1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc pdf

5 557 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 216,55 KB

Nội dung

Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc Từ thập niên 1980 trở lại đây, văn học nữ đã đạt được nhiều thành tựu, và trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu. Nhà văn nữ hiện nay không chỉ là một bộ phận mà còn là niềm vinh quang cho một nền văn học. Trường hợp của Toni Morrison (Nobel 1993), Elfriede Jelinek (Nobel 2004), Doris Lessing (Nobel 2007)… hay của J.K Rowling với bộ truyện Harry Potter, Stefenie Mayer với Chạng Vạng… xác tín rất rõ điều đó. Các quốc gia châu Á cũng nổi lên những hiện tượng văn học nữ như Nhật có Yoshimoto Banana, Yamada Amy, Kanehara Hitomi, Ogawa Yoko… Bangladesh có nhà văn nữ rất nổi tiếng Tahmima Anam… Văn học Việt Nam đương đại cũng có nhiều nhà văn nữ nổi trội như Thuận, Linda Le (Pháp), Phùng Lệ Lí, Bích Minh Nguyễn (Mỹ), Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh… (trong nước). Văn học đương đại Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ. Trong quá trình tiếp biến những giá trị văn hóa phương Tây, các nhà văn nữ Trung Quốc đã tạo được tiếng nói riêng, gây tiếng vang trong nước lẫn nước ngoài. Có thể dẫn lời dịch giả Sơn Lê, người đã dịch khá nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Việt, giai đoạn từ 1990 đến nay là giai đoạn bùng nổ các tác giả nữ Trung Quốc “gây được tiếng vang mạnh mẽ nhất trong toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc. Trước cách mạng văn hóa có vài người như Đinh Linh, Băng Tâm nhưng không thành một xu hướng. Ngay các nhà phê bình văn học Trung Quốc cũng thừa nhận đây là hiện tượng lạ trên văn đàn Trung Quốc. Rất nhiều tác giả nữ cũng nói lên bằng những tác phẩm chấp nhận được, có giá trị thực sự” (1). Theo nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lưu Tư Khiêm thì khái niệm “văn học nữ tính” ở Trung Quốc được xác định là “Văn học ra đời trong điều kiện lịch sử nhất định, lấy phong trào văn hóa mới Ngũ Tứ là mốc khởi điểm, có nội hàm tinh thần nhân văn hiện đại, lấy nữ tính làm chủ thể ngôn từ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ” (2) . Văn học gọi là có “chủ thể nữ tính” khi đời sống vật chất và tinh thần, suy nghĩ và xúc cảm của người phụ nữ thoát khỏi hệ quy chiếu và quan điểm nam quyền, nữ giới phải là cá nhân độc lập trước sự chọn lọc, đứng vững và chịu trách nhiệm trước những cảm nhận, phát ngôn cho giới của mình. Chính ngôn từ mang tính chủ thể nữ tính, cùng với sự trải nghiệm của nữ giới đi vào văn học là những yếu tố cơ bản của văn học nữ. Để người nữ trở thành chủ thể văn học, tất nhiên phải có những điều kiện xã hội nhất định. Văn học nữ không thể ra đời trong xã hội phụ quyền, khi người nữ không có tiếng nói, và thậm chí không nhận thức được vị trí của chính mình. Trên thế giới, văn học nữ và phê bình nữ quyền luận cũng chỉ xuất hiện từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 cùng với những phong trào tranh đấu cho nữ quyền mạnh mẽ và triệt để ở phương Tây. Soi vào điều kiện xã hội Trung Quốc, không khí bình đẳng nam- nữ chỉ có được từ sau phong trào Ngũ tứ. Ở thời điểm đó xuất hiện hàng loạt nhà văn nữ chịu ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới như Băng Tâm, Đinh Linh… Họ ảnh hưởng phong trào Bloomsbury Group của Anh, yêu thích Mary Mac Carthy, Vanessa Bell, Virginia Woolf – nhà văn nữ quyền với tác phẩm nổi tiếng Căn phòng riêng, Bà Dalloway… Nhiều salon văn nghệ giống như Bloomsbury được ra đời ở Trung Quốc thu hút các nhà thơ, nhà văn nữ yêu thích văn học có tư tưởng tiến bộ, tự do. Song không khí đó không duy trì được lâu, những biến động của xã hội không cho phép văn học nữ có đủ điều kiện phát triển thành một dòng văn học đúng nghĩa. Từ sau năm 1976, khi Trung Quốc bước sang “thời kỳ mới”, xã hội đã phát triển theo hướng tự do, cởi mở, nhiều nhà văn nữ có điều kiện phát huy tài năng. Nhất là từ những năm 80, sau cuộc đổ bộ của phê bình văn học nữ tính phương Tây và lý luận giới tính, hiện tượng nữ giới viết văn và nghiên cứu văn học nữ giới bắt đầu thu hút sự quan tâm ở Trung Quốc. Các tác giả nữ mới trưởng thành bắt kịp dòng chảy của tư tưởng nữ quyền và phê bình nữ tính chủ nghĩa, áp dụng vào sáng tác của mình. Từ những điều kiện đó, trào lưu “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” bắt đầu hình thành. 1. CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC NỮ TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Các tác giả thuộc trào lưu “Tiểu thuyết nữ tính chủ nghĩa” thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX đa số sinh trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1960. Họ được coi là “gạch nối thế hệ” giữa hai thời kỳ Trung Quốc trước và sau mở cửa. Thế hệ nhà văn nữ này hiện nay vẫn còn trong giai đoạn sáng tác sung sức. Tác phẩm của họ vừa mang tính chất chuyên nghiệp, chín chắn với cái nhìn của người phụ nữ ở lứa tuổi trung niên, vừa hấp thụ những nét mới của xã hội với lối sống ngày càng tự do, phóng khống để tự làm mới mình, khơng bị tụt hậu so với thế hệ nhà văn mới trưởng thành. Có thể kể ra vài gương mặt đại diện cho thế hệ nhà văn nữ này như : Trương Khiết (1937- ), hai lần được giải thưởng Mao Thuẫn với các tác phẩm Vơ tự và Đơi cánh nặng trĩu; Trương Kháng Kháng (1950- ), tác phẩm: Mùa hè, Người đàn bà quậy; Tất Thục Mẫn (1952- ), tác phẩm: Kim cương khơng biến hình, Cái hẹn của phụ nữ, Hãy cứu lấy bầu vú…; Tàn Tuyết (1953-), tác phẩm: Phù vân già cỗi, Đơi giày thêu…; Vương An Ức (1954- ), tác phẩm: Tam luyến, Thế kỷ của cương vị, Trường hận ca (giải thưởng Mao Thuẫn năm 2000), Thắm sắc hoa đào…; Thiết Ngưng (1957-), tác phẩm: Rơm lúa mạch, Những người đàn bà tắm, Cửa hoa hồng, Mạch kiết đóa, Miên hoa đóa, Bát hoa…; Trì Lợi (1957-), tác phẩm:Triền miên nước và lửa, Hễ sướng thì hét lên, Xin chào các tiểu thư, Người đàn bà bất hạnh… ; Diệp Văn Linh, tác phẩm: Thu Cẩm, Diệp Văn Linh văn tập (8 tập); Phương Phương (1955-), tác phẩm: Phong cảnh, Hang tối, Mặt trời lặn… Ngồi ra có thể kể thêm một số tên tuổi nữa như Từ Tiểu Mẫn, Thẩm Đường, Trần Tố Phương, Hàn Tiểu Huệ, Vương Tiểu Ngọc, Vương Tiểu Ưng, Lục Tinh Nghi…. Thế hệ nhà văn nữ này đã có những đóng góp rất lớn cho văn học Trung Quốc và vị trí của họ cũng được nhìn nhận một cách xứng đáng. Cuối thế kỷ vừa qua, danh sách “Hai mươi nhà văn nữ tiêu biểu Trung Quốc ở thế kỷ XX” đã được cơng bố và tơn vinh. Trong danh sách này, ngồi hai nhà văn nữ lão thành thuộc thế hệ thứ nhất Đinh Linh và Băng Tâm, còn lại chủ yếu thuộc thế hệ sinh năm 1950 - 1960, như: Tốt Thục Mẫn, Diệp Văn Linh, Trương Kháng Kháng, Trì Lợi… 1.2. Từ những năm cuối thập kỷ 90 cho đến nay có thể xem là khoảng thời gian “bùng nổ” của văn học nữ Trung Quốc với sự xuất hiện hàng loạt cây bút nữ trẻ, gọi là những “mỹ nữ viết văn”. Đa số tác giả nữ trẻ hiện nay thuộc dòng văn học “linglei” (). “Linglei”, phiên âm Hán Việt là “lánh loại”, với nghĩa là “một loại khác, một dạng khác”. Văn học linglei là dòng văn học khác biệt, phá phách, bỏ đi tất cả những khn mẫu của dòng văn học chính thống trước đây. Tuy rằng thuộc dòng văn học linglei có cả các tác giả nam và nữ, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nữ giới đang lấn át trên văn đàn Trung Quốc, các tác giả trẻ hầu hết là nữ, nên các khái niệm “văn học linglei”, “tiểu thuyết linglei” thường gắn với “văn chương mỹ nữ”, “mỹ nữ linglei”, làm người ta nghĩ đến văn học nữ nhiều hơn. Các tác giả nữ thuộc dòng văn học này ở lứa tuổi 20- 30, sinh trong khoảng những năm 1970, 1980 và bắt đầu sáng tác từ cuối những năm 1990, tiêu biểu như: Hồng Ảnh (1962-), viết từ năm 1980, tác phẩm: Người con gái của dòng sơng, Người tình Anh Quốc, Anada, K…; Cửu Đan (1968-), viết từ 1996, tác phẩm: Quạ đen, Người con gái phiêu bạt…; Miên Miên (1970-), viết từ năm 1986, tác phẩm: Kẹo; An Ni Bảo Bối (1972-), viết từ năm 1998, tác phẩm: Đảo tường vy, Hoa bên bờ ; Sơn Táp (1972-), viết từ năm 1999, tác phẩm: Bốn kiếp thùy liễu, Thiếu nữ đánh cờ vây, Mưu phản, Vương hậu, Hoàng đế và giai nhân…; Vệ Tuệ (1973-), viết từ năm 1995, tác phẩm: Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vệ Tuệ, Thiền của tơi, Gia đình ngọt ngào của tơi, và một số tuyển tập truyện ngắn…; Qch Tiểu Lộ (1973-), là một đạo diễn trẻ và là nhà văn triển vọng, phim ngắn của chị Con cá của anh hơm nay thế nào? đoạt giải Creteil của Pháp, tác phẩm: Phân phương 37 độ 2, Thạch thơn, Tự điển Trung – Anh cho người đang u, Tuổi xn tan thành 20 mảnh…; Trương Duyệt Nhiên (1982-), viết từ năm 1996, tác phẩm: Mèo đen không ngủ, Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Anh đào xa tít tắp, Mười u…; Xn Thụ (1983-), viết từ năm 2000, tác phẩm: Búp bê Bắc Kinh, Niềm vui dài đến nửa ngày, Hai cuộc đời, Ngẩng nhìn sao Bắc đẩu… . Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc Từ thập niên 1980 trở lại đây, văn học nữ đã đạt được nhiều thành tựu, và trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu. Nhà văn nữ hiện. phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Việt, giai đoạn từ 1990 đến nay là giai đoạn bùng nổ các tác giả nữ Trung Quốc “gây được tiếng vang mạnh mẽ nhất trong toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc. . thời gian “bùng nổ” của văn học nữ Trung Quốc với sự xuất hiện hàng loạt cây bút nữ trẻ, gọi là những “mỹ nữ viết văn . Đa số tác giả nữ trẻ hiện nay thuộc dòng văn học “linglei” (). “Linglei”,

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w