Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc docx

5 380 0
Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc 2.5. Sự mở rộng phương thức quảng bá tác phẩm Sách in khơng còn là con đường duy nhất để xuất bản và quảng bá tác phẩm của mình. Một thế hệ nhà văn trẻ Trung Quốc đã khẳng định được tiếng nói của mình trên các trang web, nhật ký điện tử (blog), báo điện tử… Một trong những hình thức quảng bá hiện nay phổ biến nhất là báo chí và Internet. Trong đó, Internet đóng một vai trò hết sức quan trọng làm cầu nối cho các nhà văn, hình thành nên một loại hình văn học mới độc đáo: văn học mạng. Khơng ít nhà văn, nhà thơ trưởng thành từ loại hình văn học này như: Trương Duyệt Nhiên, Bì Bì, An Ni Bảo Bối, Mộ Dung Tuyết Thơn, Dương Hằng Qn… Ở Trung Quốc hằng năm còn có cả giải thưởng văn học mạng. Điều đó đã tác động khơng nhỏ cho sự phát triển của văn học nghệ thuật Trung Quốc những năm gần đây. An Ni Bảo Bối là nhà văn nữ nổi tiếng nhất trên mạng với nhuận bút in thành sách kỷ lục: 4$ cho 1 chữ! Ngồi ra, Liên Thục Hương (bút danh Liên Gián) cũng là một ví dụ thành cơng của văn học mạng. Cơ bắt đầu viếttừ năm 2001, cộng tác với rất nhiều tạp chí, đồng thời trên mạng Sina.com cũng mở một chun mục mang tên "Tự mình tỏ tình với mình". Những tác phẩm của Liên Thục Hương lấy bút danh Liên Gián xuất bản gần đây như: tiểu thuyết Tình cỏ, Người đàn ơng sing-gum, Vết thương kín, tập truyện ngắn Tình khơng phát mãi, u vào ngày tình nhân, tuỳ bút Đường đời hoa nở một lần Bài bút ký đầy nước mắt được đăng trên tạp chí "Gia đình" (Trung Quốc) năm 2002 và lên mạng vào ngày 8/12/2003 đã được lưu truyền khắp nơi, được hàng triệu bạn đọc u thích. Năm 2004, Bài bút ký đầy nước mắt đã được dựng thành phim ngắn và "được" nhiều bạn viết ưu ái đạo văn, đạo văn ý tưởng cũng như đạo cốt truyện. Bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc, tiểu thuyết của Thục Hương chuyển thể từ tác phẩm này cũng được đăng dài kỳ trên tờ Tin Tức Buổi Chiều đã mang lại cho cơ số nhuận bút khơng nhỏ từ hơn 100 kỳ đăng. Hiện tượng này đã tìm được sự đồng cảm ở Việt Nam. Cây bút nữ trẻ Trang Hạ cũng là một tác giả văn học mạng, viết và tung tác phẩm lên blog cá nhân, sau đó in thành sách (Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử…). Với khả năng văn chương và ngoại ngữ, nhà văn này đã quan tâm và dịch khá nhiều văn học mạng Trung Quốc, trong đó, tiểu thuyết Xin lỗi, em chỉ là con đĩ của nhà văn mạng Tào Đình (sinh năm 1985, bút danh là Bảo Thê, có nghĩa là “vợ quý” ) tạo ra cơn sốt đối với độc giả Việt Nam, tiếp theo là truyện Mẹ điên (Vương Hằng Tích)… 2.6. Nhiều nhà văn nữ trẻ thành công thuộc thế hệ 8X, 9X Thế hệ nhà văn 8X sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Trung Quốc đang có những biến động mạnh mẽ, một xã hội hiện đại tiện nghi đang dần thay thế xã hội thuần chất Á Đông. Nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đã chi phối toàn bộ xã hội Trung Quốc. Những quan niệm đạo đức truyền thống không còn chỗ đứng trong xã hội ấy. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến tư duy và lối sống của đại bộ phận giới trẻ Trung Quốc. Hai luồng văn hóa truyền thống và hiện đại cùng tồn tại trong một môi trường xã hội khiến giới trẻ Trung Quốc có những xung đột tư tưởng mà họ chọn cách giải quyết bằng cách bộc lộ bản lĩnh cá nhân hết mình. Theo tài liệu của Hội Nhà văn Trung Quốc năm 2004, Trung Quốc có khoảng 1.000 nhà văn 8X đã xuất bản tác phẩm.Ban đầu các nhà xuất bản ở Trung Quốc ra sức tung hô những nhà văn trẻ này và khuyến khích họ ra nhiều sách vì những đầu sách của các tác giả này mang lại lợi nhuận đáng kể cho họ. Giới truyền thông tâng bốc họ lên bằng những cụm từ như “thế hệ nhà văn thần đồng”, “thiên tài”… Sự xuất hiện quá nhiều tác giả và tác phẩm 8X trên văn đàn không khỏi gây nên những hiệu ứng tiêu cực như sự ăn theo của những cây bút khác. Nhằm thỏa mãn và đáp ứng như cầu của số đông độc giả, thời điểm này văn học 8X Trung Quốc còn khá hỗn loạn và chưa được định hình một cách rõ nét trong làng văn học Trung Quốc đương đại. Theo thống kê của báo giới Trung Quốc thì cho đến thời điểm hiện nay (2008-2009), số lượng tác giả 8X Trung Quốc có đầu sách xuất bản là nhiều hơn 1000 người. Tuy nhiên các tác giả có được thành công nhất định và trụ lại không nhiều. Khoảng 100 tác giả trẻ có tác phẩm thành công và được độc giả Trung Quốc ghi nhận. Nhưng trong con số đó thì cũng chỉ có trên dưới chục tác giả trụ vững và khẳng định vị trí của mình trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại. Ở phương Tây, dường như giới trẻ đón nhận tác phẩm của văn học 8X Trung Quốc trong trào lưu chung của văn học trẻ Trung Quốc trên thế giới. Những người trẻ phương Tây muốn tìm hiểu cuộc sống của những người cùng trang lứa ở Trung Quốc, một đại diện của giới trẻ châu Á. Họ tình cờ bắt gặp ở đây những lối tư duy, những lối sống và hành động gần giống với họ và từ đó họ có được sự đồng cảm với giới trẻ Trung Quốc. Đặc biệt khi trào lưu "linglei" xuất hiện và ảnh hưởng đến văn học ở Trung Quốc cũng như trong khu vực rất mạnh mẽ thì nó cũng được phương Tây chú ý đến. Sáng tác của lớp nhà văn 8X cũng nằm trong cái dòng cảm hứng chung ấy nên cũng đồng thời nhận được sự đón nhận và tán dương ở phương Tây. Cùng với tác phẩm của các đàn chị như Vệ Tuệ, An Ni Bảo Bối, Cửu Đan các nhà văn nữ trẻ 8X cũng được dịch sách ở phương Tây và gây nên sự chú ý trong độc giả ở đây. Tiêu biểu là nữ tác giả trẻ Xuân Thụ với Búp bê Bắc Kinh tạo nên những phản hồi tích cực từ độc giả phương Tây dù trong nước tác phẩm của cô còn gây nhiều dư luận trái chiều. Ở Việt Nam độc giả biết nhiều hơn đến các tác giả trẻ đã có sách dịch trong những năm gần đây như Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ, nhà văn mạng Tào Đình Báo giới Việt Nam cũng có những đánh giá tích cực về các tác giả này. Có thể kể ra nhiều cái tên tiêu biểu thuộc dòng văn học 8X hiện nay đang có sức ảnh hưởng với độc giả Trung Quốc và được giới văn học Trung Quốc ghi nhận như Lý Sỏa Sỏa được nhận từ Hội Nhà văn Trung Quốc giải phong cách sáng tạo, Trịnh Tiểu Quỳnh giải nhà văn trẻ của văn chương mạng, Xuân Thụ giải sách bán chạy trong năm 2007 Ngoài việc nhận được những giải thưởng, trong năm 2007 một số nhà văn nữ 8X tiêu biểu còn được kết nạp vào Hội Nhà văn. Các nhà văn 8X được kết nạp vào Hội Nhà văn đều nhận được sự đánh giá tích cực của giới văn học và phê bình Trung Quốc như Trương Duyệt Nhiên, Lý Sỏa Sỏa và 6 người khác, trong đó trẻ nhất là Vương Hồng Hồng, hội viên tỉnh Quảng Đông, sinh năm 1989, đang là học sinh. Thế hệ các nhà văn 8X, 9X của Trung Quốc cũng có những nhà văn viết ở hải ngoại. Ví dụ như Trương Duyệt Nhiên đã từng viết khi còn học ở Singapore, hay Nancy Yi Fan (Nhất Phàm), sinh năm 1993, sang Mỹ khi mới 7 tuổi, sống ở Florida và viết văn, làm thơ từ năm 2007 với 2 tác phẩm đã được xuất bản ở Mỹ là Swordbird (tạm dịch: Chim ưng: loài chim dũng mãnh có thể đem lại hòa bình cho 1 khu rừng, theo như nội dung của truyện, tác giả sáng tác vì ảnh hưởng của cuộc khủng bố 11.9) và Sword Quest (tạm dịch: Truy tìm). Trên đây là giới thiệu sơ lược những gương mặt tiêu biểu của văn học nữ đương đại Trung Quốc, đặc biệt là từ những năm đổi mới cho đến nay cùng với một số đặc điểm nổi bật. Nhìn chung, đây là một hiện tượng văn học mới mẻ và đáng hoan nghênh ở một đất nước mà hơn 5000 năm qua dường như không dành chỗ cho nữ giới. Một số tác phẩm khi được dịch sang tiếng Việt, do hoàn cảnh, đặc điểm văn hóa, xã hội giữa hai nước khác nhau nên có gây ra những luồng phản ứng nhất định (trường hợp tác giả Vệ Tuệ là một ví dụ). Tuy vậy, với những hiện tượng văn học còn mới và chưa có khoảng lùi thời gian nhất định để kiểm định giá trị, việc cần nhất là không cực đoan trong phê bình, quá khen ngợi, đề cao hay chê bai, vùi dập đều là không nên . giả, thời điểm này văn học 8X Trung Quốc còn khá hỗn loạn và chưa được định hình một cách rõ nét trong làng văn học Trung Quốc đương đại. Theo thống kê của báo giới Trung Quốc thì cho đến thời. của văn học 8X Trung Quốc trong trào lưu chung của văn học trẻ Trung Quốc trên thế giới. Những người trẻ phương Tây muốn tìm hiểu cuộc sống của những người cùng trang lứa ở Trung Quốc, một đại. với độc giả Trung Quốc và được giới văn học Trung Quốc ghi nhận như Lý Sỏa Sỏa được nhận từ Hội Nhà văn Trung Quốc giải phong cách sáng tạo, Trịnh Tiểu Quỳnh giải nhà văn trẻ của văn chương

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan