1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" pps

5 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" Paul Auster được tôn vinh là một trong những nhà văn đương đại Hoa Kì kiệt xuất và là nhà văn hậu hiện đại bậc thầy. Tác phẩm của ông thể hiện thành công cuộc sống đa diện của kỉ nguyên hậu hiện đại bằng lối trần thuật mang đậm tính triết học, chuyển tải cái nhìn hài hước, có lúc mỉa mai đầy chua xót về cuộc đời và con người trong thời kì các giá trị vật chất lên ngôi, và tinh thần của nhân loại cùng quẫn vì những tính toán nhỏ nhoi, những tín điều, suy nghĩ thảm hại của những kẻ lắm quyền, lắm tiền và những nỗ lực cay đắng trong tuyệt vọng của những kẻ thấp cổ bé họng hòng tìm vận may trong thế giới của những gã nhà giàu. Với Auster, cuộc đời là một thể nghiệm sống, ai cũng có thể tìm kiếm vận may của mình. Nhưng vận may là thứ luôn chơi khăm người nghèo và thường xuyên hơn là đứng về phía người giàu. Nguyên nhân một phần là đến từ bản năng tự nhiên và phần khác là từ sự ưu việt của vị trí xã hội. Người nghèo, người nô lệ thì dường như có nỗ lực đến mấy cũng chỉ để quay lại với xuất phát điểm ban đầu. Một cái nhìn mang tính bi quan nhưng không phải không có lí trong một thời kì mà địa vị xã hội của cá nhân dường như đã được khẳng định trật tự. 1. Cuộc đời Paul Auster sinh ngày 3-2-1949 tại Newark, New Jersey. Cha ông là một chủ đất. Cùng với các anh em trong gia đình, cha Auster sở hữu nhiều toà nhà ở thành phố Jersey. Gia đình Auster thuộc hàng trung lưu, nhưng cuộc hôn nhân của cha mẹ ông không được suôn sẻ. Auster lớn lên ở vùng ngoại ô Newark, thuộc South Orange. Ông say mê đọc sách từ tấm bé và khao khát sáng tác để trở thành nhà văn. Thích đi du lịch, Auster sang châu Âu. Ông đi thăm Italy, Tây Ban Nha, Pháp và đến thăm Dublin, quê hương của James Joyce. Trở về Hoa Kì, Auster nhập học Đại học Columbia. Những năm tháng trong trường đại học đã hình thành nên thế giới quan và phong cách sống chủ yếu của Auster. Ông làm nhiều nghề tự do để kiếm sống và viết các bài nghiên cứu cho các tạp chí. Tháng 6-1969, Auster tốt nghiệp cử nhân ngành tiếng Anh và văn học so sánh. Một năm sau, ông hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ cùng chuyên ngành. Ông làm việc tại cục điều tra dân số. Thời gian này, Auster bắt đầu viết các cuốn tiểu thuyết Tại xứ sở của những cái cuối cùng (In the Country of Last Things) và Cung điện mặt trăng (Moon Palace). Mãi nhiều năm sau ông mới hoàn thành. Năm 1985, Auster thực sự được độc giả chú ý khi cho in tác phẩm Thành phố thuỷ tinh (City of Glass) một cuốn tiểu thuyết giả trinh thám mang đậm phong cách hậu hiện đại. Tiếp đó là Những bóng ma (Ghost, 1986) và Căn phòng khoá (The locked Room, 1986). Những tác phẩm này được tập hợp vào năm 1987 thành Bộ ba New York (The New York Trilogy). Những tác phẩm nổi tiếng tiếp theo của Auster là Nhạc đời may rủi (The Music of Chance, 1990) và Người trong bóng tối(Man in the Dark, 2008). Ngoài sáng tác tiểu thuyết, Auster còn làm thơ, viết kịch bản phim Nhưng lĩnh vực tiểu thuyết của ông thu được nhiều thành công hơn cả. Đến nay, Auster xuất bản 13 tiểu thuyết, nhiều hồi lí, tự truyện và thơ. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải Văn chương Prince Asturias 2006 của Tây Ban Nha. Năm 2007, Đại học Liège của Pháp tặng ông danh hiệu tiến sĩ danh dự. 2. Tư tưởng Về tư tưởng, Auster chịu ảnh hưởng mạnh từ thuyết tiên nghiệm của các nhà văn, nhà triết học Hoa Kì thế kỉ XIX. Các nhà tiên nghiệm chủ chốt Nathaniel Hawthorne, Ralph Waldo Emerson, Henry David Thoreau, cho rằng tồn tại tinh thần có vai trò quan trọng hơn tồn tại vật chất. Họ khẳng định những giá trị tiên đoán quan trọng hơn kinh nghiệm. Bên cạnh đó tư tưởng của Lacan cũng tác động nhiều đến Auster. Là người kế thừa những thành tựu phân tâm học từ Freud, Lacan đã khai thác sâu hơn về phía những tác động và hiệu quả của ngôn từ. Ông cho rằng chúng ta đi vào thế giới thông qua cánh cửa ngôn từ. Đấy là con đường duy nhất để nhận thức thế giới. Con người tuy quan sát, nhận thức thế giới bằng các giác quan, nhưng cái thế giới chúng ta quan sát được ấy lại được kiến tạo bằng ngôn từ. Cũng thế, thế giới vô thức của chúng ta cũng được cấu trúc như một ngôn ngữ. Điều đó mang lại cho chúng ta một khả năng nhận thức phi thường. Chúng ta chỉ có thể nhận thức được thế giới qua ngôn ngữ, nhưng chúng ta cũng cảm nhận được sự thiếu hụt mà ngôn ngữ không thể nào diễn đạt hết. Thế giới tuy được xây dựng trên ngôn ngữ, nhưng sẽ luôn có những “mảng” nào đó không được bao quát. Đấy là những điều không thể diễn tả được bằng lời và không được nắm bắt bằng tư duy mà chỉ được cảm giác. Paul Auster là bậc thầy trong việc diễn tả những cái chỉ được cảm nhận bằng cảm giác đó. Điều này khiến tác phẩm của ông lung linh đa sắc màu và khó nắm bắt ở một nét nghĩa. Các nhà tiên nghiệm cho rằng trật tự biểu trưng của nền văn minh chia tách chúng ta khỏi trật tự tự nhiên của thế giới. Trật tự của nền văn minh là trật tự có chủ định, mang lại lợi ích cho một cá nhân hoặc một cộng đồng nhỏ nào đó, nhưng đồng thời nó cũng phá vỡ đi những căn nguyên tốt đẹp từ nguyên thuỷ tự nhiên của con người. Vậy nên, họ kêu gọi con người hướng đến những trật tự tự nhiên. Nhân vật của Auster trong nỗ lực hành động của mình đều muốn tự mình thiết lập nên những tiêu chí tồn tại, những giá trị riêng của bản thân theo cái cách thấm đẫm tinh thần tự nhiên nhất. Bằng cách đó, họ hi vọng sẽ thiết lập được trật tự tự nhiên ngay trong đời sống văn minh, nơi đã bị trật tự xã hội thống trị bấy lâu và làm sai lạc đi nhiều giá trị tự nhiên của con người. Từ tư tưởng này, Auster đã thiết lập được một hệ đề tài của riêng ông. Đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên (coincidence),cảm giác về thảm hoạ sắp xảy ra (a sense of imminent disaster), sự đánh mất khả năng nhận thức (loss of the ability to understand), đánh mất ngôn ngữ (loss of language), khai thác cuộc sống đời thường (depiction of daily and ordinary life),tính liên văn bản (intertextuality) và metafiction – một thể loại văn xuôi hư cấu hướng việc viết lách vào nội dung viết lách, khiến người đọc bao giờ cũng ý thức về việc mình đang theo dõi cách thức một cuốn tiểu thuyết được hình thành như thế nào… Năm 1970, Auster tốt nghiệp thạc sĩ ngành văn học so sánh tại Đại học Columbia. Dưới cái nhìn so sánh mà thực chất là luôn đặt các sự vật hiện tượng theo lối song hành giữa các nền văn hoá với nhau, tác phẩm của Auster đề xuất được cái nhìn đa trị về cuộc đời. Và cũng nhờ thế mà những chi tiết, sự kiện được đưa vào sách của ông luôn có sức ám ảnh lâu dài, luôn đòi hỏi các cách cắt nghĩa mới từ phía người đọc. Thông thạo nhiều thứ tiếng, đặc biệt là tiếng Pháp. Auster có điều kiện xâm nhập vào nền văn chương Pháp và học hỏi nhiều từ các nhà văn Pháp. Cũng giống như nhiều nhà văn hậu hiện đại khác, Auster có cách diễn đạt rất ấn tượng theo “lối nói ngược” với tư duy và cách diễn đạt thông thường, bằng cách bình thường hoá những cái được tôn thành tượng đài và thánh hoá những điều nhỏ nhặt, bình thường trong cuộc sống. Cho rằng, văn chương hư cấu là sản phẩm “cực kì nhảm nhí”, nhưng Auster lại khẳng định giá trị của sáng tạo nghệ thuật và sự thoả mãn mà văn chương mang lại cho độc giả thì không có bất kì hình thức giải trí nào có thể sánh nổi. . Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" Paul Auster được tôn vinh là một trong những nhà văn đương đại Hoa Kì kiệt xuất và là nhà văn hậu hiện đại. Cuộc đời Paul Auster sinh ngày 3-2-1949 tại Newark, New Jersey. Cha ông là một chủ đất. Cùng với các anh em trong gia đình, cha Auster sở hữu nhiều toà nhà ở thành phố Jersey. Gia đình Auster. thể tìm kiếm vận may của mình. Nhưng vận may là thứ luôn chơi khăm người nghèo và thường xuyên hơn là đứng về phía người giàu. Nguyên nhân một phần là đến từ bản năng tự nhiên và phần khác là

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Xem thêm: Paul Auster và "Nhạc đời may rủi" pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w