1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" doc

7 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" b) Bức tường Câu chuyện về bức tường trước hết thể hiện sự ngông nghênh của hai gã trọc phú Hoa Kì, mặt khác nó cho thấy sự phi lí, bi đát của tồn tại rằng con người xây nên bức tường ấy vừa là để giam hãm tự do của chính mình. Thế nhưng xét ở khía cạnh khác, việc xây bức tường ấy có ý nghĩa giúp Nashe xác định được mục đích đời mình. Thông qua công việc lao động nặng nhọc, con người lang thang vô mục đích trên các nẻo đường ấy lại tìm thấy sự tự do, quyền tự chủ đối với bản thân đích thực của mình. Bức tường vừa mang giá trị của cái đẹp vừa là sự huỷ diệt con người. Trong bản thân nó vừa có chức năng huỷ diệt vừa có giá trị tái sinh. Flower ý thức rõ điều này: “Thay vì định xây dựng lại toà lâu đài ấy, chúng tôi sẽ biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật. Theo chỗ suy nghĩ của tôi thì không có gì đẹp và bí hiểm hơn là một bức tường. Tôi có thể thấy nó rồi: sừng sững ngoài kia chỗ bãi cỏ, vươn lên như một rào chắn mênh mông chống lại thời gian. Nó sẽ là một kỉ niệm đài của chính nó, thưa quý vị, một bản giao hưởng của những hộc đá phục sinh, và ngày nào nó cũng sẽ hát một bản cầu hồn cho cái quá khứ chúng ta vẫn mang trong mình” (4) . Bức tường là hiện thân của sự ngăn cản và ràng buộc. Bức tường được xây từ hơn mười ngàn khối đá dỡ từ một lâu đài cổ đổ nát ở Ai Len. Tính chất ẩn dụ xuất hiện qua xuất xứ này. Ai Len là một trong cái nôi của văn hoá châu Âu. Lâu đài cổ hoang phế ẩn dụ cho sự suy thoái của nền văn hoá đó. Ấy thế mà những kẻ chơi ngông Flower và Stone lại muốn mua chỗ đá từ lâu đài ấy, chuyển về Hoa Kì để xây một bức tường. Từ lâu đài đổ nát thành bức tường. Có một sự thay đổi lớn lao trong ý đồ của hai gã triệu phú. Có lẽ bọn họ muốn dạy cho những con người ở cựu lục địa bài học về sự đoạn tuyệt quá khứ để vươn tới tương lai như giọng điệu của chính Flower: “Người Mĩ chúng ta lúc nào cũng phá hết những gì mình đã xây dựng, huỷ diệt quá khứ để làm lại từ đầu, vội vã tới tương lai. Nhưng bọn anh em họ của chúng ta ở bờ ao bên kia thì lại gắn bó hơn với lịch sử, chúng thấy yên trí khi được ràng buộc với truyền thống, với phong tục truyền thống lâu đời” (5) . Bản vẽ bức tường đã có người thiết kế nhưng chưa được thực hiện. Sau cú rút bài bất hạnh tai hại của Nashe, anh đã nợ hai kẻ kia 10.000 đô la. Vì là những người hoàn toàn xa lạ nhau, Flower và Stone quyết định bắt Nashe xây bức tường trừ nợ với mỗi ngày công được tính là 10 đôla. Trong lúc Pozzi nằng nặc đòi bỏ đi, Flower doạ gọi cảnh sát tống họ vào tù thì Nashe bình tĩnh chấp nhận công việc ấy. Anh hi vọng giờ đây chí ít đấy cũng là mục đích sống của đời mình. Chấp nhận việc xây tường đồng nghĩa với việc chấp nhận sự tự cầm tù mình. Với Nashe thì phóng xe dọc ngang khắp các nẻo đường hay trói chặt mình vào bức tường ấy thì cũng thế thôi. Vấn đề là thái độ của con người trước thực tiễn mình buộc phải đương đầu. Để tồn tại trên đời con người luôn cần một chỗ bấu víu. Ngay từ thời Hi Lạp cổ đại, mười hai kì công của chàng dũng sĩ Herakles được thực hiện dựa trên mối ràng buộc với tội lỗi do chàng gây ra cho vợ con. Đúng hơn là dựa vào niềm tin ngây thơ khi thực hiện xong mười hai kì công ấy, tội lỗi của chàng sẽ được chuộc và tự do sẽ về lại với chàng. Trong trường hợp của Nashe, mối ràng buộc được dựa trên sự giao kèo bằng miệng thông qua kết quả của một cuộc đỏ đen. Khi Nashe gặp vận rủi, anh