1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh) docx

5 380 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 193,25 KB

Nội dung

GIÃ BIỆT… LỐI VIẾT Tiểu thuyết gần đây nhất của Tạ Duy Anh: Giã biệt bóng tối11 cũng là một tiểu thuyết gây được sự chú ý trong đời sống văn học đương đại.. Tiểu thuyết này được Phòng Vă

Trang 1

Lối viết tiểu thuyết Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập (Qua

trường hợp Tạ Duy Anh)

Trang 2

GIÃ BIỆT… LỐI VIẾT

Tiểu thuyết gần đây nhất của Tạ Duy Anh: Giã biệt bóng tối(11) cũng là một tiểu thuyết gây được sự chú ý trong đời sống văn học đương đại Tiểu thuyết này được

Phòng Văn học Việt Nam đương đại (thuộc Viện Văn học Việt Nam) đem ra tọa đàm bởi tính “vấn đề” của nó trong bối cảnh đời sống văn học hiện nay(12) Tại buổi tọa đàm,

nhiều ý kiến tán đồng ở chỗ Giã biệt bóng tối là một tiểu thuyết đọc được nhưng xét trong mạch tiểu thuyết Tạ Duy Anh thì có thua sút so với Đi tìm nhân vật Nhưng theo

tôi đó mới chỉ là xét ở mặt chất lượng nghệ thuật còn xét về mặt tư duy nghệ thuật, rõ

ràng Giã biệt bóng tối là một bước chuyển về mặt lối viết, đúng hơn là một câu hỏi về

lối viết: tiểu thuyết bây giờ cần phải được viết như thế nào?

Nếu như Khúc dạo đầu là một nỗ lực tự thân thì từ Lão Khổ đến Đi tìm nhân

vật và Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh tiếp nhận văn học phương Tây để tìm lối viết

cho mình Kết quả của hành trình ấy là lối viết của văn học phi lý vừa như một ảnh

hưởng vừa như một sự cộng hưởng với đời sống Việt Nam bấy giờ Giã biệt bóng tối ra

đời trong sự ngập ngừng sau đấy, khi những ảnh hưởng của lối viết tiểu thuyết phương Tây vẫn hãy còn mà người ta cũng đã dần ý thức thấy cần thiết phải có một lối viết thực

sự của mình, tức ít nhất cũng phải tạo được mặt bằng đối thoại Điều này được thể hiện

khá hệ thống trong Giã biệt bóng tối Vấn đề cần tạo một lối viết mới cho riêng mình, vô

thức hay hữu thức, đã khiến Tạ Duy Anh xây dựng một thế giới nghệ thuật mà mọi yếu

tố, mọi cấp độ đều sử dụng triệt để giọng điệu giễu nhại Nếu đọc một cách hệ thống, sẽ

thấy biểu hiện đó từ cấp độ nhại từ vựng (hiện tượng “iếc hóa”), nhại phong cách ngôn

ngữ (nhân vật không nói như vai xã hội của mình), nhại phong cách thể loại (5 cái chết

là 5 câu chuyện cổ tích kết thúc không có hậu), và nhại lối viết (cố tình “giật tít” để chỉ

rõ chỗ nào là thay đổi điểm nhìn, đổi ngôi kể, tức những kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại

mà khi không cần những tiêu đề này tác phẩm vẫn có thể đọc hiểu một cách khá thuận lợi, tức không cần có sự hỗ trợ đó) Bởi khi đã cười nhạo vào một hiện tượng thì chí ít trong tiếng cười đó cũng đã lấp ló một ý thức phản tỉnh Điều này làm nảy ra trong suy nghĩ người đọc một niềm hoài nghi, một cảm giác như tiểu thuyết có chăng muốn giễu cợt sự ù lì của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại? Và nữa, là ý thức tránh né việc “lâm

Trang 3

mô” người khác một cách đơn thuần Bởi xét đến cùng, theo học chỉ có ý nghĩa gây dựng nền tảng, tạo lập mặt bằng mà thôi Người học nếu có cố gắng tu dưỡng mà không sáng tạo thì chỉ “tiệm cận” tới người thầy Trong khi nghệ thuật phải hướng tới cái riêng, cái một, cái độc sáng thì việc ngả sang hướng phá cách (như thư pháp Tiền vệ ở ta hiện

nay chẳng hạn) là một xu thế có tính gợi mở Nếu hiểu như thế, với Giã biệt bóng tối,

vấn đề này rõ ràng có được đặt ra

VĨ THANH

Có thể hình dung một cách khái lược tiến trình tiểu thuyết cùng với lịch sử lối viết của Tạ Duy Anh như đã trình bày ở trên Nếu cần một tóm lược, thì trong khoảng gần 20 năm, với 5 tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã đi từ lãng mạn, qua hiện thực đến phi lý, từ lối viết mang màu sắc cổ điển đến lối viết hiện đại Trong đó, ở trạm phi lý, tác giả dừng chân lâu nhất, đạt được thành tựu nhiều nhất và cũng bộc lộ giới hạn của mình rõ nhất

Với Đi tìm nhân vật và Thiên thầm sám hối, Tạ Duy Anh đã thể hiện rõ nét tài năng của

mình trong việc lựa chọn đối tượng và hình thức thể hiện đối tượng ấy Con người vong bản, quyền lực giấu mặt, lạc thú và trách nhiệm,… như là những vấn đề cốt tử của đời sống đương đại Việt Nam đã tìm được một chỗ đứng thuyết phục trong mô hình văn bản tiểu thuyết Tạ Duy Anh Chính việc đào sâu vào bản thể, trực diện với đời sống đã làm cho hình thức tiểu thuyết cũng không ngừng vận động Tham chiếu tiểu thuyết phương Tây đã là một thực tế lịch sử của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc Nhưng chính từ trong sự tham chiếu này, văn học đã đặt ra những vấn đề thiết thân với nó Trong cái khí hậu văn hóa Việt Nam (mà tôi vẫn nhấn mạnh đến truyền thống nông dân, tâm thức an phận dẫn đến sự mờ nhạt của cá nhân và tinh thần dân chủ) thì việc học tập văn học phương Tây, vốn xuất thân từ truyền thống trọng cái tôi và nền dân chủ, không phải lúc

nào cũng là khả thủ Và cái ý thức này đã nhen nhúm từ trong Giã biệt bóng tối

Trở lại với hai câu hỏi được đặt ra từ đầu, soi vào quá trình sáng tác của nhà văn thì rõ ràng, chọn Tạ Duy Anh là tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng tiếp nhận ảnh

hưởng của tư duy tiểu thuyết phương Tây là một điều hợp lý Điều đó thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, từ một cây bút có năng khiếu, Tạ Duy Anh được định hướng tiếp cận lý thuyết phương Tây tương đối bài bản trong ba năm học trường Viết văn Nguyễn Du (hiển

nhiên là cùng với quá trình tự học) Thứ hai, sự vận động trong tư duy tiểu thuyết của Tạ

Trang 4

Duy Anh gần như trùng khít với từng bước biến chuyển trong giao lưu văn hóa Việt Nam với thế giới, và cũng dễ tìm thấy hình bóng sự vận động của văn học đương đại Việt Nam theo những bước biến chuyển này Nghĩa là trước nhất, ở Tạ Duy Anh có sự tiếp nhận văn hóa phương Tây, sau nữa, là trường hợp tiêu biểu cho một khuynh hướng phát triển của văn học Việt Nam trong xu thế hội nhập(13)

Còn chọn lối viết như một vấn đề chính yếu bởi theo Roland Barthes, nếu coi lối

viết là một ý thức lựa chọn của nhà văn đối với cái thực tại mà anh ta chiếm lĩnh để sáng

tạo ra cái nghệ thuật riêng trị thì lối viết là một phạm trù mang tính phổ quát của văn học Trong tính đối diện thường xuyên với lịch sử (như là tiến trình sự sống), thì lối viết

còn là ý thức đối thoại của nhà văn với các quan niệm tư tưởng khác để khẳng định cái

riêng của mình Trên cùng một khả thể như nhau, sự lựa chọn và đối thoại như thế được

thể hiện trong tác phẩm văn học, một mặt, làm nên thái độ nhà văn, mặt khác, hàm chứa tâm lý thời đại Khảo sát lối viết của một tác giả, vì vậy, không chỉ thấy được thái

độ của nhà văn đối với khí hậu xã hội đương thời mà còn thấy được sự quy chiếu của lịch sử xã hội ấy lên văn học, xác định giới hạn diện mạo và khả năng phát triển của văn

học(14)

Vì vậy, nhìn từ lối viết, những trăn trở với thời cuộc luôn là vấn đề xuyên suốt hành trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh Có thể khẳng định ý thức trực diện với đời sống là một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của nhà văn Ngay cả khi tiếp cận đời sống từ cái nhìn phi lý, ở chiều sâu bản thể, Tạ Duy Anh vẫn ít nhiều “cấy ghép” vào thế giới nghệ thuật của mình những vấn đề bức thiết mà đời sống đương đại đặt ra Nó làm cho tiểu thuyết Tạ Duy Anh, dù viết về cái đã qua, cái phổ quát, vẫn thể hiện rõ ý đồ phác dựng

“lịch sử của cái đương đại” như một ý thức phản biện, đối thoại với những nhận thức đã thành định kiến Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh, vì vậy, là một tiến trình “kép”, tiến trình của ý thức đối thoại với lịch sử sáng tác cá nhân và tiến trình của ý thức phản biện đối với tinh thần, tư tưởng đương thời

Văn học Việt Nam đương đại đang từng bước chuyển mình trong đó rõ rệt nhất là

ở loại hình văn xuôi tự sự Đã đến lúc người viết văn phải ý thức hơn nữa về vai trò và

vị trí của mình Bởi nền văn học của thứ ngôn ngữ có tới gần 100 triệu người sử dụng hiển nhiên không thể là một nền văn học nhỏ bé được nữa Lượng công chúng ấy khiến

Trang 5

người ta buộc phải ý thức được trách nhiệm của mình Tiểu thuyết Việt Nam từ sau Bảo Ninh, gần hai mươi năm, không hẳn dẫm chân tại chỗ nhưng quả thực là kém phát triển

và thiếu đi những đỉnh cao Ở khuynh hướng tiếp nhận lối viết tiểu thuyết phương Tây, khi nhà văn đã chạm tới cái mà họ đã vượt qua cách đây mấy chục năm thì lại bắt đầu làm lại một hành trình theo đuổi tiếp Đổi mới và hội nhập đã tạo ra nhiều con đường cởi

mở hơn, nhiều cơ hội đối thoại và lựa chọn hơn, nhưng cái đầu tiên vẫn là nguồn lực con người, ý thức xác định vai trò tự trị của nó trong sáng tạo và chuyển tải văn hóa, văn học Đọc tiểu thuyết Tạ Duy Anh nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung

đã thấy sự chủ động của nhân tố này Tuy nhiên, những người chú tâm tới văn học

Việt Namđương đại vẫn không thể hết băn khoăn Bài học văn học những năm

1930-1945 có còn lặp lại, văn học Việt Nam bao giờ có thể phát triển cùng nhịp với thế giới? Động thái nào chứng tỏ văn học Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào quỹ đạo chung của văn học toàn cầu? Có thể chăng, hình dung thức nhận về dân chủ như một động lực, một giải pháp?!

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w