì qua tiết hoạt động đó(về trí thức ,thái độ ,kỹ năng ), sau đó phải kiểm tra được nội dung và lựa chọn hình thức , phương pháp hợp lí giúp HS và tập thể HS thực hiện hoạt động và đánh giá hiệu quả. Nhìn chung qui trình tiết sinh hoạt còn có những bước sau: Chuẩn bị : là quan trọng , quyết định hiệu quả tiết sinh hoạt , và cần chuẩn bị mới các điều kiện để hoạt động, chuẩn bị phải bắt đầu từ trước khi hoạt động ít nhất hai ngày .Trong bước nay GVCN nêu vấn đề và yêu cầu của tiết sinh hoạt gợi ý nghĩa công việc cho HS chuẩn bị ,cuốn hút nhiều HS tham gia . Tạo điều kiện cho HS chủ động bàn bạc , xây dựng , thiết kế quy trình hoạt động về các mặt nội dung, thời gian …sau đó thông báo cho lớp về nội dung , thời gian , những yêu cầu cần thiết khi tiến hành hoạt động,tập thể HS có thể hoàn toàn chủ động điều kiển và thực hiện tiết sinh hoạt của mình. Kiểm tra và hoàn tất sơ bộ trước khi tiến hành hoạt động,có thể GVCN trực tiếp giao cho HS kiểm tra và báo cáo kết quả ,cần xem xét các đầu việc được giao, ai nhận việc , chú trọng việc kiểm tra chuẩn bị nội dung, chương trình , phương án điều kiển , tính sẳn sàng hoàn thành nhiệm vụ… việc kiểm tra này là cần thiết để kịp thời nhắc nhở , điều chỉnh hoặc bổ sung , hoàn thiện phần thiết kế hoạt động. Tiến hành và kết thúc tiết hoạt động .Đây là bước rất quan trọng ,là hoạt động chính của tập thể lớp được thể hiện bởi nội dung và hình thức do các em lựa chọn và đã có sự chuẩn bị . GV quan sát và nếu có những tình huống phức tạp xảy ra ,thì khéo léo giúp HS xử lí tình huống , tuyệt đối GV không làm thay cho HS.Trong khi tiến hành hoạt động , GVCN cần bồi dưỡng về phương pháp điều khiển cho HS, chương trình điều khiển phải cân đối về nội dung, chủ động linh hoạt trong qui trình điều khiển . Tiết hoạt động cần đảm bảo tính dân chủ, sôi nổi,khắc phục tình trạng chỉ có cán bộ lớp điều khiển nói và làm việc , còn đa số HS thụ động.Do vậy , nội dung hoạt động phải gởi mở được tâm tư, nhu cầu , kích thích được tính tích cực,khơi dậy được tiềm năng của mỗi thành viên . Đánh giá sơ bộ hiệu quả tiết hoạt động . Sau mỗi tiết sinh hoạt lớp ,GVCN nên tổ chức rút kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ lớp,cán bộ chức năng về từng bước của quy trình .Đây cũng là cơ hội để HS tập dượt và tự đánh giá kết quả hoạt động của mình. Đối với mỗi lớp có một cách điều khiển tiết sinh hoạt khác nhau như với cá nhân tôi xin tạm chia ra như sau: Tuần 1: Đọc sách báo, tạp chí , tác phẩm văn học … bình văn học . Tuần 2: Trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài tập khó, … Tuần 3: Sinh hoạt tập thể , thi hùng biện về chủ đề của tháng… Tuần 4: Sơ kết các hoạt động trong tháng Trên đây cũng là một cách , làm tiết sinh hoạt sinh động hẳn lên. Những nội dung trên vô cùng phong phú đòi hỏi GVCN và cán bộ lớp phải năng động, nhiệt tình. Các hình thức và nội dung của tiết sinh hoạt cuối tuần có thể rất phong phú và đa dạng , từng trường , từng địa phương có thể triển khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc điểm của HS trường mình. Ngoài ra , để tiết sinh hoạt lớp đạt hiểu quả cao cần có sự phối kết hợp chặt chẽ các tổ chức nhà trường , đặc biết là Đoàn , Đội, thân thiện. Nhà trường đánh giá công tác GVCN lớp . Đội đánh gía công tác thi đua của các lớp đưa tiết sinh hoạt vào biểu điểm đánh giá hằng tuần. Để đánh giá hiệu qủa tiết sinh hoạt , ngoài việc rút kinh nghiệm và nhận xét , GVCN có thể dùng phiếu thăm dó ý kiến HS để biết được : Nhận thức , đánh giá của các thành viện về hoạt động , về thái độ , nhu cầu ,hứng thú , đề nghị , góp ý kiến .Qua đó , có thể thấy những tiêm năng cần khai thác ở HS. Với tiết sinh hoạt lớp , được tiến hành theo qui trình tên ,HS có hứng thú , tập thể HS có không khí lạc quan , đoàn kết thân ái , đặc biết các kỹ năng tự quản của HS được hình thành và phát triển , hiệu quả giáo dục đạo đức của GVCN trong tiết sinh hoạt được nâng cao. Tạo cho HS không còn mặc cảm đối với tiết sinh hoạt, không còn tình trạng bỏ tiết trong ngày thứ [...]...bảy HS thấy được tiết sinh hoạt là một tiết học không phải là một tiết kiểm điểm III Kết luận : Nhìn chung , đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần ở trường THCS là quan trọng Những điều trên đây chỉ là gợi ý ,suy nghĩ bước dầu Tuy nhiên , để nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp đòi hỏi phải có sự chỉ đạo trực tiếp của BGH , có kế hoạch cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thi... BGH , có kế hoạch cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thi đua Đặt biệt GVCN phải nhiệt tình , năng động, ý thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt Có như vậy tiết sinh hoạt cuối tuần sẽ thực sự có hiệu quả , góp phần giáo dục toàn diện đối với HS trong tình hình hiện nay , điều đó có ý nghiã thiết thực . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN PHÙ HỢP VỚI NHIỆM VỤ NĂM HỌC LỜI NÓI ĐẦU Ở nhà trường THCS các hoạt động giáo dục chính khoá và các tiết HĐNDLL có ý nghĩa vô. thiết thực là tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Từ thực trạng và ý nghĩa đó tôi xin mạnh dạn tìm hiểu về đề tài Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần phù hợp vớinhiệm vụ năm học& quot; góp phần nâng cao. thế tiết sinh hoạt lớp nhiều lúc bị coi thường , hiểu quả thấp. II. Một số nội dung và biện pháp tiến hành đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần: 1.Tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp: Tiết sinh

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan