Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hoá thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau.. hiện tượng này là sự ra đờ
Trang 1Sự hình thành Nhà nước đầu tiên
– Nhà nước Văn Lang
2 Sự phân hóa xã hội
Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hoá xã hội đã xuất hiện nhưng chưa đáng kể Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà (Phú Thọ) có 2
mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và
24 hiện vật, phổ biến là số mộ có từ 3 đến 13 hiện vật Đồ tuỳ táng
giống nhau gồm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm Như vậy là, ở giai
đoạn đầu thời Hùng Vương, quan hệ cộng đồng nguyên thuỷ mới bước vào quá trình tan rã
Từ giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng rõ nét hơn Ở khu mộ táng Làng Cải (Việt Trì, Phú Thọ) thuộc giai đoạn Đông Sơn có 307 mộ táng thì số mộ nghèo không có hiện vật tuỳ táng chiếm tới 84,1% Số mộ có từ 1 đến 2 hiện vật chiếm 10,1% Số mộ có từ 11 đến 15 hiện vật chiếm 11,8% Số mộ có từ 16 hiện vật trở lên chiếm 1% Ngôi mộ có số hiện vật nhiều nhất là 23
trong đó có 15 giáo, 1 dao găm, 2 rìu, 1 thuổng, 1 thạp, 1 vò gốm, 1 bộ khoá thắt lưng có tượng rùa Di tích mộ táng Làng Cả cho thấy sự phân hóa xã hội ở đây khá rõ rệt Người nghèo chiếm đa số trong xã hội Tại
Trang 2khu mộ Thiệu Dương (Thanh Hoá) có 115 mộ thuộc giai đoạn Đông Sơn thì 2 mộ không có hiện vật chôn theo, 53 mộ chỉ có đồ gốm, 20 mộ có
từ 5 đến 20 hiện vật 4 mộ có trên 20 hiện vật, đặc biệt ở một mộ, số hiện vật lên tới 36 Trong số 5 mộ hình thuyền ở Việt Khê (Hải Phòng)
có 4 mộ không có hiện vật, 1 mộ có 107 hiện vật trong đó có 93 hiện vật bằng đồng (bao gồm công cụ sản xuất, nhạc khí,đồ đùng quý giá, vũ khí) Cũng có một số khu mộ lại không thấy có hiện tượng khác nhau về hiện vật Theo một số tài liệu thống kê 714 mộ thuộc niên đại Đông Sơn của 5 khu mộ táng nổi tiếng là Đông Sơn (102 mộ), Vinh Quang (51), LàngVạc (226), Làng Cả (219), Thiệu Dương (116 mộ) thì số ngôi mộ nghèo (không có hay chỉ có một ít đồ gốm và đồ trang sức bằng đá đơn giản) chiếm phần lớn (51,9%) Những ngôi mộ ở mức trung bình, có một số đồ gốm, có thêm một ít công cụ và vũ khí bằng đồng, hoặc có thêm công cụ sắt chiếm 41,4% Những ngôi mộ giàu có, chôn theo
nhiều đồ đồng, đồ sắt, những đồ sang trọng chỉ phiếm một tỷ lệ nhỏ (6,5%)
Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hoá thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau Sự phân hoá đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét hơn qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn Tuy nhiên, sự phân hoá xã hội bấy giờ chưa sâu sắc
Sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội Gắn liền với
Trang 3hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ, gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:
- Quý tộc: gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh
bộ lạc và những người giàu có khác.Tầng lớp bình dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu
- Nô tỳ: tầng lớp thấp nhất, phải phục vụ quý tộc
Như vậy, đã hình thành tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ (làng
xã về sau) Những tiền đề đầu tiên, cần thiết cho sự hình thành nhà nước thời HùngVương vào giai đoạn Đông Sơn đã xuất hiện Sự ra đời của công xã nông thôn do yêu cầu tự vệ chống các mối đe doạ từ bên ngoài, yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình hình thành nhà nước, đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn Đông Sơn (thế kỷ VII-VI trước CN)
Các công xã thị tộc tan rã, làng xóm định cư (công xã nông thôn) xuất hiện Dựa vào các di tích khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, ta thấy địa bàn cư trú của cư dân bấy giờ đã mở rộng dần từ vùng rừng núi xuống đồng bằng,ven biển, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven các con sông lớn ở Bắc Bộ, bắc Trung Bộ Các khu vực cư trú
thường khá rộng, từ hàng ngàn mét vuông đến một vài vạn mét vuông Tầng văn hoá cũng khá dày, nhất là giai đoạn Đông Sơn Những khu vực
Trang 4cư trú đó là những xóm làng định cư, trong đó có nhiều dòng họ khác nhau chung sống và có một dòng họ chính, thường gọi là kẻ, chiềng, chạ Mỗi xóm làng có một số gia đình theo chế độ gia đình phụ hệ,
nhưng người phụ nữ vẫn có vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, được mọi người coi trọng Trong xóm làng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên cạnh quan hệ láng giềng (địa lý)
3 Nhà nước Văn Lang ra đời
Vào thời kỳ Đông Sơn, do những yêu cầu về thuỷ lợi và tự vệ chống ngoại xâm, các bộ lạc sống rải rác ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự
nguyện liên minh với nhau Bộ lạc Lạc Việt là hạt nhân của liên minh đó Phạm vi phân bố của văn hoá Đông Sơn cũng phù hợp với cương vực của nước Văn Lang thời Hùng Vương Trong phạm vi cương vực đó có
15 bộ lạc có mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống, phong hoá chung
Và như vậy, từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thuỷ bộ lạc đã hình thành các đơn vị (bộ) của một quốc gia sơ khai cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội
- Nhà nước Văn Lang
Thư tịch cổ chép lại các truyền thuyết về nước Văn Lang là nhà nước sơ khai ở nước ta, đứng đầu là vua, gọi là Hùng Vương Hùng Vương là
Trang 5người chỉ huy quân sự đồng thời chủ trì các nghi lễ tôn giáo Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các"bộ" Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc) Lạc
tướng (trước đó là tù trưởng) còn gọi là phụ đạo, bộ tướng Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chiềng, chạ) Đứng đầu
kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn, mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng
Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều chỉnh xã hội Sách "Hậu Hán thư" viết: luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều Cũng
có thể "luật Việt" mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn) Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu
là Văn Lang do vua Hùng đặt
Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các
bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang Việt Vương Câu Tiễn (505-462 trước CN) cho người đến dụ hàng
Trang 6nhưng Hùng Vương không theo Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm
ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI trước CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt)
Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc