5.1. Tác động đến môi trường không khí
Các BCL có thành phần hữu cơ là chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí gây gia tăng hiệu ứng nhà kính và gây ô nhiễm môi trường như:
+ Khí metan: là khí có hiệu suất gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn 21 lần so với khí CO2. Khí metan chiếm 45 - 65% thể tích trong khí BCL.
+ Khí CO2 : chiếm 35 - 40% thể tích trong khí BCL.
+ Phosphin (PH3): gây nhiễm độc nếu hít phải ở nồng độ 0,3 - 1,0 ppm và có khả năng gây sảy thai.
+ Khí amoniac (NH3): chiếm tỷ lệ thấp trong khí BCL. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019)
Từ các con số thống kê, ta thấy sự phát sinh khí từ BCL có đóng góp vào việc gia tăng hiệu ứng nhà khí, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái, các thành phần môi trường và kể cả con người. Những tác động đó là nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, lượng mưa thay đổi và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết
cực đoan về cường độ và tần suất. Và có thể nói khí thải từ BCL đã gián tiếp tác động đến môi trường toàn cầu qua việc gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Nếu khí methane tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5–15% sẽ phát nổ. Do hàm lượng oxy tồn tại bên trong BCL ít nên khi nồng độ khí methane đạt đến ngưỡng tới hạn vẫn có ít khả năng gây nổ BCL. Tuy nhiên, nếu các khí trong BCL thoát ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí, có khả năng hình thành các hỗn hợp khí methane ở giới hạn gây nổ. Ngoài khí methane, còn những chất khí khác có thể gây nổ tại BCL (Agency for Toxic Substances and Disease Registry,2001).
Bảng 5-18 Nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn từ các thành phần khí BCL thông thường (Agency for Toxic Substances and Disease Registry,2001)
Thành phần Khả năng gây nguy hiểm cháy nổ
Carbon dioxide Carbon dioxide không dễ cháy hoặc nổ. Nitơ dioxide Nitơ dioxide không dễ cháy hoặc nổ.
Oxy Oxy không dễ cháy, nhưng là cần thiết để hỗ trợ các vụ nổ. Amoniac
Amoniac dễ cháy. Giới hạn nổ dưới là 15% và giới hạn nổ trên là 28%. Tuy nhiên, amoniac không có khả năng thu thập ở nồng độ đủ cao để gây nguy hiểm cho vụ nổ.
NMOCs
Nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn khác nhau tùy theo hóa chất. Ví dụ, giới hạn nổ dưới của benzen là 1,2% và giới hạn nổ trên là 7,8%. Tuy nhiên, chỉ riêng benzen và các NMOC khác không có khả năng thu thập ở nồng độ đủ cao để gây nguy hiểm cho vụ nổ.
Hydrogen sulfide
Hydrogen sulfide dễ cháy. Giới hạn nổ dưới là 4% và giới hạn nổ trên là 44%. Tuy nhiên, ở hầu hết các BCL, hydrogen sulfide không có khả năng thu thập ở nồng độ đủ cao để gây nguy cơ nổ.
5.2. Tác động đến sức khỏe con người
BCL là nơi thích hợp cho các loài chuột bọ, ruồi nhặng, các loại sinh vật gây bệnh phát triển và cư trú. Với chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, các loại sinh vật này sẽ là nguồn lan truyền bệnh tật đối với khu vực dân cư xung quanh nếu không được quản lý hợp lý. Các loài vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm đường hô hấp, dị ứng, ung thư phổi. Vi sinh vật trong không khí chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố về địa hình, khí hậu, các nguồn
chất thải lỏng và rắn, các nguồn gốc tạo ra bụi và các hạt mang vi sinh vật. Do đó, quá trình vận hành BCL dẫn đến sự thay đổi thành phần vi sinh vật trong không khí theo chiều hướng xấu bao gồm:
+ Tăng số lượng các vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, vi khuẩn tan máu…)
+ Tăng số lượng và chủng loại các loài nấm hoại sinh, nấm gây bệnh và nấm độc.
+ Tăng nhanh các chất gây dị ứng trong không khí, là yếu tố gây dị ứng tại chỗ (đường hô hấp, mũi họng) và dị ứng ngoài da.
+ Gặp điều kiện thuận lợi như xe vận tải chở rác, máy xúc, máy ủi làm việc…; ruồi nhặng, chuột, gián… phát triển nhiều, sẽ tạo điều kiện cuốn các vi khuẩn, nấm gây bệnh và các chất gây dị ứng nguyên không khí, theo chiều gió phát tán ra ngoài khu vực BCL. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, mũi họng và bệnh ngoài da.
Từ các BCL không hợp vệ sinh dẫn đến việc sản sinh của côn trùng, chuột, gián và bọ chét là vật trung gian lan truyền bệnh dịch hạch. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019).
Ngoài ra, BCL còn gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt đến con người. Một số chất khí vi lượng, mặc dù tồn tại với khối lượng nhỏ nhưng có tính độc và nguy cơ gây hại đến sức khỏe của cộng đồng dân cư rất cao:
+ Sulfua: Hydro sunfua (H2S), dimethyl sulfide và mercaptans là ba sulfua phổ biến nhất trong việc gây phát tán mùi. Những khí này tạo ra mùi trứng thối rất mạnh, ngay cả ở nồng độ rất thấp. Trong số ba sulfua này, H2S được thải ra từ các BCL với tốc độ và nồng độ cao nhất.
+ Amoniac là một loại khí chôn lấp có mùi khác được sinh ra bởi sự phân hủy chất hữu cơ trong bãi rác. Amoniac là phổ biến trong môi trường và là một hợp chất quan trọng để duy trì đời sống thực vật và động vật. Mọi người tiếp xúc hàng ngày với mức amoniac thấp trong môi trường từ sự phân hủy tự nhiên của phân, thực vật và động vật chết. Bởi vì amoniac thường được sử dụng như một chất tẩy rửa gia dụng, hầu hết mọi người đều quen thuộc với mùi riêng biệt của nó. Con người ít nhạy cảm với mùi amoniac hơn nhiều so với mùi sulfide.
+ NMOCs: Một số NMOC, chẳng hạn như vinyl clorua và hydrocarbon, cũng có thể gây ra mùi. Tuy nhiên, nói chung NMOCs được phát ra ở nồng độ rất thấp và không có khả năng gây ra vấn đề mùi nghiêm trọng. (Agency for Toxic Substances and Disease