Mấy nét về văn hóa Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam Văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai.. Văn hóa Đồng Nai là nền văn hóa phát sinh và phát triển ở lưu vực sông Đồng Nai và đồn
Trang 1Mấy nét về văn hóa Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam
Văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai Văn hóa Đồng Nai
là nền văn hóa phát sinh và phát triển ở lưu vực sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long, có những đặc trưng rất giống văn hóa Sa Huỳnh, nên trước đây nhiều người thường ghép chung vào văn hóa
Sa Huỳnh
Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh quá trình phát triển liên tục từ thấp đến cao của những nền văn hóa cổ ở miền Đông Nam
Bộ từ cuối thời đại đá mới đến thời đại đồ đồng và chuyển sang thời đại đồ sắt, cách ngày nay khoảng 5000 năm đến khoảng 2500 năm
Đó là sự phát triển tại chỗ, liên tục, có kế thừa nhau các nền văn hóa
ở khu vực miền Đông Nam Bộ, đồng thời có sự giao lưu văn hóa
trong thời đại đồ đồng, đồ sắt với các nền văn hóa Đông Sơn, Sa
Huỳnh cùng các nền văn hóa khác ở Việt Nam và khu vực Đông Nam
Trang 2Á
Óc Eo là một khu di chỉ khảo cổ học thuộc tỉnh An Giang, được người Pháp phát hiện và khai quật từ năm 1944, đến nay đã có hàng trăm
di tích được khai quật Nhiều vấn đề về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam cổ tồn tại từ khoảng đầu Công nguyên đến giữa thế kỷ VI đang được nhận diện một cách khách quan, khoa học
Địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo là khu vực châu thổ sông Cửu Long bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo- Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), vùng ven biển Tây Nam (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải (Cần Giờ, Giồng Am ) và
vươn ra tận Biển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau)
Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích di vật thuộc văn hóa
Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh
Người Óc Eo trồng lúa (gồm nhiều loại khác nhau tùy theo địa hình, môi trường) Bên cạnh đó, họ còn trồng kê, dừa, mía, cau và nhiều loại cây ăn quả khác Người Óc Eo giỏi chế tạo các đồ trang sức bằng
Trang 3vàng, đá quý và thiếc Nghề làm đồ gốm, đồ kim loại và đặc biệt là nghề sản xuất vật liệu xây dựng rất phát triển Nghề chế tạo đồ đá tuy vẫn được duy trì nhưng không còn giữ vai trò quan trọng nữa Ở
Óc Eo các hoạt động trao đổi hàng hóa khá phát triển, kể cả ngoại thương đường biển
Người Óc Eo phổ biến ở nhà sàn trên nền đất đắp cao Các công trình kiến trúc phục vụ tôn giáo, tang ma (đền thờ, đền tháp, mộ hỏa táng) thường có quy mô lớn và kiên cố Đặc biệt, khu vực Óc Eo-Ba Thê với
đủ các dạng kiến trúc như nhà ở, dân cư, đền tháp, xưởng thợ, mộ hỏa táng cho phép hình dung đây là một đô thị sầm uất
Vì thế, có nhà nghiên cứu xếp văn hóa Óc Eo vào loại văn minh thành thị Phương tiện đi lại của người óc Eo chủ yếu bằng thuyền, ngựa, voi thông qua các hệ thống đường thủy, đường bộ Họ ăn lúa gạo là chủ yếu Phụ nữ Óc Eo thường mặc váy - xà rông và nam thường đóng khố - xam pốt
Cư dân Óc Eo đặc biệt sùng tín Bàlamôn giáo và đạo Phật Họ giỏi tạc tượng tròn (thần, phật) bằng gỗ và đá Nghệ thuật chạm khắc trên đá
và trên lá vàng khá phát triển Người Óc Eo sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ và nghệ thuật ca múa nhạc của họ cũng đạt đến đỉnh cao Chủ nhân của văn hóa Óc Eo là những người thuộc nhóm nhân chủng
Trang 4Inđônêdiên hay nguyên Mã Lai (Proto-malais) Người Inđônêdiên là thành phần chính tạo ra người Việt cổ Họ có mặt trên lãnh thổ Việt Nam suốt từ sơ kỳ đá mới đến văn hóa Đông Sơn
Bên cạnh lớp cư dân bản địa, ở Óc Eo cũng sớm xuất hiện những người gốc Ấn- Âu là các thương nhân, đạo sĩ, tăng lữ từ Thiên Trúc -
Ấn Độ đến và là tầng lớp trên nắm vai trò thống trị xã hội Ngoài ra còn có những người từ Trung Á, Ba Tư, La Mã hoặc những người ở các khu vực lân cận bị Phù Nam bắt về làm nô lệ
Những nhân tố ngoại nhập (con người, văn hóa, kỹ thuật, tôn giáo ) đặc biệt từ Ấn Độ, có vai trò rất lớn vào việc tạo dáng cho mô hình thành thị Óc Eo Tuy nhiên, động lực cho sự xuất hiện và phát triển văn minh Óc Eo lại chính là những nhân tố bên trong
Trên cơ sở một nền kinh tế, văn hóa và xã hội như thế, nước Phù Nam đã ra đời vào khoảng thế kỷ II sau Công nguyên và nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng, rộng lớn, kỷ
cương và có tổ chức ở Đông Nam Á Nước Phù Nam từ rất sớm đã có nền thương mại phát đạt với các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai, La Mã
Phù Nam không phải là đế quốc đã được tổ chức thống nhất thành
Trang 5một bộ máy cai trị và bóc lột mà chỉ là sự tập hợp của những tiểu quốc, trong đó bộ phận chủ yếu của nó là chủ nhân của nền văn hóa
Óc Eo trên đất Nam Bộ, nói tiếng Nam Đảo Vùng đất này vào cuối thế kỷ VI đã bị người Chân Lạp (người Khơme) nói tiếng Nam Á thôn tính Tuy nhiên sự thống trị của người Chân Lạp ở khu vực văn hóa
Óc Eo rất hình thức và lỏng lẻo, nền ku vực này dần dần trở thành đất hoang, vô chủ Sau này, người ta thường lãng quên quá khứ huy hoàng của nó và có cảm giác như đây là vùng đất mới hình thành