bị vận rủi đó trói chặt và dũng cảm đương đầu với số phận nghiệt ngã đó. Đến đây, ta thấy cảnh ngộ của Nashe y hệt như cảnh ngộ của Santiago trong Ông già và biển cả của Hemingway. Khát vọng theo đuổi con cá lớn trên đại dương của ông lão thực chất là theo đuổi canh bạc lớn của cuộc đời. Có con cá, ông lão giải bỏ được vận rủi đeo bám suốt 84 ngày. Sự đương đầu với số phận của cả Santiago lẫn Nashe đều dựa trên nguyên tắc: nhẫn nại chịu đựng. Điểm khác biệt giữa họ và cũng là nét khác biệt giữa hai thế hệ nhà văn là Santiago luôn nuôi hi vọng (có ngốc mới thôi hi vọng là phương châm sống của lão) còn Nashe thì không hề nuôi hi vọng. Sự sống của anh kể từ sau đổ vỡ hôn nhân — đồng nghĩa với sự xuất hiện vận rủi — được đặt trong những “giới hạn” nhất thời và bất kì một biến cố nào xảy ra đều là “điểm tựa” để khẳng định sự tồn tại của anh. Nashe cố vượt thoát vận rủi bằng bất kì cái phao nào xuất hiện trên biển bi đát của mình. Cái phao đó, trớ trêu thay lại là cảnh ngộ bi đát không kém gì sự bi đát mà Nashe đang mang. Pozzi – cái tên gợi lại nhân vật Pozzo trong vở kịch phi lí trứ danh Đợi Godot của Beckett, vở kịch được xem là mở đầu cho khuynh hướng hậu hiện đại trong văn học. Trong vở kịch này Pozzo, xét ở góc độ nào đó, vẫn là chủ nhân của cuộc đời mình. Pozzo có một anh hầu tên là Lucky. Pozzo giàu có, mạnh khoẻ ngày hôm trước nhưng lại mù loà, yếu đuối, bất lực ngày hôm sau. Nhân vật này cảm nhận rất sâu sắc về bi kịch của con người trong thời gian. Mỗi thời khắc qua đi, con người càng đánh mất mình, càng để sự sống rời khỏi tầm tay. Nói như Freud: sống tức là tự khấu trừ đi sự sống, tiến gần hơn đến cái chết. Do vậy con người luôn cố lãng quên hoặc phớt lờ đi thời gian. Nhưng hậu quả là, đánh mất ý niệm thời gian, con người lạc lối và chìm vào nỗi quạnh quẽ của kiếp nhân sinh. Trái với Pozzo, Pozzi muốn thể hiện, khẳng định sự tồn tại của chính mình. Ở nhân vật này, người đọc sẽ bắt gặp một mẫu người cố vượt thoát số phận bằng sự nhẫn nại đến kì lạ. Nhưng lúc nào vận may gần đến thì vận rủi lại liền kề. Rốt cuộc, Pozzi tay trắng vẫn hoàn tay trắng và thân thể chịu nhiều ngón đòn của kẻ ác đến tả tơi, chết chóc. Tuy nhiên giữa hai nhân vật hậu hiện đại này cũng có chung một đặc điểm là nét phiếm định của bản thể và hiện tồn. Trong lúc Pozzo chỉ đóng vai trò người đi ngang qua cuộc đời của Estragon và Vladimir để khoét sâu hơn thảm cảnh của họ, thì Pozzi lại là cặp song hành với Nashe để đi tìm vận may của cuộc đời, để khắc dấu sâu hơn những rủi may của chính cuộc đời Nashe. Bí quyết để đến với vận may của họ là chuẩn bị thật tốt tay nghề. Có nghĩa họ không chịu ngồi yên và phó mặc cho số phận, mà là họ vận động. Nashe trước khi trao số tiền của mình cho Pozzi cũng đã trực tiếp đánh bài với cậu ta để thử xem trình độ cờ bạc của Pozzi đến đâu. Hai gã triệu phú, theo lời họ, trước khi muốn phục thù Pozzi thì cũng đã thuê thầy đến dạy, nâng cao tay bài. Như thế những con người hậu hiện đại không hề là những kẻ an tâm với số phận mà họ luôn tồn tại với khao khát là thần may rủi sẽ đứng về phía mình. Thế nhưng một lực cản mà họ sẽ chẳng bao giờ vượt qua được là số phận dường như luôn sẵn sàng chơi khăm họ. Biến họ thành những kẻ ngốc trong chính mưu toan của mình. Trí tuệ không giúp họ vượt qua được số phận. Càng tính toán, họ càng bị rơi vào cái bẫy do chính họ đặt ra. Con người tự bẫy mình hoặc tự làm mình sa bẫy là cảm hứng chung thường thấy ở Auster. Cuộc đời là một canh bạc. Ai cũng phải chọn cho mình một cửa. Còn việc cánh cửa đó có đóng lại hay mở thì hoàn toàn không thuộc về họ. Chưa bao giờ con người lại bị rơi vào thảm cảnh như trong thời hậu hiện đại. Pozzi chưa có được độ chín cần thiết để cảm nhận ra sự chơi khăm kia. Còn Nashe, người đã vượt không biết bao nhiêu dặm đường trường thì lại quá thấu hiểu trò rủi may của số phận. Nashe như một vị thánh cam chịu ngón đòn nghiệt ngã của cuộc đời. Giống nhiều tác gia hậu hiện đại khác, hình tượng của Auster cũng mang tính biểu tượng cao. Nhân vật không chỉ tồn tại cho chính họ mà còn cho một quan niệm nhân sinh, quan niệm đạo đức về cuộc đời. Những nhân vật của Auster đều là những ẩn dụ lớn về cuộc đời. Flower và Stone là những kẻ mang những cái tên rất phiếm chỉ (nghĩa tiếng Việt là Hoa và Đá). Nashe và Pozzi cũng thế. Họ tồn tại như những kí hiệu trên đời. Hành động đánh bạc của họ cũng ẩn dụ cho canh bạc lớn của cuộc đời. Một khi con người ta chọn cho mình một con đường thì có nghĩa họ đang ra tay rút con bài số phận của chính mình. Lá bài đó, thường là lá bài đen, lá bài mang lại vận rủi. Quả là có sự gắn kết quái gở giữa con bài trên chiếu bạc và con bài của số phận người. Thế nhưng, sự đỏ đen ấy lại kéo con người vào chính guồng quay của nó. Vai trò của sự ràng buộc ở đây, mỉa mai thay lại chính là luật pháp của con người. Trên chiếu bạc, con bạc phải chấp nhận luật chơi. Không có luật, không có trò chơi. Cũng như tồn tại xã hội, không có luật, xã hội không tồn tại. Nhưng oái oăm thay, các đạo luật do con người đặt ra lại cầm tù chính con người. Thời đại của những trò cờ bạc, của những bức tường, là thời đại của những giới hạn. Con người vĩ đại chính là vĩ đại ở trong những giới hạn đó. Bên trong bức tường và bên ngoài bức tường, bên trong sới bạc và bên ngoài sới bạc, mọi lựa chọn ở đây dường như được sắp đăt theo lối “ma đưa lối quỷ dẫn đường”. Những cái ngẫu nhiên kết thành sự sống. Con người gắn kết với định mệnh cũng có nghĩa người đó gắn kết với những luật tắc tự nhiên hơn những luật tắc xã hội. Dẫu sao thì, con người vẫn cứ phải tồn tại trong một cộng đồng nào đó, trong những sai biệt nào đó, và cả trong những rủi may kì quái nào đó mà thôi. c) Nhạc đời Bản nhạc được tấu trên nền của sự may rủi và của ý thức trách nhiệm làm người, chủ yếu của nhân vật Nashe. Pozzi xuất hiện trên hành trình đi tìm bản thể của Nashe như một nét nhạc buồn. Đấy là điểm nhấn cuối cùng để Nashe nhận thức sâu hơn về hư vô. Một chàng trai trẻ được Nashe nhặt bên đường, được trao cả tài sản, cuộc đời mình để phút chốc mọi thứ biến tan thành ảo ảnh. Bản thân Nashe không gặp may. Anh muốn tìm vận may qua người khác. Người đó là Pozzi. Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà Nashe lại tin cậy trao tất cả cho cậu bé, để cuối cùng cả hai bị giam giữ tại một khu rừng không nhiều người biết trong suốt mấy tháng trời. Bản thân Nashe cảm nhận được sự thiếu may mắn ở chính mình. Anh muốn nhờ Pozzi tìm giúp sự may mắn đó. Thế nhưng, khúc nhạc đời lại gõ cung trầm ngay trên chính cuộc sống của Pozzi. Hệ quả kéo theo: cả Nashe lẫn Pozzi đều bị rơi vào kiếp nô lệ. Một sự nô lệ tự nguyện bởi những ràng buộc do cả hai bên cùng giao kèo. Trong lịch sử nhân loại, chưa từng có cái gọi là tự kí kết giao kèo cho cuộc sống nô lệ mà chỉ có cưỡng bức. Ở đây hai bên cùng ngồi xuống trong hoà bình, cùng kí kết bản giao kèo nô lệ. Quả thật là phi lí hết chỗ nói. Nhưng hành động đó lại có sức khái quát rất cao, không chỉ đối với bản thân của một cá nhân nào mà còn cho cả một quốc gia. Những quốc gia nhỏ bé kí kết giao kèo với một quốc gia lớn và thế là bản nhạc đời nô lệ đã được tấu lên cho quốc gia đó. Auster và các nhà hậu hiện đại rất sâu sắc khi ám dụ điều đó. Với họ, đây chính là kỉ nguyện của sự nô lệ tự nguyện mà nguyên do là việc chạy theo những lợi ích kinh tế và vật chất của những kẻ thiển cận. Tính khái quát của thiên truyện không chỉ dừng ở đó mà còn muốn vươn đến những điều huyền bí sâu xa. Mỗi người đều có một số phận. Về hình thức dường như mỗi cá nhân đều có thể định đoạt được số phận mình. Nhưng thực chất không phải thế, con người trong sự nhỏ nhoi, hữu hạn về bản thể sẽ không bao giờ quyết định được số phận, họ luôn bị giật dây và quyết định bởi các thế lực khác. Hai kẻ nhà giàu Flower và Stone là biểu tượng cho quyền lực kinh tế. Thứ quyền lực đang thống trị kỉ nguyên hậu hiện đại. Nếu có ai đó muốn thử vận may của mình với thế lực này thì rốt cuộc họ cũng chịu thất bại thảm hại mà thôi. Số phận của con người theo quan niệm của Ki Tô Giáo là do Chúa định đoạt, nhưng ở đây lại do chính kẻ giàu định đoạt với sự trợ giúp của chính niềm tin thơ ngây của kẻ bị hại vào công lí lẽ phải. Một sự nô lệ không cưỡng bức, một sự nô lệ khốn nạn. Nhưng vẫn còn một lối thoát và đây cũng chỉ là sự tình cờ, cái chết. Nashe không bao giờ nảy ra ý định chết để lãng quên mọi cay đắng. Với anh bao giờ cũng là mệnh lệnh phải đứng lên với tư cách là một con người. Nashe luôn sống với những tình cảm rất nhân văn. Khi thua bạc, trong đầu anh loé lên suy nghĩ sẽ dùng tiền nuôi con gái trả nợ để chuộc lại tự do sau canh bạc của mình, nhưng ngay lập tức anh đã gạt phắt suy nghĩ đó: “Đó là một giải pháp thực tế, nhưng khi nghĩ đến hậu quả, anh vội xua nó đi ngay, phát hoảng không hiểu tại sao mình lại có thể nghĩ đến một việc như vậy được. Cái đẳng thức ấy thật quá kinh khủng: trả nợ cờ bạc bằng cách đánh cắp tương lai của chính con cái mình. Dù có chuyện gì thì cũng không thể làm như vậy được. Anh đã tự chuốc lấy nạn này thì bây giờ sẽ phải tự cứu thôi. Như một thằng đàn ông, anh nghĩ bụng. Anh sẽ phải đương đầu với nó cho đáng mặt đàn ông” (6) . Khi Pozzi muốn bỏ đi, không dây dưa gì với hai kẻ nhà giàu may mắn kia, thì Nashe nhất quyết ở lại vì anh tôn trọng lời hứa của chính mình. Một con người nhân văn, một con người đạo lí lại bị chính cái đạo lí ấy cột chặt, bị nó biến thành nô lệ (đây là cách Kafka đã từng khái quát qua Biến dạng) quả thật là bi hài hết chỗ nói. Nền kinh tế toàn cầu thay đổi, lối sống thay đổi, bản nhạc đời tất nhiên cũng thay đổi theo. Chỉ có thân phận con người dường như vẫn thế. Con người có thể chọn cho mình một lối sống. Nhưng một khi đã quyết định rút cho mình một lá bài, thì số phận họ sẽ an bài là một nô lệ trên thế gian dù dưới hình thức này hay hình thức khác, rốt cuộc vẫn cứ là trò chơi của may rủi . tìm vận may của cuộc đời, để khắc dấu sâu hơn những rủi may của chính cuộc đời Nashe. Bí quyết để đến với vận may của họ là chuẩn bị thật tốt tay nghề. Có nghĩa họ không chịu ngồi yên và phó. đức về cuộc đời. Những nhân vật của Auster đều là những ẩn dụ lớn về cuộc đời. Flower và Stone là những kẻ mang những cái tên rất phiếm chỉ (nghĩa tiếng Việt là Hoa và Đá). Nashe và Pozzi cũng. Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" b) Bức tường Câu chuyện về bức tường trước hết thể hiện

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Xem thêm: Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w