Ghi phổ quang học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất vật liệu quan xúc tác TiO2 MoS2 Au ứng dụng trong phản ứng tách nước (Trang 43 - 44)

Nghiên cứu phổ hấp thụ UV/VIS là phương pháp nghiên cứu tính chất quang của vật liệu dựa trên phổ hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại (Ultraviolet – UV), vùng khả kiến (Visible – VIS) và vùng gần hồng ngoại (Near Infrared – NIR) của các chất. Việc xác định phổ hấp thụ UV/VIS dựa trên nguyên tắc các chất có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng cực đại tại bước sóng xác định tương ứng với cấu trúc đặc trưng của từng chất. Khả năng hấp thụ chọn lọc bước sóng ánh sáng là cơ sở của việc nghiên cứu định tính cấu trúc của vật liệu. Ngoài ra, mức độ hấp thụ năng lượng ánh sáng cũng phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch các chất và đó cũng là cơ sở của phép đo định lượng trong nghiên cứu phổ hấp thụ UV-Vis.

Tia sáng từ nguồn sáng (có bước sóng trải từ vùng tử ngoại đến vùng gần hồng ngoại) sau khi đi qua các gương phản xạ đi tới bộ phận tán sắc (cách tử hoặc lăng kính). Tại đây tia sáng bị phân tách ra thành các tia sáng đơn sắc. Tia sáng từ nguồn sáng đơn sắc được tách ra thành hai tia có cường độ như nhau (I0). Tia thứ

40

nhất đi tới vật nền (cuvet chuẩn), sau khi đi qua cường độ giảm còn IR, tia thứ hai đi qua mẫu cần xác định phổ hấp thụ (cuvet cần đo), sau khi đi qua cường độ giảm còn IS. So sánh cường độ tia sáng I0, IS và IR sẽ xác định được độ hấp thụ của mẫu. Hình dưới đây trình bày sơ đồ nguyên lý của hệ tạo tia đơn sắc dùng lăng kính. Nếu chỉ có một đầu thu thì cần sử dụng khe hẹp để chọn lựa một bước sóng nhất định. Trong trường hợp hệ thu là một dãy ma trận các đầu thu thì không cần sử dụng khe hẹp.

Hình 2. 5: Sơ đồ nguyên lý hệ tán sắc sử dụng lăng kính

Thông thường phép đo phổ hấp thụ được tiến hành với một vùng phổ rộng với bước sóng có thể thay đổi liên tục. Các nguồn sáng hay dùng trong đo phổ hấp thụ là đèn Wolfram–Halogen cho phổ liên tục trong miền khả kiến và hồng ngoại gần. Trong các phép đo của chúng tôi phổ hấp thụ được đo trong dải từ tử ngoại đến vùng hồng ngoại gần (300 – 1100 nm).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất vật liệu quan xúc tác TiO2 MoS2 Au ứng dụng trong phản ứng tách nước (Trang 43 - 44)