Ảnh hưởng của kích thước hạt đến hiệu ứng hấp thụ công hưởng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất vật liệu quan xúc tác TiO2 MoS2 Au ứng dụng trong phản ứng tách nước (Trang 53 - 54)

plasmonic của hệ vật liệu nano Au.

Để khảo sát tính chất cộng hưởng plasmonic của màng vàng, chúng tôi thực hiện phép đo phổ hấp thụ với ánh sáng uv-vis từ 300 – 800nm. Hình 3.3 thể hiện phổ hấp thụ của các màng nano Au trên đế thủy tinh và thủy tinh FTO với các chiều dày khác nhau. Qua hình trên ta có thể nhận thấy tất cả các mẫu đều cho thấy sự hấp thụ cộng hưởng plasmonic đặc trưng của màng vàng. Tuy nhiên, khi độ dày màng tăng tương ứng là kích thước của các hạt nano Au tăng lên thì đỉnh phổ hấp thụ trở lên rộng hơn và có sự chuyển dịch đỏ của đỉnh phổ. Ở trên đế thủy tinh khi độ dày của màng tăng từ 3nm đến 10nm thì đỉnh phổ cộng hưởng cũng dịch

50

chuyển từ 540nm đến 584nm. Cũng tương tự như vậy trên đế thủy tinh FTO đỉnh phổ hấp thụ cộng hưởng cũng chuyển từ 560 nm đến 580 nm. Điều này là do sự ảnh hưởng lớn của kích thước đến hiệu ứng cộng hưởng plasmonic. Như đã trình bày ở trên, kích thước hạt tăng khi độ dày của màng tăng. Ngoài ra có thể thấy phổ hấp thụ cộng hưởng của các màng Au trên đế thủy tinh FTO có độ rộng phổ lớn hơn so với các màng trên đế thủy tinh. Điều này là do đế thủy tinh phẳng hơn so với đế thủy tinh FTO như trên hình ảnh SEM bề mặt do vậy phân bố kích thước hạt trên đế thủy tinh hẹp hơn hay các hạt đồng đều hơn.

Hình 3. 3: Phổ hấp thụ vùng ánh sáng khả kiến của màng Au với chiều dày lớp Au khác nhau trên đế thủy tinh (a) và trên đế thủy tinh FTO (b)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất vật liệu quan xúc tác TiO2 MoS2 Au ứng dụng trong phản ứng tách nước (Trang 53 - 54)