1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vài nét về nhà Lý (1010 - 1225)_ phần 1 ppt

8 359 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 141,58 KB

Nội dung

Vài nét về nhà Lý (1010-1225) Nhà Lý (1010-1225) Lý Thái Tổ 1010-1028 Lý Thái Tông 1028-1054 Lý Thánh Tông 1054-1072 Lý Nhân Tông 1072-1127 Lý Thần Tông 1127-1138 Lý Anh Tông 1138-1175 Lý Cao Tông 1176-1210 Lý Huệ Tông 1211-1225 Lý Chiêu Hoàng 1225 I. Lý Bát Đế Năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh chết, Triều đình tôn Lý Công Uẩn, một người có uy tín và thế lực trong triều lên làm vua. Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Tiên Sơn, Hà Bắc) không có cha, mẹ họ Phạm. Thời niên thiếu của Lý Công Uẩn trải qua trong môi trường Phật giáo. Năm lên ba, Lý Công Uẩn làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Vân (vì thế ông mang họ Lý). Sau đó ông lại là đệ tử của Sư Vạn Hạnh và ở hẳn trong chùa Lục Tổ (còn gọi là chùa Cổ Pháp) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Lớn lên, Lý Công Uẩn được giữ một chức nhỏ trong đội cấm quân của vua Lê Đại Hành. Ông nổi tiếng là người liêm khiết và được giới Phật giáo ủng hộ. Năm 1005, sau khi Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ mới ba ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết. Lý Công Uẩn không ngại ngần, ôm xác người vua mới mà khóc. Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh toàn thể quân túc vệ. Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009 sau một thời gian trị vì tàn bạo. Lúc bấy giờ giới Phật giáo với các vị cao tăng danh tiếng như sư Vạn Hạnh đang có uy tín trong xã hội và trong triều đình. Họ cùng quan đại thần là Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý. Nhà Lý truyền được tám đời nên sử sách thường gọi là Lý Bát Đế (không kể đời Lý Chiêu Hoàng) Lý Thái Tổ là một vị vua hiền từ, rất lo cho dân. Vua ở ngôi được 19 năm, mất vào năm 1028. Việc tang lễ chưa kịp hoàn tất thì các hoàng tử tranh nhau ngôi vua dù Lý Phật Mã đã được lập làm Thái tử từ lâu. Nhờ sự giúp sức đầy dũng mãnh của Lê Phụng Hiểu mà Lý Phật Mã được lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tông. Các hoàng tử đã từng tranh ngôi với Lý Phật Mã xin về chịu tội, với tinh thần từ bi hỉ xả của đạo Phật, nhà vua tha tội và phục chức cho họ lại như cũ. Lý Thái Tông cũng là một vị vua nhân từ. Nhà vua thường tha thuế cho dân chúng mỗi khi trong nước gặp nạn mất mùa hoặc vừa có chiến tranh. Ngay đối với kẻ làm nội loạn, nhà vua cũng dùng chữ nhân để đối xử. Như trường hợp Nùng Trí Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cao, sau khi nổi lên cát cứ, bị bắt, vua Thái Tông không những tha tội làm loạn mà còn phong tước cho nữa. Vua Lý Thái Tông làm vua được 27 năm thì mất. Lý Thánh Tông lên ngôi vào năm 1054 và cũng trong năm ấy nhà vua đặt quốc hiệu là Đại Việt. Lý Thánh Tông nổi tiếng nhân từ, yêu dân như yêu con. Nhà vua còn thương đến cả những người bị tù tội, cấp cho họ chăn chiếu để đắp, cho cơm ăn ngày hai bữa. Vì thế, dưới triều này, trong nước ít có nội loạn, cuộc sống tương đối thanh