1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn " GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTTT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ " pot

104 537 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 746,21 KB

Nội dung

Theo nghĩa này thì thị trường tiền tệ là giai đoạn phát triển cao hơn của thị trường tiền gửi truyền thống hay thị trường tín dụng giữa các ngân hàng với khách hàng của họ.. 2.3_ Đặc điể

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTTT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG

TIỀN TỆ QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TTTT 1

I/ Tổng quan về TTTT .1

1 Khái niệm TTTT 1

2 Chức năng, vai trò và đặc điểm của TTTT 1

2.1_Chức năng của TTTT .1

2.2_Vai trò của TTTT .2

2.3_Đặc điểm của TTTT 3

3 Phân loại TTTT .4

3.1_Căn cứ vào đối tượng giao dịch 4

3.1.1_TTTT sơ cấp 4

3.1.2_TTTT thứ cấp 4

3.2_Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch 5

3.2.1_TTTT liên ngân hàng 5

3.2.2_TTTT mở rộng 5

3.3_Căn cứ vào đặc trưng các loại hàng hoá giao dịch 6

3.3.1_Thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn 6

3.3.2_Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn 6

4 Chủ thể của TTTT 7

4.1_Ngân hàng Trung Ương 7

4.2_Ngân hàng thương mại 8

4.3_Kho bạc Nhà nước 8

4.4_Người đầu tư 9

4.5_Người môi giới và kinh doanh 9

5 Các công cụ trên TTTT .10

5.1_Tín phiếu kho bạc 10

5.2_Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng .10

5.3_Thương phiếu 10

Trang 3

5.4_Chấp phiếu ngân hàng 11

5.5_Hợp đồng mua lại 11

5.6_Eurocurrency .12

II/ Tổng quan về TTTT Quốc tế .13

1 Khái niệm TTTT Quốc tế .13

2 Đặc trưng của TTTT Quốc tế 14

3 Ưu và nhược điểm của TTTT Quốc tế .15

3.1_Ưu điểm 15

3.2_Nhược điểm 16

4 Công cụ trên TTTT Quốc tế .17

4.1_Tiền gửi kỳ hạn Eurocurrency 17

4.2_Chứng chỉ tiền gửi Eurocurrency có thể chuyển nhượng 18

4.3_Chứng chỉ và chi phiếu Eurocurrency có lãi suất thả nổi 18

4.4_Khả năng phát hành chi phiếu 19

4.5_Hoạt động ngân hàng hải ngoại của ngân hàng nội địa 19

4.6_Hợp đồng tương lai bảo hiểm rủi ro lãi suất 19

4.7_Các hợp đồng kì hạn bảo hiểm rủi ro lãi suất 20

CHƯƠNG II: TTTT VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP TTTT QUỐC TẾ 21

I/ Thực trạng TTTT Việt Nam 21

1 Quá trình hình thành và phát triển của TTTT Việt Nam .21

2 Tình hình TTTT Việt Nam .22

2.1_Thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng 22

2.2_TTTT liên ngân hàng .28

2.3_Thị trường tín phiếu kho bạc 33

II/ Tác động của các diễn biến trên TTTT Quốc tế đến TTTT Việt Nam .35

1 Tác động của chính sách lãi suất 35

2 Tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 38

3 Tác động của sự ra đời đồng Euro 40

Trang 4

III/ Đánh giá về mức độ phát triển và hội nhập Quốc tế của TTTT

Việt Nam 42

1 Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách 42

1.1_Môi trường pháp lý cho các chủ thể hoạt động trên TTTT .42

1.2_Chính sách tiền tệ và tác động của nó đối với TTTT .44

2 Các công cụ trên TTTT .45

2.1_Tín phiếu kho bạc 45

2.2_Tín phiếu NHNN .46

2.3_Các giấy tờ có giá ngắn hạn do TCTD phát hành 47

2.4_Thương phiếu 49

2.5_Hợp đồng mua lại 49

3 Cơ chế lãi suất 50

4 Mức độ hội nhập của TTTT Việt Nam 57

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TTTT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TTTT QUỐC TẾ .60

I/ Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phát triển và hội nhập TTTT Việt Nam trong thế kỉ 21 60

II/ Các yêu cầu đặt ra đối với việc hội nhập TTTT 64

III/ Các giải pháp nhằm phát triển TTTT Việt Nam trong điều kiện hội nhập TTTT Quốc tế .65

1 Các giải pháp về môi trường pháp lý và cơ chế chính sách 65

1.1_Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của TTTT 66

1.2_Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ .67

2 Các giải pháp về cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức của TTTT 68

2.1_Hoàn thiện TTTT sơ cấp, hình thành và phát triển TTTT thứ cấp 68 2.1.1_Hoàn thiện TTTT sơ cấp 68

2.1.2_Hình thành và phát triển TTTT thứ cấp 68

2.2_Hoàn thiện các loại hình TTTT hiện có ở nước ta hiện nay 70

2.2.1_Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng truyền thống 70

Trang 5

2.2.2_Hoàn thiện TTTT liên ngân hàng 73

2.2.3_Hoàn thiện thị trường mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn 74

3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên 78

3.1_Ngân hàng Nhà nước .78

3.2_Ngân hàng thương mại 80

3.3_Tổ chức môi giới 81

3.4_Công ty tài chính 82

4 Đa dạng hoá và phát triển các công cụ mới của TTTT 82

4.1_Các hợp đồng mua lại .83

4.2_Các công cụ khác 84

5 Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực 84 Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

1 Khái niệm TTTT:

TTTT là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mà mọi chủ thể kinh tế đều có thể tham gia giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn hoặc mua bán các công cụ nợ ngắn hạn theo cơ chế thị trường

Các công cụ nợ ngắn hạn trên TTTT bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… chúng có độ rủi ro thấp, tính lỏng cao và được giao dịch với thời hạn từ 1 năm trở xuống cho đến qua đêm (cũng có nước qui định tới 2-3 năm trở xuống, nhưng phổ biến là dưới 1 năm)

và nó luôn đổi mới với những công cụ nợ ngắn hạn mới, có hiệu quả

Theo nghĩa này thì thị trường tiền tệ là giai đoạn phát triển cao hơn của thị trường tiền gửi truyền thống (hay thị trường tín dụng) giữa các ngân hàng với khách hàng của họ Thị trường tiền tệ có tính đa biên và công khai hơn so với thị trường tín dụng, nơi quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là song biên, riêng biệt và khép kín (không thể chuyển nhượng)

2 Chức năng, vai trò và đặc điểm của TTTT:

2.1_ Chức năng của TTTT:

TTTT có các chức năng chính sau:

- Tạo ra một thị trường công khai mà các tổ chức kinh tế tạm thời dư thừa vốn có thể tìm thấy nơi hứa hẹn sinh lời cho nguồn vốn dư thừa ấy, cũng như các tổ chức đang thiếu vốn tìm được nơi đáp ứng nhu cầu vốn của mình Đó là quan hệ cung – cầu tín dụng ngắn hạn với lãi suất thoả thuận Như vậy, TTTT ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn ngắn hạn bằng cách ghép nối những người có vốn tạm thời nhàn rỗi với những người thiếu vốn tạm thời, làm lợi cho

cả hai bên tham gia Do nhu cầu bổ sung thanh khoản, cho nên việc vay thường

Trang 7

có thời hạn ngắn, có khi rất ngắn (1 ngày) Và như vậy, nó có tác dụng cân bằng khả năng thanh toán giữa các cơ sở tín dụng với nhau

- Cung cấp các phương tiện, thông qua đó NHTW thực thi được chính sách tiền tệ, điều phối được mức cung ứng tiền, mức độ mở rộng tín dụng, kiểm soát được tỷ lệ dự trữ của các NHTM Ví dụ: khi nền kinh tế bị đình đốn, để kích sản xuất phát triển, NHTW sẽ thông qua TTTT mua các chứng khoán ngắn hạn từ các NHTM, tức “bơm” tiền vào lưu thông, đồng thời giúp các NHTM có thể mở rộng tín dụng Điều này làm cung tiền tăng và lãi suất ngắn hạn có xu hướng giảm xuống Việc lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tăng lợi nhuận, tăng khả năng của hàng hoá xuất khẩu, tăng tiêu dùng xã hội, kích thích đầu tư, từ đó giúp phát triển nền kinh tế

- Qua hoạt động của TTTT, các nguồn vốn nhàn rỗi, đơn lẻ được tập hợp chuyển đến nơi thiếu hụt và có nhu cầu đầu tư, hay nó tập hợp và cung cấp một nguồn vốn ngắn hạn cho các tổ chức kinh tế và tư nhân cần nó

2.2_ Vai trò của TTTT:

TTTT có các vai trò sau:

- TTTT giúp làm tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro đối với những người

có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng hoặc đang chờ đợi các cơ hội đầu tư trong tương lai

- TTTT là nơi cung cấp vốn cho những người thiếu vốn để bổ sung thanh khoản Điều này đặc biệt có ý nghĩa, nhất là đối với các ngân hàng Các ngân hàng thường có tham vọng thu lợi cao, muốn vậy họ phải cho vay nhiều và dự trữ thừa còn lại thấp Khi có các luồng tiền gửi rút ra với số lượng lớn, họ phải đối phó và một trong những biện pháp hiệu quả là tìm đến TTTT để vay

- Trên bình diện toàn xã hội, TTTT đã góp phần chuyển các nguồn vốn tiết kiệm thành nguồn vốn đầu tư sinh lời, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng hiệu quả kinh tế xã hội

- TTTT là công cụ để chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cụ thể:

Trang 8

 Thông qua chính sách tiền tệ, NHTW điều tiết cung – cầu tiền và lãi suất bằng cách trực tiếp tham gia mua bán vốn trên thị trường, từ đó tác động đến đầu tư, chi tiêu, sản lượng, giá cả v.v… của nền kinh tế

 Thông qua chính sách tài chính, kho bạc Nhà nước tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường tiền tệ để bổ sung thiếu hụt ngân sách tạm thời và cân bằng thu chi của ngân sách Nhà nước

- Lãi suất được hình thành trên TTTT là cơ sở để NHNN xác định lãi suất

cơ bản và xây dựng chính sách lãi suất trong từng thời kì, đồng thời nó cũng là

cơ sở để các TCTD tham khảo, hình thành lãi suất kinh doanh của mình

2.3_ Đặc điểm của TTTT:

- TTTT là tập hợp của một số công cụ tài chính riêng biệt, đó là những công cụ ngắn hạn, có tính lỏng cao và độ rủi ro thấp như: tín phiếu, kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi… mỗi loại tạo nên một thị trường riêng của mình và giữa các thị trường này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

- TTTT là thị trường mang tính chất bán buôn, có khối lượng giao dịch lớn Đơn vị tính toán tiêu chuẩn của TTTT thường là rất lớn (như ở TTTT New York, đơn vị bán là 1 triệu USD)

- TTTT có số người tham gia đông đảo, được chuyên môn hoá ở trình độ cao của người môi giới và người kinh doanh TTTT khác thị trường thông thường là cần có người trung gian để chắp nối cung cầu và họ phải đáp ứng những yêu cầu chuyên môn cao NHTW là người quản lý, kiểm soát, bảo trợ, điều hoà, giữ cho TTTT luôn ổn định

- TTTT hoạt động dựa trên cơ sở tôn trọng và tín nhiệm lẫn nhau, và thông qua các phương tiện thông tin hiện đại chứ không diễn ra ở một địa điểm

cụ thể nào Nó là một khái niệm nói lên sự tiếp xúc giữa cung và cầu để hình thành giá cả Thị trường này hoạt động suốt ngày đêm (24 giờ một ngày) thông qua một mạng lưới điện thoại telex, computer nối mạng giữa những người mua

Trang 9

và người bán, giữa các phòng giao dịch của TTTT, giữa TTTT và khách hàng

3.1.2_TTTT thứ cấp:

Là thị trường chuyên tổ chức mua bán các chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp Sau khi đã mua hàng ở thị trường sơ cấp, những người chủ sở hữu các chứng khoán đó không chờ đến hạn để thu hồi vốn và lãi, mà họ đem bán một phần hay toàn bộ số hàng hoá đó trên thị trường thứ cấp Sau mỗi lần giao dịch, quyền sở hữu và quyền đòi nợ các chứng khoán đó được chuyển từ người này sang người khác, nhưng người mắc nợ (tức người phát hành) có nghĩa vụ trả nợ thì không thay đổi TTTT thứ cấp mang tính chất chuyển hoá

hình thái vốn

Trên thị trường này, người bán chứng khoán thường là các trung gian chuyên kinh doanh tiền tệ, như các Ngân hàng, các Công ty kinh doanh và môi giới tiền tệ và các định chế tài chính khác…họ mua chứng khoán ở thị trường sơ cấp và bán lại trên thị trường này theo giá thoả thuận hoặc giá niêm yết (giá định trước)

Trang 10

3.2_Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch

3.2.1_TTTT liên ngân hàng

Là thị trường vốn ngắn hạn do NHTW tổ chức để giải quyết nhu cầu của các NHTM muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thời thừa ở một số ngân hàng này với các khoản vốn tạm thời thiếu ở một số ngân hàng khác thông qua các tài khoản của họ ở NHTW nhằm bù đắp số thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bù đắp số thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng…Do đó, việc tham gia thị trường này chỉ hạn chế dành cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng hoạt động theo quy chế của thị trường

Trên thị trường này, lãi suất thị trường được hình thành trên cơ sở cung cầu với tính chất bán buôn vì đây là thị trường giữa các nhà chuyên kinh doanh tiền tệ hiểu biết lẫn nhau NHTW tham gia thị trường với tư cách người quản lý: Quản lý thị trường và thông qua việc mua bán trên thị trường để điều hành lưu thông tiền tệ và lãi suất, không vì mục đích kinh doanh

Trên thị trường này, việc mua bán thường diễn ra theo phương thức đấu giá trực tiếp Bên mua và bên bán báo giá và số lượng định mua bán đến trung tâm xử lý thông tin (thường được đặt tại NHTW) Trung tâm này sẽ tổng hợp số lượng và mức giá từng loại chứng khoán mua bán trong thời điểm đó và tuỳ theo

sự can thiệp mua bán của NHTW để quyết định giá mua và lượng mua

Hoạt động của TTTT liên ngân hàng được thể hiện qua hình thức vay mượn có thế chấp hoặc không có thế chấp hoặc chiết khấu các chứng khoán ngắn hạn chưa đáo hạn

3.2.2_TTTT mở rộng

Là thị trường mà các chủ thể tham gia được mở rộng hơn so với TTTT liên ngân hàng, bao gồm các Ngân hàng, các Công ty kinh doanh, môi giới và công chúng… Đặc trưng của thị trường là mua bán qua trung gian môi giới tiền

Trang 11

tệ Giá cả có thể là giá đấu thầu hoặc giá thoả thuận Thị trường này là thị trường của những nhà kinh doanh, nghĩa là họ bán ra chứng khoán theo từng lô nhỏ, lẻ, với giá định trước hoặc bán ra những loại chứng khoán lớn bằng cách đấu giá

So với thị trường liên ngân hàng thì thị trường này có chủ thể tham gia mua bán rộng hơn còn cách thức mua bán cũng tương tự Do có các chủ thể được mở rộng nên đây là môi trường thuận lợi cho NHTW can thiệp điều tiết lượng cung ứng tiền tệ thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường này

3.3_Căn cứ vào đặc trưng các loại hàng hoá (công cụ) giao dịch

3.3.1_Thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn

Là thị trường chuyên giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển nhượng được như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng… Chúng được mua bán trên thị trường theo phương thức chiết khấu Đây là thị trường năng động, sôi nổi Chúng là bộ phận quan trọng nhất của TTTT và phát triển rất nhanh chóng Các chứng khoán ngắn hạn này là những công cụ chủ yếu của TTTT và thường có thời hạn dưới 1 năm, có độ rủi ro thấp, tính lỏng cao Các chứng khoán này cũng là đối tượng để NHTW sử dụng nhằm điều hành chính sách tiền tệ của mình qua nghiệp vụ thị trường mở Trên thị trường này, tuỳ đặc điểm riêng của các chứng khoán ngắn hạn nên chúng có thể được phân chi tiết thành các thị trường như:

 Thị trường tín phiếu kho bạc

 Thị trường thương phiếu

 Thị trường chứng chỉ tiền gửi ngân hàng

 Thị trường các phiếu thuận trả của ngân hàng, thị trường tín phiếu ổn định tiền tệ

 ……

3.3.2_Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn

Trang 12

Đây là thị trường chuyên giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn, các khoản vốn này được định giá trên cơ sở lãi suất và không chuyển nhượng được Đây là thị trường rất nhậy cảm với những thay đổi trong chính sách tiền tệ của NHTW cũng như các tác động khác từ bên ngoài và phụ thuộc và điều kiện, tập quán, tâm lý của từng vùng Nó có thể đáp ứng được những nhu cầu rất lớn về vốn ngắn hạn Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà chúng được định giá theo nhiều cách khác nhau, từ đó hình thành các loại lãi suất khác nhau như lãi suất đơn, lãi suất kép và lãi suất hoàn vốn

Dựa vào đặc điểm của các khoản vốn vay mà thị trường này lại được chia thành hai thị trường nhỏ:

Thị trường vay mượn ngắn hạn giữa các ngân hàng hay còn gọi là thị trường tín dụng ngắn hạn liên ngân hàng

Thị trường tín dụng: là thị trường nhỏ mà ở đó các NHTM và các TCTD vay tiền của những người có vốn để sau đó cho những người cần vốn vay lại nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đi vay và lãi suất cho vay lại Một trong những điểm quan trọng nhất của thị trường tín dụng là có thể “tạo tiền” qua nghiệp vụ tiền gửi của các ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng cho lưu thông nên cần thiết phải có sự quản lý điều tiết của NHTW

4 Chủ thể của TTTT

4.1_Ngân hàng Trung Ương

NHTW là chủ thể quan trọng và đặc biệt trên TTTT NHTW thường là người đưa ra các chính sách tiền tệ, các thiết chế nhằm ổn định tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo một TTTT hoạt động năng động, có hiệu quả, có tổ chức NHTW can thiệp vào hoạt động của thị trường bằng cách can thiệp vào quá trình tạo lập ra tiền của các TCTD và làm thay đổi lãi suất thị trường qua việc tác động đến cung cầu tiền tệ chủ yếu là thông qua các công cụ quản lý gián tiếp

Trang 13

Ngoài ra NHTW còn đóng vai trò là người môi giới trung gian ở TTTT, giúp các ngân hàng trung gian trong việc thanh toán bù trừ những món nợ với nhau mà không phải di chuyển tiền bạc bằng cách thiết lập phòng giao hoán tại trụ sở của NHTW

NHTW còn thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới các hình thức cho vay theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu đối với các giấy

tờ có giá ngắn hạn, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy

tờ có giá ngắn hạn khác

NHTW can thiệp vào thị trường chủ yếu thông qua các chính sách tiền tệ bao gồm: chính sách cung ứng tiền, chính sách tín dụng, chính sách đối với ngân sách Nhà nước Để đảm bảo thực hiện tốt các chính sách, NHTW các nước thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, bao gồm các công cụ quản lý trực tiếp và gián tiếp như: hạn mức tín dụng, kiểm soát tín dụng chọn lọc, cung ứng tiền mặt pháp định, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…

4.2_Ngân hàng thương mại

Các NHTM có thể nói là những trung gian hoạt động chính trên TTTT NHTM tham gia thị trường này nhằm duy trì khả năng thanh toán hay chi trả của Ngân hàng, tận dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để kiếm lời cũng như vay vốn cần thiết với mức phí thấp nhất phục vụ mục tiêu trên Sự có mặt của NHTM với các tính năng hoạt động riêng biệt của nó sẽ là động lực chính để thúc đẩy hoạt động của TTTT

NHTM là thành viên đặc biệt của TTTT, vừa là người cho vay, vừa là người đi vay Họ là chủ thể quan trọng nhất, thu hút tiền gửi có kỳ hạn và không

kỳ hạn

Trên TTTT, NHTM thường sử dụng các công cụ như chứng chỉ tiền gửi, chấp nhận hối phiếu, khoản vay ngắn hạn giữa các Ngân hàng nhằm phục vụ cho các hoạt động tín dụng của mình thông qua các nghiệp vụ NHTM NHTM là yếu tố quan trọng để luồng vốn luân chuyển có hiệu quả trên TTTT

Trang 14

4.3_Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước tham gia TTTT chủ yếu để vay nợ, để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách bằng cách phát hành tín phiếu kho bạc Đối tượng thường xuyên mua tín phiếu kho bạc là các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư… Qua việc vay nợ và trả nợ dân, kho bạc có tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển TTTT vì thị trường tín phiếu kho bạc là thị trường lớn trong các bộ phận TTTT, hơn nữa, tín phiếu kho bạc là một trong những công cụ quan trọng để NHNN điều hành chính sách tiền tệ

4.4_Người đầu tư

Những người đầu tư của TTTT bao gồm:

a Các tổ chức kinh tế tham gia thị trường

Đó là các Tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phi ngân hàng như: Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, Công ty bảo hiểm, Ngân hàng tiết kiệm tương trợ, quỹ tín dụng, quỹ tương trợ TTTT, các tổ chức xã hội, các tổ chức tài chính quốc tế, Công ty nước ngoài (tài chính và phi tài chính)… Họ là những tác nhân đông đảo của thị trường, tham gia với mục đích: Duy trì khả năng thanh toán; cho vay khoản vốn dư thừa để kiếm lãi; đi vay nguồn vốn cần thiết Họ không tham gia vào quá trình tạo tiền

b Người đầu tư tư nhân

Khi lãi suất tăng lên, người đầu tư tư nhân tham gia TTTT Họ tham gia với mục đích: thanh toán những khoản vay mượn và mua sắm; đề phòng những tình huống chưa dự kiến trước được; đầu cơ, hy vọng có thay đổi về lãi suất để kiếm lời

4.5_Người môi giới và kinh doanh (Brokers và Dealers)

Các thị trường dành cho tất cả các công cụ trên TTTT đều do người môi giới và người kinh doanh thực hiện

Người kinh doanh tạo ra thị trường cho các công cụ TTTT bằng cách báo giá chào mua và giá bán với những người khác, những người phát hành và những người đầu tư Họ mua và bán cho những tài khoản sở hữu của họ

Trang 15

Người môi giới là những người thực hiện việc đưa người mua và người bán lại với nhau để hưởng hoa hồng Chức năng của họ là cung cấp thị trường cho những người tham gia thị trường Phần lớn hoạt động môi giới ở TTTT xuất hiện giữa các ngân hàng đang mua vốn hay đang bán vốn với các ngân hàng khác, và giữa những người kinh doanh các công cụ trên TTTT

5 Các công cụ trên TTTT

5.1_Tín phiếu kho bạc (Treasury bills)

Tín phiếu kho bạc là chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính phủ do kho bạc Nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách Nhà nước và

là một công cụ quan trọng để NHTW điều hành chính sách tiền tệ qua nghiệp vụ thị trường mở Chúng không mang lãi suất hoặc có lãi suất rất thấp, được phát hành với thời hạn thông thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và phát hành bằng cách đấu giá Việc mua bán thường được thanh toán bằng tiền mặt Kho bạc Nhà nước thường phát hành tín phiếu với hình thức vô danh

Các tín phiếu kho bạc thường có mức độ rủi ro thấp đối với người đầu tư,

nó là công cụ lỏng nhất trong các công cụ của thị trường tiền tệ

5.2_Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng (Bank certificates of deposit):

Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi tiền với lãi suất được quy định cho từng kỳ hạn nhất định, phần lớn là từ 30 ngày đến 12 tháng, được thanh toán lãi hàng năm Các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng thường là vô danh Các chứng chỉ tiền gửi cũng tương tự như các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhưng chúng có thể được bán (hoặc chuyển nhượng) cho một bên thứ ba mà không bị phạt bởi các ngân hàng phát hành

Chứng chỉ tiền gửi có khả năng thanh toán rất cao Chúng có lãi suất cao hơn lãi suất của các tín phiếu kho bạc nhưng thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm

có kỳ hạn

Trang 16

Trái ngược với phần lớn các công cụ khác trên TTTT - là những công cụ được giao dịch trên cơ sở khấu trừ lãi, chứng chỉ tiền gửi được trả lãi sau khi đến hạn, trừ trường hợp các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn trên một năm thì được trả lãi nửa năm một

5.3_Thương phiếu (Commercial Paper)

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định trong một thời gian xác định, hay nói cách khác là giấy nhận nợ đặc biệt mà người giữ nó có quyền đòi trả tiền khi đến hạn, do các công ty nổi tiếng phát hành Thương phiếu có thể được chiết khấu ở NHTM để thu hút vốn về cho người sở hữu thương phiếu trước kỳ hạn thanh toán Thương phiếu có độ rủi ro thấp và thời hạn thanh toán ngắn nên được dùng thay thế cho các công cụ của TTTT như tín phiếu kho bạc

và chứng chỉ tiền gửi

Thời hạn của thương phiếu tối đa có thể là 270 ngày nhưng phần lớn thương phiếu được bán có thời hạn 30 ngày hay nhỏ hơn Lãi suất của thương phiếu phụ thuộc vào thời hạn thanh toán, khối lượng vay, mức lãi suất chung của TTTT và sự xếp loại tín nhiệm của người phát hành

Thương phiếu bao gồm các loại sau:

Hối phiếu (Bill of exchange)

Lệnh phiếu (Promissory note)

Kỳ hoá phiếu (Warehouse Receipt)

5.4_Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance)

Là hối phiếu do Công ty kinh doanh ký phát, trong đó ghi rõ thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai, thường phát hành trong 90 ngày và được một ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “chấp nhận” lên hối phiếu đó Do được ngân hàng đảm bảo thanh toán nên uy tín của nó tương đối cao và dễ dàng được chuyển nhượng trên TTTT

Trang 17

Các phiếu thuận trả của ngân hàng là những hối phiếu ngắn hạn, không

mang lãi suất và được bán ở mức chiết khấu Các phiếu thuận trả của ngân hàng

có độ rủi ro thấp do đó được bán với mức lợi tức nhỏ

5.5_ Hợp đồng mua lại ( Repurchase Agreement)

Hợp đồng mua lại (viết tắt là Repo hay RP) thực tế là những món vay ngắn

hạn (kỳ hạn thanh toán ngắn hơn 2 tuần lễ), trong đó một vài chứng khoán–

thường là tín phiếu kho bạc được dùng làm vật đảm bảo cho khoản vay đó

Tuy nhiên, người đi vay cam kết sẽ mua lại chứng khoán này theo giá cũ,

cộng thêm một khoản lãi quy định Kỳ hạn của hợp đồng mua lại có thể được

ấn định hoặc thoả thuận tự do, trong cả hai trường hợp cả người đi vay và

người cho vay đều có thể kết thúc thoả thuận này bất kỳ lúc nào Hợp đồng

này mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên và sự linh hoạt của nó làm cho nó

phát triển rất mạnh trong TTTT thời gian gần đây

Thông thường, các NHTM là những nhà cung cấp vốn lớn cho các nhà

giao dịch chứng khoán chính phủ dưới dạng hợp đồng mua lại Mặc dù vậy, một

phần lớn vốn của các NHTM được giữ dưới dạng chứng khoán chính phủ và họ

cũng thích sử dụng hợp đồng mua lại như một nguồn tài trợ vốn

Hợp đồng mua lại đã cung cấp cho các NHTM một phương tiện huy động

vốn tích cực Nguồn vốn này thuộc diện không phải áp dụng các quy định về dự

trữ bắt buộc và mức khống chế trần lãi suất, do đó chi phí đối với hợp đồng mua

lại cũng thấp hơn so với tiền gửi và không có khống chế trần lãi suất nên các

NHTM có thể linh hoạt trong khi cạnh tranh thu hút vốn trên TTTT Ngoài ra,

với các NHTM có sẵn chứng khoán Chính phủ trong danh mục đầu tư của mình

có thể sử dụng chúng cho các thoả thuận mua lại để đi vay, từ đó tạo ra nguồn

vốn khả dụng mới

5.6_Eurocurrency

Eurocurrency là đồng đôla hoặc đồng ngoại tệ tự do có thể quy đổi được

ký gửi tại ngân hàng bên ngoài nước bản xứ Eurocurrency có tính lỏng cao Kỳ

hạn gửi tiền phần lớn là ngắn hạn, khoảng 1/3 số tiền gửi này có kỳ hạn không

quá 8 ngày và gần 90% có kỳ hạn không quá 6 tháng

Trang 18

Ngoài các công cụ trên, tuỳ từng nước mà còn có thêm một số các công

cụ khác được giao dịch trên thị trường tiền tệ như: Các khoản vay liên ngân hàng, Tín phiếu ổn định tiền tệ hay tín phiếu NHTW, Các khoản tiền gửi lưu thông trong thị trường tiền tệ, Quỹ liên bang, trái phiếu đô thị chính quyền địa phương, quỹ tương trợ thị trường tiền tệ… Thị trường tiền tệ càng phát triển thì càng có nhiều loại công cụ mới được ra đời

II/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

1 Khái niệm thị trường tiền tệ Quốc tế (Eurocurrency)

Ngày nay, TTTT đã vượt ra ngoài biên giới truyền thống vốn có của chúng, do đó, chúng ta có thể ký một tờ séc bằng đồng đôla Mỹ từ tài khoản mở tại ngân hàng ở Tokyo, hoặc ký một tờ séc bằng Yên Nhật từ tài khoản mở tại ngân hàng ở New York Một thực tế là các đồng tiền khác nhau được duy trì bên cạnh nhau trên các tài khoản ngân hàng Tương tự, chúng ta cũng có thể có một

khoản tín dụng bằng đôla Mỹ tại Hồng Kông Thị trường đi vay và cho vay ngắn hạn đến một năm bằng các đồng tiền khác nhau trên tài khoản của các ngân hàng nằm ngoài nước phát hành gọi là TTTT Quốc tế, hay còn gọi là thị trường Eurocurrency

Vì vậy, thị trường Eurocurrency được định nghĩa như là thị trường của các ngân hàng hải ngoại (Eurobanks) trong lĩnh vực huy động và cho vay ngắn hạn các đồng tiền lưu thông bên ngoài nước phát hành

Từ định nghĩa này cần giải thích một số thuật ngữ:

Thứ nhất, các Eurobanks là những ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay

ngắn hạn các đồng tiền của một quốc gia bất kỳ, nhưng không chịu sự chi phối bởi các quy định của NHTW phát hành đồng tiền này Do đó các Eurobanks chính là ngân hàng nước ngoài (hay còn gọi là ngân hàng không cư trú hay ngân

Trang 19

hàng hải ngoại) kinh doanh đồng tiền của một nước nhất định Ví dụ: các ngân hàng không thuộc hệ thống ngân hàng Mỹ (như ngân hàng Pháp, Anh,…) huy động và cho vay ngắn hạn đôla Mỹ

Thứ hai, Eurocurrency là đồng tiền của một nước được duy trì trên tài

khoản của các Eurobanks Vì các Eurobanks không chịu sự chi phối bởi các quy định của NHTW phát hành đồng tiền Eurocurrency, nên các Eurocurrency được coi như đồng tiền quốc gia lưu hành “bên ngoài” nước phát hành Ví dụ, những đồng đôla Mỹ nằm trên tài khoản của các ngân hàng Pháp mở tại các ngân hàng đại lý Mỹ gọi là Eurodollars; những yên Nhật nằm trên tài khoản của ngân hàng

Mỹ mở tại các đại lý Nhật gọi là Euroyens…

Thứ ba, sự di chuyển của bản tệ từ hệ thống ngân hàng nội địa sang các

Eurobanks gọi là sự di chuyển từ hệ thống lưu thông nội địa sang hệ thống lưu thông Eurocurrency (bên ngoài, hải ngoại) và ngược lại

Do được trải rộng về mặt địa lý nên các thị trường Eurocurrency (hay Euromarkets) còn gọi là “Thị trường Hải ngoại – Offshore Markets”

Trên thực tế, thị trường Eurocurrency được cấu thành từ hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động cho vay Hiện nay, hoạt động của thị trường Eurodollar chiếm đa số tổng doanh số hoạt động của toàn thị trường Eurocurrency Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp khi nói đến thị trường Eurocurrency thì người ta hiểu đó là thị trường Eurodollar

Có điều cần lưu ý rằng: tiền tố “Euro-” đứng trước tên các đồng tiền có thể làm cho chúng ta dễ bị nhầm lẫn, do đó, cần thiết phải phân biệt nội dung thuật ngữ “Euro-”: Eurocurrency là những đồng tiền trôi nổi bên ngoài nước phát hành, do đó, những tiền gửi bằng USD tại các ngân hàng Hồng Kông, Tokyo nằm ngoài nước Mỹ gọi là Eurodollar Như vậy, tiền tố đứng trước

“Euro-” ở đây chỉ là quy ước chứ không nhất thiết chỉ tính từ về Châu Âu Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, cần hiểu rõ và phân biệt giữa thị trường “Eurocurrency” với thị trường “Tiền tệ Châu Âu”

2 Đặc trưng của TTTT Quốc tế

Trang 20

TTTT Quốc tế (Eurocurrency) có những đặc trưng khác biệt với TTTT quốc gia Cụ thể:

- Đây là thị trường Quốc tế lớn, các NHTW rất ít có khả năng điều tiết các hoạt động của thị trường này

- Các nghiệp vụ tín dụng trên thị trường này không có quy định dự trữ bắt buộc và phí bảo hiểm cho tiền gửi, tổng chi phí giao dịch sẽ giảm đi, do đó lãi suất cho vay theo Eurocurrency thường thấp hơn lãi suất cho vay của khoản vay tương ứng trong nước nên rất hấp dẫn cho các tập đoàn kinh

doanh đa quốc gia

- Thị trường Eurocurrency thường là thị trường bán buôn, chủ yếu là thị trường liên ngân hàng Quy mô giao dịch vốn thường rất lớn, uy tín của các thành viên trên thị trường rất cao, bao gồm một khối lượng lớn các chủ nợ và khách nợ trên toàn thế giới

- Thị trường Eurocurrency là nơi tích trữ khoản thặng dư có tính thanh khoản cao Các công ty, hãng, các ngân hàng thường gửi vốn nhàn rỗi của mình vào thị trường này để hưởng mức tỷ suất lợi nhuận cao trong khi các khoản thu nhập này không phải nộp thuế Điều này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thực sự ưa thích

- Thị trường này có tính lỏng cao bởi kỳ hạn tiền gửi phần lớn là ngắn hạn Mức lãi suất tín dụng Eurocurrency được hình thành trên cơ sở mức lãi suất chào bán liên ngân hàng tại London (London Interbank Offer Rate-LIBOR)

áp dụng đối với từng đồng tiền LIBOR là mức lãi suất áp dụng cho các giao dịch liên ngân hàng (khi các ngân hàng vay mượn lẫn nhau), đồng thời là mức lãi suất cơ bản áp dụng cho nhóm khách hàng phi ngân hàng Mức lãi suất LIBOR đối với mỗi đồng tiền là số trung bình của các mức lãi suất cho vay của sáu ngân hàng hàng đầu ở London Mức lãi suất cho vay đối với khách hàng phi ngân hàng bằng mức lãi suất LIBOR cộng với mức lãi suất gia tăng (premium), phụ thuộc vào độ tín nhiệm của từng khách hàng Đối với những khoản tín dụng trên 6 tháng, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất thả nổi làm giảm rủi ro lãi suất

3 Ưu và nhược điểm của TTTT Quốc tế

Từ khái niệm và đặc trưng riêng của thị trường Eurocurrency, có thể nhận thấy thị trường Eurocurrency có những ưu điểm và hạn chế như sau:

3.1_Ưu điểm

Trang 21

* Thị trường Eurocurrency ra đời đã góp phần làm tăng những phương tiện sẵn có cho người đi vay và người cho vay

* Lãi suất thả nổi là điểm khác biệt của thị trường Eurocurrency mà hầu hết các thị trường nội địa không áp dụng, giúp cho các Eurobanks phòng ngừa được sự biến động của lãi suất

* Do tính cạnh tranh trên thị trường Eurocurrency rất cao, cho nên mức lãi suất được hình thành trên thị trường này cũng có tính cạnh tranh cao, nó không những tạo điều kiện cho vốn di chuyển giữa các chủ thể kinh tế tư nhân mà còn giữa các quốc gia Lợi thế cạnh tranh của Eurobanks được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

So sánh chênh lệch lãi suất giữa Eurodollars và USD tại Mỹ

Lãi suất cho vay ở Mỹ

Lãi suất cho vay Eurodollars

Chênh lệch Eurodollar Chênh lệch ở Mỹ Lãi suất tiền gửi Eurodollars

Lãi suất tiền gửi ở Mỹ

Từ sơ đồ trên cho thấy, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại các Eurobanks là hẹp hơn so với tại các ngân hàng ở Mỹ

*Ngoài ra, khi thị trường Eurocurrency ra đời đã tạo điều kiện tài trợ cho những nước có thâm hụt cán cân thanh toán một cách dễ dàng và đỡ tốn kém hơn nhiều so với thời kỳ thị trường này chưa ra đời

*Hơn nữa, các Eurobanks tạo điều kiện cho những nhà đầu cơ tích luỹ vốn và khi họ có trong tay một khối lượng lớn tiền tệ trên thị trường Eurocurrency sẽ giúp duy trì kỷ luật đối với các chính phủ trong việc thực thi

Trang 22

các chính sách kinh tế vĩ mô, do đó các chính sách trở nên ổn định hơn và tỷ giá cũng ổn định hơn

3.2_Nhược điểm:

*Một trong những mối quan tâm chính đến thị trường Eurocurrency là thị trường này bao gồm một khối lượng khổng lồ nguồn vốn có khả năng tạo tín dụng nhưng lại không có bất cứ một quy chế nào điều chỉnh Hoạt động của Eurobanks là không bị điều chỉnh và không tồn tại cơ chế tiếp cận với “người cho vay cuối cùng” Vì vậy, nếu một Eurobank sụp đổ sẽ tạo ra hiệu ứng tàn khốc làm sụp đổ các Eurobanks khác và sẽ làm tăng mối nguy hiểm đến toàn hệ thống tài chính Quốc tế

*Một mối quan tâm khác đến thị trường Eurocurrency là thị trường Eurocurrency đã tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán một cách dễ dàng Thị trường Eurocurrency được coi như chiếc cầu nối chuyển vốn từ những nước thặng dư đến những nước thâm hụt dẫn đến

nợ của các nước thâm hụt ngày càng tăng Điều kiện đi vay dễ dàng đã kích thích các nước thâm hụt đi vay quá mức

*Eurobanks tạo điều kiện cho những nhà đầu cơ tích luỹ vốn nhằm mục đích tấn công vào các đồng tiền, do đó làm cho môi trường tiền tệ trở lên bất ổn

*Ngoài ra, hệ thống Eurobanks có thể gặp phải rất nhiều mối nguy hiểm Giả sử khi đã trở thành con nợ quá lớn, có thể một số nước không còn thiện chí trả nợ Nếu những người gửi tiền vào Eurobanks nhận thấy rằng dư nợ của các nước thâm hụt là quá lớn và bộc lộ nhiều rủi ro sẽ ồ ạt rút tiền gửi từ các Eurobanks và sẽ tạo ra hai hiệu ứng: hệ thống Eurobanks có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và các nước thâm hụt không còn khả năng tuần hoàn tín dụng

4 Công cụ trên TTTT Quốc tế

4.1_Tiền gửi kỳ hạn Eurocurrency

Trang 23

Thông thường, tiền gửi Eurocurrency chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất cố định Do có mức lãi suất cố định, nên tiền gửi Eurocurrency thường có kỳ hạn ngắn Kỳ hạn ký gửi có thể chỉ trong 1 ngày cho đến vài năm, nhưng phổ biến nhất là từ 1 tuần cho đến 6 tháng Phần lớn lượng tiền gửi Eurocurrency là các khoản nợ giữa các ngân hàng có lãi suất chi trả cố định và

có tính cạnh tranh cao

Ngoài các đồng tiền quốc gia chủ yếu, tiền gửi Eurocurrency bằng SDR (Special Drawing Rights) cũng được hình thành SDR là tiền tệ do IMF phát hành dùng làm tài sản dự trữ tại các NHTW Tiền gửi có kỳ hạn bằng SDR lần đầu tiên được đưa ra bởi Chemical Bank ở London Cũng như các loại tiền gửi

có kỳ hạn khác, tiền gửi có kỳ hạn SDR cũng thuộc loại công cụ không chuyển nhượng được

4.2_Chứng chỉ tiền gửi Eurocurrency có thể chuyển nhượng

Một tỷ lệ nhỏ thuộc tài sản nợ của các Eurobanks không phải là tiền gửi

có kỳ hạn, mà là các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (Negotiable Certificates of Deposit-NCD) Khác với tiền gửi có kỳ hạn, do được chuyển nhượng nên các NCD được giao dịch trên thị trường thứ cấp Ngoài ra, đối với tiền gửi kỳ hạn, rút trước hạn sẽ bị chịu lãi phạt, do đó càng làm cho NCD có tính thanh khoản cao hơn so với tiền gửi kỳ hạn Trong trường hợp Eurodollars,

có khoảng 20% tài sản nợ của Eurobanks là NCD, 80% còn lại theo thông lệ là tiền gửi kỳ hạn

Trong thời gian gần đây, các khoản NCD kỳ hạn 3 tháng với lãi suất cố định đã thấp hơn lãi suất LIBOR 10 điểm Thị trường thứ cấp linh hoạt cho phép các nhà đầu tư bán đi các NCD trước kỳ hạn thanh toán Các chứng chỉ tiền gửi Eurodollar do các ngân hàng phát hành thường có mệnh giá từ 250 nghìn đến 5 triệu USD Một số chứng chỉ có tên gọi là Tranche CD được lưu hành với mệnh giá cực lớn (khoảng từ 10 triệu đến 30 triệu USD) nhưng chỉ được bán ra với 1

số quy mô nhất định cho các nhà đầu tư Các chứng chỉ loại này có cùng 1 mức lãi suất, ngày phát hành, kỳ hạn thanh toán lợi tức và thanh toán toàn bộ Kể từ

Trang 24

năm 1981, một vài ngân hàng chủ chốt ở London như Barclay Bank International, Chemical Bank, Hongkong Bank…đã huy động SDR bằng phương thức phát hành NCD cũng như phương thức nhận tiền gửi kỳ hạn

4.3_Chứng chỉ và chi phiếu Eurocurrency có lãi suất thả nổi

Cuối thập kỷ 70, các chứng chỉ Eurocurrency có lãi suất thả nổi (Floating Rate Certificate of Deposits: FRCD) và chi phiếu Eurocurrency có lãi suất thả nổi (Floating Rate Notes: FRN) được lưu hành nhằm bảo vệ cả người đi vay lẫn người cho vay trước nguy cơ biến động tỷ giá lãi suất Thông qua việc thanh toán các hoá đơn tuỳ theo tỷ lệ lãi suất trên thị trường, các công cụ này khiến giá trị của chi phiếu trở nên ổn định hơn Chi phiếu Eurocurrency có lãi suất thả nổi được phát hành với kỳ hạn từ 4 đến 20 năm, phổ biến nhất là từ 5 đến 7 năm Có thể coi công cụ này như một sự thay thế cho các trái phiếu có lãi suất cố định và

về nguyên tắc, nó có công dụng giống như FRCD

4.4_Khả năng phát hành chi phiếu (Note Issuance Facilities: NIF)

NIF đã trở thành một công cụ rất quan trọng trên thị trường Eurodollar vào giữa thập niên 80 NIF là 1 thoả thuận có thời hạn trung bình, khoảng từ 5 đến 7 năm giữa người đi vay và ngân hàng theo đó người đi vay có thể phát hành chi phiếu có mệnh giá 100 nghìn USD và 500 nghìn USD thời hạn từ 3 đến

6 tháng dưới tên mình

Thị trường này bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1985 Hầu hết các chi phiếu đều được giao dịch với các ngân hàng nhỏ và không phải là đối tượng bảo đảm Các giao dịch được thực hiện với các nhà đầu tư phi ngân hàng như các tập đoàn, công ty bảo hiểm, và cá nhân với NHTW

4.5_Hoạt động ngân hàng hải ngoại của ngân hàng nội địa

Sự mở rộng hoạt động của các Eurobanks bằng Eurodollars đã khiến cho Fed chấp nhận cho phép các ngân hàng nội địa ở Mỹ được tiến hành các hoạt động ngân hàng hải ngoại ngay tại nước Mỹ (International Banking Facilities-IBF) IBF được thiết lập vào năm 1981 và thực chất là sự tồn tại hai hệ thống tài

Trang 25

khoản khác nhau trong cùng một ngân hàng IBF được nhận tiền gửi bằng USD

từ người không cư trú nhưng không phải tham gia dự trữ bắt buộc cũng như bảo hiểm tiền gửi nếu sử dụng tiền gửi này để cho vay những người không cư trú IBF đã cạnh tranh thực sự với các Eurobanks ở Châu Âu và đã góp phần chuyển được một bộ phận hoạt động ngân hàng hải ngoại bằng USD về nước Mỹ

Tiếp đó, vào năm 1986 chính phủ Nhật cũng cho phép thành lập thị trường kinh doanh Euroyen tại Tokyo, cho phép các ngân hàng Nhật nhận tiền gửi bằng Euroyen tại Tokyo, trên cơ sở tiền gửi bằng Euroyen cung cấp tín dụng cho người không cư trú

4.6_Hợp đồng tương lai bảo hiểm rủi ro lãi suất

Nhìn chung các Eurobanks bảo hiểm rủi ro tương đối tốt Thông thường, tài sản có và tài sản nợ của Eurobanks được cấu thành từ các đồng tiền khác nhau Khi tài sản có và tài sản nợ trùng nhau về số lượng và kỳ hạn đối với từng đồng tiền thì Eurobanks tránh được mọi rủi ro về lãi suất và tỷ giá nhưng điều này hiếm khi đạt được Điều này làm phát sinh rủi ro lãi suất đối với các Eurobanks Kể từ năm 1981, thị trường Eurodollar tương lai (Eurodollar Future Market) được giới thiệu đã cho phép các Eurobanks tự bảo hiểm rủi ro lãi suất,

do hợp đồng mua bán lãi suất tương lai quy định:

- Hợp đồng mua lãi suất tương lai có lãi khi lãi suất thị trường giảm

và phát sinh lỗ khi lãi suất thị trường tăng

- Hợp đồng bán lãi suất tương lai có lãi khi lãi suất thị trường tăng

và phát sinh lỗ khi lãi suất thị trường giảm

4.7_Các hợp đồng kỳ hạn bảo hiểm rủi ro lãi suất

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (Forward Rate Agreement – FRA) là hợp đồng được ký kết giữa các ngân hàng (Interbank), nó cho phép các ngân hàng bảo hiểm rủi ro lãi suất từ sự không cân xứng kỳ hạn giữa tiền gửi và tín dụng Một FRA bao gồm hai bên, trong đó một bên mua và một bên bán Bên mua đồng ý trả cho bên bán phần chênh lệch lãi suất, nếu lãi suất thị trường giảm xuống dưới

Trang 26

mức lãi suất đã thoả thuận; và bên bán đồng ý trả cho bên mua phần chênh lệch lãi suất, nếu lãi suất thị trường tăng trên mức lãi suất thoả thuận

Trang 27

CHƯƠNG II:

Thị trường tiền tệ Việt Nam - những vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập Thị trường tiền tệ

QUỐC TẾ

I/ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM

1 Quá trình hình thành và phát triển của TTTT Việt Nam

Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với trình độ kinh tế phát triển ở mức độ rất thấp, phổ biến là tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá nhỏ là chủ yếu Hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình một cấp, thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng mang nặng tính bao cấp và vận hành theo cơ chế

kế hoạch hoá tập trung bằng các mệnh lệnh hành chính

Từ tháng 6/1987, hệ thống ngân hàng một cấp ở Việt Nam bắt đầu có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động Nghị quyết Hội nghị trung ương lần 2, khoá VI nêu rõ: “Kiện toàn NHNN làm nhiệm vụ phát hành và quản lý Nhà nước về tiền tệ-tín dụng Phát triển các ngân hàng chuyên nghiệp là tổ chức kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng” Ngày 26/3/1988, Chủ tịch HĐBT ban hành nghị định số 53/HĐBT: ‘Cải tổ hệ thống ngân hàng từ một ngân hàng duy nhất trong nền kinh tế kế hoạch thành định chế ngân hàng hai cấp theo hướng kinh tế thị trường” Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc phân định vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống ngân hàng chưa rõ ràng, ảnh hưởng của cơ chế bao cấp còn nặng nề đối với mọi hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng Trong bối cảnh trên, chúng ta chưa tạo được một TTTT thực sự

Kết quả đổi mới toàn diện hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và những nỗ lực tạo dựng cơ sở pháp lý đã tạo ra các tiền đề cần thiết cho việc ra đời và phát triển TTTT

Năm 1995 có thể coi là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của TTTT, các loại hình TTTT bước đầu hình thành và đi vào hoạt động Bên cạnh thị

Trang 28

trường tín dụng truyền thống, TTTT liên ngân hàng và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc đã được tổ chức Đến nay, đã có các loại hình TTTT sau đi vào hoạt động:

+ Thị trường tín dụng ngắn hạn là thị trường truyền thống, chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống NHTM

+ Tháng 7/1993, theo Quyết định số 132/QĐ-NH14 của Thống đốc NHNN, Thị trường tiền tệ liên ngân hàng được thành lập

+ Ngày 8/6/1995, Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc chính thức đi vào hoạt động

Các loại hình của TTTT tuy đã đi vào hoạt động nhưng mới ở dạng sơ khai, phạm vi của thị trường còn bó hẹp trong phạm vi của hệ thống ngân hàng, hầu như chưa có thị trường thứ cấp… Tuy nhiên, hoạt động của nó đã góp phần thúc đẩy giao lưu vốn, cung ứng vốn ngắn hạn,… góp phần quan trọng tạo nên

sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua Sự ra đời của thị trường mở và triển khai nghiệp vụ thị trường mở vào ngày 12/7/2000 khiến cho TTTT chính thức không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngân hàng mà sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế Đồng thời, việc mua bán các công cụ nợ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở

để điều tiết lượng tiền cung ứng đã bước đầu hình thành nên TTTT sơ cấp-bước phát triển mới về chất của TTTT Việt Nam

2 Tình hình TTTT Việt Nam

2.1_Thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng

Thị trường tín dụng là thị trường truyền thống, chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống NHTM, là nguồn cung ứng vốn ngắn hạn chủ yếu cho nền kinh tế Hoạt động trên thị trường này chủ yếu là hoạt động đi vay-huy động vốn và cho vay- sử dụng vốn của các NHTM

*Về việc huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM thể hiện qua các hoạt động bên tài

Trang 29

sản nợ, tạo nên nguồn vốn của các ngân hàng, trong đó, chủ yếu là các loại tiền gửi của ngân hàng, bao gồm các loại tiền gửi khá phong phú như sau:

- Tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm)

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế–với các kỳ hạn như tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi cá nhân

- Các hình thức tiền gửi ngoại tệ (kỳ hạn giống như nội tệ)

- Giấy tờ có giá như các loại kỳ phiếu nội, ngoại tệ…

Đồng thời với những hình thức tiền gửi tương đối phong phú và đa dạng bằng cả nội tệ lẫn ngoại tệ, chính sách lãi suất đúng đắn của NHNN đã làm cho lượng vốn huy động qua hệ thống NHTM ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn Huy động vốn trong những năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng cao (xem bảng 1) Năm 2002, theo tài liệu công bố của Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội, tổng nguồn vốn huy động của toàn ngành ngân hàng đạt 283.000 tỷ đồng

Tuy đạt được những thành công nhưng việc huy động và luân chuyển vốn ngắn hạn trên TTTT cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa hình thành TTTT

sơ cấp Đối với hoạt động thu hút tiền gửi, các NHTM sử dụng hai công cụ chủ yếu là sổ tiết kiệm và tài khoản tiền gửi nhưng cả hai loại này lại không thể chuyển nhượng được Các kỳ phiếu NHTM phát hành chủ yếu là các chứng chỉ ghi danh nên việc chuyển nhượng cũng rất khó khăn Ngoài ra, các công cụ khác như thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi định kỳ,… chưa có Chính vì vậy, việc luân chuyển nguồn vốn trên TTTT kém linh hoạt

* Về hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn vay, hay là các nghiệp vụ bên tài sản có, là hoạt động chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam, theo ước tính hoạt động này mang lại hơn 90% thu nhập cho các ngân hàng

Ở một nước có TTTT sơ khai như nước ta thì nhu cầu vốn của nền kinh tế đang đè nặng nên hệ thống ngân hàng, có tới 70% nhu cầu vốn cho sản xuất

Trang 30

kinh doanh phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng1 Trong bối cảnh đó, khi NHNN kiểm soát khung lãi suất cho vay thì tăng trưởng tín dụng còn nằm trong mức độ cho phép nhưng từ khi lãi suất được tự do hoá thì dư nợ tín dụng đã vượt nhiều

Việt Nam-thực trạng và giải pháp”

Năm 2002, tín dụng cho nền kinh tế đã tăng 27,6% trong khi kế hoạch đề

ra là 23%; 6 tháng đầu năm 2003, tỷ lệ này đã lên đến 15,03%, như vậy sự tăng

1 Tạp chí tài chính tháng 10 năm 2003, trang 41

Trang 31

trưởng này đã lên đến mức “quá nóng”2

Tuy nhiên, phần lớn vốn ngân hàng huy động được dùng để cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN):

Bảng 2: Cơ cấu tín dụng ngân hàng (%)

Hơn nữa, số vốn cho vay đối với các DNNN này phần lớn lại là cho vay trung và dài hạn Dù trong thời gian gần đây tình hình này đã được cải thiện nhưng đây vẫn còn là một hiện tượng đáng lo ngại khi xem xét tới hiệu quả đồng vốn: lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ vào khoảng 5-7%/ năm Trên thực tế, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở một số NHTM đã lên tới 60%, cao hơn nhiều so với mức của NHNN cho phép (30%) và thông lệ Quốc tế (25%)4, dẫn đến rủi ro rất lớn

* Về công cụ lãi suất

2 Tạp chí ngân hàng số 12 năm 2003, trang 11

3 Tạp chí ngân hàng số 14 năm 2003, trang 62

4 Tạp chí thông tin tài chính số 15 tháng 8 năm 2003, trang 10

Trang 32

Trước năm 90, nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá

tập trung nên lãi suất chỉ được xem là công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân,

phân phối lại sản phẩm giá trị thặng dư, là một phương tiện hạ giá thành sản

phẩm Kể từ năm 90, chính sách lãi suất đã dần thay đổi để từng bước thích ứng

với cơ chế lãi suất thị trường:

Bảng 3: Điều chỉnh cơ chế lãi suất kinh doanh của các TCTD

vẫn được

quy định cụ

thể

- Xoá bỏ lãi suất cho vay thoả thuận, đưa thêm trần lãi suất tín dụng khu vực nông thôn và khu vực quỹ tín dụng vào hệ thống lãi suất cho vay

- Xoá bỏ việc quy định cụ thể lãi suất tiền gửi

- áp dụng chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra

- Thống nhất trần lãi suất tín dụng giữa khu vực thành thị

và khu vực nông thôn

- Tự do hoá hoàn toàn lãi suất đầu vào (xoá

bỏ chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra)

- Hợp nhất lãi suất cho vay ngắn hạn, dài hạn

- Xoá

bỏ kiểm soát lãi suất tiền gửi ngoại

tệ

- Lãi suất cho vay theo lãi suất

cơ bản+

biên độ%

- Tự

do hoá lãi suất cho vay ngoại

tệ

- áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận tại khu vực nông thôn

-kiểm soát lãi suất qua các công

cụ, chính sách tiền tệ gián tiếp

Trang 33

Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: chính sách tín dụng, công tác tổ chức của ngân hàng, thông tin tín dụng, kiểm soát nội bộ, sử dụng các hình thức đảm bảo tín dụng… Trong nhiều năm qua, ngân hàng đã chú trọng đến việc kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn

Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam có mức vốn rất thấp, nợ quá hạn cao nhất là các NHTM cổ phần Vòng quay vốn tín dụng ở nước ta chậm là do mắc kẹt vào những khoản nợ xấu có tổng dư nợ cho đến nay lên đến 23.575 tỷ đồng5

Nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam có chiều hướng gia tăng kể từ năm

97 Qua số liệu của IMF, WB công bố thì tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam về con số thì dường như không cao so với các nước trên thế giới và cũng dường như không đáng lo ngại:

Bảng 4: Nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam

(% tổng dư nợ cho vay)

Nguồn: IMF – Table 21, Vietnam: Statistical Appendix and Background

Notes, IMF Staff Country report No 00/116

Năm 2001, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ chờ xử lý) là 12,7%, đến cuối năm 2002, tỷ lệ nợ xấu còn 8% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng6.Nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh có tỷ lệ

nợ quá hạn và nợ khó đòi thấp Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng chế độ hạch toán kế toán, phân loại tài sản (cách định nghĩa nợ quá hạn) của Việt Nam là không theo tiêu chuẩn Quốc tế Ngoài ra, một số khoản nợ khó đòi liên quan đến các vụ án không được hạch toán vào khoản mục nợ khó đòi và thường được để

5 Tạp chí ngân hàng số 7 năm 2003, trang 1

6 Tạp chí ngân hàng số 14 năm 2003, trang 34

Trang 34

vào “khoản mục chờ xử lý”, chế độ báo cáo cũng làm cho các con số nợ quá hạn

bị bóp méo đi Nếu theo tiêu chuẩn Quốc tế, con số này có thể tăng lên gấp ba lần Năm 2001, tỷ lệ nợ xấu không đòi được do NHNN đưa ra là 12,7% trong khi tỷ lệ này do IMF đưa ra là 30%7 Vì vậy, vấn đề đặt ra là quy chế, quy định của quy trình tín dụng vẫn còn chưa chặt chẽ

2.2_TTTT liên ngân hàng

Nhận thức được vai trò của TTTT liên ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, tháng 6 năm 1993 TTTT liên ngân hàng được thành lập do NHNN tổ chức và điều hành nhằm giúp các TCTD là thành viên sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả và đảm bảo khả năng chi trả trong thanh toán

Đối tượng tham gia TTTT liên ngân hàng bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh Các thành viên muốn gia nhập thị trường phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong quan hệ tín dụng với các thành viên khác và với các TCTD không phải là thành viên Số thành viên của thị trường tiền tệ liên ngân hàng đã tăng dần lên qua các năm:

Bảng 5: Số lượng thành viên của TTTT liên ngân hàng qua các năm

Nguồn: Luận án tiến sỹ của Vũ Thị Lợi: “Hoàn thiện cơ chế điều hoà vốn

trong thị trường tiền tệ liên ngân hàng”

Cơ chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng

* Phương thức giao dịch: Thời kỳ đầu, thị trường áp dụng phương thức giao dịch tập trung tại vụ Tín dụng của NHNN 49 Lý Thái Tổ mỗi tuần 2 lần với hình thức họp trực tiếp giữa các đại diện của các thành viên Dựa vào thông tin

7 Sách: “Thử thách của hội nhập”_Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình, Vũ Quang Việt_2002, trang 180

Trang 35

các thành viên cung cấp tại phiên họp, chủ tịch hội đồng thực hiện ghép cung vốn và cầu vốn và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp Sau đó, cùng với việc ứng dụng công nghệ, NHNN ban hành Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 6/10/93

áp dụng phương thức giao dịch gián tiếp giữa các thành viên và trung tâm giao dịch tất cả các ngày trong tuần Từ năm 96 đến nay, các ngân hàng có thể trực tiếp cho vay, gửi lẫn nhau mà không cần qua NHNN

* Các loại cho vay trên thị trường: Giữa các thành viên chủ yếu là cho vay ngắn hạn với thời gian dưới 1 năm do nhu cầu thiếu vốn tạm thời trong hoạt động hoặc có vốn tạm thời chưa sử dụng đến NHNN cho các thành viên vay thanh toán do thiếu hụt trong thanh toán bù trừ Loại vay này phụ thuộc vào khả năng cung ứng tổng phương tiện thanh toán trong chính sách tiền tệ mà NHNN giao chỉ tiêu cho các chi nhánh NHNN trên các địa bàn tỉnh, thành phố

* Mức vốn cho vay: Mức vốn cho vay của thành viên phụ thuộc vào khả năng cho vay và nhu cầu cho vay của các thành viên còn mức vốn cho vay ngắn hạn của NHNN tuỳ thuộc vào yêu cầu của chính sách tiền tệ từng thời kỳ

* Thời hạn vay: Thời hạn vay thanh toán từ 1 đến 10 ngày, thời hạn cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng, trung hạn là 12 đến 16 tháng và dài hạn là trên

60 tháng

* Hình thức cho vay và trả nợ: Các thành viên cho nhau vay theo thoả thuận nhưng phải chấp hành các nguyên tắc đã quy định, phần lớn là dựa vào tín chấp hoặc có sự bảo lãnh của NHNN, nếu không phải có tài sản thế chấp NHNN cho các thành viên vay áp dụng theo hình thức tái cấp vốn Việc trả nợ cho những khoản vay giữa các TCTD do các TCTD tự thoả thuận trong phạm vi quy định của NHNN còn các khoản vay NHNN do NHNN quy định Các thành viên có thể trả nợ NHNN trước hạn còn với các thành viên thì phải được sự chấp nhận của thành viên cho vay

* Lãi suất cho vay trên TTTT liên ngân hàng: Từ năm 93-95, các ngân hàng cho nhau vay theo cơ chế tập trung qua NHNN thì áp dụng theo mức lãi suất do NHNN quy định trên TTTT liên ngân hàng còn số tiền do NHNN cho

Trang 36

vay áp dụng lãi suất tái cấp vốn Sau đó, số tiền các ngân hàng trực tiếp cho nhau vay áp dụng lãi suất thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật

Diễn biến trên TTTT liên ngân hàng từ khi thành lập đến năm 95 cho thấy khối lượng vốn vay giữa các ngân hàng ít hơn vay từ NHNN, tuy nhiên, lượng vốn NHNN cho vay ngày càng giảm thể hiện vai trò can thiệp của NHNN vào thị trường cũng giảm:

Biểu 1: Quan hệ vay và cho vay giữa các ngân hàng 93-95

Trang 37

Đến 15/10/01, NHNN ban hành Quyết định 1310/QĐ-NHNN13 về quy

chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng Quy chế này quy định việc vay, cho vay

giữa các tổ chức tín dụng do các tổ chức tín dụng tự thoả thuận về thời hạn cho

vay ngắn hạn, trung, dài hạn; về lãi suất; về đảm bảo tiền vay, phương thức cho

vay, loại tiền vay và quy định về chế độ cung cấp thông tin báo cáo cho NHNN

Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn của hệ thống NHTM

Mặc dù có tỷ trọng nhỏ nhưng thị trường liên ngân hàng vẫn là nơi các

TCTD bổ sung nguồn vốn của mình bằng cách vay các TCTD khác (tham khảo

phụ lục 2) hoặc NHNN Nếu không kể các ngân hàng liên doanh và chi nhánh

ngân hàng nước ngoài, dựa trên bảng số liệu trên thì nguồn vốn vay các TCTD

Trang 38

khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của các TCTD và có xu hướng giảm từ năm 1996 đến nay

Biểu 2: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000

Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 1998 đến 2001 của NHNN

NHNN có vị trí rất quan trọng trong TTTT liên ngân hàng, mặc dù từ năm

96 NHNN không còn tập trung theo dõi nhưng đã cung cấp cho thị trường một lượng vốn rất đáng kể Biểu trên thể hiện lượng vốn cho NHNN vay trong thị trường liên ngân hàng xấp xỉ lượng vốn mà các TCTD cho nhau vay qua đó thể hiện thị trường được NHNN sử dụng là một kênh bơm tiền vào lưu thông

Quy mô hoạt động của thị trường liên ngân hàng nhỏ, phụ thuộc vào các NHTM Nhà nước nên khi các NHTM Nhà nước có khó khăn về vốn khả dụng thì hầu như thị trường không hoạt động, gây khó khăn cho thanh toán của ngân hàng

Bảng 7: Quy mô thị trường liên ngân hàng Việt Nam theo loại hình TCTD

Trang 39

đơn vị: nghìn tỷ VND

1998 1999 2000 2001 6 tháng 2002 Chỉ tiêu

Doanh

số

Số

dư Doanh

số

Số

dư Doanh

số

Số

dư Doanh

số

Số

dư Doanh

số

Số

dư NHTMNN 84,5 7,2 102,1 10 133,6 12,6 153,2 17,6 103 16 NHTMCP 3,4 1,8 15,2 0,58 12,6 2,5 22,5 3,2 9,8 5,5 NHLD&NN 52,9 4,9 11,4 2,5 44,5 9,8 45,2 11,9 17,9 11,2 Tổng số 140,7 13,9 161,7 13,08 190,7 24,9 220,9 32,7 130,7 32,7

Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 10 năm 2003, trang 13

2.3_Thị trường tín phiếu kho bạc

Sau thí điểm thành công ở Hải Phòng, từ tháng 10/1992, tín phiếu kho bạc

đã được phát hành rộng khắp trên phạm vi cả nước Đến ngày 26/7/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/CP về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, tạo

ra cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động phát hành tín phiếu kho bạc

Việc phát hành tín phiếu kho bạc được thực hiện dưới hình thức đấu thầu với các thành viên là các NHTM, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… Lãi suất tín phiếu kho bạc là lãi suất chiết khấu, tức là thay vì trả lãi trước khi đến hạn, người ta bán tín phiếu thấp hơn mệnh giá và được thanh toán hoàn trả theo mệnh giá khi đến hạn

Số thành viên tham gia thị trường tín phiếu kho bạc ngày càng tăng từ 30 thành viên năm 1995, đến năm 2002, số thành viên đã là 44 TCTD8 và một số công ty bảo hiểm và quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương Tuy nhiên, việc tham gia đấu thầu vẫn tập trung hầu hết vào các NHTM quốc doanh, có tiềm lực vốn nói chung và vốn khả dụng nói riêng lớn Trong năm 2001 NHNN đã tổ chức được 46 phiên đấu thầu, tổng số có 90 lượt thành viên dự thầu, trong đó có 86 lượt thành viên dự thầu là các NHTM quốc doanh, 2 lượt NHTM cổ phần, 1 lượt chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1 lượt công ty bảo hiểm9

Biểu 3: Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc (1995-2002)

8 Tạp chí ngân hàng tháng 8 năm 2003, trang 18

9 Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ tháng 3 năm 2002, trang 27

Trang 40

25%NH Ngoại Thương

7%NH

ĐT&PT

18% Thành viên khác 50% NH

Công Thương

(Tổng hợp tin từ cỏc tạp chớ ngõn hàng)

Hiện tại, tớn phiếu kho bạc chiếm tới 80% tổng giỏ trị cụng cụ sử dụng trờn thị trường mở Khi NHNN bỏn tớn phiếu kho bạc thay cho việc phỏt hành tớn phiếu NHNN để thực hiện chớnh sỏch tiền tệ thắt chặt thỡ gỏnh nặng về chi phớ để thực hiện chớnh sỏch tiền tệ sẽ chuyển sang ngõn sỏch Đõy là một ưu điểm của việc sử dụng tớn phiếu kho bạc trong cỏc giao dịch nghiệp vụ thị trường mở Khi TTTT chưa phỏt triển, số lượng thành viờn tham gia thị trường cũn hạn chế, số dư tớn dụng tớn phiếu kho bạc lại khỏ lớn thỡ việc sử dụng tớn phiếu kho bạc cho việc thực hiện chớnh sỏch tiền tệ sẽ giảm rủi ro của việc phõn tỏch thị trường (cỏc ngõn hàng khụng phải lựa chọn mua tớn phiếu kho bạc hay tớn phiếu NHNN …)

Số dư tớn phiếu kho bạc hiện nay khoảng trờn 8000 tỷ đồng Tớn phiếu kho bạc hiện nay đó được cỏc tổ chức tớn dụng sử dụng linh hoạt để chiết khấu, cầm

cố tại NHNN hoặc tham gia nghiệp vụ thị trường mở để đảm bảo khả năng thanh toỏn và tăng trưởng tớn dụng nhưng vẫn nắm được thế chủ động trong cụng tỏc điều hành vốn Vỡ vậy, đối với cỏc TCTD, đầu tư vào tớn phiếu kho bạc Nhà nước khụng chỉ là một hỡnh thức đầu tư an toàn mà cũn là một hỡnh thức đầu tư dự phũng nhằm bảo đảm tớnh thanh khoản của TCTD Hiện nay, cỏc TCTD đó quan tõm nhiều hơn đến việc đầu tư vào tớn phiếu kho bạc (ngõn hàng Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn đó xỏc định chiến lược đầu tư khoảng 3-5% nguồn vốn huy động vào tớn phiếu kho bạc) Thị trường đấu thầu tớn phiếu

Ngày đăng: 22/03/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w