Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh) Tiểu thuyết Lão Khổ đã mở rộng bối cảnh của làng quê Việt Nam, đặt nó vào trong sóng gió thời cải cách ruộng đất và những di chứng sau đó để làm bật lên thân phận con người. Hóa ra, con người có số phận, nhưng không phải thiên thành bất biến. Nó chịu tác động của lịch sử nhưng bản thân nó cũng tự viết nên lịch sử của mình. Sự đan chéo của các điểm nhìn ấy khẳng định tính phức tạp, đa chiều của sự sống. Tiểu thuyết không còn là một ước mơ, không còn là cái quá khứ như nhất, hoặc tuyệt đối hoàn hảo hoặc tuyệt đối khép kín, nó tái tạo cái cũ và tái sinh từ cái cũ. So với Khúc dạo đầu, tiểu thuyết Lão Khổ đã đi từ lãng mạn đến hiện thực, từ ước mơ đến phản tỉnh. Nó đặt ra một dấu hỏi về cái quá khứ nông dân Việt Nam. Nó không cho rằng cải cách ruộng đất là một sai lầm, một “thủ đoạn chính trị”, mà sâu sắc hơn, nó xoáy vào sự đổ vỡ của nhân tính khi con người bị đẩy vào tình thế buộc phải lựa chọn. Bi kịch của người nông dân Việt Nam là ở đấy, trong thế giới u minh của mình, ở phần lớn, nó cự tuyệt hướng sáng, và số ít ỏi còn lại, không biết tìm nguồn sáng. Mặc dầu vậy, nếu đánh giá một cách khắt khe, Lão Khổ là một “bài tập việc” tốt, ở cả khả năng tư duy với cái mới, cả khát khao đổi mới và tài năng “ứng dụng” cái khác lạ vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam; còn ở góc độ một sáng tác, tiểu thuyết chỉ đáng giá một tiểu thuyết trung bình dù hiện thực xã hội Việt Nam mà nó đề cập đến ở nhiều chỗ là đã sâu sắc (6) ? Điều này hoàn toàn ngược lại với các truyện ngắn khác có chung đề tài về làng Đồng, cái làng cụ thể của lão Khổ và cái làng tiêu biểu cho làng quê Việt Nam (như làng Vũ Đại của Nam Cao khi xưa, làng Giếng Chùa của Nguyễn Khắc Trường mới rồi). Vì vậy, có thể nói, nếu ở tiểu thuyết, Tạ Duy Anh chưa vượt lên được chính mình thì ở truyện ngắn lại là sự bừng mở các khía cạnh khác nhau, nhưLũ vịt giời, Vòng trầm luân trần gian, Hóa kiếp, làm nên tên tuổi Tạ Duy Anh truyện ngắn, là điều mà ở tiểu thuyết, Tạ Duy Anh chỉ cảm thấy có thể làm được mà chưa vươn tới được. Phải chăng thế mà nó thắp lên cái khát khao “đi tìm tiểu thuyết” ĐI TÌM… LỐI VIẾT Gần 10 năm sau, năm 1999, tiểu thuyết thứ ba của Tạ Duy Anh mới ra mắt bạn đọc. Đi tìm nhân vật (7) là một tiểu thuyết lạ, khác hẳn so với tiểu thuyết Việt Nam đương thời. Hấp dẫn nhưng khó đọc bởi lối viết mới lạ và mật độ dày đặc các biểu trưng làm nên tính đa nghĩa của tác phẩm. Với nhiều câu chuyện xen kẽ, nhiều tiết đoạn thể hiện trạng huống nhân vật bị rơi vào một mạng lưới như đã được dệt sẵn mà thức nhận sự quy chiếu của người khác lên bản thân và bóng dáng của chính mình lên họ, Đi tìm nhân vật là một hiện hữu, trong một văn phong nhiều ám ảnh, về sự “vong bản” của con người. Có thể khẳng định độ “chín” thực sự của tài năng tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong tác phẩm này. Đi tìm nhân vật là một tiểu thuyết phức tạp. Sự phức tạp trước nhất thể hiện ở câu chuyện được kể và cách thức tổ chức kể chuyện. Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Chu Quý, một nhà báo luôn quan tâm đến những vấn đề về cái chết. Mẩu tin một đứa bé đánh giầy bị đâm chết dã man ở phố G đã mở đầu cho một cuộc tìm hiểu của anh, cũng là giờ phút đánh dấu sự hoang mang của chính anh trong khát vọng chiêm ngưỡng để rồi cố tìm một lối thoát ra khỏi mê cung của phần vực tối tâm hồn con người. Cuộc sống hóa ra vừa đơn giản vừa phức tạp, vừa rộng lớn vừa quá ư nhỏ bé. Con người trở thành nạn nhân lạc lối giữa mê cung mà chính con người dày công tạo dựng, trở thành “kẻ xa lạ” với chính cộng đồng mà mình dày công vun đắp. Lỗi hệ thống nảy sinh từ việc “sắm vai”, dù là thiện ý hay ác ý, người ta đã vô tình đeo mặt nạ lên khuôn mặt thật của mình. Sự tha hóa nảy sinh từ đấy. Như một sự thật nhỡn tiền. Đặt ra vấn đề về sự tha hoá của con người bằng việc đưa ra một xác chứng về sự vong bản, sự hoà tan cá tính trong một xã hội bầy đàn hoá, rôbốt hoá bằng những lập trình có sẵn, Đi tìm nhân vật rung lên tiếng chuông cảnh báo về sự phi lý của cuộc sống khi cơ sở tồn tại của nó là con người cá nhân, cá tính bị đánh đồng. Khi ấy xã hội loài người chỉ còn là tập hợp của những bản sao, có chung nhau một khuôn mặt, chung nhau một nếp tư duy lệ thuộc vào một hệ thống các quy ước với chừng ấy dữ liệu đã được nạp sẵn nhưng các thành viên vẫn không thể nào cảm thông và thấu hiểu được nhau. Cá nhân trở nên đớn hèn, và nỗ lực khẳng định cá tính trở thành một điều xa xỉ khi cá nhân không còn đủ tự tin để trả lời câu hỏi mình là ai, để khẳng định mình có còn là mình nữa không. Vì vậy, “đi tìm… cá nhân, cá tính” là một mạch ngầm xuyên suốt tiểu thuyết, kết dính tất cả những mạch truyện được đan kết tưởng như lỏng lẻo dễ dãi hay sắp đặt lộ liễu. Đó là cái “kết cấu bề sâu” hóa giải cái hiện thực bộn bề, bác tạp được nhà văn kết cấu trên bề mặt văn bản. Bởi thấp thoáng ở trong tiểu thuyết, người đọc vẫn nhận thấy khát vọng dân chủ, khát vọng nhận chân tinh thần dân chủ từ việc khẳng định về đề cao giá trị cá nhân con người như một “vật tự nó”. Bên cạnh đó, thành công của Tạ Duy Anh trong Đi tìm nhân vật còn ở nỗ lực đổi mới ngòi bút. Người đọc có thể thấy những dấu hiệu của chủ nghĩa hiện sinh, của thủ pháp dòng ý thức, và có chương xuất hiện lời thoại kiểu kịch phi lý nhưng cái thế giới nghệ thuật, được tạo lập từ những thành tố vừa độc lập, vừa xen cài của cuộc đời các nhân vật, trong sự hướng đến một chủ đề chung thì là của riêng Tạ Duy Anh. Một mạch truyện vừa kích thích sự đón đợi vừa trì hoãn vừa bất ngờ và cộng hưởng là nét đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết này. VIẾT Có thể nói, sau đổi mới, Đi tìm nhân vật là tiểu thuyết chịu ảnh hưởng của văn học phi lý phương Tây sâu đậm nhất. Rất ít khi, vấn đề con người cá nhân và sự thức nhận về cá nhân lại được tiểu thuyết thể hiện một cách trọn vẹn đến vậy, nỗi ám ảnh về sự vong bản và tha hóa lại sâu sắc đến mức nghiệt ngã đến thế. Tạ Duy Anh trưng ra cho người đọc một thế giới phi lý đến cùng cực, đó vừa là một nhận thức vừa là một phản ứng song chủ yếu thuộc về cái nhận thức. Ngay từ thế kỷ XIX,Đôxtôiepxki qua lời nhân vật của mình, đã phát biểu: “Thế giới được dựa trên những điều phi lý, và không biết điều gì sẽ xẩy ra nếu không có những điều phi lý ấy” (Anh em nhà Karamazov). Nhưng phải mãi đến giữa thế kỷ XX, phong trào tiên phong và sau nó mới đem đến cho văn học phi lý một diện mạo cụ thể ở sự khước từ những ước lệ truyền thống, khước từ sự độc đoán và sự tha hóa. Nó tràn sang Nhật Bản vào khoảng những năm 60-70 (8) và Việt Nam vào những năm giao thời của thế kỷ XXI (dù trước đó đã có ít nhiều công trình nghiên cứu văn học phi lý, tuy nhiên, ảnh hưởng trong sáng tác thì hầu như rất ít). Thiên thần sám hối (9) của Tạ Duy Anh là bước kế tiếp của khuynh hướng này. Tiểu thuyết đặt ra một vấn đề rất bình dị của đời sống: mối quan hệ giữa khoái lạc và ứng xử của con người đối với giọt máu mà mình kiến tạo. Làm thế nào để dung hòa giữa lạc thú và trách nhiệm đối với con cái? Cha mẹ trong khi hưởng thú vui có là dã man, tàn ác khi có ước muốn không thụ thai (vì hiển nhiên, không thể sinh đẻ không có kế hoạch)? Vậy, những đứa trẻ “nhỡ nhàng” có phải chịu nỗi khổ của kẻ “không được thừa nhận” ngay từ khi chưa sinh ra? Đó là một hiện hữu phi lý vì người ta không thể cùng một lúc đáp ứng cả hai yêu cầu trái ngược đến thế. Thiên thần sám hối là “câu chuyện của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ” kể về ba ngày trước khi nó ra đời. Những câu chuyện mà nó nghe được hoàn toàn nhờ chỗ bà mẹ chờ đẻ tốt tính đi giúp đỡ những sản phụ khác. Trong những câu chuyện ấy, có cái vui, cái buồn, cái thánh thiện và cái đáng ghê tởm, Nếu xét về các câu chuyện được kể thì tác phẩm chẳng mấy khác tập bút ký Vượt cạn (10) của bà Mộng Sơn được nhà Thế giới in từ những năm 50: tập bút ký của một người mẹ viết về những ngày sống trong viện phụ sản những năm Hà Nội tạm chiếm. Cái khác biệt của Tạ Duy Anh trong tiểu thuyết này chính là lối viết, thái độ của tác giả đối với hiện thực và cách thể hiện cái hiện thực ấy lên trang giấy. Nếu trước kia Mộng Sơn viết trong tình cảm chia sẻ nồng hậu thì nay Tạ Duy Anh viết bằng giọng khách quan lạnh lùng. Chính giọng điệu ấy đã khiến nhiều người đọc cảm thấy Thiên thần sám hối vượt quá ngưỡng cảm xúc của mình. Người ta hoảng sợ với cái hiện thực nghiệt ngã và phi lý mà nhiều lúc người ta chỉ muốn nhắm mắt cho qua. Cái gieo vào lòng người đọc, vì vậy, là một nỗi buồn hoang mang về kiếp người mà cái kết thúc có hậu cũng không dễ gì xoa dịu nổi. Đến vậy thì thế giới nghệ thuật phi lý trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng tiệm tiến đến điểm tới hạn. Thế hệ khủng hoảng ở châu Âu và Nhật Bản sau thế chiến thứ hai, những người đưa văn học phi lý lên đến đỉnh cao cũng là những người đặt dấu chấm hết cho một lối viết. Người phương Tây sau đó không thể viết văn học phi lý như những tác giả phi lý nữa. Ở những xã hội khác ngoài châu Âu, ở một điểm nào đó trong tiến trình phát triển, có một sự lặp lại tâm lý khủng hoảng ấy, văn học phi lý tìm thấy tiếng nói đồng cảm và phát triển. Ở Việt Nam, đó là trường hợp của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, . Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh) Tiểu thuyết Lão Khổ đã mở rộng bối cảnh của làng quê Việt Nam, đặt nó vào trong sóng. ĐI TÌM… LỐI VIẾT Gần 10 năm sau, năm 1999, tiểu thuyết thứ ba của Tạ Duy Anh mới ra mắt bạn đọc. Đi tìm nhân vật (7) là một tiểu thuyết lạ, khác hẳn so với tiểu thuyết Việt Nam đương thời tập bút ký của một người mẹ viết về những ngày sống trong viện phụ sản những năm Hà Nội tạm chiếm. Cái khác biệt của Tạ Duy Anh trong tiểu thuyết này chính là lối viết, thái độ của tác giả đối