Mùi thơm của chè được tạo thành do nhiều chất dễ bay hơi có trong chè.. Một số cấu tử có mùi hăng xanh trong lá chè tươi Lá chè tươi thường thấy có mùi hăng xanh rất mạnh Mùi khó chị
Trang 1SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI MÙI THƠM TRONG CHÈ
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Minh TúHọc viên thực hiện : Trần Văn Hùng
Đào Anh Hoàng
Trang 2Mùi thơm của chè được tạo thành do nhiều chất dễ bay hơi có trong chè Sự hình thành của các chất dễ bay hơi xẩy ra ngay trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè và xẩy ra trong quá trình chế biến.
Trang 3Mùi thơm của chè có thể do những
nguồn chủ yếu sau đây:
Catechin và Amino axit
dưới tác dụng của nhiệt
đường và axit amin
Trang 41 Các chất dễ bay hơi trong chè tươi
Hàm lượng chất dễ bay hơi trong chè tươi rất ít Các chất này có thể được tách ra bằng phương pháp chưng cất theo hơi nước hoặc bằng các dung môi thích hợp Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu Nhật bản, trong chè tươi chất dễ bay hơi chiếm khoảng 0.02%
Thành phần chất dễ bay hơi trong chè tươi rất phức tạp,
sơ bộ có thể phân chia thành 6 nhóm chủ yếu sau đây:
Trang 51.1 Các chất dễ bay hơi trong chè tươi
L G Kharebava đã dùng phương pháp sắc ký khí để
nghiên cứu chất dễ bay hơi trong các phần khác nhau của đọt chè đã nhận thấy trong búp, lá 1, lá 2, lá 3 và
cẫng đều có chấngố lượng các cấu tử dễ bay hơi gần
giống nhau nhưng khác nhau về tỷ lệ của các chất này
L G Kharebava đã xác định rằng trong lá chè tươi có
chứa rượu hexilic, rượu lá cây, khi hàm lượng của chúng tăng lên sẽ là chất lượng chè giảm, còn những chất như rượu benzilc, linalool, metilxalixilat thì khi tăng lên sẽ làm chất lượng của chè tăng lên Trong lá chè tươi tổng
lượng chất dễ bay hơi khoảng 0,29% chất khô.
Trang 61.1.1 Một số cấu tử có mùi hăng xanh trong lá chè tươi
Lá chè tươi thường thấy có mùi hăng xanh rất mạnh
Mùi khó chịu này một mặt do clorofil gây ra đồng thời còn do các chất khác, đặc biệt là các rượu và aldehyt có 6 các bon trong thành phần chất dễ bay hơi của chè tươi Các rượu và aldehyt có 6 các bon phổ
biến trong lá chè tươi là β,δ hexenol- C 6 H 11 OH, Hexanol- C 6 H 13 OH và α
- β Hexenal- C 6 H 10 O Hàm lượng của chúng trong thành phần chất dễ bay hơi của chè tươi khá lớn
Hỗn hợp của ba chất ( β , δ hexenol, n- hexanol và β , δ hexenal) là nguyên nhân gây ra mùi hăng xanh của chè tươi Hàm lượng của ba nhóm chất này tăng lên khi
lá chè càng trưởng thành do đó lá chè càng già thì mùi hăng xanh càng nhiều
Trong chè tươi hàm lượng của các chất hăng xanh lớn nhưng trong chè thành
phẩm, hàm lượng của chúng còn không đáng kể
Trang 71.1.2 Các chất chứa lưu huỳnh
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong thành phần các
chất dễ bay hơi được chưng cất bằng hơi nước từ lá chè
có mặt một số hợp chất chứa lưu huỳnh như metyl
mercaptan và một số chất khác.
Hỗn hợp các chất dễ bay hơi có chứa lưu huỳnh có điểm
sôi từ 102 0 C đến 112 0 C Các chất này khi để ngoài không khí đã bị oxy hoá thành các chất có mầu nâu thẫm và
chuyển dần thành mầu nâu đen Trong quá trình phân
giải, các chất chứa lưu huỳnh bị biến thành H 2 S Bằng cách định lượng hydrro sulfua (H 2 S) người ta đã xác định được hàm lượng các chất bay hơi có chứa lưu huỳnh
trong chè
Trang 8 Hàm lượng lưu huỳnh trong chè tưoi từ 18 đến 52 mg%
chất khô.
Các chất bay hơi có chứa lưu huỳnh thường ảnh hưởng
xấu tới mùi thơm của chè vì thế chè có chất lượng càng cao, hàm lượng các chất chứa lưu huỳnh càng thấp và ngựoc lại, chè có chất lượng thấp có nhiều chất chứa lưu huỳnh.
Thí dụ :
Chè sản phẩm loại thượng hạng có chứa 22,1 mg% chất
khô
Chè sản phẩm loại hai có chứa 30,1 mg% chất khô
Chè sản phẩm loại ba có chứa 87,5 mg% chất khô
Trang 92 Các chất dễ bay hơi tạo ra mùi thơm trong chè
sản phẩm
Các chất tạo mùi thơm trong chè sản phẩm
Sự hình thành các aldehyt trong qúa trình chế biến
- Các aldehyt trong lá chè có thể chia làm 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất thuộc các chất tự nó đã có mùi
thơm dễ chịu và trực tiếp tham gia vào việc hình thành chất thơm của chè
Nhóm thứ 2 ban đầu không có mùi thơm nhưng
có khả năng tham gia vào các các phản ứng tổng hợp các chất có mùi thơm
Trang 10 Theo N I Scobeleva đã nghiên cứu các aldehyt
trong chè và phân chia chúng thành aldehyt dễ bay hơi và aldehyt thơm Aldehyt dễ bay hơi là axetaldehyt và fucfurol, sau khi héo xuất hiện
aldehyt izomaslian v.v
Các aldehyt có mùi thơm như: vanilin,
n-oxybenzalđehyt , Aldehyt Sirenhevuwi và
koritrnevuwi N I Scobeleva cũng đã nhận thấy trong cẫng chè non có chứa rất nhiều aldehyt
thơm và do đó nó được coi là một yếu tố mang lại mùi thơm dễ chịu cho chè sản phẩm.
Trang 11N I Scobeleva đã định lượng các aldehyt trong đọt chè tươi và
thấy rằng hàm lượng của vanilin là 2mg còn n-oxybenzandehyt
là 7 mg/100 gam chất khô Hàm lượng của 2 aldehyt này rất
lớn trong búp, còn trong lá hàm lượng của chúng giảm đi
Tuy nhiên trong cẫng chè hàm lượng của chúng lại tăng lên Trong quá trình chế biến hàm lượng vanilin, n-oxybenzalđehyt biến đổi khá nhiều Trong quá trình héo hàm lượng của chúng tăng lên và đạt cực đại trong quá trình phá vỡ tế bào và lên
men Sau khi sấy, hàm lượng của chúng còn lại không nhiều
Trang 12Thực ra các aldehyt có sẵn trong chè không thực
sự giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra mùi
thơm của chè sản phẩm Người ta đặc biệt chú ý tới những aldehyt được hình thành do phản ứng giữa axit amin với các catechin và coi đây là qúa trình cơ bản để tạo ra các aldehyt có mùi thơm đặc trựng cho chè
Sơ đồ phản ứng như sau:
Trang 13Sơ đồ phản ứng giữa Catechin và Axitamin
O
OH OH OH OH
HO
H OH
O2
OH B
O
RCHNH2COOH (axit amin)
R
OH OH OH B
RCHNHCOOH -H2O
OH B
O
RCHNHCOOH
R'CHNH2COOH (Axit amin)
O OH
CO2
R N = CH
OH B
RCHNHCOOH
R' OH
R
OH B
Trang 14 Từ sơ đồ phản ứng chúng ta thấy rằng dưới sự
xúc tác của men hoặc tác động của nhiệt độ cao
mà catechin đã bị oxy hoá để biến thành quinon Các chất quinon tiếp tục tham gia quá trình oxy hoá các axit amin
Trong suốt quá trình, các axit amin lần lượt bị
đề amin hoá và đề cacbxxyl hoá để tạo ra các
aldehyt Hàm lượng từng aldehyt được tạo ra tuỳ thuộc vào hàm lượng của từng axit amin trong chè, Mỗi aldehyt có mùi thơm đặc trưng khác
nhau tuỳ thuộc vào bản chất axit amin ban đầu
Trang 15Phản ứng giữa catechin và axit amin Mùi đặc trưng
Catechin +
Glicocol Không mùi Phenylalanin Mùi hoa hồng Alanin Mùi hoa tươi Axit glutamic Mùi hoa tươi
Triptophan Mùi khó chịu
Trang 16 Mùi thơm của chè xanh sản phẩm chủ yếu do các
chất sau đây tạo thành:
Benzylic (C6H5CH2OH)
Benzyl methylic (C6H3CH2CH2OH)
Geraniol, Linalool và các este của chúng với Axit
Carpoic
Ngoài ra còn có Benzaldehyt và các loại Aldehit
khác
Geraniol, Linaliol, Citronellol và các este của
chúng có hương thơm dễ chịu của hoa tươi, có thể coi như thuộc họ Olefinic Terpeuenes.
Trang 173 Các chất dễ bay hơi tạo ra mùi thơm
trong chè đen
Mùi thơm đặc trưng của chè đen được hình thành
từ rất nhiều cấu tử dễ bay hơi có trong chè
V.T Goghia (1963) đã nghiên cứu hàm lượng chất
dễ bay hơi của chè trong quá trình chế biến và số liệu được trình bày ở bảng sau:
Hàm lượng chất dễ bay hơi trong chè ở một số giai đoạn chế biến
Giai đoạn chế biến Hàm lượng theo % CK
Số liệu năm 1960 Số liệu năm 1961
Trang 18 V.T Goghia (1963) cũng đã nghiên cứu một số tính chất
hoá học của các chất dễ bay hơi trong chè ở các giai
đoạn chế biến và bảo quản như sau:
Giai đoạn chế biến
Chỉ số axit Chỉ số este Chỉ số xà phòng
hoá
1960 1961 1960 1961 1960 1961 Nguyên liệu tươi 1.2 2.5 21.0 38.0 22.0 40.5
Sau khi lên men 3.3 4.4 99.1 80.0 102.4 84.4 Sau khi sấy (bán thành phẩm) 6.2 6.7 21.3 39.5 27.5 46.2 Bán thành phẩm được bảo quản được 6 - 6.5 - 29.1 - 35.6
Một số tính chất hoá học của chất dễ bay hơi trong chè
V.T Goghia (1963) cũng đã nghiên cứu một số tính chất hoá học của các chất dễ bay hơi trong chè ở các giai
đoạn chế biến và bảo quản như sau:
Trang 19Sự hình thành chất thơm trong chè đen
Chất thơm được hình thành do phản ứng giữa
orthoquinon và amino axit
Chất thơm trong chè đen do sự kết hợp giữa sản phẩm
oxy hoá của catechin và amino axit tạo ra.
Trong quá trình chế biến chè đen, khi tế bào của lá bị phá
vỡ, men và các chất hoà tan (trong đó có catechin) tiếp
xúc với nhau và nhờ có oxy trong không khí thâm nhập
vào mà quá trình oxy hoá được xẩy ra Trước hết các chất catechin bị oxy hoá thành orthoquinon, orthoquinon là
chất có hoạt tính oxy hoá mạnh nên có khả năng oxy hoá các chất khác, lúc đó các amino axit có trong chè sẽ tác dụng với các dạng quinon của catechin để tạo ra những aldehit có mùi thơm theo phản ứng:
½ O2
Trang 20Chất thơm được hình thành do quá trình caramen hoá
Chất thơm của chè còn được hình thành trong quá trình làm khô khi sấy hoặc sao chè Trong quá trình sấy hoặc sao
khô chè, các chất đường hoà tan dưới tác dụng của nhiệt
độ cao đễ dàng bị caramen hoá ở mức độ khác nhau và tạo thành các chất caramen có mùi và vị rất tốt mà người ta
thường gọi là mùi thơm cốm Quá trình caramen hoá xẩy
ra theo phản ứng tổng quát như sau:
Đường Caramenlal,Caramenlyl, Caramenlen Caramen hoá
to cao
Ví dụ : Ta thường gặp các chất phurphural HC CH có mùi thơm ngọt
HC C CHO
O
Trang 21Chất thơm được hình thành trong quá trình lên men
Dưới tác dụng của các men oxy hóa khử hoặc nhiệt độ cao, các chất catechin bị oxy hóa và tiếp đến sản phẩm oxy hóa trung gian của chúng lại gây ra hàng loạt các biến đổi hóa học làm chuyển hóa các chất có trong lá chè, góp phần tạo ra các chất thơm đặc trưng cho các loại chè.
Trong quá trình lên men chè đen, sự oxi hoá của tanin chè là do tác dụng của men oxi hoá có trong lá chè tạo lên Các men oxi hoá trước hết được tăng cường hoạt tính ở giai đoạn làm héo, sau đó ở giai đoạn vò và lên men hoạt tính của chúng được phát huy tối đa.
Trang 23Phương pháp sắc định thành phần các
cấu tử mùi
Sử dụng sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC
Trang 24Bản phân tích sắc ký chất dễ bay hơi trong chè
Trang 25Số píc Tên chất Hàm lượng Số píc Tên chất Hàm lượng
60 - 0,05 152 Rượu β -fenyletylic 1,20
64 3-hexenil axetat (izomer) 0,11 169 Metylmiritat 0,09
Bảng thành phần các chất dễ bay hơi trong chè
Trang 2680 Etalcarpilat 0,001 190 Ephenol 0,03
81 Oxyt linalool (trans-furanoit) 3,41 193 Timol 0,02
84 Oxyt linalool (Cis-furanoit) 7,32 203 Decalacton 0,04
88 Aldehyt Caprinic 0,02 205 Lacton zacminic 0,02
110 Fenilaxetaldehyt 0,33 241 Axit phenylaxetic 0,004
115 Axit Izovaleric 0,32 267 Axit pentadexylic 0,09
119 α -Tecpinilaxetat 0,20 293 Axit linoleic 2,01
Trang 27TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đỗ Trọng Biểu (dịch) Các phương pháp phân tích chè.Hà Nội
01-2000
2 Nguyễn Duy Thịnh Bài giảng công nghệ chế biến chè -2004
3 PGS TS Vũ Thị Thư - TS Đoàn Hùng Tiến - ThS Đỗ Thị
Gấm,ThS.Giang Trung Khoa , Các hợp chất hoá học có trong chè
và một số phương pháp phân tích công dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2001.
4 Cloughtley, J B., 1980 The effect of temperature on enzyme
activity during the fermentation phase of black tea manufacturing
J Sci food Agric, 31 pp 337
5 Fujiki H, Yoshida T, Okura T, Sugimura T, Yoshizawa S , Horiuchi T ,1987
Antitumor promoting activity of (-) epigallocatechin galate, the main
constituent of “tannin” in green tea Phytother Res 1:44:47
6 DSM, “The most active catechin in green tea”, DSM Nutritional