bình. Nguyên phi của vua là bà ỷ Lan, nổi tiếng giỏi việc trị nước thay vua khi vua bận đi đánh Champa. Bấy giờ, cương vực của Đại Việt có thêm phần đất Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay. Vua Thánh Tông mất vào năm 1072, Thái Tử Càn Đức, là con của vua Lý Thánh Tông cùng bà ỷ Lan, mới 7 tuổi, lên làm vua, lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Quan Thái sư là Lý Đạo Thành làm phụ chính. Đặc biệt dưới triều Lý Nhân Tông có cuộc phá Tống của Lý Thường Kiệt. Lý Nhân Tông mất năm 1127, làm vua được 56 năm. Vì vua Nhân Tông không con nên đã lập con của người em lên làm thái tử. Đó là Lý Thần Tông, lúc ấy mới có 13 tuổi. Tuy vua nhỏ tuổi nhưng các quan đại thần hết lòng giúp đỡ, nên trong nước cũng được yên ổn, ít có loạn lạc. Lý Thần Tông chỉ làm vua được mười năm thì mất. Con là Lý Anh Tông mới ba tuổi đã làm vua, được Tô Hiến Thành phụ tá đắc lực nên việc triều chính vẫn ổn định. Lý Cao Tông lên nối ngôi cha cũng chỉ có ba tuổi. Nhà Lý bắt đầu suy vong từ đây. Vào đầu triều Lý Cao Tông, Tô Hiến Thành còn làm phụ tá vài năm thì mất, triều thần vẫn còn giữ được nền nếp của các triều trước nên cũng tạm ổn. Nhưng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com khi lớn lên, Lý Cao Tông ham chơi bời, săn bắn, bê trễ việc nước lại thêm tiêu hoang phung phí, cho xây cung điện bắt dân chúng phải phục dịch. Quan lại thì nhũng nhiễu nên trong nước loạn lạc nổi lên như ong. Những cuộc nổi loạn lớn nhất và có ảnh hưởng đến ngai vàng của họ Lý là loạn Phạm Du và loạn Quách Bốc. Năm 1208, Phạm Du nổi lên làm loạn ở Nghệ An, vua sai quan phụng ngự là Phạm Bỉnh Gi đi đánh dẹp. Bỉnh Gi đánh đuổi được Phạm Du, tịch biên của cải và đốt phá cửa của Phạm Du. Phạm Du cho người về kinh đô, đem vàng bạc đút lót cho các quan lại để vu cho Bỉnh Gi tội giết người vô tội. Lý Cao Tông nghe lời, cho bắt Bỉnh Gi. Thuộc tướng của Bỉnh Gi là Quách Bốc nổi lên, tiến đánh đến tận kinh thành. Lý Cao Tông cho giết Bỉnh Gi rồi cùng gia quyến chạy trốn. Thái Tử Sam chạy đến nương náu tại nhà Trần Lý, trưởng họ một gia đình đánh cá giàu có và có thế lực ở làng Tức Mặc, tỉnh Nam Định. Tại đây, thái tử Sam thấy con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung xinh đẹp nên cưới làm vợ. Gia đình họ Trần đem của cải ra mộ quân dẹp loạn và hộ tống được nhà vua về Thăng Long. Về kinh được một năm thì vua mất, thái tử Sam lên nối ngôi, đó là Lý Huệ Tông, Trần Thị Dung làm hoàng hậu. Từ đấy họ Trần uy thế nhất triều, hai người anh của hoàng hậu là Trần Thừa và Trần Tự Khánh cùng người em họ là Trần Thủ Độ giữ các chức vụ chủ chốt trong triều. Trần Thừa làm Nội thị phán thủ, Trần Tự Khánh làm Phụ chính, Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Quyền hành ở trong triều nằm cả trong tay của Trần Tự Khánh, khi Trần Tự Khánh chết rồi thì Trần Thủ Độ nắm quyền. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Lý Huệ Tông không có con trai, chỉ có hai người con gái cùng Trần Thị Dung. Công chúa Thuận Thiên, gả cho Trần Liễu, con trưởng của Trần Thừa. Người con gái thứ hai là Chiêu Thánh, rất được Lý Huệ Tông yêu mến và lập làm Thái tử. Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh và vào ở trong chùa Chân Giáo. Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ độ, Lý Chiêu Hoàng lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh làm chồng và sau đó nhường ngôi cho Trần Cảnh, triều Lý chấm dứt, triều Trần thay thế. Một cuộc đảo chánh không đổ máu đã thành công. II. Chính quyền Nhà Lý Sau khi lên làm vua, Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp nên cho dời đô về Đại La (1010) và đổi tên Đại La thành Thăng Long (Hà Nội). Thăng Long bấy giờ nằm vào vị trí trung tâm của đất nước, là nơi hội tụ của đường bộ, đường sông. Theo quan niệm của người xưa, Thăng Long có "được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc; tiện hình thế núi rừng sau trước Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" (Chiếu dời đô). Thời nhà Lý, các hoàng tử đều được nhà vua phong tước vương và đều có bổn phận đi đánh dẹp các cuộc nội loạn, nên ai cũng giỏi việc quân sự. Các công chúa thì được phân công trông coi việc trưng thu các thứ thuế. Số hậu phi và cung nữ được định rõ ràng dưới triều vua Lý Thánh Tông: hoàng hậu và phi 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc kỹ 100 người. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Cơ cấu hành chính trong nước được vua Lý Thái Tổ cải tổ. Toàn quốc được chia ra làm 24 lộ, phủ do quan lại cai trị. Dưới lộ, phủ là huyện và hương. Làng xã tự bầu người quản lý và có bổn phận đóng thuế cho Nhà nước. Bộ luật đầu tiên của nước ta được viết ra dưới triều Lý Thái Tông (1042). Đó là bộ Hình thư, nhưng hiện nay văn bản của bộ luật này đã thất truyền. Các sách sử chỉ ghi lại rằng nhà vua định các bậc hình phạt, các cách tra hỏi và cho phép những người già hoặc vị thành niên được lấy tiền mà chuộc tội khi phạm phải tội nặng. Có điều lệ cấm không cho mua bán hoàng nam (tức là đàn ông từ 18 tuổi trở lên) làm nô tì và cấm mổ trâu bò ăn thịt Thuế được định ra sáu loại: Thuế ruộng, đầm, ao Thuế đất trồng dâu và bãi phù sa Thuế sản vật ở núi Thuế mắm muối đi qua ải quan Thuế sản vật quý như sừng tê, ngà voi hương trầm Thuế tre, gỗ, hoa, quả. Quân đội nhà Lý được tổ chức có quy mô. Dưới đời Lý Thánh Tông, tổ chức quân đội được chia làm bốn lộ là tả, hữu, tiền, hậu. Tất cả gồm có 100 đội, mỗi đội có lính kỵ và lính bắn đá. Binh pháp nhà Lý rất nổi tiếng, nhà Tống bên Trung Hoa đã từng bắt chước, áp dụng binh pháp này cho quân đội của mình. Đến thời Lý Thần Tông có một ít thay đổi trong cơ chế quân đội. Quân lính được sáu tháng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com một lần đổi phiên nhau về làm ruộng. Nhờ thế, nhân lực cho nền nông nghiệp vẫn được bảo đảm. III. Phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp Đại bộ phận ruộng đất trong nước là ruộng đất của công xã. Công xã có được uy quyền tự trị rộng rãi. Ruộng đất của công xã nào là do công xã ấy quản lý. Tuy thế, nhà vua vẫn có quyền sở hữu tối cao tên ruộng đất, nên nông dân cày ruộng công xã vẫn phải nộp tô thuế, lao dịch và đi lính cho nhà vua. Mức thuế được định là 100 thăng mỗi mẫu. Ngoài ra còn có ruộng cấp cho quý tộc quan lại có công và được gọi là thác đao điền (ruộng ném đao, từ sự tích Lê Phụng Hiểu). Từ đó hình thành thái ấp của một số quý tộc và quan lại cao cấp. Nông dân trong thái ấp không có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước mà chỉ đóng cho chủ thái ấp. Chủ thái ấp đóng thuế cho nhà nước tương đương với mức thuế của ruộng đất công xã. Nhà nước có ruộng riêng của nhà nước gọi là ruộng quốc khố, người cày ruộng là tù binh hay phạm nhân. Tô thuế ruộng quốc khố nặng hơn so với các loại ruộng trên. Nhà Lý coi trọng nghề nông và đề ra nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Sức lao động và sức kéo được bảo vệ. Quân lính thay phiên nhau làm ruộng, những người đi phiêu bạt được trở về quê hương nhận ruộng cày cấy. Trâu bò được bảo vệ. Không những việc trộm trâu bị trừng phạt nặng mà ngay cả việc giết trâu sở hữu của mình cũng bị ngăn cấm. Nhà nước quy định cứ ba nhà hợp Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thành một "bảo" để kiểm soát lẫn nhau và cùng liên đới chịu trách nhiệm về tội giết trâu bò. Vấn đề thủy lợi được tiến hành với qui mô lớn. Đê Cơ Xá được đắp vào triều Lý Nhân Tông đã giúp chống được lụt của sông Hồng. Nông nghiệp dưới thời nhà Lý nhờ vậy đã được phát triển và nuôi được dân chúng. 2. Thủ công nghiệp Nghề dệt đã phát triển đáng kể, sản xuất đủ loại từ gấm đoạn, lụa cho đến vải sợi. Năm 1040, Lý Thái Tông quyết định dùng gấm vóc trong nước để may lễ phục cho vua quan mà không phải mua gấm vóc của nước ngoài nữa. Nghề gốm tiến một bước khá dài và đạt được trình độ cao về sản xuất cũng như về nghệ thuật. Ngói gạch được sản xuất đầy đủ để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa cùng lâu đài, cung điện. Có loại ngói tráng men, ngói bằng sứ trắng, gạch cỡ lớn có trang trí hoa văn và có khắc niên hiệu nhà Lý. Các đồ dùng bằng sành sứ được chế tạo tinh xảo với các lớp men nâu, men ngọc, men trắng ngà cùng những hoa văn trang nhã hoặc khắc chìm, nổi rất công phu. Nghề khắc bản in đã xuất hiện, chủ yếu dùng để in các kinh Phật. Giao thông và buôn bán cũng được phát triển. Các con đường giao thông thủy bộ được mở mang. Từ Thăng Long có những con đường thủy đi đến tận biên giới phía Bắc và phía Nam. Dọc các đường bộ quan trọng có nhà trạm và các ụ đất cắm biển gỗ ở trên để chỉ phương hướng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . Vài nét về nhà Lý (10 1 0- 12 25) Nhà Lý (10 1 0- 12 25) Lý Thái Tổ 10 1 0 -1 028 Lý Thái Tông 10 2 8 -1 054 Lý Thánh Tông 10 5 4 -1 072 Lý Nhân Tông 10 7 2 -1 127 Lý Thần Tông 11 2 7 -1 138 Lý Anh Tông 11 3 8 -1 175. 11 2 7 -1 138 Lý Anh Tông 11 3 8 -1 175 Lý Cao Tông 11 7 6 -1 210 Lý Huệ Tông 12 1 1- 1 225 Lý Chiêu Hoàng 12 25 I. Lý Bát Đế Năm 10 09, sau khi Lê Long Đĩnh chết, Triều đình tôn Lý Công Uẩn, một người. đưa Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý. Nhà Lý truyền được tám đời nên sử sách thường gọi là Lý Bát Đế (không kể đời Lý Chiêu Hoàng) Lý

Ngày đăng: 23/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN