Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 ppsx

6 426 2
Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 6. Tiểu thuyết nghĩa hiệp Có thể nhận thấy một dòng tiểu thuyết thuộc loại nghĩa hiệp tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Khởi đầu là Kim thời dị sử (Ba Lâu ròng nghề đạo tặc) của Biến Ngũ Nhy. Tác phẩm được chia làm nhiều phần khác nhau (Ba Lâu ròng nghề đạo tặc, Chủ nợ bất nhân ) và “được xem là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại” (19) . Tuy nhiên, theo chúng tôi, đây không phải là một cuốn tiểu thuyết trinh thám đích thực. Bởi tiểu thuyết trinh thám (roman policier) có nguồn gốc từ phương Tây. Từ năm 1928, Van Dine - người được xem là “tác gia kiểu mẫu” về truyện trinh thám, đã đúc kết những “khuôn vàng thước ngọc” của loại truyện này (Xin xem chú thích (20) ) . Chưa đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ những nguyên tắc đó cũng thấy Ba Lâu ròng nghề đạo tặc chỉ nhuốm màu sắc trinh thám mà thôi. Hình tượng Ba Lâu giỏi võ nghệ, biết nói cả năm, sáu thứ tiếng, cải trang đổi dạng rất tài tình, chuyên ăn cướp của bọn bóc lột nước ngoài để chia cho dân nghèo và làm từ thiện xuyên suốt cốt truyện và chủ đề, cho thấy tác phẩm này gần hơn với loại tiểu thuyết võ hiệp, một dạng “cựu tiểu thuyết” của Trung Quốc. Tiếp theo Biến Ngũ Nhy, làm nên thể loại này, còn phải kể đến Dương Minh Đạt với Oan hồn yểu tử, Anh hùng ba mặt, Bình vỡ gương tan; Phú Đức với Một thanh bửu kiếm,Châu về hiệp phố và Lửa lòng, Một mặt hai lòng và Non tình biển bạc, Nguyễn Chánh Sắt với Một đôi hiệp khách, Man Hoang kiếm hiệp, Bửu Đình với Mảnh trăng thu Hầu hết những tác phẩm này đều có độ dài đáng kể, cốt truyện ly kỳ, nhân vật trung tâm thường là những anh hùng hành động vì nghĩa, kết hợp với những vụ phá án có sự xuất hiện của cả những nhà trinh thám trứ danh nước ngoài (Đamakola trong Lửa lòng) và cả những chuyện tình lâm ly, lãng mạn. Do vậy, theo chúng tôi, loại tiểu thuyết này có nguồn gốc ảnh hưởng từ cả tiểu thuyết hiệp nghĩa, công án Trung Quốc, tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ lẫn tiểu thuyết trinh thám phương Tây. Trong đó, chủ đề hiệp nghĩa là nổi bật hơn cả. Mặt khác, hành động vì nghĩa của các nhân vật trung tâm được thực hiện bằng cả võ thuật (Châu về hiệp phố) và kiếm thuật (Một đôi hiệp khách, Man Hoang kiếm hiệp), nên chúng tôi gọi chung là tiểu thuyết nghĩa hiệp. Loại tiểu thuyết này chủ yếu nhằm mục đích “tiêu thụ”, tức là ra đời để thoả mãn nhu cầu giải trí của công chúng thị dân là chính và thường được đăng thành nhiều kỳ trên báo, nên không được trau chuốt lắm về ngôn từ, kết cấu nhiều khi thiếu sự chặt chẽ, lô gíc. Trong số những tác giả thử sức ngòi bút ở loại tiểu thuyết nghĩa hiệp, Phú Đức là người thành công hơn cả, theo nghĩa đông độc giả nhất. Sức hấp dẫn của truyện Phú Đức không chỉ ở những cốt truyện ly kỳ kết hợp giữa võ hiệp và trinh thám, kỳ tình, phiêu lưu mạo hiểm với độ dài thường được gọi là “kỷ lục” hay “đáng nể”; mà còn bởi một khả năng thể hiện tâm lý tinh tế sắc sảo, nghệ thuật xây dựng nhân vật với những mẫu hình lý tưởng trở thành khát vọng của bao nhiêu người, không gian nghệ thuật rộng lớn vượt biên giới quốc gia, thoả mãn được trí tò mò và sức tưởng tượng của người đọc Gần hơn với loại truyện trinh thám phương Tây, theo chúng tôi, là tác phẩm của một số tác giả miền Bắc như Anh-hùng tương-ngộ, Cái hầm bí-mật, Người hay ma (Thuý Am); Ai giết quan toà (Cuồng Sĩ), Mảnh giấy bí mật, Con ma đeo kính, Vuông khăn đẫm máu (Vũ Đình Tuyết); Con khỉ giết người và Xác chết chạy đi đâu (không ghi tên tác giả, do Tân-Dân thư quán xuất bản) Tuy nhiên, những tác phẩm này mới chỉ được xây dựng trên cơ sở một “phương thức thô sơ nhất” của tiểu thuyết trinh thám. Đó là mở đầu tiểu thuyết bằng một vụ phạm tội, thường có một vụ án hay một án mạng rồi dẫn dắt câu chuyện theo hướng truy tìm hung thủ. Hung thủ hay thủ phạm được tìm ra là hết truyện. Do vậy, đương thời chúng ít được người đọc chú ý và nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Sau năm 1930, với những tiểu thuyết trinh thám theo đúng nghĩa của Thế Lữ (Mai Hương và Lê Phong, Lê Phong phóng viên, Gói thuốc lá ) và của Phạm Cao Củng (Vết tay trên trần, Chiếc tất nhuộm bùn, Đôi hoa tai của bà chúa, Một cái tết rùng rợn của Kỳ Phát ) thì thái độ của công chúng đối với truyện trinh thám lại khác. Ở đó, người đọc đã có thể theo dõi qua nhiều tác phẩm hành động của những nhà trinh thám đích thực kiểu Sherlock Holmès trong sáng tác của Conan Doyle. Đó là Lê Phong trong các truyện của Thế Lữ và Kỳ Phát trong các truyện của Phạm Cao Củng. 7. Tiểu thuyết tự thuật Từ ảnh hưởng của truyện Thầy Lazarô Phiền, trong giai đoạn này, tiểu thuyết đã hình thành một dòng “tự thuật” khá rõ rệt. Lý luận văn học ngày nay yêu cầu phân biệt sự khác nhau giữa tự thuật và tự truyện, theo đó tự thuật không phải là một dạng thức của tác phẩm văn học (21) . Nhưng trong tư duy lý luận còn non nớt đầu thế kỷ XX, hai chữ “tự thuật” xuất hiện ở dòng phụ chú của tên truyện được hiểu là nhân vật tự kể câu chuyện của mình chứ không phải là “bản tự thuật về tiểu sử, lý lịch của nhà văn” (22) . Và đó chính là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết tác phẩm thuộc dòng tự truyện - một dạng thức của tiểu thuyết trong giai đoạn văn học này. Có thể kể đến hàng loạt sáng tác như: Lâm Kim Liên (Trần Thiên Trung), Oan kia theo mãi (Lê Hoằng Mưu), Sổ đoạn trường (Nguyễn Thành Long), Đoạn nghĩa tóc tơ (Nguyễn Hữu Tình), riêng Phạm Minh Kiên có tới hai tác phẩm là Mười lăm năm lưu lạc và Duyên phận lỡ làng Trong những cuốn “tự thuật” kể trên, Oan kia theo mãi là tác phẩm đáng chú ý hơn cả. Ngoài ảnh hưởng về cách dựng truyện, về kết cấu tác phẩm, về kiểu nhân vật, bất cứ ai đọc Oan kia theo mãi cũng đều dễ dàng nhận ra những dấu ấn của truyện Thầy Lazaro Phiền cả về phương diện cốt truyện. Cũng xoay quanh chủ đề ghen tuông dẫn đến ngộ sát rồi hối hận, nhưng so với truyện của Nguyễn Trọng Quản, truyện của Lê Hoằng Mưu được triển khai sinh động và sâu sắc hơn cả về cốt truyện lẫn nhân vật. Ngoài những tình tiết ly kỳ hấp dẫn, Lê Hoằng Mưu còn tỏ rõ tài quan sát và thể hiện tâm lý con người. Là một trong những tác phẩm thuộc dòng “tự thuật” ra đời sớm nhất giai đoạn đầu thế kỷ XX, Oan kia theo mãi có thể được xem là chiếc gạch nối giữa truyện Thầy Lazaro Phiền và những tác phẩm sau này. Ở đó hội tụ được cả những ưu điểm của tác phẩm dẫn đầu với những thể nghiệm mới của thế hệ hậu sinh. Bởi vậy, nó không chỉ được xem là gạch nối, mà còn có thể được xem là đỉnh cao của dòng truyện này trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, cũng dễ dàng nhận thấy những tác phẩm thuộc dòng “tự thuật” mà chúng tôi kể trên đều tập trung ở khu vực phía Nam. Điều đó thể hiện rất rõ những ảnh hưởng mang tính chất khu vực của truyện Thầy Lazaro Phiền trong hoàn cảnh giao lưu văn hoá còn hạn chế giữa hai miền Nam Bắc lúc bấy giờ. Ở miền Bắc, trong xu hướng phát triển chung của tiểu thuyết, những tác phẩm thuộc loại “tự thuật” cũng ra đời nhưng không nhiều lắm và không cho thấy dấu hiệu ảnh hưởng từ truyện Thầy Lazaro Phiền. Chẳng hạn như Phồn hoa mộng tỉnh (Dương Tự Giáp), Cành hoa điểm tuyết (Đặng Trần Phất), Tố Tâm(Hoàng Ngọc Phách) Đặc biệt, cuốn Giấc mộng lớn (Tản Đà) là tác phẩm gần hơn cả với loại tự truyện ngày nay. Cùng với những tác phẩm thuộc thể văn này ở phía Nam, chúng đã góp phần tạo thành một dòng riêng trong một diện mạo tiểu thuyết hết sức phức tạp, nhiều loại giai đoạn đầu thế kỷ XX. 8. Tiểu thuyết tâm lý Trong giai đoạn này, những tác phẩm được tác giả chủ động ghi tên là “tâm lý tiểu thuyết” không nhiều. Qua khảo sát, chúng tôi chỉ thấy có một vài cuốn như Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách), Hai mươi năm lao lục (Phạm Minh Kiên) và Tài mạng tương đố (Nguyễn Chánh Sắt). Trong đó, Tài mạng tương đố thực chất là một cuốn tiểu thuyết xã hội pha màu sắc kiếm hiệp. Đối với Tố Tâm, mặc dù tác giả đã ghi dưới tên truyện là "Tâm lý tiểu thuyết" và viết trong "Mấy lời của người chép chuyện" rằng: “Ký giả không có gì thoa vẽ, mà cũng không quen đem đạo đức bình luận ái tình, ký giả xét là xét cái tình trạng của lòng người, chép là chép cái hành động của tâm lý, còn lý luận luân lý phẩm bình xin để phần dư luận” (23) ; nhưng không phải không có ý kiến nghi ngờ, thậm chí phủ nhận điều đó: “Nói về loại, Tố Tâm chỉ là một quyển ái tình tiểu thuyết, quyết nhiên không thể là một quyển tiểu thuyết tâm lý được” (24) . Thiếu Sơn tuy không trực tiếp phát biểu về thể loại tiểu thuyết, nhưng ông cho rằng tác phẩm này nghiêng hơn về loại tiểu thuyết luân lý. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, một cuốn tiểu thuyết có thể quy về nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào chủ đề và nhân vật, có thể thấy Tố Tâm thuộc loại tiểu thuyết ái tình, lãng mạn. Nhưng nổi bật hơn cả chủ đề và nhân vật là một ngòi bút phân tích tâm lý, Hoàng Ngọc Phách đã lấy việc thể hiện nội tâm nhân vật làm đối tượng quan trọng nhất trong mục đích nghệ thuật của mình. Và chúng tôi cũng gọi Tố Tâm là một cuốn tiểu thuyết tâm lý. Điều khiến chúng tôi tự tin hơn khi nhận định như vậy là vì đã có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu có cùng quan điểm. Đó là các ý kiến của Trúc Hà, Trương Tửu, Song Vân, Nguyễn Huệ Chi (25) Bên cạnh Tố Tâm, một tác phẩm cũng rất xứng đáng xếp vào hàng tiểu thuyết tâm lý, đó là Chiếc xuyến vàng (Nguyễn Văn Thao). Tác giả gọi đây là một “tiểu thuyết mới” và chúng tôi cho rằng thành công nổi bật nhất trên con đường tìm kiếm một tiểu thuyết mới của Nguyễn Văn Thao chính là việc thể hiện tâm lý nhân vật. Dừng lại ở đây, chúng tôi thấy cũng cần phải nói thêm về một số loại khác. Chẳng hạn, trong rất nhiều lời tựa, các tác giả đã cho rằng tiểu thuyết của mình chỉ nhằm mục đích “mua vui”, “giải trí” nhưng trong thực tế, những tác phẩm đó đều nhằm vào các mục đích như giáo dục, cảnh tỉnh hay tả chân xã hội Do vậy, giai đoạn này ta không có tiểu thuyết giải trí theo đúng nghĩa. Chúng tôi cũng cho rằng giai đoạn này ta không có tiểu thuyết chương hồi quốc ngữ. Nhận định này trước hết xuất phát từ một cơ sở là trong Từ điển văn học (Bộ mới), mục từ “Tiểu thuyết chương hồi” không nhắc đến một tác phẩm nào viết bằng chữ quốc ngữ giai đoạn 1900-1930 ngoài Việt Lam xuân thu được viết bằng chữ Hán. Nhưng điều quan trọng hơn là đối chiếu với loại tiểu thuyết chương hồi mà theo các tác giả mục từ “Tiểu thuyết” đỉnh cao là Hồng lâu mộng, thì giai đoạn này ta không có cuốn nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết. Mặc dù dấu hiệu ảnh hưởng tiểu thuyết chương hồi khá rõ và rất phổ biến, nhưng đó chỉ là những dấu hiệu bề mặt. Thực ra, đó chỉ là những tiểu thuyết được viết theo kiểu kết cấu chương hồi mà thôi. Nhìn chung, nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã rất cố gắng trong việc sưu tập tư liệu và khoanh vùng đối tượng. Mục đích lớn nhất của người viết là muốn thâu tóm thực tiễn sáng tác tiểu thuyết khá phong phú, bề bộn giai đoạn 1900-1930 vào một số loại căn bản để tiện cho việc bao quát diện mạo và quá trình phát triển của nó. Tuy nhiên, trong điều kiện lý thuyết về phân loại giữa phương Đông và phương Tây còn có nhiều so le đáng kể, mà tiểu thuyết giai đoạn này lại mang dấu ấn ảnh hưởng cả hai khu vực, do vậy cách phân loại của chúng tôi chắc chắn sẽ còn có chỗ phải bàn thêm. Đây cũng là tình trạng chung của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều quan trọng là trên cơ sở những tri thức về sự tương đồng và quy luật lặp lại của một thể loại, chúng tôi sẽ có thể nhận ra được tính độc đáo trong sự vận dụng sáng tạo thể loại của mỗi tác giả ở những tác phẩm có giá trị . Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 6. Tiểu thuyết nghĩa hiệp Có thể nhận thấy một dòng tiểu thuyết thuộc loại nghĩa hiệp tập trung. về loại tiểu thuyết luân lý. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, một cuốn tiểu thuyết có thể quy về nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào chủ đề và nhân vật, có thể thấy Tố Tâm thuộc loại tiểu thuyết. “Nói về loại, Tố Tâm chỉ là một quyển ái tình tiểu thuyết, quyết nhiên không thể là một quyển tiểu thuyết tâm lý được” (24) . Thiếu Sơn tuy không trực tiếp phát biểu về thể loại tiểu thuyết,

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan