Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p7 pps

10 210 0
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p7 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đầu tiên chúng ta cần biết khái niệm khu vực rộng lớn hơn khái niệm nhóm ngành kinh doanh. Ví dụ khu vực tiêu dùng bao gồm một số ngành kinh doanh như bán lẻ, xe ô tô, trang thiết bị gia đình. Phần lớn các cổ phiếu riêng lẻ, những loại cổ phiếu thực sự là người dẫn đường của thị trường cũng đều thuộc những nhóm ngành kinh doanh hàng đầu tại thời điểm đó. Những nhóm ngành đang được thị trường quan tâm nhất, cũng là những nhóm ngành kinh tế phát triển nhất, những công ty nằm trong những nhóm ngành đang phát triển có một cơ hội tăng trưởng lớn hơn so với những ngành đã phát triển và bão hoà. Một công ty đang là người dẫn đường của thị trường sẽ có ít nhất một công ty khác trong nhóm ngành cũng chỉ ra một sức mạnh tương tự. Không thể có một nhóm ngành phát triển mà chỉ chứa đựng trong nó một công ty phát triển. Trong những năm gần đây khi Microsoft nổi lên như một công ty kiệt xuất, PeopleSoft cũng rất phát triển công nghiệp phần mềm, khi Dell phát triển nhanh chóng thành một công ty hàng đầu, Compaq cũng vậy phần cứng máy tính, khi Hom Depot kinh doanh thành công điều tương tự cũng xảy ra với Wal-Mart và The Gap bán lẻ. Cùng trong khoảng thời gian ấy khi Schering-plough và Bristol Myers Squibb gia nhập vào những loại cổ phiếu ăn khách thì Warner Lambert và Pfizer cũng thế, tất cả chúng đều là những công ty dược phẩm. Rõ ràng cổ phiếu có khuynh hướng dịch chuyển theo từng nhóm. Như vậy trước khi chọn một loại cổ phiếu tốt nhất nên thấy một loại cổ phiếu khác cùng nhóm cũng chỉ ra được một sức mạnh đáng kể. Ngoài sự chú ý đúng mức tới những ngành công nghiệp riêng biệt mạnh nhất trên thị trường tại những khoảng thời gian đặc biệt, còn có một khu vực sẽ di chuyển mà bạn nên học cách phát hiện đó là những tổ chức lớn đầu tư chủ yếu vào những công ty lớn big-cap companies, những công ty có thị vốn lớn và khối lượng cổ phiếu nhiều hay thay đổi đầu tư vào những công ty nhỏ hơn small-cap companies, những công ty có thị vốn và khối lượng cổ phiếu nhỏ, thường dưới $1 tỷ. Cuối năm 1997 thị trường di chuyển sự quan tâm của nó từ những công ty nhỏ tới những công ty lớn có tính thanh khoản cao hơn. Với khối lượng cổ phiếu khổng lồ của những công ty này thông tin sẽ đầy đủ và chính xác hơn, vị thế mua và bán của cá nhân được hoán chuyển một cách đơn giản, bạn có thể đầu tư hoặc rút ra khỏi thị trường một cách dễ dàng. Các quỹ đầu tư lớn thường ít quan tâm tới những công ty có mức vốn nhỏ, do việc mua và bán của họ với số đô la lớn có thể ảnh hưởng mạnh tới giá cả và làm sụt giảm lợi nhuận của họ. Sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho những con người nhanh nhẹn biết đầu tư vào những nơi dòng tiền sẽ chảy tới. Tóm lại khi bạn đã tìm thấy một loại cổ phiếu phù hợp với các tiêu chuẩn về thước đo cơ bản như sự phát triển doanh số, lợi nhuận, khả năng sinh lời, và bạn cũng tìm ra được đây là một thời điểm thích hợp về mặt kỹ thuật, hãy kiểm tra sức mạnh của cả nhóm ngành kinh doanh mà nó tham dự, đồng thời xem xét xu hướng dòng chảy tiền mặt của thị trường. Trong cuộc sống, sự nghiệp, hôn nhân, chúng ta luôn tìm kiếm những thứ tốt nhất, hoàn hảo nhất trong những cái tương đối tốt còn lại. Chứng khoán cũng thế thôi! Hãy chọn lựa những nhóm ngành có chỉ số sức mạnh tương đối cao. Bạn luôn muốn chọn những nhóm ngành kinh doanh phát triển nhất. Không phải khi một ngành kinh doanh phát triển là tất cả các nhóm nhỏ trong ngành đều phát triển, có lẽ trong ngành công nghiệp máy tính, phần dịch vụ thì đang rất phát triển trong khi phần đồ thị thì lại chậm hơn. Chúng ta luôn luôn chọn những nhóm tốt nhất trong một ngành kinh doanh. Tại thị trường chứng khoán Mỹ, chúng được chia ra làm 197 nhóm kinh doanh với các mức sức mạnh tương đối được sắp từ A tới E với A là mức cao nhất. Và chúng ta cũng nên biết trong quan niệm đầu tư hiện đại phong cách "mua thấp bán cao" đã được thay thế bằng "mua cao để bán cao hơn". Chính vì vậy các loại cổ phiếu loại A rất được ưa chuộng trong khi các nhà tư vấn thường khuyên chúng ta nên tránh xa các loại cổ phiếu loại E. Trong lịch sử các nhóm kinh doanh về dược phẩm và y học, máy tính, công nghệ phần mềm, kỹ thuật giao thông, bán lẻ các mặt hàng đặc biệt, giải trí đã cung cấp cho thị trường những công ty thành công lớn với những lợi nhuận cổ phiếu khổng lồ và chúng đều có chỉ số sức mạnh tương đối ở hạng A tại thời điểm phát triển ấy. Đồng thời thường xuyên kiểm tra mục "52-week Highs & Lows", chúng sẽ cho bạn biết những khu vực có nhiều loại cổ phiếu đang hoạt động tốt nhất, trong một thị trường rõ ràng, với một số đông các loại cổ phiếu cùng đạt những mức giá cao mới, năm hay sáu khu vực hàng đầu sẽ là những nơi bạn sẽ gửi gắm những cổ phiếu của mình. Việc phát hiện ra những nhóm ngành đang dẫn đầu trong danh sách này rất quan trọng. Chúng sẽ giúp cải thiện rất đáng kể kết quá đầu tư của bạn. Nhóm ngành bán lẻ bất chợt leo lên phần đầu danh sách này vào đầu năm 1998, lần đầu tiên trong nhiều năm và gặt hái được một số thành công nhất định. Bất cứ vào thời điểm nào bạn có khoảng mười ba hay mười bốn cổ phiếu trong một nhóm ngành cùng phá vỡ mức giá cao cũ trong 52 tuần thì bạn đều không nên bỏ lỡ cơ hội này. Một điều quan trọng khác cần biết những ngành mới phát triển, kỹ thuật cao thường tương đối dao động hơn thị trường, do đó có thể nó sẽ phải chịu rủi ro cao hơn bình thường và cũng có thể có những kết quả tốt hơn thị trường. Trong khi những ngành công nghiệp đã trải qua một thời gian phát triển như sản xuất ô tô, hàng không, giấy, thép thường ít biến động giá cả hơn. Và thông thường chúng chỉ làm những cuộc chạy ngắn ngủi khi tăng giá. Đồng thời chúng ta cũng cần theo dõi thị trường để nhanh chóng nhận ra rằng việc lên hay xuống giá của một nhóm kinh doanh là do tình hình kinh doanh của cả nhóm ngành hay đơn giản chỉ là sự thay đổi của một vài công ty. Do cách tính có tính đến quy mô của công ty hãy thận trọng với các biến động của từng nhóm ngành, có thể sự xuống giá của một công ty lớn như Microsoft sẽ ảnh hưởng đến giá cả của ngành công nghiệp phần mềm trong khi các công ty khá vẫn chưa có thay đổi gì đáng kể. Lo chăng khi giá chứng khoán xuống? Câu trả lời là không. Tôi xin giải trình. Thứ nhất, thị trường chứng khoán TTCK của ta chưa là một cơ cấu, giống như răng với môi, để khi giá chứng khoán xuống nó sẽ tác động lên các công ty phát hành, và vì họ mà nền kinh tế bị xấu đi. Từ trước đến giờ sự lên giá của chứng khoán không phản ánh hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết thì nay nó xuống cũng chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Hai cái này đáng lẽ ra phải giống như "môi hở răng lạnh", nên được gọi là cơ cấu. Khi nói đến giá cả cửa chứng khoán, người có trách nhiệm quản lý nhìn nó theo cơ cấu. Giá xuống chỉ tạo nên lo âu khi do cơ cấu mà ra vì nó sẽ lâu dài, còn nếu do tâm lý thì không ngại vì nó ngắn và không tạo ra một sự tai hại cho nền kinh tế. Điều này giống như trong nhà của bạn có một hệ thống bơm nước mà nước rò rỉ từ một vết nứt của đoạn ống ngoài cùng chứ không phải từ một chỗ rạn của máy bơm, dẫu cả hai cùng là nước rò rỉ cả. Để lập luận, xin nêu lại rằng cơ cấu của TTCK là: i nơi huy động vốn của công ty khi họ có những dự án kinh doanh sinh lợi và thường làm ăn lời lãi; ii công ty báo cáo đầy đủ và kịp thời cho người đầu tư; iii người đầu tư biết là có rủi ro khi mua chứng khoản và bỏ tiền ra dựa theo sự đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty; và iv chính quyền canh chừng công ty trong việc họ thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư. Khi những yếu tố này tương tác với nhau thì chúng tạo thành cơ cấu cho TTCK. Ta thiếu những yếu tố này nên chưa có một cơ cấu để giá chứng khoán tác động theo kiểu "môi hở răng lạnh". Nếu ta nhớ lại, các công ty niêm yết đầu tiên là do được khuyến khích chứ không phải vì họ cần thêm vốn. Các công ty tham gia sau là vì muốn tên tuổi mình được biết đến nhiều hơn là cần vốn. Vậy yếu tố i ở trên không có. Ở các nước khác, công ty quảng bá mình bằng thương hiệu chứ không bằng TTCK vì nơi này kiểm soát họ kỹ lắm. Ở ta mà dám quảng cáo kiểu kia là vì người đầu tư chưa kiểm soát nơi họ giao tiền. Vậy yếu tố iii không có. Điều này làm cho yếu tố ii trở thành tùy tiện. Giá chứng khoán đã lên vùn vụt một thời là vì trước khi niêm yết công ty đã bán gần hết chứng khoán trong thời kỳ cổ phần hoá rồi. Số chứng khoán bán ra thì ít mà số muốn mua vào nhiều nên giá tăng. Giá kia là giá tâm lý, tức là dựa trên sự ưa chuộng, sự nghe theo; chứ không phải trên giá trị của chứng khoán, tức là hiệu quả kinh doanh của công ty. Người đầu tư chen nhau mua từ tờ mờ sáng ở các công ty chứng khoán, chẳng xem xét gì đến công ty phát hành. Thậm chí vào thời kỳ đầu, các công ty phát hành chỉ nộp bản cáo bạch lên cho cơ quan thẩm quyền CQTQ trong quá trình xin niêm yết mà chẳng đoái hoài là bao đến nhà đầu tư khi phát hành. Ít người mua chứng khoán đi tìm bản cáo bạch, mà tìm cũng không ra. Khi giá lên cơn sốt thì CQTQ không còn canh chừng mà đã can thiệp. Và để biện minh việc phải can thiệp thì hồi đầu đã tuyên bố là thị trường có đầu cơ. Giá cả chứng khoán từ đó do CQTQ ấn định để các nhà đầu tư mua đi bán lại với nhau. Cho chắc ăn cơ quan này còn định ra số lượng chứng khoán được mua bán mỗi lần. Y như chế độ tem phiếu cho nhu yếu phẩm ngày xưa vậy. Từ một món hàng của niềm tin do công ty phát hành đưa ra, chứng khoán ở ta biến thành hộp sữa. Do cách quản lý "hộp sữa", các công ty niêm yết đã không còn can dự vào giá chứng khoán của họ nữa. Họ vô can, CQTQ định giá món hàng và để đề phòng giá thay đổi thì đã nói đến quỹ hỗ trợ chứng khoán y như cho hàng hoá xuất khẩu vậy. Tuỳ theo sự tiên đoán về các biện pháp của CQTQ mà nhà đầu tư mua vào hay bán chứng khoán ra. Sốt hay lạnh của giá chứng khoán trước kia là như thế. Từ ít lâu nay CQTQ ít can thiệp hơn, số công ty phát hành tăng thêm, hàng có nhiều hơn và do đó giá xuống. Nhiều nhà đầu tư đã mua với giá cao trước kia nay thấy tiền của mình mất đi từng ngày thì phải bán. Càng nhiều người bán thì giá càng xuống. Công ty phát hành vẫn vô tư vì số cổ phiếu họ đã bán cho công chúng trên TTCK không nhiều. Nếu có tốn kém về việc này thì họ có thể an ủi rằng chi phí quảng cáo có khi còn cao hơn. Người đầu tư bây giờ bán đi thì trách móc là công ty coi thường mình. Không ạ họ vẫn vậy! Thứ hai, dù giá có xuống thì các công ty phát hành cũng không phải chịu một mối đe doạ nào từ bên ngoài. Trong tổng số cổ đông của các công ty niêm yết thì số nắm chặt chứng khoán chiếm đa số. Họ là "đa số thầm lặng". Chỉ có khoảng vài ngàn người giao dịch trên TTCK để kiếm chênh lệch. Bao lâu "đa số thầm lặng" vẫn nắm chắc cổ phiếu thì già chứng khoán của công ty liên quan sẽ xuống chậm, chưa kể đến biên độ giá đã được ấn định. Chỉ khi nào giá trên thị trường xuống đến mức xấp xỉ giá bán lúc phát hành lần đầu thì bấy giờ các công ty phát hành mới bị ảnh hưởng. Họ phải xem lại hiệu quả kinh doanh của mình. Môi hở rồi, răng sắp lạnh đấy. Ở các nước khác khi giá chứng khoán của một công ty xuống nhiều thì có những người gọi là "săn mồi" predator - là những tài phiệt – đi vay tiền để mua chứng khoán của công ty ấy ngay. Nếu người sau nắm khoảng 30% vốn thì theo bản điều lệ công ty họ sẽ tổ chức đại hội cổ đông, vào nắm hội đồng quản trị và thay đổi ban giám đốc, tức là công ty kia bị rơi vào tay người khác và có khi bị "xả thịt". Tay săn mồi có thể đi vay tiền nữa để mua chứng khoán của các cổ đông còn lại với giá đang xuống trên thị trường, và những người này sẵn sàng bán vì không biết ban giám đốc mới ra sao. Chuyện mua này có thể diễn ra trước hay sau khi mở đại hội cổ đông. Khi chiếm đa số phiếu bầu, người chủ mới rút công ty ra khỏi TTCK. Họ đổi nó từ một đơn vị huy động vốn từ công chúng thành huy động riêng tư; sau đó họ bèn chia công ty theo các bộ phận, cái nào bán được giá, cái lỗ và bán từng bộ phận đi. Trả nợ vay, lấy lời đậm. Y như người đồ tể mỗ con lợn chạy dịch bán nó vậy. Công ty một thời oanh liệt nay nát tan. Tất nhiên trước nguy cơ đó ban giám đốc hiện thời cũng có cách đối phó. Thành ra có cách vay tiền để mua công ty leveraged buyout - hay LBO của tài phiệt và có cách đối phó của ban giám đốc hiện thời gọi là người quản lý mua lại management buyout - hay MBO. Ở ta chắc chắn chuyện LBO không xảy ra vì không có ai là tài phiệt, thị trường tiền tệ không có khả năng tài trợ, và chính quyền sẽ không cho phép. Vì thế, công ty có chứng khoán xuống giá sẽ chẳng bị trầy trụa gì. Chúng ta thường nghe nói TTCK sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty; ở ta chưa hoàn toàn có việc đó. Giá chứng khoán xuống mãi, không ai còn tiền mua vào sẽ làm thị trường tài chính sụp đổ. Tiền bạc cho đầu tư lâu dài bị thiếu. Nhiều người giàu mất tiền. Nhiều cơ sở xã hội mất tài trợ. Mối nguy là thế. Ở ta, kinh tế phát triển đều đều mỗi năm, chính trị ổn định, giá cả chứng khoán có lên hay xuống như hiện nay chưa ảnh hưởng đến nền kinh tế. Không lo là vì vậy. Còn buồn thì có và cho những nhà đầu tư mà bây giờ có người phải học lại bài học ngàn xưa "chọn mặt gửi vàng". Như là nhân tố chính của TTCK, họ sẽ tác động lên công ty niêm yết, nơi đây tác động lại vào CQTQ, từ từ ta có TTCK đúng nghĩa. Người đầu tư đang trả giá cho sự hình thành TTCK thật sự. TTCK suy giảm: Xin đừng đổ lỗi cho các nhà đầu tư Tiến sỹ Vũ Bằng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN, cho rằng Giá trị nội tại của các doanh nghiệp niêm yết hiện tại tương đương với giá trên thị trường. Một số cổ phiếu có mức giá tương đối hấp dẫn để có thể đầu tư mua vào. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 24/9 tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số chứng khoán VN-Index đã giảm xuống còn 179,93 điểm. Đây là mức thấp nhất của VN-Index trong vòng 18 tháng qua. Giải thích về sự sụt giảm trên, ông Vũ Bằng cho rằng, nguyên nhân khiến giá chứng khoán giảm trong thời gian qua là do tâm lý của nhà đầu tư. Nhưng nhiều nhà đầu tư cho rằng, cũng như mối quan hệ giữa 2 phạm trù vật chất và ý thức, tâm lý của nhà đầu tư là cái hình thành sau và chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có các chính sách của UBCKNN đối với thị trường. Việc giảm giá cổ phiếu trong thời gian qua là do các nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, mà cụ thể ở đây là việc không minh bạch trong việc công bố thông tin của các công ty niêm yết và của bản thân cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Kinh doanh chưa có hiệu quả Theo thống kê của UBCKNN, trong 4 phiên đầu tháng 9, giá trị giao dịch bình quân của toàn thị trường chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng/phiên, giảm 55,81% so với tuần giao dịch trước đó, riêng phiên thứ 370, tổng giá trị giao dịch trên sàn chỉ đạt 1,912 tỷ đồng. Trong khi đó, 2 năm qua, giá trị giao dịch chứng khoán bình quân lên tới khoảng 5,2 tỷ đồng/phiên. Cùng với tình trạng giá trị giao dịch giảm, hiện tượng nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường đang có xu hướng gia tăng. Đây là hiện tượng đã từng xảy ra trong các tháng giữa năm khi cơn sốt bất động sản lên đến đỉnh điểm. Theo các chuyên gia phân tích chứng khoán, nguyên nhân dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư rút vốn là vì họ không biết làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả tại thời điểm này. Số liệu thống kê của một số loại cổ phiếu đang được nhà đầu tư đánh giá cao trong 8 tháng đầu năm cho thấy, REE chỉ có 3 tháng chênh lệch giữa giá mở cửa phiên đầu tháng với giá đóng cửa phiên cuối tháng là số dương, SAM có 4 tháng chênh lệch số dương. Nhưng số cổ phiếu có chênh lệch dương như SAM và REE không nhiều. Nhiều cổ phiếu khác như BBC, SGH đã liên tục giảm giá, thậm chí còn giảm xuống thấp hơn giá giao dịch trong phiên đầu. Riêng tháng 7, tháng mà lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài và giao dịch thoả thuận tăng đột biến do các công ty niêm yết công bố những thông tin khả quan, chỉ có cổ phiếu SAM và GMD tăng giá, còn lại 15 cổ phiếu khác đều đồng loạt giảm giá. Trong 23 phiên giao dịch của tháng 7, chỉ có duy nhất phiên giao dịch ngày 30/7 không có cổ phiếu nào sụt giá. Các cổ phiếu có mức giảm giá mạnh trong tháng 7 gồm SAV giảm 12,7%, BT6 giảm 9,9%, DPC giảm 8%, HAP giảm 6,4%Ă Một hiệu ứng tiêu cực của tình trạng giảm giá cổ phiếu là tính thanh khoản của nhiều cổ phiếu suy giảm đáng kể. Số lượng cổ phiếu bổ sung vào danh sách các cổ phiếu có tính thanh khoản kém trên thị trường theo đánh giá của các công ty chứng khoán ngày càng tăng lên. Trong điều kiện như vậy, nhà đầu tư phải gánh chịu một khoản thua lỗ khá lớn do giá cổ phiếu giảm và chi phí cơ hội tăng. Một số nhân viên tư vấn chứng khoán cho rằng, điều họ có thể cho các nhà đầu tư hiện nay là giảm thiểu số lỗ cho khách hàng, chứ khó có thể tạo ra lợi nhuận. Nhà đầu tư mất niềm tin Đến tháng 7, số tài khoản giao dịch chứng khoán cả khách hàng được mở tại các công ty chứng khoán là gần 12.000, trong đó có 91 tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức và 33 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Trong 20 ngày khủng hoảng trong tháng 9, mặc dù giá chứng khoán giảm nhưng số lượng tài khoản tăng thêm 10% so với năm 2001. Nếu đơn thuần chỉ nhìn con số thống kê, có thể thấy, số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường đã tăng mạnh trong 1 năm qua. Tuy nhiên, số tài khoản tăng phần lớn nhờ việc tăng số lượng các công ty niêm yết tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều cổ đông của các công ty niêm yết này chưa sẵn sàng hoặc không muốn tham gia vào thị trường. Họ chỉ giao dịch một vài phiên đầu hoặc thậm chí, không có giao dịch. Nguyên nhân sâu xa của việc nhà đầu tư tham gia hạn chế vào thị trường đó chính là sự suy giảm lòng tin của công chúng đầu tư vào thị trường. Sự suy giảm lòng tin này bắt nguồn từ những can thiệp không đúng thời điểm bằng các giải pháp hành chính vào thị trường của các nhà quản lý như thay đổi biên độ dao động giá chứng khoán, thay đổi giới hạn khối lượng cổ phiếu đặt mua trong một phiên, không được đặt mua, đặt bán một loại cổ phiếu trong một phiên , và nhất là kế hoạch yêu cầu nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong thời gian tối thiểu 90 ngày. Theo các nhà đầu tư, việc UBCKNN, TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều công ty niêm yết không minh bạch trong việc công bố thông tin cũng gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, UBCKNN và TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tỏ ra nương tay với các công ty niêm yết không thực hiện đúng quy chế công bố thông tin, bởi ngay UBCKNN và TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh cũng vi phạm quy chế này. Mặt khác, theo giấy phép kinh doanh do UBCKNN cấp, hầu hết các công ty chứng khoán hiện đều có nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, đến nay, các công ty chứng khoán vẫn chưa coi trọng nghiệp vụ tư vấn nhằm định hướng cho các nhà đầu tư. Thời điểm đầu tư tốt nhất Mặc dù giá nhiều cổ phiếu liên tục giảm và hiện tượng nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường đang có xu hướng gia tăng nhưng một số nhà đầu tư cho rằng, đây là thời điểm tốt nhất để đầu tư. Theo ông Trần Thanh Tân, Giám đốc phụ trách đầu tư của Dragon Capital, có 3 lý do để mua cổ phiếu tại thời điểm hiện nay. Thứ nhất, các công ty niêm yết trên thị trường là những đơn vị có tình hình kinh doanh và quản trị tốt. Thứ hai, giá cổ phiếu đang xuống ở mức an toàn và hấp dẫn. Thứ ba, mức cổ tức được đa số các công ty cam kết trả cho cổ đông trong năm nay cao hơn lãi suất ngân hàng. Đó là chưa kể đầu tư chứng khoán thì không bị trượt giá như gửi tiết kiệm, cổ đông được hưởng chênh lệch giá và các giá trị khác tăng lên từ quá trình đầu tư hoặc tái cấu trúc công ty. Xuất phát từ quan điểm trên, trong khi các nhà đầu tư trong nước đang chùng lại, các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài lại diễn ra khá sôi động. Chỉ tính riêng tháng 7, tổng khối lượng chứng khoán được các nhà đầu tư nước ngoài mua vào lên tới 784.100 chứng khoán, với tổng giá trị 22 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia phân tích chứng khoán cho rằng, những động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua là điều đáng để các nhà đầu tư . nhất, cũng là những nhóm ngành kinh tế phát triển nhất, những công ty nằm trong những nhóm ngành đang phát triển có một cơ hội tăng trưởng lớn hơn so với những ngành đã phát triển và bão hoà dịch chứng khoán cả khách hàng được mở tại các công ty chứng khoán là gần 12.000, trong đó có 91 tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức và 33 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Trong 20 ngày. của thị trường sẽ có ít nhất một công ty khác trong nhóm ngành cũng chỉ ra một sức mạnh tương tự. Không thể có một nhóm ngành phát triển mà chỉ chứa đựng trong nó một công ty phát triển. Trong

Ngày đăng: 30/07/2014, 19:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan